Giáo án Các môn Khối 1 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021
GV yêu cầu HS quan sát tranh
- Em nhìn thấy những gì trong tranh ? Bức tranh giúp em hiểu điều gì về tình yêu của mẹ dành cho con?
- GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Nụ hôn trên bàn tay
2. Đọc
- GV đọc mẫu toàn VB.
- HS đọc câu
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2. GV hướng dẫn HS đọc những câu dài.
VD: Mẹ nhẹ nhàng đặt một nụ hôn vào bàn tay Nam / và dặn: Mỗi khi lo lắng. / con hãy áp bàn tay này lên má, )
- HS đọc đoạn
+ GV chia VB thành các đoạn ( đoạn 1:Từ đầu đến ở bên con, đoạn 2: Phần còn lại.
+ Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt.
+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài hồi hộp: ở trong trạng thái tim đập nhanh do đang quan tâm đến cái gì đó sắp xảy ra; nhẹ nhàng: rất nhẹ, không gây cảm giác khó chịu; thủ thỉ: nói nhỏ nhẹ, vừa đủ nghe nhằm bộc lộ tình cảm; tung tăng: di chuyển với những động tác biểu thị sự vui thích )
+ HS đọc đoạn theo nhóm.
HS và GV đọc toàn VB
+ GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi
TUẦN 21 Thứ hai ngày 01 tháng 02 năm 2021 Hoạt động tập thể CHÀO CỜ Tiếng Việt (2 tiết) BÀI 1: NỤ HÔN TRÊN BÀN TAY (T1, 2) I. Mục tiêu - Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản, kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ ba. - Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn. - Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh - Phát triển phẩm chất và năng lực chung: yêu thương, biết ơn cha mẹ; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân; khả năng làm việc nhóm II. Chuẩn bị - Giáo viên: Máy chiếu, SGK, . - Học sinh: SGK, vở bài tập III. Các hoạt động dạy học TIẾT 1 1. Khởi động GV yêu cầu HS quan sát tranh - Em nhìn thấy những gì trong tranh ? Bức tranh giúp em hiểu điều gì về tình yêu của mẹ dành cho con? - GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Nụ hôn trên bàn tay - HS quan sát tranh và trao đổi nhóm - Một số HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác. 2. Đọc - GV đọc mẫu toàn VB. - HS đọc câu + Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1. + Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2. GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. VD: Mẹ nhẹ nhàng đặt một nụ hôn vào bàn tay Nam / và dặn: Mỗi khi lo lắng. / con hãy áp bàn tay này lên má, ) - HS đọc đoạn + GV chia VB thành các đoạn ( đoạn 1:Từ đầu đến ở bên con, đoạn 2: Phần còn lại. + Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt. + GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài hồi hộp: ở trong trạng thái tim đập nhanh do đang quan tâm đến cái gì đó sắp xảy ra; nhẹ nhàng: rất nhẹ, không gây cảm giác khó chịu; thủ thỉ: nói nhỏ nhẹ, vừa đủ nghe nhằm bộc lộ tình cảm; tung tăng: di chuyển với những động tác biểu thị sự vui thích ) + HS đọc đoạn theo nhóm. HS và GV đọc toàn VB + GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi - HS đọc câu - HS đọc đoạn - HS đọc đoạn theo nhóm 1- 2 HS đọc thành tiếng toàn VB TIẾT 2 3. Trả lời câu hỏi - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài đọc và trả lời câu hỏi ? Ngày đầu đi học, Nam thế nào? ? Mẹ dặn Nam điều gì? ? Sau khi chào mẹ, Nam làm gì? 4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a ở mục 3 - GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi có thể trình chiếu lên bảng để HS quan sát ) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở - GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu cầu và tên riêng, đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí. - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 5. Củng cố, dặn dò - Giáo viên nhắc lại nội dung bài, nhận xét giờ - Về nhà chuẩn bị bài sau. HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài đọc và trả lời câu hỏi - Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình - Ngày đầu đi học, Nam hồi hộp lắm - Mẹ dặn Nam: “Mỗi khi lo lắng, con hãy ắp bàn tay này lên má ” - Sau khi chào mẹ, Nam tung tăng bước vào lớp. HS viết câu trả lời vào vở - Ngày đầu đi học, Nam hồi hộp lắm . Mĩ thuật (Giáo viên bộ môn soạn giảng) Tiếng Việt LUYỆN BÀI 1: NỤ HÔN TRÊN BÀN TAY I. Mục tiêu - Học sinh đọc và viết một đoạn đoạn trong bài: Nụ hôn trên bàn tay. - Biết thực hiện bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt. - Học sinh yêu thích môn học. II. Chuẩn bị - Giáo viên : Nội dung bài, SGK - Học sinh: Vở bài tập III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động. GV cho HS chơi trò chơi Học sinh chơi 2. Đọc + Đọc: GV đọc mẫu toàn VB - HS đọc câu + Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1. + Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2. GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. - HS đọc đoạn + GV chia VB thành các đoạn ( đoạn 1: Từ đầu đến ở bên con, đoạn 2: Phần còn lại. + Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt. + GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài + HS đọc đoạn theo nhóm. HS và GV đọc toản VB + Viết chính tả: GV đọc lại toàn VB - Đọc cho HS viết 2 câu. - GV đọc cho HS soát bài 3. Luyện tập Cho HS làm VBT Bài 1: Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết lại cho đúng - Nam, được, mẹ, đến trường, đưa - cảm thấy, Nam, ngày đầu tiên, lo lắng, đi học. Bài 2: Chọn từ ngữ đúng rồi viết lại - GV Hd học sinh làm - Nhận xét Bài 3: Trả lời câu hỏi - Cảm giác của Nam như thế nào khi được mẹ hôn vào bàn tay? - Nam rất vui khi vào lớp - Nhận xét bài - HS đọc nối tiếp câu - HS đọc đoạn HS đọc đoạn theo nhóm 2 HS đọc thành tiếng toàn VB - Học sinh viết bài - HS soát bài - HS đọc yêu cầu bài và làm bài - Nam được mẹ đưa đến trường. - Ngày đầu tiên đi học, Nam cảm thấy lo lắng. - Học sinh đọc yêu cầu của bài rồi làm bài - Đột nhiên, bàn tay, im lặng. - Học sinh đọc thầm bài: Nụ hôn trên bàn tay 4. Củng cố, dặn dò - Về đọc bài nhiều lần - Chuẩn bị bài sau. Tiếng Anh (Giáo viên bộ môn soạn giảng) Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ 6: TẬP LÀM VIỆC NHÀ VIỆC TRƯỜNG( Tiết2) I. Mục tiêu - Nêu được một số việc làm giúp nhà cửa gọn gàng sạch sẽ: rèn kĩ năng lau bàn ghế để giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng cho HS. - Thực hiện được một số việc làm để nhà cửa cửa gọn gàng sạch sẽ. - Giữ gìn an toàn khi tham gia làm việc nhà. II. Chuẩn bị - Giáo viên:Tranh SGK, giẻ lau . - Học sinh: SGK, vở bài tập III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động - Giáo viên cho học sinh hát 2. Hoạt động khám phá * Hoạt động 5: Thực hành lau bàn ghế - GV yêu cầu học sinh cất hết đồ dùng vào cặp của mình. - GV yêu cầu học sinh nhắc lại các bước lau nhà - Nhắc HS chỉ lấy những chiếc xô, chậu nhỏ, lấy nước vừa đủ, dùng khăn lau nhỏ. - GV làm mẫu - GV hướng dẫn HS làm theo các bước sau + Bước 1: Chuẩn bị giẻ lau, chậu nước + Bước 2: Giặt giẻ lau và vắt khô + Bước 3: Lau bàn trước khi lau ghế + Bước 4: Giặt giẻ lau cho sạch sau đó lại tiếp tục lau đến khi bàn ghế sạch. - Cho HS thực hành lau bàn ghế - GV quan sát, nhận xét - Bạn nào tự nhận thấy bàn ghế của mình đã sạch sẽ? - Bạn nào tự nhận thấy bàn ghế của mình chưa sạch sẽ? - Bạn nào tự nhận thấy bàn ghế của mình gọn gàng nhưng chưa sạch sẽ? - Tuyên dương các bàn làm tốt * Hoạt động 6: Trò chơi: Bịt mát bắt dê - GV hướng dẫn luật chơi, cách chơi - Giáo viên nhận xét 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học - Về nhà xếp lại tủ quần áo của mình gọn gàng, ngăn nắp. - Học sinh hát - Học sinh cất hết đồ dùng vào cặp của mình. - HS chỉ lấy những chiếc xô, chậu nhỏ, lấy nước vừa đủ, dùng khăn lau nhỏ. - Quan sát giáo viên làm mẫu - Quan sát GV làm - HS thực hành lau bàn ghế - HS trả lời - HS chơi trò chơi Thứ ba ngày 02 tháng 02 năm 2021 Tiếng Việt (2 tiết) BÀI 1: NỤ HÔN TRÊN BÀN TAY (T3, 4) I. Mục tiêu - Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản, kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ ba. - Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn. - Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh - Phát triển phẩm chất và năng lực chung: yêu thương, biết ơn cha mẹ; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân; khả năng làm việc nhóm II. Chuẩn bị - Giáo viên: Máy chiếu, SGK - Học sinh: SGK, vở bài tập III. Các hoạt động dạy học TIẾT 3 1. Ổn đinh tổ chức 2. Kiểm tra - Giáo viên gọi học sinh lên bảng đọc bài - Giáo viên nhận xét 3. Bài mới a. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu. - GV yêu cầu các nhóm trình bày GV và HS thống nhất câu hoàn chỉnh. GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở. - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. Hát - 2 học sinh lên bảng đọc bài HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả HS viết câu hoàn chỉnh vào vở Mỗi lần em bị ốm, mẹ rất lo lắng. b. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh - GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh. -Yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý, GV gọi một số HS quan sát tranh HS trình bày kết quả nói theo tranh . Tranh 1: Mỗi khi em bị ốm, mẹ đều chăm sóc em rất tận tình. Mẹ luôn ở bên em, chăm sóc em, mỗi khi em ốm./ Mẹ luôn ở bên em, chăm sóc em, mỗi khi em bị ốm; tranh 2: Trong công viên, hai bố con đang chơi trò lái ô tô điện. c. Nghe viết GV đọc to cả hai câu GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết. + Viết lùi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu cầu và tên riêng của Nam, kết thúc câu có dấu chấm. + Chữ dễ viết sai chính tả: tay. - GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách. Đọc và viết chính tả: + GV đọc từng câu cho HS viết. Mỗi câu cần đọc theo từng cụm từ ( Mẹ nhẹ nhàng đặt nụ hôn / vào bàn tay Nam./ Nam thấy thật ấm áp. ). Mỗi cụm từ đọc 2 - 3 lần. GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS. + Sau khi HS viết chính tả , GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà soát lỗi + GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. HS viết chính tả Mẹ nhẹ nhàng đặt nụ hôn vào bàn tay Nam. Nam thấy thật ấm áp. + HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi . d. Chọn chữ phù hợp thay cho bông hoa - GV có thể sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu. GV nêu nhiệm vụ . - Yêu cầu một số HS đọc to các từ ngữ. Sau đó cả lớp dọc đồng thanh một số lần. HS làm việc nhóm đôi để tìm những chữ phù hợp. Một số ( 2 - 3 ) HS lên trình bày kết quả trước lớp ( có thể điền vào chỗ trống của từ ngữ được ghi trên bảng ). e. Hát một bài hát về mẹ - GV đưa lời bài hát thông qua phương tiện dạy học: máy tính, máy chiếu, bảng điện tử, ... sau đó cho HS nghe bài hát. - GV hướng dẫn cả lớp hát một bài hát về mẹ . HS nghe-hát 4. Củng cố, dặn dò - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính . - GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS vẽ bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). Toán BÀI 22: SO SÁNH SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (Tiết1) I. Mục tiêu - Biết cách so sánh hai số có hai chữ số( dựa vào cấu tạo số, so sánh số chục rồi so sánh số đơn vị) - Biết vận dụng để xếp thứ tự các số( từ bé đến lớn hoạc từ lớn đến bé), xác định được số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số cho trước( có không quá 4 số) - Phát triển năng lực phân tích, so sánh, đối chiếu khi tìm cách so sánh hai số, năng lực vận dụng. II. Chuẩn bị - Giáo viên: SGK, bộ đồ dùng học Toán 1 - Học sinh: Bộ đồ dùng học Toán 1 III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động - Ổn định tổ chức - Giới thiệu bài - Hát - Lắng nghe 2. Khám phá - Cho học sinh quan sát tranh và đếm số cà chua GV viết bảng 16 19 cho HS so sánh. - HDHS so sánh hàng chục trước 1 chục = 1 chục, 6 đơn vị nhỏ hơn 9 đơn vị, vậy 16 < 19. - Tương tự GV cho HS so sánh 42 .25 3. Hoạt động - HS đếm được 16 quả cà chua ít hơn 19 quả cà chua - 4 chục > 2 chục, vậy 42 > 25 * Bài 1: Số? - GV nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ: Đếm số quả táo để tìm số cần tìm tương ứng sau đó viết cần so sánh vào vở Đọc số đó - GV cùng HS nhận xét - HS quan sát và đếm - HS làm bài 13 < 16 14 < 16 25 > 15 20 = 20 - HS nhận xét bạn * Bài 2: Số? - GV nêu yêu cầu của bài. a) Yêu cầu HS quan sát hình vẽ: Đếm số trong mỗi túi rồi so sánh - GV cùng HS nhận xét - HS nhắc lại yêu cầu của bài - HS quan sát - HS nêu miệng: 35 50; 18 < 68 - HS nhận xét bạn * Bài 3: >, <, = - Nêu yêu cầu bài tập - GV: Để so sánh được chúng ta phải làm gì? - HS thực hiện tính rồi so sánh kết quả - HS làm bài vào vở - GV cùng HS nhận xét Bài 4: Nêu yêu cầu bài tập a, Chiếc lọ nào có số lớn nhất b, Chiếc lọ nào có số bé nhất - Nhận xét chữa bài - HS nêu - HS trả lời - HS thực hiện - HS làm vào vở 24 > 19 56 < 65 35 < 37 90 >89 68 = 68 71 < 81 - Học sinh quan sát và làm bài a, Chiếc lọ có số lớn nhất: 32 ; 37 b, Chiếc lọ có số bé nhất: 6 ; 30 4. Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? - Về nhà chuẩn bị bài sau - HS trả lời Giáo dục thể chất (Giáo viên bộ môn soạn giảng) Tiếng Việt LUYỆN BÀI 1: NỤ HÔN TRÊN BÀN TAY I. Mục tiêu - Củng cố cho học sinh đọc và viết một đoạn trong bài: Nụ hôn trên bàn tay. - Tiếp tục thực hiện bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt. - Học sinh yêu thích môn học. II. Chuẩn bị - Giáo viên: Nội dung bài,SGK - Học sinh: Vở bài tập III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động. GV cho HS chơi trò chơi Học sinh chơi 2. Luyện tập a. Luyện đọc GV cho học sinh đọc bài : Nụ hôn trên bàn tay. - Giáo viên theo dõi, nhận xét *Viết chính tả - Giáo viên đọc đoạn 1 bài: Nụ hôn trên bàn tay. GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết. + Viết lùi đầu dòng.Viết hoa chữ cái đầu câu và tên riêng của Nam, kết thúc câu có dấu chấm. + Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS soát lỗi. + GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. b. Luyện tập Cho HS làm VBT Bài 1: Nối cột A – B - Cho HS đọc yêu cầu của bài - Gọi HS chữa bài - Nhận xét Bài 2: - GV nêu yêu cầu của bài Em viết một câu nói về tình cảm của em dành cho mẹ. - Cảm giác của Nam như thế nào khi được mẹ hôn vào bàn tay? - Nhận xét bài. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét, tuyên dương HS. - Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài tiếp theo. - HS đọc bài cá nhân - Học sinh viết bài - HS làm bài Nam nói Đặt nụ hôn vào bàn tay mẹ. Em nhẹ nhàng Cũng luôn ở bên con. Lúc nào mẹ Con yêu mẹ rất nhiều. - HS đọc yêu cầu của bài - Con yêu mẹ rất nhiều. - Em rất yêu mẹ của em. - Nam rất vui. - Nhận xét bài của bạn Giáo dục thể chất (Giáo viên bộ môn soạn giảng) Toán LUYỆN BÀI 22: SO SÁNH SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ I. Mục tiêu - Tiếp tục cho học sinh biết cách so sánh hai số có hai chữ số( dựa vào cấu tạo số, so sánh số chục rồi so sánh số đơn vị) - Học sinh biết vận dụng để xếp thứ tự các số từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé- -- Phát triển năng lực phân tích, so sánh, đối chiếu khi tìm cách so sánh hai số, năng lực vận dụng. II. Chuẩn bị - Giáo viên: Nội dung bài, SGK - Học sinh: Vở bài tập III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động - Ổn định tổ chức - Giới thiệu bài - Hát - Lắng nghe 2. Hoạt động * Bài 1: Số? - GV nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ: Đếm số que tính để tìm số cần tìm tương ứng sau đó viết số cần so sánh vào ô trống - GV cùng HS nhận xét - HS quan sát và đếm - HS làm bài 36 < 46 45 > 43 46 > 36 43 < 45 27< 30 30 > 27 - HS nhận xét bạn * Bài 2: >, <, = - Nêu yêu cầu bài tập - GV:Để so sánh được chúng ta phải làm gì? - HS thực hiện tính rồi so sánh kết quả - HS làm bài vào vở - GV cùng học sinh nhận xét Bài 3: Nêu yêu cầu bài tập - Tô màu vào quả xoài có số lớn nhất - Nhận xét chữa bài Bài 4: Nêu yêu cầu bài tập - Tô màu vào bông hoa có số bé nhất - Nhận xét chữa bài Bài 5: GV cho học sinh đọc yêu cầu bài toán. - HS nêu yêu cầu - HS trả lời - HS thực hiện - HS làm vào vở 25 < 28 32 > 29 64 > 59 78 < 87 56 < 75 19 = 19 - Học sinh quan sát và tô màu Quả xoài có số lớn nhất: a, 39; b: 48. c: 80. d: 81 - Học sinh quan sát và làm bài Bông hoa có số bé nhất: A. 21 B. 56 C. 73 - Nhận xét bài của bạn - HS nêu yêu cầu Mai: 16 cây hoa Việt: 14 cây hoa Nam: 17 cây hoa - HS điền vào chỗ chấm Bạn Nam trồng được nhiều cây hoa nhất. Bạn Việt trồng được ít cây hoa nhất. - HS nhận xét bài của bạn 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ - Về xem lại các bài tập Thứ tư ngày 03 tháng 02 năm 2021 Tiếng Việt (2 tiết) BÀI 2 : LÀM ANH (T1, 2) I. Mục tiêu - Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng củng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng bài thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát. - Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. - Phát triển phẩm chất và năng lực chung: cảm nhận được giá trị của gia đình, biết yêu thương và bày tỏ tình cảm của bản thân với anh chị em trong gia đình; khả năng làm việc nhóm. II. Chuẩn bị - Giáo viên: Máy chiếu, SGK, - Học sinh: SGK, vở bài tập. II. Các hoạt động dạy học TIẾT 1 1. Ôn và khởi động - Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó. - Khởi động: + GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi. a. Người em nói gì với anh? b. Người anh nói gì với em? c.Tình cảm của người anh đối với em như thế nào? + GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ Làm anh. HS nhắc lại HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi - HS trả lời câu hỏi. - Các HS khác có thể bổ sung, nhận xét 2. Đọc - GV đọc mẫu toàn bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ. - HS đọc từng dòng thơ + Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1. - GV hướng dẫn HS luyện đọc một số tử ngữ có thể khó đối với HS ( dỗ dành, dịu dàng ). + Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2. GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ. - HS đọc từng khổ thơ + GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ. + GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ ( dỗ dành: tìm cách nói chuyện để em bé không khóc; ( nâng ) dịu dàng: đỡ em bé dậy mà không làm em bé bị đau ) + Một số HS đọc khổ thơ, mỗi HS đọc một khổ thơ. Các bạn nhận xét, đánh giá, HS đọc cả bài thơ. Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ - HS đọc từng dòng thơ + Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2. + Một số HS đọc nối tiếp từng khổ thơ, 2 lượt - HS đọc từng khổ thơ + HS đọc từng khổ thơ theo nhóm. - HS đọc thành tiếng cả bài thơ. 3. Tìm tiếng cùng vần với mỗi tiếng bánh, đẹp, vui - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm tiếng ngoài bài củng vấn với một số tiếng trong bài: bánh, đẹp, vui. - GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả. GV và HS nhận xét, đánh giá. HS làm việc nhóm - HS viết những tiếng tìm được vào vở. TIẾT 2 4. Trả lời câu hỏi - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài đọc và trả lời các câu hỏi a. Làm anh thì cần làm những gì cho em? b. Theo em, làm anh dễ hay khó? c. Em thích làm anh hay làm em? Vì sao? - GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời. Các bạn nhận xét, đánh giá - GV và HS thống nhất câu trả lời - HS làm việc nhóm ( có thể đọc to từng câu hỏi ), cùng nhau trao đổi và trả lời từng cáu hỏi. a. Dỗ em, khi em khóc; nâng em dậy, khi em ngã; cho em quà bánh phấn hơn; nhường em đồ chơi đẹp. - HS trả lời - HS trả lời 5. Học thuộc lòng - GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu hai khổ thơ cuối của bài thơ Làm anh, Một HS đọc thành tiếng hai khổ thơ. GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ cuối bằng cách xoá / che dẫn một số từ ngữ trong hai khổ thơ cho đến khi xoay che hết, chú ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng bài thơ, của em HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá / che dần. 6. Kể về anh chị hoặc em của em - GV đưa ra một số câu hỏi gợi ý: Em của em là trai hay gái? Em của em mấy tuổi? Em của em đã đi học chưa, học trường nào? Sở thích của em bé là gì? Có khi nào em bé làm em khó chịu không? Vì sao? Em cảm thấy thế nào khi chơi đùa cùng em bé GV lưu ý: anh, chị, em có thể là anh, chị, em“ ruột ” hoặc anh, chị, em“ họ ” vì có thể nhiều HS là con một, duy nhất trong gia đình. - GV yêu cầu HS luyện tập theo nhóm. - GV và HS nhận xét + Từng HS trong nhóm nói về anh/ chị em trong gia đình + Đại diện một vài nhóm nói trước lớp 7. Củng cố, dặn dò - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - HS nêu ý kiến về bài học ( hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào Toán BÀI 22: SO SÁNH SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (Tiết2) I. Mục tiêu - Biết cách so sánh hai số có hai chữ số( dựa vào cấu tạo số, so sánh số chục rồi so sánh số đơn vị) - Biết vận dụng để xếp thứ tự các số( từ bé đến lớn hoạc từ lớn đến bé), xác định được số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số cho trước( có không quá 4 số) - Phát triển năng lực phân tích, so sánh, đối chiếu khi tìm cách so sánh hai số, năng lực vận dụng. II. Chuẩn bị - Giáo viên: Bộ đồ dùng học Toán 1, SGK - Học sinh: SGK, vở bài tập III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động - Ổn định tổ chức - Giới thiệu bài - Hát - Lắng nghe 2. Hoạt động Bài 1: Số nào lớn hơn trong mỗi cặp? - GV nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS quan sát số trong mỗi cặp và nói số nào lớn hơn. - GV cùng HS nhận xét Bài 2: Số nào bé hơn trong mỗi cặp? - GV nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS quan sát số trong mỗi cặp và nói số nào bé hơn. - GV cùng HS nhận xét - HS quan sát và so sánh - HS làm bài 16 >11 60 > 50 51 > 39 - HS nhận xét bạn - HS quan sát và so sánh - HS làm bài 15 < 19 80 < 81 29 < 30 - HS nhận xét bạn Bài 3: Xếp các ô tô theo thứ tự từ bé đến lớn. - GV nêu yêu cầu của bài. - GV cùng HS nhận xét Bài 4: Xếp các ô tô theo thứ tự từ lớn đến bé. - GV nêu yêu cầu của bài. - GV cùng HS nhận xét - HS nhắc lại yêu cầu của bài - HS quan sát - HS nêu miệng Các ô tô được sắp xếp từ bé đến lớn là: a, 30, 80, 90 b, 47, 70, 74 - HS nhận xét bạn - HS nhắc lại yêu cầu của bài - HS nêu miệng Các ô tô được sắp xếp từ lớn đến bé là: a, 80, 50, 40 b, 74, 70, 47 Bài 5 : Cho HS chơi trò chơi GV HD cách chơi - HS chơi trò chơi 3. Củng cố, dặn dò - Giáo viên nhận xét giờ - Về nhà chuẩn bị bài sau. Âm nhạc (Giáo viên bộ môn) Giáo dục địa phương CHỦ ĐỀ 2: LỄ HỘI KÉO SONG I. Mục tiêu - Thông qua việc tìm hiểu lễ hội kéo song ở Vĩnh Phúc, HS được làm quen với tên gọi và biết cách mô tả đơn giản cảnh vật, hoạt động trong lễ hội. - HS biết quan sát, mô tả một số hoạt động trong lễ hội truyền thống tại địa phương mình với thầy cô, bạn bè và người thân trong gia đình. - Giáo dục học sinh có hành vi phù hợp khi tham gia lễ hội. II. Chuẩn bị - Giáo viên: Sách GDĐP - Học sinh: Sách giáo dục địa phương III. Các hoạt động dạy học 1.Ôn định - Hát 2. Hoạt động - Cho HS quan sát tranh về lễ hội kéo song ở thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc - GV nêu câu hỏi - Cả lớp vừa xem về lễ hội gì? - Lễ hội kéo song được tổ chức tại đâu? - Lễ hội diễn ra trong khoảng thời gian nào? - Lễ hội kéo song được tổ chức nhằm mục đích gì? - Quan sát tranh. - HS trả lời - Lễ hội kéo song - Lễ hội kéo song về lễ hội kéo song ở thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. - Từ mùng 3 đến ngày mùng 5 tết. - Lễ hội kéo song được tổ chức nhằm biểu dượng tinh thần thượng võ của ông cha ta, đặc biệt là người dân Vĩnh Phúc. * Hoạt động - GV cho HS quan sát những hình ảnh có hình ảnh trò chơi kéo song - Những hình ảnh kéo song là hình nào? - Lễ hội kéo song có những hoạt động gì? - Trò chơi kéo song có giống trò chơi kéo co không? - Em thích nhất hoạt động nào ở lễ hội kéo song? - Quê em có lễ hội nào? - Nhận xét, bổ sung - Trao đổi hoạt động nhóm. - Các nhóm trình bày. - Những hình ảnh kéo song là hình(1), (2), (3). - Lễ hội kéo song có những hoạt động: Rước kiệu, tế lễ, các đội thi đấu kéo song. - Có một số điểm giống và khác nhau. - HS kể - Nhận xét bạn 3. Củng cố , dặn dò - GV củng cố nội dung bài. - Chuẩn bị bài sau. Toán LUYỆN BÀI 22: SO SÁNH SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ I. Mục tiêu - Tiếp tục cho học sinh biết cách so sánh hai số có hai chữ số. - Biết vận dụng để xếp thứ tự các số từ bé đến lớn hoạc từ lớn đến bé, xác định được số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số cho trước. - Học sinh yêu thích môn học.. II. Chuẩn bị - Giáo viên: Nội dung bài, SGK - Học sinh: Vở bài tập III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động - Ổn định tổ chức - Giới thiệu bài - Hát - Lắng nghe 2. Hoạt động * Bài 1: Tô màu vào các tấm thẻ có số lớn hơn trong mỗi cặp số. - GVcho hs nêu yêu cầu của bài và nhắc lại cách so sánh 2 số - Giáo viên nhận xét chốt đáp án đúng - HS nêu - Học sinh làm bài vào vở a. Tô màu vào số 19, 50, 76 b. Tô màu vào số 79, 94, 36 * Bài 2: Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài - Ví dụ a. 29,24, 27 - Số 29, 24. 27 đều gồm 2 chục, 29 có 9 dơn vị, 24 có 4 dơn vị, 27 có 7 dơn vị. 4<7<9. Vậy thứ tự từ bé đến lớn là: 24, 27. 29. - Tương tự với phần b,c,d - GV cùng học sinh nhận xét Bài 3: Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé. - Giáo viên nhận xét chữa bài Bài 4: Viết dấu >, <, = thích hợp vào ô trống - Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu bài - Giáo viên nhận xét Bài 5: Đố vui - Giáo viên cho hs lấy ra các số 6,9 và bảng gài - Giáo viên yc hs lập các số từ 2 số trên - Số nào lớn hơn ? Vì sao - 3 học sinh lên bảng làm, còn lại hs khác làm bài vào vở b. 64, 69, 78 c. 55, 59, 61, 67 d. 39, 58, 85, 90 - Học sinh làm bài vào vở a. 38, 35, 31 b. 48, 42, 29 c. 79, 73, 58,56 d. 96, 88, 59,45 - Học sinh nêu - Học sinh làm bài 9 14 37 < 40 56 > 49 66 54 83 > 38 96 = 96 60 > 57 89 36 99 . 79 30 = 30 29 < 31 38 > 37 26 < 28 56 < 65 - Học sinh lập 69, 96, 66 - Học sinh nêu 3. Củng cố, dặn dò - Giáo viên nhận xét giờ - Về dặn học sinh về nhà xem lại bài. Tự nhiên và xã hội BÀI 17: CON VẬT QUANH EM ( TIẾT3) I. Mục tiêu - Nêu được tên, mô tả hình dạng, màu sắc, độ lớn của một số con vật thường gặp xung quanh và đặc điểm nổi bật của chúng. - Nêu được các bộ phận chính của con vật gồm: đầu, mình và cơ quan di chuyển; vẽ hoặc sử dụng được sơ đồ có sẵn để chú thích tên các bộ phận bên ngoài của một con vật. - Nêu được các lợi ích của con vật. Phân biệt được một số con vật theo lợi ích hoặc tác hại của chúng đối với con người. - Nhận biết được tầm quan trọng của các con vật có ích, từ đó có thái độ yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con vật, đồng thời nhận biết được một số tác hại do một số con vật gây ra, từ đó có ý thức và hành động phù hợp để phòng tránh. II. Chuẩn bị - Giáo viên: Tranh ảnh, SGK, - Học sinh: SGK, VBT III. Các hoạt động dạy học 1. Mở đầu - GV cho HS hát một bài hát về động vật bài Có con chim vành khuyên sau đó dẫn dắt vào bài học. 2. Hoạt động khám phá Hoạt động 1 - GV cho HS quan sát tranh SGK, thảo luận nhóm hoặc cả lớp để nêu được tên và đặc điểm của các con vật trong SGK. - GV cho HS thảo luận theo nhóm để hoàn thành phiếu quan sát theo mẫu trong SGK. - Sau đó yêu cầu 1 nhóm (nêu được ít tên con vật nhất) lên trình bày, các nhóm khác góp ý bổ sung. Hoạt động 2 - GV cho HS quan sát các hình nhỏ trong SGK, nêu tên và nhận xét về kích thước, đặc điểm nổi bật của các con vật trong hình. 3. Hoạt động thực hành - Chơi trò chơi: GV cho HS chơi theo nhóm. - Sau đó gọi một vài nhóm lên báo cáo trước lớp. Yêu cầu cần đạt:HS chơi vui vẻ, tự nhiên. *Đánh giá HS yêu quý các con vật nuôi ở gia đình *Hướng dẫn về nhà HS tìm hiểu thêm về các con vật được nuôi ở gia đình và địa phương. 4. Tổng kết tiết học - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học - Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau - HS hát - HS quan sát tranh SGK - HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Sau khi quan sát, các nhóm cùng thống nhất kết quả quan sát của cả nhóm và cử đại diện lên báo cáo trước lớp phiếu thu hoạch của nhóm mình - Nhận xét, bổ sung. - HS chơi trò chơi - Các nhóm trình bày HS lắng nghe HS lắng nghe HS nhắc lại HS lắng nghe Thứ năm ngày 04 tháng 02 năm 2021 Tiếng Việt (2 tiết) BÀI 3: CẢ NHÀ ĐI CHƠI NÚI (T1, 2) I. Mục tiêu - Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự đơn giản, kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ ba, không có lời thoại đọc đúng các vần uya, tuyp, tuynh, tuych, và các tiếng, từ ngữ có các vần này; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB: quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát. - Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn. - Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh, - Phát triển phẩm chất và năng lực chung quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với những người thân trong gia đình; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra được những vấn đề đơn giản và đặt được câu hỏi. II. Chuẩn bị - Giáo viên : SGK, máy chiếu - Học sinh: SGK, vở bài tập III. Các hoạt động dạy học TIẾT 1 1 .Ôn và khởi động Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó. - Khởi động: + GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi a, Gia đình trong tranh gồm những ai? b, Họ có vui không? Vì sao em biết? + Một số HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác + GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời + GV dẫn vào bài đọc Cả nhà đi chơi núi HS nhắc lại HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi 2. Đọc - GV đọc mẫu toản VB. GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ có vần mới, + GV đưa những từ ngữ này lên bảng và hướng dẫn HS đọc. GV đọc mẫu lần lượt từng vấn và từ ngữ chứa vần đó, HS đọc theo đồng thanh, - HS đọc câu + Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1. GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ tuy không chứa vần mới nhưng có thể khó đối với HS. + Một số HS đọc nối tiếp từng cầu lần 2. GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. ( VD: Bố mẹ cho Nam và Đức đi chơi núi; Hỏi trước, mẹ thức
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_cac_mon_khoi_1_tuan_21_nam_hoc_2020_2021.docx