Giáo án buổi chiều Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 10: Khối hộp chữ nhật, khối lập phương. Làm quen với phép trừ, dấu trừ - Trường Tiểu học Sông Nhạn
* Bài 1.
- GV nêu yêu cầu.
- Y/c HS hỏi đáp trong nhóm đôi, tính nhẩm kết quả của từng phép tính.
- Báo cáo: GV đọc phép tính bất kì, y/c HS giơ kết quả.
-Cùng HS nhận xét, củng cố lại các phép tính đã học.
Bài 2:
- GV y/c HS quan sát hình trong BT2a,b. Hỏi: Em hãy tìm đồ vật nào có dạng khối mà em đã được học.
*Chữa bài, nhắc lại tên 2 khối hình các em đã học: Khối lập phương và khối hộp chữ nhật.
- Khuyến khích HS kể tên 1 số đồ vật mình biết có dạng khối lập phương hoặc khối hộp chữ nhật.
Bài 3: Nối mỗi tranh với phép tính thích hợp:
- GV nêu từng tranh, y/c HS quan sát và kể chuyện theo từng tranh.
-Y/c HS tự kể câu chuyện của mình theo tranh và nối tranh với phép tính cho đúng.
- Chữa bài. Khuyến khích HS nêu câu chuyện trong lớp và gọi bạn khác nêu phép tính thích hợp.
3. Củng cố, dặn dò:
- Cho các số từ 0 đến 10, em hãy nêu các phép tính cộng có kết quả là 9.
-Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.
-Hướng dẫn HS ôn bài
TUẦN 10 KHỐI HỘP CHỮ NHẬT- KHỐI LẬP PHƯƠNG,LÀM QUEN VỚI PHÉP TRỪ, DẤU TRỪ TIẾT 1 MỤC TIÊU: * Kiến thức, kĩ năng: - Củng cố cho HS nhận dạng, xác định được, gọi đúng tên khối hộp chữ nhật, khối lập phương và các vật có dạng khối hộp chữ nhật, khối lập phương. - Thuộc các phép cộng, trừ trong phạm vi 10 đã học. - Củng cố kĩ năng tính nhẩm cộng, trừ phạm vi đã học. *Phát triển các năng lực chung và phẩm chất: - Bước đầu rèn luyện kĩ năng quan sát, phát triển các năng lực toán học. - Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Vở BT phát triển năng lực Toán tập 1 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Tái hiện củng cố: 1. KTBC: -Gọi các cặp HS hỏi đáp về khối hình hoặc các phép tính đã học -Nhận xét, tuyên dương HS. 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Hướng dẫn HS làm bài tập. * Bài 1. - GV nêu yêu cầu. - Y/c HS hỏi đáp trong nhóm đôi, tính nhẩm kết quả của từng phép tính. - Báo cáo: GV đọc phép tính bất kì, y/c HS giơ kết quả. -Cùng HS nhận xét, củng cố lại các phép tính đã học. Bài 2: - GV y/c HS quan sát hình trong BT2a,b. Hỏi: Em hãy tìm đồ vật nào có dạng khối mà em đã được học. *Chữa bài, nhắc lại tên 2 khối hình các em đã học: Khối lập phương và khối hộp chữ nhật. - Khuyến khích HS kể tên 1 số đồ vật mình biết có dạng khối lập phương hoặc khối hộp chữ nhật. Bài 3: Nối mỗi tranh với phép tính thích hợp: - GV nêu từng tranh, y/c HS quan sát và kể chuyện theo từng tranh. -Y/c HS tự kể câu chuyện của mình theo tranh và nối tranh với phép tính cho đúng. - Chữa bài. Khuyến khích HS nêu câu chuyện trong lớp và gọi bạn khác nêu phép tính thích hợp. 3. Củng cố, dặn dò: - Cho các số từ 0 đến 10, em hãy nêu các phép tính cộng có kết quả là 9. -Nhận xét tiết học, tuyên dương HS. -Hướng dẫn HS ôn bài. -4-5 cặp HS hỏi đáp, 1 HS hỏi( nêu phép tính bất kì), 1 HS trả lời ( nêu kết quả) -HS nhắc lại y/c. -HS hỏi đáp nhóm đôi theo bàn. -HS dùng bảng cài giơ nhanh kết quả phép tính của GV. -HS điền kết quả vào vở bài tập. -HS quan sát, trả lời, nói đúng tên đồ vật có dạng khối gì đã học và khoanh vào hình trong SGK. -1 số HS nối tiếp nêu. -1 số HS nối tiếp kể. -HS tự làm bài vào vở bài tập. -Chữa bài, đổi vở, nhận xét chéo -HS nối tiếp nêu ( có thể nêu phép cộng 2 số hoặc 3,4,5 số ) ______________________________________________ KHỐI HỘP CHỮ NHẬT- KHỐI LẬP PHƯƠNG,LÀM QUEN VỚI PHÉP TRỪ, DẤU TRỪ TIẾT 2 MỤC TIÊU: * Kiến thức, kĩ năng: - Củng cố cho HS nhận dạng, xác định được, gọi đúng tên khối hộp chữ nhật, khối lập phương và các vật có dạng khối hộp chữ nhật, khối lập phương. - Thuộc các phép cộng, trừ trong phạm vi 10 đã học. - Củng cố kĩ năng tính nhẩm cộng, trừ phạm vi đã học; kĩ năng viết phép tính theo tranh vẽ thích hợp. *Phát triển các năng lực chung và phẩm chất: - Bước đầu rèn luyện kĩ năng quan sát, phát triển các năng lực toán học. - Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Vở BT phát triển năng lực Toán tập 1 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh B.KẾT NỐI: 1. KTBC: -Kể tên các hình, các khối mà các em đã được học. - Nhận xét, tuyên dương HS. 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bàì 4: a.Tô màu vào phép tính có kết quả bằng 7: -Y/c HS nhắc lại y/c bài và đọc các phép tính. -Y/c HS tự tính nhẩm và làm bài. -Chữa bài, tuyên dương HS. Y/c HS tìm các phép tính có kết quả bé hơn 7 ở trong bài, và tìm thêm phép tính ngoài bài có kết quả bằng 7. b. Tô màu vào phép tính có kết quả bằng 8. -Hướng dẫn tương tự phần a. Bài 5: Nối (theo mẫu) -Y/c HS quan sát tranh, quan sát mẫu và trả lời: em hiểu y/c bài này như thế nào? -Y/c HS tự làm bài. Chữa bài, y/c HS nêu tên các đồ vật trong bài. Bài 6: Số? -Y/c HS tự quan sat tranh, đếm số lượng khối hộp chữ nhật, khối lập phương trong từng hình và viết số vào ô trống. -Chữa bài. Tổ chức cho HS xếp các khối hộp chữ nhật, khối lập phương trong bộ đồ dùng và các đồ vật thực tế thành các hình dạng khác nhau. Bài 7: Số? -Y/c HS tự quan sát và làm bài vào vở. -Y/c HS báo cáo kết quả. -chữa bài, nhận xét. Bài 8: (Khuyến khích HS làm nhanh làm bài) -Y/c HS quan sát tranh, kể chuyện theo tranh. -Y/c HS tự viết phép tính thích hợp với mỗi bức tranh. -chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò: -GV hệ thống lại nội dung luyện tập. -Nhận xét tiết học, hướng dẫn ôn tập. -1 số HS nối tiếp kể. -2 HS đọc các phép tính trong bài. -Tự tô màu vào vở bài tập. -Đọc lại các phép tính trước lớp. -1 số HS nêu -1 số HS nói theo ý hiểu: nối những hình có cùng hình khối với nhau. - Tự làm bài. Chữa bài. -HS tự quan sát, đếm và viết số vào vở. -HS thực hành xếp hình. -HS làm bài vào vở, sau đó giải thích kết quả theo tranh vẽ. -HS tự nêu câu chuyện theo từng tranh và viết phép tính của mình vào vở bài tập. -Đổi chéo vở kiểm tra. ______________________________________________ KHỐI HỘP CHỮ NHẬT- KHỐI LẬP PHƯƠNG,LÀM QUEN VỚI PHÉP TRỪ, DẤU TRỪ TIẾT 3 MỤC TIÊU: * Kiến thức, kĩ năng: - Thuộc các phép cộng, trừ trong phạm vi 10 đã học. - Củng cố kĩ năng tính nhẩm cộng, trừ phạm vi đã học; kĩ năng viết phép tính theo tranh vẽ thích hợp. -Vận dụng các phép tính đã học để giải quyết các tình huống thực tế. *Phát triển các năng lực chung và phẩm chất: - Bước đầu rèn luyện kĩ năng quan sát, phát triển các năng lực toán học. - Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Vở BT phát triển năng lực Toán tập 1 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh VẬN DỤNG, PHÁT TRIỂN 1. KTBC: - Đọc các phép tính cộng có kết quả bằng 6. -Đọc các phép tính có kết quả bé hơn 6. - Nhận xét, tuyên dương HS. 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 10:Nêu y/c bài tập. -Y/c HS đọc các phép trừ trong bài, quan sát bài mẫu. -Gọi 1 số HS nêu ý tưởng làm bài ( diễn đạt câu chuyện của mình để vẽ hình) -Y/c HS vẽ hình vào vở bài tập, sau đó nói cho bạn bên cạnh nghe về hình vẽ của mình. -Nhận xét, chữa bài. Bài 11: Gạch bớt hình rồi viết phép trừ thích hợp (theo mẫu) -Y/c HS quan sát bức tranh, phép tính, tự làm bài vào vở. -chữa bài, y/c HS kể câu chuyện theo tranh và giải thích về phép tính của mình. Bài 12: Vẽ thêm số chấm tròn thích hợp ( theo mẫu) -GV y/c HS quan sát hình vẽ. -GV cùng HS làm mẫu 1 phần, sau đó y/c HS tự vẽ nốt chấm tròn cho các phần còn lại. -Giải thích cách làm. -Nhận xét, chữa bài. Có thể y/c HS viết lại phép tính thể hiện cách làm của mình. VD: 10 = 3 + 4 + 3; 7= 2 + 4 + 1, 3. Củng cố, dặn dò: - Gọi 1, 2 HS nêu 1 phép tính bất kì, bạn khác sẽ vẽ hình biểu diễn phép tính đó lên bảng. -GV hệ thống lại bài học, nhận xét tiết học, hướng dẫn HS ôn bài. -1 số HS đọc. HS khác nhận xét. -1 số HS đọc phép tính, nêu câu chuyện của mình trước lớp. -HS tự vẽ hình biểu diễn cho phép trừ vào vở bài tập. -Đổi vở, nói cho nhau nghe về hình vẽ của mình. -HS quan sát, làm bài theo y/c. -1 số HS trình bày trước lớp. -HS quan sát. -Làm bài vào vở bài tập. -Nêu cách làm trước lớp. -HS chơi trò chơi.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_buoi_chieu_toan_lop_1_canh_dieu_tuan_10_khoi_hop_chu.doc