Giáo án Các môn Khối 1 (Cánh diều) - Tuần 5 - Năm học 2020-2021

Giáo án Các môn Khối 1 (Cánh diều) - Tuần 5 - Năm học 2020-2021

Bài 3. HS thực hiện các hoạt động sau:

- Đếm số quả bóng, số kẹo, số vòng tay, số ngón tay rồi nêu số thích họp.

- Quan sát hình vẽ, nhận xét: “Có 5 quả bóng, 3 quả bóng vằn đỏ, 2 quả bóng vằn xanh”. GV hướng dẫn HS nói: “5 gồm 3 và 2 hoặc 5 gồm 2 và 3”. Thực hiện tương tự với các trường hợp khác.

Lưu ý: Nếu có thời gian, GV có thể hướng dẫn HS thao tác trên các ngón tayvà nói, chẳng hạn: HS giơ 7 ngón tay (tay trái giơ 5 ngón, tay phái giơ 2 ngón); HS nói: “7 gồm 5 và 2 hoặc 7 gồm 2 và 5”.

C. Củng cố, dặn dò: (2’)

- GV nhận xét tiết học.

Tiếng Việt

ng ngh

( tiết 1+2)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Nhận biết âm và chữ ng, ngh; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có ng, ngh.

- Nhìn hình, phát âm và tự phát hiện tiếng có ng, ngh.

- Nắm được quy tắc chính tả: ngh + e, ê, i / ng + a, o, ô, ơ,.

- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Bi nghỉ hè.

-Viết đúng trên bảng con các chữ ng, ngh, tiếng ngà, nghé.

 

doc 44 trang thuong95 2160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn Khối 1 (Cánh diều) - Tuần 5 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Thứ 2 ngày 12 tháng 10 năm 2020
Toán
Em ôn lại những gì đã học ( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Củng cố kĩ năng đếm, nhận biết số lượng trong phạm vi 10; đọc, viết, so sánhcác số trong phạm vi 10.
- Bước đầu biết tách số (7 gồm 2 và 5, 8 gồm 5 và 3, ...).
- Củng cố kĩ năng nhận dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Các thẻ số từ 0 đến 10; Bộ đồ dùng học Toán.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động (6’)
Bài 1
- HS quan sát tranh, nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì?
- HS đặt câu hỏi cho bạn về số lượng người và mỗi loại đồ vật có trong bức tranh. HS đếm và nói số lượng, chẳng hạn: có 8 bạn nhỏ, có 3 bạn đội mũ, có 1 chiếc bánh sinh nhật, có 6 cây nến, ...
- HS đặt câu hỏi cho bạn về so sánh số lượng liên quan đến tình huống bức tranh theo nhóm 2.
- GV cùng HS nhận xét
B. Hoạt động thực hành, luyện tập(27’)
Bài 2. HS thực hiện theo cặp:
a) Quan sát hình vẽ, đếm và gọi tên 9 đồ vật trong hình.
b) Lấy từ bộ đồ dùng học tập 7 đồ vật.
Lưu ý:Để HS được luyện tập nhiều hơn, GV có thể gợi ý cho HS chỉ ra các đồ vật với số lượng khác nhau, chẳng hạn: chỉ ra 5 đồ vật, chỉ ra 7 đồ vật, ... Hoặc lấy ra những đồ vật có số lượng khác nhau, chẳng hạn: Lấy ra 8 đồ vật, ... GV cũng cóthể tổ chức thành trò chơi theo nhóm hoặc theo cặp. HS tự đưa ra yêu cầu để bạn cùng nhóm, cùng cặp thực hiện.
- GV có thể cho HS lấy 7 que tính, 6 hình tròn, 5 hình tam giác .
- GV hướng dẫn, giúp đỡ thêm.
Bài 3. HS thực hiện các hoạt động sau:
- Đếm số quả bóng, số kẹo, số vòng tay, số ngón tay rồi nêu số thích họp.
- Quan sát hình vẽ, nhận xét: “Có 5 quả bóng, 3 quả bóng vằn đỏ, 2 quả bóng vằn xanh”. GV hướng dẫn HS nói: “5 gồm 3 và 2 hoặc 5 gồm 2 và 3”. Thực hiện tương tự với các trường hợp khác.
Lưu ý: Nếu có thời gian, GV có thể hướng dẫn HS thao tác trên các ngón tayvà nói, chẳng hạn: HS giơ 7 ngón tay (tay trái giơ 5 ngón, tay phái giơ 2 ngón); HS nói: “7 gồm 5 và 2 hoặc 7 gồm 2 và 5”.
C. Củng cố, dặn dò: (2’)
- GV nhận xét tiết học.
________________________________
Tiếng Việt
ng ngh
( tiết 1+2)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nhận biết âm và chữ ng, ngh; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có ng, ngh.
- Nhìn hình, phát âm và tự phát hiện tiếng có ng, ngh.
- Nắm được quy tắc chính tả: ngh + e, ê, i / ng + a, o, ô, ơ,...
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Bi nghỉ hè.
-Viết đúng trên bảng con các chữ ng, ngh, tiếng ngà, nghé.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bộ đồ dùng Tiếng Việt
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Tiết 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ (4’)
- GV kiểm tra 2 HS đọc bài Bi ở nhà (bài 21).
- GV cùng HS nhận xét
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: (3’)
 âm ngờ và các chữ ng, ngh.
- GV (chỉ chữ ng): Đây là chữ ng (tạm gọi là ngờ đơn) ghi âm ngờ. GV nói: ngờ. HS (cá nhân, cả lớp): ngờ.
- GV (chỉ chừ ngh): Chữ ngh (ngờ kép) cũng ghi âm ngờ. GV: ngờ. HS: ngờ.
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) (12’)
2.1. Âm và chữ ng
- HS nói: ngà voi. Tiếng ngà có âm ngờ. / Phân tích: ngờ, a, dấu huyền = ngà.
- Đánh vần và đọc tron: ngờ - a - nga - huyền - ngà / ngà.
2.2. Âm và chữ ngh: Làm tương tự với tiếng nghé (nghé là con trâu con). / Đánh vần và đọc trơn: ngờ - e - nghe - sắc - nghé / nghé.
3. Luyện tập(13’)
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có chữ ng? Tiếng nào có chừ ngh?)
- HS đọc từng từ ngữ: bỉ ngô, ngõ nhỏ, nghệ,...
-HS đọc thầm, tự phát hiện tiếng có âm ng, âm ngh (làm bài trong VBT).
- HS báo cáo kết quả. / GV chỉ từng từ (in đậm), cả lớp: Tiếng (bí) ngô có ng (đơn)... Tiếng nghệ có ngh (kép),...
- HS nói 3-4 tiếng ngoài bài có âm ng (ngó, ngủ, ngồi, ngơ ngác, ngóng,...); có âm ngh (nghe, nghề, nghi, nghĩ,...).
* GV chỉ âm, từ khoá vừa học, cả lớp đánh vần và đọc trơn: ngờ -a- nga - huyền - ngà/ngà; ngờ - e - nghe - sắc - nghé /nghé. HS gắn lên bảng cài: ng, ngh.
3.2. Quy tắc chính tả (BT 3: Ghi nhớ)
- GV giới thiệu bảng quy tắc chính tả ng / ngh; hỏi: Khi nào âm ngờ được viết là ngờ kép? (Khi đứng trước e, ê, i, âm ngờ được viết là ngh - ngờ kép). Khi nào âm ngờ được viết là ngờ đơn? (Khi đứng trước các âm khác o, ô, ơ,... âm ngờ được viết là ng - ngờ đơn).
- Cả lớp nhìn sơ đồ 1, đánh vần: ngờ - e - nghe,...
- Cả lớp nhìn sơ đồ 2, đánh vần: ngờ - a - nga - huyền - ngà,...
- Cả lớp nhắc lại quy tắc chính tả: ngh + e, ê, i / ng + a, o, ô, ơ,...
3.3. Tập đọc (BT 4) (3’)
a) GV giới thiệu bài Bi nghỉ hè: Bài đọc kể chuyện Bi nghỉ hè ở nhà bà.
b) GV đọc mẫu.
Tiết 2
3.3. Tập đọc (BT 4) (20’)
c) Luyện đọc từ ngữ: nghỉ hè, nhà bà, nghé, ổ gà, ngô, nho nhỏ, mía.
d) Luyện đọc câu
- GV: Bài đọc có 6 câu (GV đánh số TT từng câu).
- GV chỉ từng câu cho cả lớp đọc thầm, rồi đọc thành tiếng (1 HS, cả lớp).
- Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp).
e) Thi đọc đoạn, bài. (Chia bài làm 2 đoạn: mỗi đoạn 3 câu). Quy trình đã hướng dẫn.
g) Tìm hiểu bài đọc
- GV gắn lên bảng lớp 4 thẻ từ; chỉ từng cụm từ cho cả lớp đọc.
- HS nối ghép các từ ngữ trong VBT.
- 1 HS nói kết quả. GV ghép các vế câu trên bảng lớp. / Cả lớp đọc: a - 2) Nghỉ hè, Bi ở nhà bà. b - 1) Nhà bà có gà, có nghé.
- GV hỏi thêm: Ổ gà ở nhà bà được tả thế nào? (Ổ gà be bé). / Nhà nghé được tả thế nào? (Nhà nghé nho nhỏ). / Nghé được ăn gì? (Nghé được ăn cỏ, ăn mía).
3.4. Tập viết (bảng con - BT 5) (13’)
a) Cả lớp đọc các chữ, tiếng vừa học được viết trên bảng lớp.
b) GV vừa viết từng chữ mẫu trên bảng lớp vừa hướng dẫn
- Chữ ng: ghép từ hai chữ n và g. Viết n trước, g sau.
- Chữ ngh: ghép từ 3 chữ n, g và h. Viết lần lượt: n, g, h.
- Tiếng ngà: viết ng trước, a sau, dấu huyền đặt trên a. Chú ý nối nét ng và a.
- Tiếng nghé: viết ngh trước, e sau, dấu sắc đặt trên e. Chú ý nối nét ngh và e.
c) HS viết: ng, ngh (2 lần). Sau đó viết: ngà, nghé.
4. Củng cố, dặn dò(2’)
- GV nhận xét tiết học.
____________________________
Thứ 3 ngày 13 tháng 10 năm 2020
Tiếng Việt
p ph
(2 tiết)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nhận biết âm và chữ cái p, ph; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có p, ph.
- Nhìn chữ, tìm đúng tiếng có âm p, âm ph.
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Nhà dì.
- Biết viết đúng trên bảng con các chữ p, ph; các tiếng pi a nô, phố (cổ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ đồ dùng Tiếng Việt
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Tiết 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ( 5’)
- GV kiểm tra 2 HS đọc bài Bi nghỉ hè (bài 22). Cả lớp viết bảng con: ngà, nghé.
- GV cùng HS nhận xét
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: (3’)
 âm và chữ cái p, ph.
- GV chỉ chữ p, phát âm: p (pờ). HS nói: pờ. / Làm tương tự với ph (phờ).
- GV giới thiệu chữ P in hoa.
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) (12’)
2.1. Âm p và chữ p
- GV chỉ hình cây đàn pi a nô, hỏi: Đây là đàn gì? (Đàn pi a nô).
- GV chỉ tù’ pi a nô, HS nhận biết: p, i, a, n, ô. HS (cá nhân, cả lớp): pi a nô.
- Trong từ pi a nô, tiếng nào có âm p? (Tiếng pi). / Phân tích tiếng pi. / HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc tiếng, đọc từ: pờ - i - pi / pi / pi a nô.
2.2. Âm ph và chừ ph: HS nói: phố cổ. / GV: Phố cổ là phố có nhiều nhà cổ, xây từ thời xưa. / Phân tích tiêng phố. / Đánh vân và đọc tiêng: phờ - ô - phô - sắc - phố / phố.
3. Luyện tập(13’)
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có âm p? Tiếng nào có âm ph?)
- HS đọc chữ dưới hình; làm bài trong VBT, nói kết quả. GV chỉ từng từ, cả lớp đồng thanh: Tiếng pa (nô) có âm p, tiếng phà có âm ph,...
- GV: Chữ và âm p rất ít gặp, chỉ xuất hiện trong một số từ như: pí po, pin.
- HS nói tiếng ngoài bài có âm ph (phà, phả, pháo, phóng, phông,...).
* GV chỉ các âm, từ khoá vừa học, cả lớp đánh vần, đọc tron: pờ-i-pi/a/nờ- ô - nô / pi a nô; phờ - ô - phô - sắc - phố / cờ - ô - cô - hỏi - cổ / phố cổ.
- HS gắn lên bảng cài: p, ph.
3.2. Tập đọc (BT 4) (3’)
a) GV chí hình, giới thiệu bài đọc: Bi và gia đình đến chơi nhà dì ở phố.
b) GV đọc mẫu.
c) Luyện đọc từ ngữ: dì Nga, pi a nô, đi phố, ghé nhà dì, pha cà phê, phở.
Tiết 2
3.2. Tập đọc (BT 4) (20’)
d) Luyện đọc câu
- GV: Bài đọc có mấy câu? (6 câu).
- GV chỉ từng câu cho cả lớp đọc thầm rồi đọc thành tiếng (1 HS, cả lớp).
- Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp).
e) Thi đọc tiếp nối 2 câu / 4 câu; thi đọc cả bài.
g) Tìm hiểu bài đọc
- GV gắn lên báng lớp 4 thẻ từ; chỉ từng cụm từ cho cả lớp đọc.
- HS nối ghép các từ ngữ trong VBT. / 1 HS báo cáo kết quả (GV ghép giúp HS trên bảng lớp): a - 2) Nhà dì Nga có pi a nô. b -1) Cả nhà Bi đi phố, ghé nhà dì.
- Cả lớp nhắc lại kết quả.
- GV: Ở nhả dì Nga, gia đình Bi còn được thưởng thức đồ ăn, thức uống gì? (Bố mẹ uống cà phê. Bi ăn phở. Bé Li có na).
* Cả lớp đọc lại nội dung 2 trang sách của bài 23.
3.3. Tập viết (bảng con - BT 4) (13’)
a) HS đọc các chữ, tiếng vừa học được GV viết trên bảng.
b) GV vừa viết chữ mẫu trên bảng lớp vừa hướng dần
- Chữ p: cao 4 li; viết 1 nét hất, 1 nét thẳng đứng, 1 nét móc hai đầu.
- Chữ ph: là chữ ghép từ hai chữ p và h. Viết p trước, h sau (từ p viết liền mạch sang h tạo thành.ph).
- Viết pi a nô: GV chú ý không đặt gạch nối giữa các tiếng trong những từ mượn đã được Việt hoá (không cần nói với HS điều này).
- Viết phố (cổ): viết ph trước, ô sau. Chú ý nối nét ph và ô.
c) HS viết: p, ph (2 lần). Sau đó viết: pi a nô, phố (cổ).
4. Củng cố, dặn dò(2’)
- GV nhận xét tiết học
___________________________________
Tiếng Việt
Tập viết sau bài 22, 23
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Tô, viết đúng các chữ ng, ngh, p, ph và các tiếng ngà, nghé, pi a nô, phố cổ - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các chữ mẫu ng, ngh, p, ph đặt trong khung chữ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Giới thiệu bài: (2-3’)
- HS tập tô, tập viết các chữ, tiếng vừa học ở bài 22, 23.
2. Luyện tập (28- 30’)
a) HS đọc trên bảng lớp: ng, ngà, ngh, nghé, p, pi a nô, ph, phổ cổ.
b) Tập tô, tập viết: ng, ngà, ngh, nghé
- 1 HS nhìn bảng, đọc các chữ, tiếng; nói cách viết, độ cao các con chữ.
- GV vừa viết mẫu lần lượt từng chữ, tiếng, vừa hướng dẫn:
+ Chữ ng: là chữ ghép từ hai chữ n và g. Viết n trước, g sau.
+ Tiếng ngà: viết ng trước, a sau, dấu huyền đặt trên a; chú ý nối nét ng và a.
+ Chữ ngh: là chữ ghép từ ba chữ n,g và h.
+ Tiếng nghé: viết ngh trước, e sau, dấu sắc đặt trên e; chú ý nối nét ngh và e.
- HS tô, viết các chừ, tiếng trong vở Luyện viết 1, tập một.
c) Tập tô, tập viết: p, pi a nô, ph, phổ cổ (như mục a)
- GV vừa viết mẫu từng chữ, tiếng, vừa hướng dẫn:
+ Chữ p: cao 4 li; gồm nét hất, nét thẳng đứng và nét móc hai đầu. Cách viết: Đặt bút trên ĐK 2 (trên), viết nét hất, dừng bút ở ĐK 3 (ưên). Từ điểm dừng của nét 1, viết nét thẳng đứng, dừng ở ĐK 3 (dưới). Từ điểm dừng của nét 2, rê bút lên gần ĐK 2 (trên), viết n ét móc hai đầu (chạm ĐK 3), dừng ở ĐK 2 (trên).
+ Từ pi a nô: gồm 3 tiếng pi, a, nô.
+ Chữ ph: là chữ ghép từ p và h. Viết p trước, viết h sau (từ p viết liền mạch sang h tạo thành ph).
+ Tiếng phổ, viết ph trước, ô sau, dấu sắc đặt trên ô. / Tiếng cổ: viết c trước, ô sau, dấu hỏi trên ô.
- HS tô, viết các chữ, tiếng trên trong vở Luyện viết 1, tập một; hoàn thành phần Luyện tập thêm.
2. Củng cố, dặn dò (3-4’’)
- GV nhận xét tiết học.
- Tuyên dương những học sinh viết đep
Giáo dục thể chất
Học dàn hàng ngang, dồn hàng ngang. Trò chơi : Chạy tiếp sức
I. MỤC TIÊU YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết và thực hiện vệ sinh sân tập, chuẩn bị dụng cụ trước tập luyện.
- Biết được khẩu lệnh và thực hiện được dàn hàng ngang dồn hàng ngang, trò chơi
- Biết quan sát tranh ảnh và động tác làm mẩu của GV để thực hiện .
- Hoàn thành lượng vận động. Tích cực tham gia tập luyện 
II. ĐỊA ĐIỂM- PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm: Nhà giáo dục thể chất, sân tập.
- Phương tiện: Sách giáo khoa,bài soạn, còi, tranh trực quan.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức và yêu cầu
TG
SL
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
I.Phần mở đầu
Nhận lớp:
- Hoạt động của lớp trưởng.
- Hoạt động của giáo viên
2.Khởi động
Xoay các khớp cổ, tay cổ chân, vai, hông, gối
5p
4l 8n
GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
Kiểm tra sức khỏe của học sinh
GV mở nhạc cho học sinh khởi động .Quan sát làm mẫu và hướng dẫn cho học sinh.
Đội hình nhận lớp
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
 * GV
Lớp trưởng tập hợp lớp và báo cáo sĩ số cho GV
Đội hình như trên
GV hướng dẫn cả lớp khởi động và hướng dẫn lớp trưởng cách điều hành.
HS tích cực chủ động tập luyện
II.Phần cơ bản
1 Học dàn hàng ngang, 
Khẩu lệnh : Em A làm chuẩn cách 1 sải tay dàn hàng 
 Cách thực hiện: Bạn làm chuẩn đứng thẳng giơ tay phải lên cao hô “Có”
Từ học sinh A mỗi bạn cách nhau một sải tay. Khi có khẩu lệnh “Thôi”, HS bỏ tay xuống trở về tư thế đứng nghiêm.
Dồn hàng ngang
Khẩu lệnh : Em A làm chuẩn dồn hàng 
 Cách thực hiện: Bạn làm chuẩn đứng thẳng giơ tay phải lên cao hô “Có”
Từ học sinh A mỗi bạn cách nhau 1 khủy tay. Khi có khẩu lệnh “Thôi”, HS bỏ tay xuống trở về tư thế đứng nghiêm.
Trò chơi : Chạy tiếp sức
Chuẩn bị : Đội hàng ngang. GV chia lớp làm 2 đội bằng nhau
Cách chơi: Khi có lệnh chơi người đầu hàng chạy nhanh lên vạch đích và vòng về chạm tay vào bạn thứ tiếp theo, bạn thứ 2 chạy và tương tự như vậy đội nào hét trước đội đó thắng. 
Các trường hợp phạm quy: Xuất phát trước lệnh, bạn chauw về tới vạch xuất phát hoặc chưa chạm tay bạn. Làm sai hiệu lệnh, hàng ngũ lộn xộn.
25p
Gv cho HS tập cả lớp
GV phân tích làm mẩu lại động tác
GV hướng đẫn tập đồng loạt 
GV hướng dẫn khẩu lệnh cho học sinh
GV chia nhóm cho học sinh tập luyện và hướng đẫn cách nhận xét lẫn nhau
Gv gọi tên trò chơi và hướng dẫn học sinh chơi
 Đội hình hàng ngang
HS tập luyện cả lớp
GV hướng dẫn làm mẫu cho học sinh tập luyện.
 Học sinh tập đồng loạt 
Gv sữa sai và hướng dẫn cách hô cho các nhóm trưởng, lớp trưởng.
HS tập luyện theo nhóm và nhận xét lẫn nhau.
Đội hình
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
 * GV
Học sinh chơi thử.
 Học sinh thi đua chơi với nhau.
GV sữa sai cho học sinh
Phần kết thúc
Thả lỏng các khớp cơ bắp 
Nhận xét giờ học.
Hướng dẫn học sinh xem bài ở nhà
5p
GV điều hành cả lớp tập luyện
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
 * GV
HS Lắng nghe và thực hiện
Đạo đức
Học tập, sinh hoạt đúng giờ ( tiết 1)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS cần đạt được các yêu cầu sau:
- Nêu được một số biếu hiện của học tập và sinh hoạt đúng giờ.
- Giải thích được vì sao cần học tập và sinh hoạt đúng giờ.
- Thực hiện được các hành vi học tập và sinh hoạt đúng giờ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK Đạo đức 1, vở bài tập Đạo đức
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Khởi động (5-7’)
- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo nhóm đôi: Xem và kể chuyện theo tranh.
- HS kể chuyện theo nhóm đôi.
- GV yêu cầu 2-3 nhóm HS kể lại nội dung truyện theo tranh.
- GV kể lại câu chuyện
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
1) Thỏ hay Rùa đến Lớp đúng giờ?
2) Vì sao bạn đến đúng giờ?
- HS trả lời câu hỏi.
- GV kết luận: Rùa đến lớp đúng giờ vì không la cà dọc đường đi học.
- GV dẫn dắt sang bài học mới.
Lưu ý: GV có thể kể chuyện tương tác với HS. Khi GV chỉ vào nhân vật nào thì HS nói tên nhân vật ấy. GV mô phỏng hành động của nhân vật và HS nêu tên hành động. HS có thể phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.
GV có thể cho HS xem video clip để hiểu nội dung truyện. GV có thể thay thế truyện Thỏ và Rùa bằng truyện khác.
B. Khám phá ( 25-27’)
Hoạt động 1: Tìm hiểu biểu hiện học tập và sinh hoạt đúng giờ
Mục tiêu: HS nêu được các biểu hiện của học tập, sinh hoạt đúng giờ.
Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo nhóm: Quan sát tranh và thảo luận theo các câu hỏi sau:
1) Bạn trong mồi tranh đang làm gì? 
2) Việc bạn làm vào lúc đó có phù họp không?
- GV nêu nội dung từng tranh:
Tranh 1: Tùng ngồi vẽ tranh trong giờ học môn Toán.
Tranh 2: Ngân đi ngủ lúc 9 giờ tối.
Tranh 3: Chiến ngồi xem truyện tranh lúc 8 giờ tối, sau khi đã chuẩn bị sách vở cho ngày mai.
Tranh 4: Đã 11 giờ đêm nhưng Quân vẫn đang say mê xem phim trên ti vi.
- HS thảo luận theo nhóm.
- Một số nhóm HS trình bày kết quả thảo luận và lắng nghe ý kiến bổ sung từ các nhóm khác.
- GV kết luận sau từng tranh:
Tranh 1: Tùng ngồi vẽ ưanh trong giờ học môn Toán. Việc làm đó không phù họp.
Tranh 2: Ngân nằm ngủ khi đồng hồ chỉ 9 giờ tối. Việc làm đó phù hợp vì đi ngủ đúng giờ để bảo đảm sức khoẻ cho bạn.
Tranh 3: Chiến ngồi xem truyện tranh vào lúc 8 giờ tối. Đó là việc làm phù họp.
Tranh 4: Quân ngồi xem ti vi khi đã 11 giờ đêm. Đó là việc làm không phù họp vì ngủ muộn làm ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Các biểu hiện học tập và sinh hoạt đúng giờ là không làm việc riêng trong giờ học, giờ nào việc nấy, đến Lớp đúng giờ, học tập, ăn, ngủ, xem ti vi đúng giờ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác hại của việc học tập, sinh hoạt không đúng giờ
Mục tiêu:
- HS biết được tác hại của việc học tập, sinh hoạt không đúng giờ.
- HS được phát triển năng lực tư duy phê phán.
Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo nhóm đôi: Quan sát tranh và thảo luận theo gợi ý sau:
1) Điều gì xảy ra trong mỗi tranh?
2) Không đúng giờ có tác hại gì?
- GV giới thiệu nội dung các tranh:
Tranh 1: Lan đến Lớp học khi cô giáo đang viết bài trên bảng.
Tranh 2: Quân ngủ gật trên bàn học khi cô đang giảng bài. Quân giải thích với cô do tối hôm trước em ngủ quá muộn.
Tranh 3: Trường đang mải bắt con chuồn chuồn. Cô giáo cùng các bạn nhắc Trường lên xe để trở về trường.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Một số nhóm HS trình bày kết quả thảo luận
- GV kết luận:
Tranh 1: Lan đi học muộn. Đi muộn sẽ không được nghe đầy đủ bài giảng và làm ảnh hưởng cỗ giáo và các bạn trong lớp.
Tranh 2: Quân ngủ trên giờ học. Bạn sẽ không hiếu bài vì không nghe được cô dạy học, mệt mỏi. Quân ngủ gật vì tối hôm qua ngủ muộn, không đúng giờ.
Tranh 3: Trường mải chơi, bắt chuồn chuồn, dù đã đến giờ xe chạy. Bạn làm mọi người trên xe phải chờ đợi.
Học tập và sinh hoạt không đúng giờ ảnh hưởng đến sức khoẻ và kết quả học tập của bản thân, làm phiền người khác, làm giảm sự tôn trọng của người khác đối với mình.
Hoạt động 3: Tìm những cách giúp em thực hiện đúng giờ
Mục tiêu
- HS nêu được các cách để thực hiện đúng giờ.
- HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho cho HS làm việc theo nhóm đôi: Quan sát tranh và thảo luận
1) Có những cách nào để thực hiện đúng giờ?
2) Em đã sử dụng cách nào để thực hiện đúng giờ?
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Một số nhóm HS trình bày kết quả thảo luận.- GV kết luận: Đê thực hiện đúng giờ trong học tập và sinh hoạt, em có thể: nhờ người lớn nhắc nhở; sừ dụng chuông đồng hồ báo thức; làm phiếu nhắc việc.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- GV nhận xét tiết học.
______________________________
Thứ 4 ngày 14 tháng 10 năm 2020
Tiếng Việt
qu r
(2 tiết)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nhận biết các chữ qu, r; đánh vần, đọc đúng tiếng có qu, r.
- Nhìn chữ dưới hình, tìm đúng tiếng có qu, r.
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Quà quê.
- Biết viết các chữ, tiếng (trên bảng con): qu, r, quả (lê), rổ (cá).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bộ đồ dùng Tiếng Việt
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Tiết 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ (5’)
- GV kiểm tra 2 HS đọc bài Tập đọc Nhà dì (bài 23). (Hoặc kiểm tra cả lớp viết bảng con, đọc các chữ pi a nô, phố)
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: (3’)
- Âm và chữ qu, r.
- GV chỉ chữ qu, nói: qu (quờ). HS: (quờ). / Làm tương tự với r (rờ).
- GV giới thiệu chữ Q, R in hoa.
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) (12’)
2.1. Âm qu và chữ qu
- HS nhìn hình, nói: quả lê. GV: Lê là loại quả rất thơm và ngọt.
- HS: Trong từ quả lê, tiếng quả có âm quờ. / HS (cá nhân, cả lớp) đọc: quả.
- Phân tích tiếng quả: gồm âm qu (quờ) và âm a, dấu hỏi đặt trên a.
- HS nhìn mô hình, đánh vần và đọc tiếng: quờ - a - qua - hỏi - quả / quả.
2.2. Âm r và chữ r: HS nói: rổ cá. Tiếng rổ có âm r (rờ). / Phân tích tiếng rổ. / Đánh vần và đọc tiếng: rờ - ô - rô - hỏi - rổ / rổ.
* GV chỉ các âm, từ khoá vừa học, cả lớp đảnh vần, đọc trơn: quờ - a - qua - hỏi - quả / quả lê. // rờ - ô - rô - hỏi - rổ / rổ cá.
3. Luyện tập(13’)
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có âm qu? Tiếng nào có âm r?)
- HS đọc từng từ ngữ: cá quả, rá, quế quạ,...
-HS đọc thầm, tự phát hiện tiếng có âm qu, âm r (làm bài trong VBT).
- HS báo cáo kết quả. / GV chỉ từng từ (in đậm), cả lớp: Tiếng (cá) quả có qu Tiếng rễ có r,...
- HS nói thêm 3-4 tiếng ngoài bài có qu (quê, quà, quen, quỳnh,...); có r (ra, rể, rao, rồi, rung, rụng,...).
3.2. Tập đọc (BT 3) (3’)
a) GV giới thiệu: Bài đọc kể về những món quà quê. Quà quê là thứ quà do người nông dân tự tay nuôi, trồng, làm ra để ăn, để biếu, cho, tặng người thân. Đó là những món quà giản dị, quen thuộc nhưng bây giờ luôn là những món quà quý vì ngon, lạ và sạch sẽ, an toàn.
b) GV đọc mẫu. Sau đó, GV chỉ hình mình hoạ, giới thiệu cá rồ (còn gọi là cá rô đồng), cá quả - là những loài cá rất quen thuộc với người Việt Nam. Gà ri: loại gà nhỏ, chân nhỏ, thấp, thịt rất thơm ngon.
Tiết 2
3.2. Tập đọc (BT 3) ( 20’)
c) Luyện đọc từ ngữ: quà quê, Quế, rổ khế, rổ mơ, cá rô, cá quả.
d) Luyện đọc câu
- GV: Bài có 4 câu.
- GV chỉ từng câu cho cả lớp đọc thầm rồi đọc thành tiếng (1 HS, cả lớp).
- Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). GV sửa lỗi phát âm cho HS.
e) Thi đọc từng đoạn, cả bài
- Các cặp, tổ thi đọc tiếp nối 2 đoạn (2 câu / 2 câu).
- Các cặp, tổ thi đọc cả bài. / 1 HS đọc cả bài. / Cả lớp đọc cả bài (đọc nhỏ).
g) Tìm hiểu bài đọc
- GV nêu YC, nhắc HS quan sát tranh để trả lời câu hỏi.
- 1 HS nhìn hình trả lời: Bà cho nhà Quế quà là khế, mơ, cả rô, cả quả, gà ri.
- GV nêu lại câu hỏi, cả lớp đồng thanh trả lời.
* Cả lớp đọc lại nội dung 2 trang sách của bài 24.
3.3. Tập viết (bảng con - BT 4)( 13’)
a) HS nhìn bảng đọc các chữ, tiếng: qu, r, quả lê, rô cá.
b) GV vừa viết chữ mẫu trên bảng lớp vừa hướng dẫn
- Chữ qu: là chữ ghép từ q và u. Viết q: cao 4 li, 1 nét cong kín, 1 nét thẳng đứng. Viết u: 1 nét hất, 2 nét móc ngược.
- Chữ r: cao hơn 2 li một chút; là kết họp của 3 nét cơ bản: 1 nét thắng xiên, 1 nét thắt (tạo thành vòng xoắn), 1 nét móc hai đầu (đầu trái cao lên, nối liền nét thắt).
- Tiếng quả: viết qu trước, a sau, dấu hỏi đặt trên a. / Tiếng lê: viết 1 trước, ê sau.
- Tiếng rổ: viết r trước, ô sau, dấu hỏi đặt trên ô. / Tiếng cá: viết c trước, a sau, dấu sắc đặt trên a.
c) HS viết: qu, r (2 lần). / Viết: quả (lê), rổ (cá).
4. Củng cố, dặn dò (2’)
 GV nhắc HS về nhà kể cho người thân nghe tên các thứ quà quê các em vừa học.
________________________________
Toán
Em ôn lại những gì đã học ( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Củng cố kĩ năng đếm, nhận biết số lượng trong phạm vi 10; đọc, viết, so sánhcác số trong phạm vi 10.
- Bước đầu biết tách số (7 gồm 2 và 5, 8 gồm 5 và 3, ...).
- Củng cố kĩ năng nhận dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Các thẻ số từ 0 đến 10; Bộ đồ dùng học Toán.
A. Khởi động ( 5’)
- HS thao tác trên các ngón tayvà nói, chẳng hạn: HS giơ 7 ngón tay (tay trái giơ 5 ngón, tay phái giơ 2 ngón); HS nói: “7 gồm 5 và 2 hoặc 7 gồm 2 và 5”.
- GV cùng HS nhận xét
B. Hoạt động thực hành, luyện tập( 23’)
Bài 4. Thực hiện theo cặp hoặc theo nhóm bàn:
- HS lấy các thẻ số từ 0 đến 10:
 a) Tìm các thẻ ghi số bé hơn 5;
 b) Tìm các thẻ ghi số lớn hơn 7;
 c) Lấy ra các thẻ số 6, 3, 7, 2 rồi sắp xếp các thẻ số đó theo thứ tựtừ bé đến lớn.
- HS có thể tự đặt các yêu cầu tương tự để thực hành trong nhóm 2
- GV theo dõi, giúp đỡ thê,
Bài 5
-Cá nhân HS quan sát tranh, đếm từng loại hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật trong tranh rồi ghi kết quả vào vở.
- HS chia sẻ kết quả với bạn, cùng nhau kiểm tra kết quả: Có tất cả 4 hìnhvuông, 10 hình chữ nhật, 6 hình tam giác và 4 hình tròn.
Lưu ý: HS có thể sử dụng ngón tay hoặc các đồ vật trực quan để hồ trợ tìm số lượng mỗi loại hình.
C. Hoạt động vận dụng( 5’)
Bài 6
- Cá nhân HS quan sát tranh, đếm số cánh hoa của mỗi bông hoa.
- HS chia sẻ kết quả với bạn, cùng nhau kiểm tra kết quả.
- GV giới thiệu cho HS các loại hoa có 3, 4, 5, 6, 8, 10 cánh trong hình vẽ lần lượt là: hoa duyên linh, hoa mẫu đơn, hoa mai trắng, hoa dừa cạn, hoa ly, hoa bướm.
-Liên hệ thực tế với những loại hoa mà em biết.
- Khuyến khích HS về nhà quan sát các bông hoa trong tự nhiên, đếm số cánh hoa, tìm hiểu thêm về những bông hoa có 1 cánh, 2 cánh, 3 cánh, ...
D. Củng cố, dặn dò( 2’)
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
Thứ 5 ngày 15 tháng 10 năm 2020
Tiếng Việt
s x
( tiết 1+2)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nhận biết các âm và chữ s, x; đánh vần, đọc đúng tiếng có s, x.
- Nhìn chữ dưới hình, tìm đúng tiếng có âm s, âm x.
- Đọc đúng bài Tập đọc sẻ, quạ.
- Biết viết trên bảng con các chữ, tiếng: s, x, sẻ, xe (ca).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bộ đồ dùng Tiếng Việt
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Tiết 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- GV kiểm tra 2 HS đọc bài Quà quê (bài 24). (Hoặc kiểm tra cả lớp viết bảng con, đọc các chữ quả, rổ).
- GV nhận xét
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: âm và chữ s, x.
- GV chỉ chữ s, phát âm: s (sờ). HS: (sờ). / Làm tương tự với x (xờ).
- GV giới thiệu chữ S, X in hoa.
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
2.1. Âm s và chữ s: HS nhìn hình, nói: Chim sẻ. / Đọc: sẻ. / Phân tích tiếng sẻ. / Đánh vần và đọc tiếng: sờ - e - se - hỏi - sẻ / sẻ.
2.2. Âm x, chữ x: HS: xe ca. / Phân tích tiếng xe. / Đánh vần và đọc tiếng: xờ - e - xe /
xe. 
- Củng cố: HS nói 2 chữ vừa học (s, x); 2 tiếng vừa học (sẻ, xe). HS gắn lên bảng cài: s, x.
3. Luyện tập
3,1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có âm s? Tiếng nào có âm x?)
- Thực hiện như những bài trước. Cuối cùng, GV chỉ từng chữ (in đậm), cả lớp đồng thanh: Tiếng sổ có âm s. Tiếng xô có âm x,...
- HS nói 3-4 tiếng ngoài bài có âm s (sợ, sắc, sâu, sao, sen,...); có âm x (xa, xé, xanh, xấu,...).
3.2. Tập đọc (BT 3)
 a) Giới thiệu bài đọc: GV chỉ hình, giới thiệu bài đọc kể về một chú sẻ con rất sợ hãi khi nghe tiếng quạ kêu. Các em cùng đọc để biết sẻ và quạ khác nhau thế nào và vì sao nghe quạ la thì không nên sợ.
b) GV đọc mẫu: rõ ràng, chậm rãi; vừa đọc vừa chỉ hình.
c) Luyện đọc từ ngữ: nhà sẻ, sẻ bé, ca “ri... ri...”, phía xa, nhà quạ, quạ la “quà... quà...”, sợ quá, dỗ.
Tiết 2
3.2. Tập đọc (BT 3)
d) Luyện đọc từng lời dưới tranh
- GV: Bài có 6 tranh. Dưới mỗi tranh 1, 2, 3, 4, 5 có 1 câu. Tranh 6 có 4 câu.
- GV chỉ từng lời cho HS đọc vỡ. Đọc liền 3 câu cuối (ở tranh 6).
- Đọc tiếp nối từng lời dưới tranh (cá nhân, từng cặp).
e) Thi đọc tiếp nối 3 đoạn (mồi đoạn 2 tranh); thi đọc cả bài (từng cặp, tổ). Cuối cùng, 1 HS đọc cả bài, cả lớp đọc đồng thanh.
g) Tìm hiểu bài đọc
- GV nêu yêu cầu; chỉ hình, mời 1 HS nói kết quả: 1) sẻ ca “ri... ri...”. 2) Quạ la —quà... quà...”. / Cả lớp nhắc lại.
- GV: Thấy sẻ con sợ hãi khi nghe quạ la, sẻ bố nói với con: sẻ thì ca ri... ri...”. Quạ thì la “quà... quà...”, không có gì phải sợ. Qua câu chuyện, các em hiểu điều gì? (Mỗi loài có tiếng nói riêng, sẻ không phải sợ tiếng kêu của quạ. / Mỗi loài có tiếng kêu, tiếng hót riêng. / Mỗi loài có đặc điểm riêng).
* Cả lớp đọc lại bài 25; đọc cả 8 chữ vừa học trong tuần, dưới chân trang 48.
3.3. Tập viết (bảng con - BT 4)
a) HS đọc các chữ, tiếng vừa học trên bảng.
b) GV vừa viết (hoặc tô) chữ mẫu trên bảng lớp vừa hướng dẫn
- Chữ s: cao hon 2 li một chút; là kết hợp của 3 nét cơ bản: 1 nét thẳng xiên, 1 nét thắt (tạo thành vòng xoắn), 1 nét cong phải.
- Chữ x: cao 2 li; viết 1 nét cong phải, 1 nét cong trái cân đối với nét cong phải. Hai nét cong chạm lưng vào nhau, tạo ra hai phần đối xứng.
- Tiếng sẻ: viết s trước, e sau, dấu hỏi đặt trên e; chú ý viết s gần e.
- Tiếng xe: viết chữ x trước, chữ e sau. Tương tự với tiếng ca.
c) HS viết: s, x (2 - 3 lần). Sau đó viết: sẻ, xe (ca).
4. Củng cố, dặn dò: GV nhắc HS về nhà kể cho người thân nghe câu chuyện Sẻ, quạ.
_____________________________________
Giáo dục thể chất
Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng điểm số, dàn hàng, dồn hàng
Trò chơi : Chạy tiếp sức
I. MỤC TIÊU YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết và thực hiện vệ sinh sân tập, chuẩn bị dụng cụ trước tập luyện.
- Biết được khẩu lệnh và thực hiện được tập hợp hàng ngang dóng hang điểm số hàng ngang, dàn hàng, dồn hàng, trò chơi
- Biết quan sát tranh ảnh và động tác làm mẫu của GV để thực hiện .
- Hoàn thành lượng vận động. Tích cực tham gia tập luyện
II. ĐỊA ĐIỂM- PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm: Nhà giáo dục thể chất, sân tập.
- Phương tiện: Sách giáo khoa, bài soạn, còi, tranh trực quan.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức và yêu cầu
TG
SL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I.Phần mở đầu
1. Nhận lớp:
- Hoạt động của lớp trưởng.
- Hoạt động của giáo viên
2.Khởi động
Xoay các khớp cổ, tay cổ chân, vai, hông, gối
5p
4l 8n
GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
Kiểm tra sức khỏe của học sinh
GV mở nhạc cho học sinh khởi động .Quan sát làm mẫu và hướng dẫn cho học sinh.
Đội hình nhận lớp
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* GV
Lớp trưởng tập hợp lớp và báo cáo sĩ số cho GV
Đội hình như trên
GV hướng dẫn cả lớp khởi động và hướng dẫn lớp trưởng cách điều hành.
HS tích cực chủ động tập luyện
II.Phần cơ bản
1 Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng ngang, điểm số hàng ngang, dàn hàng, dồn hàng
Khẩu lệnh :
Cách thực hiện:
Trò chơi : Chạy tiếp sức
Chuẩn bị : Đội hàng ngang. GV chia lớp làm 2 đội bằng nhau
Cách chơi: Khi có lệnh chơi người đầu hàng chạy nhanh lên vạch đích và vòng về chạm tay vào bạn thứ tiếp theo, bạn thứ 2 chạy và tương tự như vậy đội nào hét trước đội đó thắng.
Các trường hợp phạm quy: Xuất phát trước lệnh, bạn chauw về tới vạch xuất phát hoặc chưa chạm tay bạn. Làm sai hiệu lệnh, hàng ngũ lộn xộn.
25p
Gv cho HS tập cả lớp
GV hướng đẫn tập đồng loạt
GV hướng dẫn khẩu lệnh cho học sinh
GV chia nhóm cho học sinh tập luyện và hướng đẫn cách nhận xét lẫn nhau
Gv gọi tên trò chơi và hướng dẫn học sinh chơi
Đội hình hàng ngang
HS tập luyện cả lớp
GV hướng dẫn làm mẫu cho học sinh tập luyện.
Học sinh tập đồng loạt
Gv sữa sai và hướng dẫn cách hô cho các nhóm trưởng, lớp trưởng.
HS tập luyện

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_khoi_1_canh_dieu_tuan_5_nam_hoc_2020_2021.doc