Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 35 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thảo - Trường Tiểu học Duy Tân

Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 35 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thảo - Trường Tiểu học Duy Tân

I. MỤC TIÊU

Giúp HS:

- Phát triển kĩ năng khái quát hóa thông qua việc ôn lại và kết nối nội dung chủ điểm của các bài đã học trong học kì 2. Phát triển kĩ năng quan sát và hiểu ý nghĩa của hình ảnh, kết nối hình ảnh với nội dung được thể hiện bằng ngôn ngữ.

- Củng cố và phát triển vốn từ ngữ chỉ thời gian trong năm và hoạt động, trạng thái của con người và thiên nhiên trong những khoảng thời gian khác nhau trong năm; qua đó không chỉ phát triển kĩ năng biểu đạt mà còn có cơ hội nhìn lại một năm đã qua.

 II. CHUẨN BỊ

- Tranh minh họa có trong SHS được phóng to

- Bảng kẻ có 12 ô tương ứng với 12 tháng trong năm và hình minh họa những hoạt động, trạng thái tương ứng với 12 tháng đó.

- Có thể sử dụng máy chiếu (ở phần chơi trò chơi ô chữ). Nếu không có máy chiếu thì có thể sử dụng bảng phụ.

 - Phiếu bài tập cho hoạt động 3.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx 13 trang Hoàng Chinh 22/06/2023 3583
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 35 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thảo - Trường Tiểu học Duy Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35:
Tiếng Việt:
BÀI 1
ÔN TẬP
MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Phát triển kĩ năng khái quát hóa thông qua việc ôn lại và kết nối nội dung chủ điểm của các bài đã học trong học kì 2. Phát triển kĩ năng quan sát và hiểu ý nghĩa của hình ảnh, kết nối hình ảnh với nội dung được thể hiện bằng ngôn ngữ. 
- Củng cố và phát triển vốn từ ngữ chỉ thời gian trong năm và hoạt động, trạng thái của con người và thiên nhiên trong những khoảng thời gian khác nhau trong năm; qua đó không chỉ phát triển kĩ năng biểu đạt mà còn có cơ hội nhìn lại một năm đã qua.
 II. CHUẨN BỊ 
- Tranh minh họa có trong SHS được phóng to
- Bảng kẻ có 12 ô tương ứng với 12 tháng trong năm và hình minh họa những hoạt động, trạng thái tương ứng với 12 tháng đó.
- Có thể sử dụng máy chiếu (ở phần chơi trò chơi ô chữ). Nếu không có máy chiếu thì có thể sử dụng bảng phụ.
 - Phiếu bài tập cho hoạt động 3.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động 
- HS hát “Mùa hè của em”
2. Chọn tranh phù hợp với từng chủ điểm đã học và cho biết lí do em chọn
Mục tiêu: Hệ thống hóa các chủ điểm đã học; giúp HS phát triển kĩ năng quan sát và hiểu ý nghĩa của hình ảnh, kết nối hình ảnh với nội dung được thể hiện bằng ngôn ngữ.
Phương pháp: thảo luận nhóm, quan sát, trực quan, hỏi đáp.
Cách tiến hành:
- GV hỏi: Ở học kì 2 chúng ta đã được học mấy chủ điểm lớn ?
- GV yêu cầu HS kể lại các chủ điểm
- GV đưa tranh 1. Yêu cầu HS quan sát tranh và hỏi nội dung tranh
+ Tranh 1 vẽ gì? Tranh 1 thể hiện điều gì?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 về nội dung 9 tranh còn lại.
-GV tổ chức trò chơi “Tìm bạn”. Lớp chia làm 2 đội thi lên ghép nội dung tranh tương ứng với chủ đề.
-GV nhận xét, chốt ý đúng, tuyên bố đội thắng cuộc.
GIẢI LAO GIỮA GIỜ
2. Giải ô chữ
Mục tiêu: HS hệ thống hóa các kiến thức đã học ở các bài tập đọc qua trò chơi.
Phương pháp: trò chơi, hỏi đáp, luyện tập
Cách tiến hành:
- GV cho HS đọc yêu cầu bài 
- GV nêu tên trò chơi: Người giải mã nhí
- GV nêu luật chơi, cách chơi: 
+ GV lưu ý HS muốn giải được ô chữ thì cần dựa vào các bài học (Bác trống trường, Cuộc thi tài năng rừng xanh, Du lịch biển Việt Nam, Bữa cơm gia đình, Tia nắng đi đâu? Lời chào, Đi học, Nhớ ơn)
 + Các em sẽ chọn hàng ngang bất kì, nghe cô đọc câu hỏi, sau đó suy nghĩ trong 1 phút và điền vào sách. 
+ Hết thời gian, bạn nào hoàn thành ô chữ được trao tặng danh hiệu “Người giải mã nhí”.
-GV cho HS tiến hành chơi
- GV nhận xét, tuyên dương, trao danh hiệu HS 
- Yêu cầu cả lớp đọc câu xuất hiện ở hàng dọc màu vàng: Tôi đi học.
-Hs hát.
-HS trả lời: 8
-Tôi và các bạn/ Mái ấm gia đình/ Mái trường mến yêu/ Điều em cần biết/ Bài học từ cuộc sống/ Thiên nhiên kì thú/ Thế giới trong mắt em/ Đất nước và con người.
-HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Tranh vẽ 3 bạn nhỏ đang cùng chơi một trò chơi. 
- HS thảo luận nhóm 4.
- Tranh vẽ một gia đình gồm bố đẩy xe nôi, mẹ đi sau dắt một bé gái. 
- Tranh vẽ quang cảnh một trường học. 
- Tranh vẽ một số biển hiệu: cấm hút thuốc, cấm lửa, cấm xả rác, cấm câu cá. 
- Tranh minh họa tình huống bồ câu cứu kiến. 
- Một số loài vật: khỉ, voi, nai, chim, ở một góc rừng 
- Một bạn nhỏ nhìn lên bầu trời đầy nắng, mây xanh, có cánh diều
- Hồ Gươm có Tháp Rùa. 
- Hình cá heo bơi trên đại dương vào buổi đêm. 
- Bản đồ đất nước Việt Nam 
- HS tham gia chơi. 
Tranh 1 - Tôi và các bạn/ Tranh 2 - Mái ấm gia đình/ Tranh 3 - Mái trường mến yêu/ Tranh 4 – Điều em cần biết/ Tranh5 – Bài học từ cuộc sống/ Tranh 6 – Thiên nhiên kì thú/ Tranh 7 – Thế giới trong mắt em/ Tranh 8 – Đất nước và con người/ Tranh 9 – Thiên nhiên kì thú/ Tranh 10 – Đất nước và con người.
-HS đọc yêu cầu bài tập
-HS nghe GV phổ biến luật chơi, cách chơi. 
Đáp án:
Trống trường
Công
Biển
Gia đình Việt Nam
Tia nắng
Lời chào
Cọ
Cây 
-HS tiến hành chơi
-HS lắng nghe
- HS đọc
Tiết 2
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3. Nói tên các tháng trong năm. Dùng từ ngữ phù hợp để hoàn thiện câu.
Mục tiêu:
HS củng cố và phát triển vốn từ ngữ chỉ thời gian trong năm và hoạt động, trạng thái của con người và thiên nhiên trong những khoảng thời gian khác nhau trong năm.
Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành- luyện tập.
Cách tiến hành:
-GV hỏi : 
+ Một năm có mấy tháng ? mấy mùa ?
+ Những tháng nào tương ứng với những mùa nào ?
-GV cho HS quan sát các tranh trong SHS, hướng dẫn HS khai thác tranh
GIẢI LAO GIỮA GIỜ
-GV cho HS thảo luận nhóm 4, dùng từ ngữ phù hợp để hoàn thiện câu, cho biết hoạt động, trạng thái của con người và thiên nhiên trong mỗi tháng vào phiếu bài tập.
- GV tổ chức cuộc thi thuyết trình “Một năm của tôi”
-Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
-GV cho HS nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, chốt ý
4. Củng cố, dặn dò
- GV khen ngợi, động viên HS, lưu ý HS ôn lại các nội dung đã ôn.
- Dặn HS tìm đọc 1 tập truyện kể bất kì, chọn 1 truyện em yêu thích để chuẩn bị cho yêu cầu bài sau.
- Nhận xét, kết thúc tiết học
-12 tháng, 4 mùa (xuân, hạ, thu, đông)
-mùa xuân (tháng 1, 2, 3), mùa hạ (tháng 4, 5, 6), mùa thu (tháng 7, 8, 9), mùa đông (tháng 10, 11, 12)
- HS quan sát tranh
-HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu bài tập.
-HS trả lời
-HS nhận xét
-HS lắng nghe và thực hiện
Tuần 35:
Tiếng Việt:
BÀI 2
ÔN TẬP
MỤC TIÊU
 Giúp HS:
 - Củng cố và nâng cao một số kiến thức đã học thông qua điền từ ngữ đã cho vào một số chỗ trống trong một văn bản (có nội dung điểm lại một năm học đã qua); đọc thành tiếng và đọc hiểu văn bản; nghe viết một đoạn ngắn được trích từ văn bản đã học; thực hành đọc mở rộng một truyện kể tự chọn và kể lại truyện kể đó.
 II. CHUẨN BỊ 
Một số truyện kể phù hợp viết về nhiều chủ điểm khác nhau (có thể lấy từ tủ sách của lớp) để HS có thể đọc ngay tại lớp.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động 
- HS hát “Cô giáo em”
2.Chọn từ ngữ trong khung thay cho các ô vuông (có đánh số) trong bài đọc
Mục tiêu : HS chọn từ ngữ thích hợp trong khung để điền vào văn bản.
Phương pháp : trực quan, hỏi đáp, thực hành, thảo luận nhóm
Cách tiến hành :
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
-Gọi HS đọc nội dung văn bản theo SHS
- GV hướng dẫn HS cách làm
- Cho HS thảo luận nhóm đôi và tìm từ ngữ thích hợp thay thế cho các ô vuông
-GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai đúng”. Các tổ thi viết từ ngữ thích hợp trong khung thay cho ô vuông từ 1 đến 7. Hết thời gian, tổ nào hoàn thành đúng và nhanh nhất thì giành chiến thắng.
-GV, HS nhận xét và chốt ý, tuyên bố tổ thắng cuộc.
GIẢI LAO GIỮA GIỜ
3. Đọc thành tiếng bài đọc đã hoàn chỉnh
Mục tiêu: HS đọc trôi chảy được văn bản 
Phương pháp : trực quan, thực hành, thảo luận nhóm
Cách tiến hành:
-GV treo lại văn bản đọc hoàn chỉnh
-GV đọc mẫu, cho HS đọc thầm theo
+ Bài đọc này có mấy đoạn ?
GV nhận xét và chốt
-Gọi 2 HS đọc 2 đoạn
-Cho HS đọc luyện đọc đoạn theo nhóm đôi
-Gọi một số nhóm đọc.
-GV nhận xét, chỉnh sửa
-Gọi 1 HS đọc cả văn bản. 
4. Trả lời câu hỏi
Mục tiêu: HS đọc và trả lời được các câu hỏi tìm hiểu văn bản.
Phương pháp : trực quan, thực hành, hỏi đáp, thảo luận nhóm
Cách tiến hành:
-GV cho HS đọc các câu hỏi thảo luận
-Cho HS thảo luận nhóm 4, hỏi và trả lời các câu hỏi
-Gọi đại diện nhóm trả lời
+ Bạn nhỏ muốn cảm ơn những ai ?
+ Nhờ đâu mà bạn nhỏ đã tiến bộ không ngừng trong năm học qua ?
+ Còn em, sau một năm học em muốn cảm ơn những ai ? Vì sao ?
-GV nhận xét, chốt ý, tuyên dương một số HS thể hiện được cảm nhận và suy nghĩ chân thành hay thú vị.
-HS hát
-HS đọc yêu cầu bài tập
-HS đọc nội dung bài
-HS thảo luận nhóm và làm
-HS tham gia chơi
-HS lắng nghe
-HS nghe và đọc thầm theo
- HS chia đoạn: 2 đoạn (đoạn 1: từ đầu đến cảm ơn tất cả, đoạn 2 : phần còn lại).
- 2 HS đọc
- HS luện đọc theo nhóm đôi
- HS đọc
-HS đọc
-1 HS đọc các câu hỏi thảo luận
-HS thảo luận nhóm và thực hiện
-Bạn nhỏ muốn cảm ơn cô giáo, bạn bè và bố mẹ
- Nhờ sự giúp đỡ của nhiều người mà bạn nhỏ đã tiến bộ không ngừng.
- HS trả lời
-HS lăng nghe
TIẾT 2
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5.Nghe viết
Mục tiêu: HS nghe viết đúng một đoạn ngắn trích trong văn bản
Phương pháp : trực quan, thực hành, hỏi đáp
Cách tiến hành:
-GV treo đoạn viết
-GV đọc to đoạn văn viết chính tả, cho HS đọc thầm theo.
- Gọi 1 HS đọc lại
- GV gạch chân một số từ HS hay sai chính tả khi viết (thời gian, giúp đỡ, tiến bộ, tất cả ) Gọi HS đọc các từ.
- GV hỏi : + Bài viết có mấy câu ?
 + Các chữ ở đầu câu được viết thế nào ?
 + Cuối mỗi câu có dấu gì ?
 + Nêu cách trình bày bài viết ?
-Gọi HS nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút đúng cách.
-GV đọc cho HS viết (GV đọc từng câu cho HS viết. Những câu tương đối dài, GV cần đọc theo cụm từ. Mỗi cụm từ hoặc câu ngắn đọc 2 – 3 lần. GV đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS)
-GV đọc lại cho HS kiểm tra lại
-Cho HS đổi chéo vở cho nhau để rà soát lỗi.
-GV chấm nhanh một số bài và nhận xét.
GIẢI LAO GIỮA GIỜ
6. Đọc mở rộng
Mục tiêu : HS thực hành đọc mở rộng một truyện kể tự chọn và biết kể lại truyện đó
Phương pháp : trực quan, thực hành, hỏi đáp, thảo luận nhóm
Cách tiến hành:
- GV kiểm tra việc HS chuẩn bị tìm đọc một tập truyện. Gv lấy một số tập truyện ở thư viện lớp.
-Cho HS thảo luận nhóm đôi và yêu cầu các em đọc và nói với nhau về một câu chuyện đã chuẩn bị. 
-GV tổ chức hội thi “Câu chuyện của em”.
-Gọi HS khác nhận xét, bổ sung
-GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS nói về chuyện mình đã đọc có nội dung, trình bày tốt, nói rõ các ưu điểm để HS cùng học hỏi.
7. Củng cố, dặn dò
-GV tóm tắt lại nội dung chính.
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS hoạt động tốt.
-Dặn HS chuẩn bị bài tiếp theo: Ôn tập bài 3
- HS nghe và đọc thầm theo
- HS đọc
- HS quan sát, theo dõi và đọc
- 4 câu
- Các chữ đầu câu được viết hoa
- Cuối câu có dấu chấm
-Đầu dòng lùi vào 2 ô li
-HS nhắc lại
-HS viết vào vở
-HS kiểm tra lỗi
-HS đổi vở soát lỗi
-HS lắng nghe
-HS nêu việc chuẩn bị của mình
-HS thảo luận nhóm đôi
-HS lên trình bày
-HS nhận xét
-HS lắng nghe
Tuần 35:
Tiếng Việt:
BÀI 3
ÔN TẬP
MỤC TIÊU
Giúp HS:
 Củng cố và nâng cao một số kiến thức đã học thông qua đọc thành tiếng và đọc hiểu một bài thơ có nội dung là lời chào của HS lớp 1 chuẩn bị lên lớp 2 - đánh dấu một thời khắc có ý nghĩa trong cuộc đời HS. Thực hành chia sẻ cảm nghĩ của mình về bạn bè, thầy cô trong năm học qua
 II. CHUẨN BỊ 
- Máy chiếu (nếu có)
- Bảng phụ
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động 
- HS hát “Tạm biệt búp bê”
2.Đọc 
Mục tiêu : HS đọc bài thơ ‘Gửi lời chào lớp Một’
Phương pháp : trực quan, thực hành, hỏi đáp, thảo luận nhóm
Cách tiến hành:
-GV đọc mẫu bài thơ, cho HS đọc thầm theo (chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp)
-GV hỏi : bài thơ có mấy khổ thơ ?
-GV cho HS đọc từng khổ thơ
-GV cho HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ
- Cho HS luyện đọc bài thơ theo nhóm 4
- Gọi đại diện nhóm đọc
-Cho HS nhận xét bạn đọc
-GV nhận xét
- Gọi 1 HS đọc cả bài thơ
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm và ngắt nghỉ đúng nhịp.
- Gọi HS đọc lại bài thơ. Gọi HS nhận xét
-GV nhận xét HS đọc
- Lớp đọc đồng thanh bài thơ
GIẢI LAO GIỮA GIỜ
3. Trả lời câu hỏi 
Mục tiêu : HS đọc bài thơ ‘Gửi lời chào lớp Một’ và trả lời được các câu hỏi trong bài.
Phương pháp : trực quan, thực hành, hỏi đáp, thảo luận nhóm
Cách tiến hành:
-GV treo câu hỏi thảo luận
-GV yêu cầu HS đọc câu hỏi
-GV cho HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi. GV theo dõi, giúp đỡ HS
- GV hỏi
+ Lời chào trong bài thơ là của ai ?
+ Lời chào gửi đến ai và đến những đồ vật nào ở lớp ?
+ Theo em, muốn được cô giáo ‘luôn ở bên’, bạn nhỏ cần phải làm gì ?
+ Em thích khổ thơ nào nhất ? Vì sao ?
-GV nhận xét, chốt ý
-HS hát
-HS đọc thầm theo
-4 khổ thơ
-HS đọc
-HS đọc nối tiếp
-HS đọc theo nhóm 4
-HS đọc
-HS nhận xét
-1HS đọc
-HS chú ý và lắng nghe
-HS đọc
-Lớp đọc
-HS quan sát
-HS đọc
-HS thảo luận nhóm đôi
-Lời chào của các bạn HS vừa học xong lớp 1
- Lời chào gửi đến lớp 1, trong đó có cô giáo và một số sự vật quen thuộc như bảng đen, cửa sổ, chỗ ngồi.
- Bạn nhỏ cần làm theo lời cô dạy
-HS trả lời
TIẾT 2
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4. Học thuộc lòng 
Mục tiêu: HS đọc thuộc lòng bài thơ ‘Gửi lời chào lớp Một’.
Phương pháp: trực quan, thực hành, hỏi đáp, thảo luận nhóm
Cách tiến hành:
-GV treo bảng phụ bài thơ
- Gọi 1 HS đọc lại bài thơ
-GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ :
+ GV hướng dẫn học thuộc lòng từng khổ thơ : cho HS đọc sau đó xóa/ che dần một số từ ngữ trong khổ thơ này cho đến khi xóa/ che hết. Chú ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng bài thơ. 
- GV tổ chức cuộc thi “Phát thanh viên nhí”.
-Cho HS nhận xét bạn đọc
-GV nhận xét, trao danh hiệu cho các bạn đọc tốt.
GIẢI LAO GIỮA GIỜ
5. Nói cảm nghĩ của em về cô giáo/thầy giáo và các bạn trong năm học qua 
Mục tiêu : HS nói được cảm nghĩ của mình về bạn bè thầy cô trong năm học qua cho cả lớp nghe.
Phương pháp : trực quan, thực hành, hỏi đáp, thảo luận nhóm
Cách tiến hành:
-GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập
-GV hướng dẫn HS cách làm
-GV đưa ra một số câu hỏi gợi ý cho HS và yêu cầu HS đọc
*Câu hỏi gợi ý :
+ Em nghĩ gì về bạn bè và thầy/cô giáo ?
+Trong năm học vừa qua, em có điều gì đáng nhớ về một người bạn hay thầy/ cô giáo ?
+ Chia tay lớp 1, chuẩn bị lên lớp 2 em cảm thấy vui hay buồn ?
+ Em có điều gì muốn nói với thầy/cô giáo và bạn bè ?
-Cho HS thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi
- GV yêu cầu HS vẽ 1 bức tranh về thầy cô giáo hoặc các bạn trong lớp, sau đó viết cảm nghĩ của mình.
-Gọi một bạn lên chia sẻ cảm nghĩ
-GV nhận xét, tuyên dương
6. Củng cố, dặn dò
-GV tóm tắt lại nội dung chính.
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS hoạt động tốt.
-Dặn HS ôn tập chuẩn bị kiểm tra cuối năm
-HS quan sát
-HS đọc
-HS đọc thuộc lòng theo hướng dẫn của GV
-HS thi đọc thuộc lòng
-HS nhận xét bạn đọc
-HS đọc yêu cầu bài tập
-HS lắng nghe
-HS đọc câu hỏi gợi ý
-HS thảo luận nhóm đôi
-HS vẽ.
-HS chia sẻ.
Tuần 35:
Tiếng Việt:
ÔN TẬP: LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH CỦNG CỐ CÁC KĨ NĂNG

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_giang_tieng_viet_lop_1_tuan_35_nam_hoc_2020_2021_nguyen.docx