Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 25: Mẹ và cô - Bài 2: Nói với em

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 25: Mẹ và cô - Bài 2: Nói với em

I. MỤC TIÊU

Giúp học sinh:

1. Từ những kinh nghiệm xã hội và ngôn ngữ của bản thân, nói về trạng thái cảm xúc của nhân vật trong tranh.

2. Đọc trơn bài đọc, bước đầu ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu.

3. Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần cần luyện tập và đặt câu

4. Nhận ra sự cần thiết của việc chia sẻ cảm xúc của mình và của người khác. Từ đó, bồi dưỡng phẩm chất nhân ái: biết quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh.

5. Tô đúng kiểu chữ hoa chữ H và viết câu ứng dụng. Luyện tập kĩ năng nghe- viết đoạn văn.

6. Phân biệt đúng chính tả ac/at và dấu hỏi/ dấu ngã.

7. Thực hành chia sẻ cảm xúc của bản thân. Luyện nói và viết sáng tạo theo gợi ý. Phát triển ý tưởng thông qua việc trao đổi với bạn.

8. Phát triển năng lực hợp tác qua hoạt động nhóm; phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua hoạt động thực hành.

 

docx 10 trang chienthang2kz 13/08/2022 9331
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 25: Mẹ và cô - Bài 2: Nói với em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
CHỦ ĐỀ 25: MẸ VÀ CÔ
BÀI 2: Nói với em
II. MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
1. Từ những kinh nghiệm xã hội và ngôn ngữ của bản thân, nói về trạng thái cảm xúc của nhân vật trong tranh. 
2. Đọc trơn bài đọc, bước đầu ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu. 
3. Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần cần luyện tập và đặt câu
4. Nhận ra sự cần thiết của việc chia sẻ cảm xúc của mình và của người khác. Từ đó, bồi dưỡng phẩm chất nhân ái: biết quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh. 
5. Tô đúng kiểu chữ hoa chữ H và viết câu ứng dụng. Luyện tập kĩ năng nghe- viết đoạn văn. 
6. Phân biệt đúng chính tả ac/at và dấu hỏi/ dấu ngã. 
7. Thực hành chia sẻ cảm xúc của bản thân. Luyện nói và viết sáng tạo theo gợi ý. Phát triển ý tưởng thông qua việc trao đổi với bạn. 
8. Phát triển năng lực hợp tác qua hoạt động nhóm; phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua hoạt động thực hành. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Sách giáo viên, kế hoạch bài dạy.
- Một số tranh ảnh, mô hình hoặc vật thật dùng minh họa tiếng có vần ia, ai, ay kèm theo thẻ từ. 
-Mẫu tô chữ viết hoa và khung chữ mẫu chữ H.
-Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng chiếu tranh ảnh, video (nếu có).
-Bảng phụ ghi nội dung cần chú ý luyện đọc (nếu có).
2. Học sinh
- Sách học sinh, vở tập viết, vở bài tập.
- Tâm thế học vui.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1
1.Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (7 phút)
- GV yêu cầu HS hát một bài hát về chủ đề Mẹ và cô.
- GV yêu cầu HS đọc bài “Mẹ của thỏ bông”. 
- GV nhận xét chung.
- GV nêu câu chuyển ý liên quan để dẫn đến bài học ngày hôm nay.
2. Khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu: 
-Tạo hứng thú cho học sinh thích thú trong học tập. 
 - Giới thiệu bài học.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS lấy SHS.
-GV giới thiệu và ghi tựa bài- Bài 2: Nói với em
 3. Luyện đọc văn bản (23 phút)
a. Mục tiêu:
 HS đạt mục tiêu 2,3,4.
b. Nội dung:
3.1. Đọc thành tiếng:
- GV đọc mẫu bài “Nói với em” (GV kết hợp đặt câu hỏi gợi ý để thu hút sự chú ý của HS).
- GV hướng dẫn đọc một số từ khó. 
-GV hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi theo dấu câu. 
- GV yêu cầu HS đọc trong nhóm.
- GV nhận xét, đánh giá chung. 
TIẾT 2
Đọc hiểu:
- GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc và tìm tiếng trong bài có chứa vần ia, ay.
- GV yêu cầu HS tìm từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần ia, ai, ay.
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, trả lời câu hỏi trong SHS.
- Với HS khá giỏi, GV có thể yêu cầu thêm:
+Hãy đọc câu đầu và câu hai của đoạn 2 rồi tìm những từ ngữ chỉ cảm xúc.
+Hãy đọc hai câu đầu của đoạn 2 và cho biết chia sẻ là gì?
- GV nhận xét chung, kết hợp giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất nhân ái.
TIẾT 3
4. Luyện tập viết hoa, chính tả
- Mục tiêu:
HS đạt mục tiêu 5, 6.
- Nội dung:
4.1. Tô chữ viết hoa chữ H và viết câu ứng dụng 
a. Tô chữ viết hoa chữ H:
- GV giới thiệu chữ mẫu (GV đính chữ mẫu lên bảng).
- GV phân tích cấu tạo nét chữ của con chữ viết hoa và nêu cách viết:
+Phân tích: Chữ viết H hoa gồm 4 nét, là nét cong trái, nét khuyết dưới, nét khuyết trên và nét thẳng đứng.
+Cách viết: Đặt bút trên dòng kẻ ngang 3, sau đường kẻ dọc 2, viết nét cong trái hơi lượn lên trước khi dừng dưới dòng kẻ ngang 4 và trên đường kẻ dọc 3.
Không nhấc bút, hơi lượn sang trái viết nét khuyết dưới cách đều đường kẻ dọc 3 một ô li và liền mạch viết nét khuyết trên, lượn lên trước khi dừng bút bên phải đường kẻ dọc 4, dưới dòng kẻ ngang 2.
Lia bút đến đường kẻ dọc 3, dưới dòng kẻ ngang 3, viết nét thẳng đứng rồi dừng bút dưới dòng kẻ ngang 2.
Lưu ý: Lưng nét cong trái cách đường kẻ dọc 2 về bên trái 1 ô li. Chỗ bắt đầu viết nét khuyết trên phải ngang bằng với điểm đặt bút.
- GV lặp lại lần 2 quy trình tô chữ hoa để HS quan sát và ghi nhớ.
- GV yêu cầu HS lấy vở tập viết. 
- GV nhắc HS chú ý điểm đặt bút, nối nét và kết thúc.
b. Viết câu ứng dụng:
-GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng.
- GV viết mẫu chữ Học.
- GV viết tiếp các chữ còn lại.
- GV hướng dẫn HS đánh giá bài viết.
4.2. Chính tả nghe- viết 
- GV đưa bảng phụ ghi nội dung đoạn cần viết và yêu cầu HS đọc.
 -GV đọc cho HS nghe viết:
+GV nhắc HS cách trình bày tùy theo thể loại được viết.
+GV đọc bài chính tả nghe viết theo 3- 4 bước:
Bước 1: GV đọc cả đoạn.
Bước 2: GV đọc từng câu, ngắt câu tại cụm từ có nghĩa.
Bước 3: GV nhắc lại bước 2 nếu cần thiết.
Bước 4: GV đọc lại cả đoạn để HS dò.
-GV hướng dẫn HS đánh giá bài viết.
4.3. Bài tập chính tả lựa chọn 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài (tùy đặc điểm phương ngữ của HS trong lớp hoặc của nhóm, GV giao bài tập phù hợp). 
- GV cho HS xem tranh gợi ý.
- GV tổ chức trò chơi “Hộp quà bí mật” để sửa bài.
- GV nhận xét tiết học- tuyên dương.
TIẾT 4
5. Luyện tập nói, viết sáng tạo 
a. Mục tiêu:
Học sinh đạt mục tiêu 7,8.
b. Nội dung:
5.1. Nói sáng tạo:
- GV yêu cầu HS lấy SGK và làm việc theo cặp/ nhóm 4.
- GV yêu cầu HS trình bày.
5.2. Viết sáng tạo:
- GV yêu cầu HS đổi nội dung vừa nói thành câu văn viết.
- GV hướng dẫn đánh giá (GV chú ý không sửa lỗi đặt câu, mà nên nhận xét ý tưởng của HS. Các nhận xét của GV nên theo hướng động viên, khuyến khích để HS mạnh dạn đặt câu, viết câu.).
- GV chốt hoạt động, kết hợp giáo dục.
6. Hoạt động mở rộng 
7. Củng cố, dặn dò 
-GV hướng dẫn phần chuẩn bị cho bài học sau.
- Cả lớp hát bài “Mẹ và cô”.
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi nhắc lại nội dung bài:
+Mẹ thỏ bông làm gì khi dắt con đi chơi lúc trời mưa? 
+Mẹ thỏ bông làm gì khi con bị sốt? 
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS mở SHS trang 65/TV1-tập 2.
- HS làm việc nhóm đôi. HS quan sát tranh minh họa và đoán xem cô giáo sẽ khuyên bạn nhỏ điều gì? 
+HS phán đoán và trao đổi với bạn về nội dung tranh.
+HS trả lời trước lớp.
-HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- HS lắng nghe và đọc đúng các từ: những, vui, buồn, sẻ, nỗi, trường, sống, 
- HS lắng nghe và biết ngắt nghỉ hơi ở chỗ dấu phẩy, dấu chấm.
- HS đọc thành tiếng bài đọc.
- HS giải thích nghĩa của một số từ: bày tỏ, lo lắng, vơi đi, 
- HS đọc nối tiếp câu, nối tiếp đoạn trong nhóm 4 bạn.
- HS thi đọc nối tiếp đoạn- cả bài trước lớp.
- HS nhận xét bài đọc của bạn theo tiêu chí: đọc đúng, to rõ, không vấp, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Cả lớp khen các nhóm đọc tốt. 
- HS đọc thầm bài đọc “Nói với em”. - HS đọc to tiếng/ từ có chứa vần ia, ay: ngày, bày tỏ, chia sẻ.
- HS tìm từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần ia, ai, ay (bìa, mía, chia, bài, mai, bày, hay, tay, ).
- HS đặt câu với các từ ngữ vừa tìm được.
Ví dụ: 
+Em thích trang bìa sách Tiếng Việt lớp 1.
+Bạn Mai chia quà cho anh chị.
+Em rửa tay bằng nước sát khuẩn.
+Cô giáo đang giảng bài.
+Góc trưng bày sản phẩm của học sinh ở lớp em rất đẹp.
- HS nhận xét bạn.
- HS thảo luận nhóm đôi/ nhóm 4 để trả lời các câu hỏi sau:
1.Bài đọc khuyên em điều gì? Nói với bạn một ý em chọn:
a. Nên che giấu cảm xúc.
b. Cần biết yêu thương mẹ và cô.
c. Cần phải biết chia sẻ cảm xúc.
2. Khi ở trường, em có thể chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với những ai?
- HS trả lời, bạn khác nhận xét, bổ sung. Cả lớp khen ngợi các bạn trả lời đúng.
- HS trả lời các từ ngữ chỉ cảm xúc: niềm vui, nỗi buồn, lo lắng.
- HS giải nghĩa từ chia sẻ.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát chữ viết hoa chữ H.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS dùng ngón tay viết con chữ H hoa lên không khí hoặc viết xuống mặt bàn.
- HS mở VTV và tô chữ H hoa.
- HS thức hiện theo hướng dẫn.
-HS đọc câu ứng dụng “Học tập là công việc suốt đời”.
- HS quan sát.
- HS quan sát GV viết mẫu.
- HS viết câu ứng dụng vào VTV.
- HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.
- HS đọc đoạn cần viết: “Khi bày tỏ niềm vui với người khác, em sẽ vui hơn. Nỗi buồn, lo lắng sẽ vơi đi khi người khác lắng nghe em nói.”
- HS đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai (niềm vui, nỗi buồn, bày tỏ, lo lắng, )
- HS nghe và viết vào VTV.
+HS có thể viết chữ in hoa ở chữ đầu câu.
+HS nhớ viết dấu chấm cuối câu.
- HS tự đánh giá bài viết của mình và của bạn.
- HS đọc đề bài: Thay hình ngôi sao bằng các vần ac hoặc vần at; Thay hình chiếc lá bằng dấu hỏi hoặc dấu ngã.
- HS quan sát tranh gợi ý và thực hiện bài tập vào VBT.
- HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn.
+Bài điền đúng của HS là: ngạc nhiên, vui hát, nhút nhát; cổ vũ, an ủi, hỏi thăm.
- HS đặt câu (nói miệng, không yêu cầu viết) với những từ vừa điền đúng.
- HS nhận xét, khen ngợi.
- Cả lớp thực hiện trò chơi “Tôi muốn”.
- HS mở SHS trang 67 đọc yêu cầu bài tập.
- HS trao đổi trong nhóm về yêu cầu của hoạt động. HS quan sát tranh, đọc từ ngữ trong bóng nói và thực hiện theo yêu cầu (chọn một trong hai việc sau):
+ HS nói suy nghĩ của mình khi được cô giáo khen.
+ HS nói suy nghĩ của mình khi lỡ làm mất một món đồ mà mẹ đã tặng.
- Cá nhân HS trình bày trước lớp.
Ví dụ: Hôm nay em vui vì được cô khen.
+Em rất thích vì được cô giáo khen.
+Con rất buồn vì đã làm mất cây bút mẹ cho. Con xin lỗi mẹ.
- HS nhận xét bạn, khen ngợi.
- HS tìm hiểu cách đổi nội dung vừa nói thành câu văn viết (HS dựa vào câu mẫu gợi ý).
- HS thực hiện yêu cầu viết sáng tạo vào VBT.
- HS tự đánh giá, nhận xét về phần trình bày của mình và của bạn.
-HS lắng nghe.
- Cả lớp hát kết hợp vận động phụ họa một bài hát về mẹ, cô (bài Cô giáo hoặc bài Cô giáo em).
- HS nhắc lại tên bài học, chi tiết em thích, vì sao em thích, 
- HS lắng nghe, biết chuẩn bị bài “Mẹ và cô”.
- HS chuẩn bị tìm đọc bài thơ hoặc câu chuyện về mẹ và cô giáo.

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_1_chan_troi_sang_tao_chu.docx