Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 29: Đường đến trường - Bài 2: Đi học

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 29: Đường đến trường - Bài 2: Đi học

I. Mục tiêu:

Giúp HS:

- Từ những kinh nghiệm xã hội của bản thân và việc quan sát tranh minh họa, thảo luận về con đường và cách đến trường của nhân vật trong bài.

- Đọc trơn bài thơ, bước đầu biết cách ngắt nhịp, ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu, chỗ xuống dòng

- Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần cần luyện tập và đặt câu.

- Chỉ ra được những hình ảnh đẹp trên đường đến trường. nhận diện sự tương hợp giữa tranh và ngôn ngữ.

- Học thuộc lòng 2 khổ thơ.

- Bồi dưỡng tình cảm, cảm xúc hạnh phúc khi được đến trường thông qua hoạt động luyện nói, nghe, đọc hiểu.

+ Phẩm chất: Rèn và phát triển cho HS tính chăm chỉ thông qua các hoạt động đọc, viết, trung thực, trách nhiệm qua việc thực hiện các yêu cầu học tập, các nội dung hoạt động của cá nhân, nhóm.

+ Năng lực: Phát triển các năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực tự học và tự chủ, năng lực giao tiếp và hợp tác ; Rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết (năng lực ngôn ngữ) thông qua các hoạt động đọc, viết.

 

docx 4 trang chienthang2kz 13/08/2022 6321
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 29: Đường đến trường - Bài 2: Đi học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
Chủ đề 29: ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG
BÀI 2: ĐI HỌC 
Mục tiêu:
Giúp HS:
Từ những kinh nghiệm xã hội của bản thân và việc quan sát tranh minh họa, thảo luận về con đường và cách đến trường của nhân vật trong bài.
Đọc trơn bài thơ, bước đầu biết cách ngắt nhịp, ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu, chỗ xuống dòng 
Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần cần luyện tập và đặt câu. 
Chỉ ra được những hình ảnh đẹp trên đường đến trường. nhận diện sự tương hợp giữa tranh và ngôn ngữ.
Học thuộc lòng 2 khổ thơ.
Bồi dưỡng tình cảm, cảm xúc hạnh phúc khi được đến trường thông qua hoạt động luyện nói, nghe, đọc hiểu.
+ Phẩm chất: Rèn và phát triển cho HS tính chăm chỉ thông qua các hoạt động đọc, viết, trung thực, trách nhiệm qua việc thực hiện các yêu cầu học tập, các nội dung hoạt động của cá nhân, nhóm.
+ Năng lực: Phát triển các năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực tự học và tự chủ, năng lực giao tiếp và hợp tác ; Rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết (năng lực ngôn ngữ) thông qua các hoạt động đọc, viết.
Chuẩn bị:
GV: SGV, một số tranh ảnh minh họa tiếng có vần ươn – ương, thẻ từ, máy chiếu, video bài hát Đi học, bảng phụ, 
HS: SHS
Hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1
1.Ổn định: Hát: “ Đi tới trường”.
2.Khởi động: 
Mục tiêu: Giới thiệu bài thơ Đi học.
- GV giới thiệu tranh SGK/trang101. Thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
+ Các bạn nhỏ trong tranh đang đi đâu ?
+ Hằng ngày em đến trường bằng cách nào ?
- GV nhận xét, chốt. Giới thiệu tên bài học.
3.Luyện đọc văn bản:
Mục tiêu: Đọc trơn bài thơ, bước đầu biết cách ngắt nhịp trong câu thơ , chỗ xuống dòng 
- Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần cần luyện tập và đặt câu. 
-GV đọc mẫu bài: Đi học.
+ Rèn đọc từ khó: dắt tay, suối, 
+ Hướng dẫn cách ngắt nhịp trong câu thơ
+ Đọc thành tiếng thực hiện nhóm 4
GV nghe và sửa lỗi cho HS (sửa những lỗi chung nhất mà HS hay đọc sai ).
+ Giải nghĩa các từ khó: nương, đồi, râm,...
+ GV cho HS đọc lại bài thơ và tìm tiếng trong bài có vần ương.
+ GV cho HS tìm ngoài bài thơ từ ngữ chứa tiếng có vần ươn, ương (trò chơi hoặc thi đua).
TIẾT 2
4.Đọc lại bài đọc:
Mục tiêu: Chỉ ra được những hình ảnh đẹp trên đường đến trường. nhận diện sự tương hợp giữa tranh và ngôn ngữ.
-Học thuộc lòng 2 khổ thơ.
- GV giới thiệu 4 bức tranh SGK/trang 102 và yêu cầu HS thảo luận nhóm 4: Sắp xếp thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung của bài thơ và đọc lại các khổ thơ theo tranh tương ứng. 
GV nhận xét. 
-HS học thuộc hai khổ thơ cuối.
+GV cho HS trình bày trước lớp. GV nhận xét.
5.Luyện tập nói sáng tạo:
Mục tiêu: Bồi dưỡng tình cảm, cảm xúc hạnh phúc khi được đến trường thông qua hoạt động luyện nói, nghe, đọc hiểu.
- HS đọc yêu cầu bài: Hỏi đáp với bạn về những hình ảnh em thích trên đường đến trường. 
- HS thực hiện nhóm đôi.
GV nhận xét (GV lưu ý nhắc và giúp HS trả lời tròn câu, đủ ý).
6.Hoạt động mở rộng: 
Mục tiêu: HS biết hát bài hát : Đi học.
- GV mở video bài hát: Đi học và cho HS hát theo.
GV nhận xét.
7.Củng cố - dặn dò: 
- HS nhắc lại nội dụng vừa học.
- GV liên hệ thực tế, giáo dục tư tưởng cho HS.
- Hướng dẫn HS cách học thuộc lòng và chuẩn bị bài tiếp theo (Bài: Biển báo).
- Cả lớp hát, vỗ tay theo nhạc.
- HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi về những hình ảnh trong tranh trả lời câu hỏi.
- HS trình bày – nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS rèn đọc từ khó 
- HS rèn ngắt nghỉ trong câu thơ
+ HS đọc theo nhóm.
+ HS đọc và tìm tiếng có vần ương
+ HS thực hiện, trình bày và nhận xét => GV nhận xét.
-HS thảo luận nhóm 4 và thực hiện
- HS trình bày – nhận xét. (Tranh 3 – tranh 2 – tranh 4 – tranh 1).
-HS tự học thuộc.
+HS trình bài – nhận xét.
- HS đọc.
- HS thực hiện và trình bài – nhận xét.
- HS xem video và học hát – Cả lớp hát.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docxchu_de_29_duong_den_truong_bai_2_di_hoc.docx