Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 21: Những bông hoa nhỏ - Bài 3: Như bông hoa nhỏ

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 21: Những bông hoa nhỏ - Bài 3: Như bông hoa nhỏ

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

- Năng lực chung: Biết chuẩn bị đồ dùng học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận quá trình học qua hoạt động nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phát triển năng lực tiếng Việt qua hoạt động thực hành.

2. Năng lực đặc thù

- Phát triển năng lực về văn học:

+ Từ những kinh nghiệm xã hội và việc quan sát tranh minh họa, trao đổi với bạn bè cảm giác hạnh phúc khi được yêu thương.

+ Chỉ ra được trẻ em là những bông hoa nhỏ của cha mẹ và thầy cô.

- Phát triển năng lực về ngôn ngữ:

+ Đọc trơn bài thơ, bước đầu biết cách ngắt nhịp, ngắt nghỉ đúng, chỗ xuống dòng khi đọc một bài thơ. Đọc đúng các tiếng chứa vần khó đọc: suốt đời, xòe ô, vườn hoa,

+ Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần cần luyện tập và đặt câu.

+ Nhận diện được nội dung chính của bài thơ, kết nối hình ảnh với ngôn ngữ biểu thị hình ảnh.

+ Thực hành hỏi - đáp về một việc tốt mà mình đã làm.

 

docx 8 trang chienthang2kz 13/08/2022 7260
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 21: Những bông hoa nhỏ - Bài 3: Như bông hoa nhỏ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
CHỦ ĐỀ 21: NHỮNG BÔNG HOA NHỎ
Bài 3: NHƯ BÔNG HOA NHỎ
MỤC TIÊU
Năng lực chung
- Năng lực chung: Biết chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận quá trình học qua hoạt động nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phát triển năng lực tiếng Việt qua hoạt động thực hành.
Năng lực đặc thù
- Phát triển năng lực về văn học:
+ Từ những kinh nghiệm xã hội và việc quan sát tranh minh họa, trao đổi với bạn bè cảm giác hạnh phúc khi được yêu thương.
+ Chỉ ra được trẻ em là những bông hoa nhỏ của cha mẹ và thầy cô.
- Phát triển năng lực về ngôn ngữ:
+ Đọc trơn bài thơ, bước đầu biết cách ngắt nhịp, ngắt nghỉ đúng, chỗ xuống dòng khi đọc một bài thơ. Đọc đúng các tiếng chứa vần khó đọc: suốt đời, xòe ô, vườn hoa, 
+ Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần cần luyện tập và đặt câu.
+ Nhận diện được nội dung chính của bài thơ, kết nối hình ảnh với ngôn ngữ biểu thị hình ảnh.
+ Thực hành hỏi - đáp về một việc tốt mà mình đã làm.
Phẩm chất: Bồi dưỡng tình cảm, cảm xúc hạnh phúc khi được yêu thương thông qua hoạt động luyện nói, nghe, đọc hiểu.
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Giáo viên: SGV
- Một số tranh ảnh có trong SHS được phóng to, hình minh họa tiếng có vâng ươn/ương kèm theo thẻ từ (nếu có)
- Bảng phụ ghi cách ngắt nhịp, ngưng nghỉ khi đọc bài thơ “Như bông hoa nhỏ”.
Học sinh: SHS
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
ĐIỀU MONG ĐỢI Ở HỌC SINH
TIẾT 1
1. Hoạt động 1: Ổn định lớp (5 phút)
Mục tiêu: Tạo không khí phấn khởi để bắt đầu bài học. 
Cách thực hiện: 
- Trò chơi “Hoa nở - hoa tàn”
+ GV phổ biến luật chơi: HS dùng bàn tay làm bông hoa. Khi GV nói nụ hoa thì các ngón tay chụm lại với nhau, khi nói hoa nở thì bật các ngón tay ra, khi nói hoa tàn thì các ngón tay xòe ra và quay đầu hướng xuống đất.
+ Cách chơi: Làm theo lời nói không làm theo hành động.
 + Tổ chức trò chơi.
- Thông qua trò chơi, GV dẫn dắt, giới thiệu chủ đề của tuần “Những bông hoa nhỏ”.
2. Hoạt động 2: Khởi động (5 phút)
Mục tiêu: 
+ Tạo hứng thú cho HS vào bài mới và kết nối bài.
+ Từ những kinh nghiệm xã hội và việc quan sát tranh minh họa, trao đổi với bạn bè cảm giác hạnh phúc khi được yêu thương.
Cách thực hiện:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và nói cho nhau nghe theo nhóm đôi bạn nhỏ được những ai yêu thương.
- GV gọi HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét.
- GV cho HS liên hệ bản thân: Em cảm thấy thế nào khi được mọi người yêu thương?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới
3. Hoạt động 3: Luyện đọc văn bản
 (22 phút)
Mục tiêu: 
- Đọc trơn bài thơ, bước đầu biết cách ngắt nhịp, ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu, chỗ xuống dòng khi đọc một bài thơ. Đọc đúng các tiếng chứa vần khó đọc: suốt đời, xòe ô, vườn hoa, 
- Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần cần luyện tập và đặt câu.
Cách thực hiện:
a) Đọc thầm:
- GV cho HS đọc thầm bài thơ bằng mắt.
b) GV đọc mẫu 
- GV đọc mẫu, nêu giọng đọc: chậm rãi, yêu thương, nhấn mạnh ở những ý chính của bài thơ.
- Nhắc HS để ý chỗ ngắt, nghỉ hơi ở cuối dòng thơ, hết khổ thơ.
c) Cho HS đọc tiếng, từ ngữ
- Cho HS luyện đọc theo nhóm 4, tự tìm ra từ khó đọc hoặc từ bạn mình đọc sai, ghi lại trên thẻ từ.
- GV quan sát các nhóm hoạt động, giúp đỡ, chỉnh sửa, rèn đọc cho HS.
- GV nêu từ các nhóm phát hiện.
+ Đối với các từ mà nhiều nhóm sai: GV chọn từ đưa lên bảng, rèn HS đọc.
+ Đối với các từ chỉ 1-2 nhóm sai: GV cho HS trong nhóm đọc lại. 
+ Nếu từ nào HS không đọc được, có thể cho HS đánh vần và đọc trơn. 
- GV giúp HS giải nghĩa các từ khó:
+ suốt đời: chỉ khoảng thời gian rất dài không xác định được thời gian cụ thể là bao lâu.
+ hoa biết hát/ hoa biết cười: là chỉ trẻ em biết hát/ biết cười.
- GV cho HS đọc lại các từ khó.
d) Luyện đọc câu
- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp từng câu/ từng dòng.
- GV lưu ý cho HS cách ngắt, nghỉ hơi của bài thơ.
NGHỈ GIỮA TIẾT (3 phút)
Cho HS hát kết hợp vận động
e) Luyện đọc đoạn bài
- GV hỏi: Bài này được chia làm mấy đoạn?
- GV nhận xét, chốt: Bài này được chia thành 3 đoạn, mỗi khổ thơ là 1 đoạn.
- GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- GV cho 1-2 HS đọc toàn bài trước lớp.
- GV nhận xét.
f) Mở rộng vốn từ:
- GV cho HS đọc thầm lại bài thơ, dùng bút chì gạch chân tiếng trong bài có chứa vần ươn, ương
- Gọi HS nêu tiếng chứa vần ươn, ương
- GV nhận xét
- Tìm tiến, từ ngoài bài có vần ươn, ương
- Trò chơi: “Ai nhanh hơn”
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Đặt câu chứa từ có vần ươn/ ương.
- GV cho HS suy nghĩ tự đặt câu.
- GV gọi 3-4 em nêu câu của mình đặt.
- GV nhận xét, chỉnh sửa câu văn hoàn chỉnh hơn về mặt cấu trúc.
- HS lắng nghe
- HS tham gia trò chơi theo sự hướng dẫn của GV
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm đôi kể tên những người yêu thương bạn nhỏ trong tranh.
- HS trình bày, các bạn còn lại nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe
- HS tự liên hệ bản thân và trả lời
- HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài
- Cả lớp đọc thầm bài thơ
- HS đọc nhẩm theo cô, để ý chỗ ngắt nghỉ hơi 
- HS luyện đọc theo nhóm, tìm từ khó đọc.
- HS giải nghĩa từ với sự gợi ý, hướng dẫn của GV.
- HS đọc từ khó (cá nhân, đồng thanh)
- HS đọc nối tiếp từng câu
- HS đọc theo cách nghỉ hơi GV hướng dẫn
- Được chia làm 3 đoạn. 
- HS nhận xét
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- 2, 3 HS đọc, các bạn còn lại lắng nghe và nhận xét.
- Lớp đọc thầm, dùng bút chì gạch chân tiếng trong bài có chứa vần ươn, ương
- HS nêu tiếng chứa vần ươn, ương (thương/vườn)
- HS nhận xét.
- HS tham gia trò chơi: trả lời nối tiếp các tiếng, từ chứa vần ươn, ương
- HS lắng nghe, nhận xét.
- HS suy nghĩ đặt câu cá nhân.
- 3-4 HS đặt câu trước lớp.
- Nhận xét bạn
- HS lắng nghe.
TIẾT 2
4. Hoạt động 4: Tìm hiểu bài 
(12 phút)
Mục tiêu: Nhận diện được nội dung chính của bài thơ, kết nối hình ảnh với ngôn ngữ biểu thị hình ảnh.
Cách thực hiện:
- Gọi 1 HS đọc lại bài thơ
- GV hỏi: Bông hoa nhỏ trong bài thơ là ai?
- GV nhận xét, chốt.
- Đọc lại bài thơ và tìm câu thơ có chứa hình ảnh được nhắc đến trong từng bức tranh.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm: gắn câu thơ phù hơp với tranh
- Tổ chức cho các nhóm trình bày
- GV nhận xét, chốt nội dung bài học, GDHS tình yêu gia đình, yêu thầy cô, bạn bè.
- Em hãy học thuộc lòng một khổ thơ mà em yêu thích nhất? (5 phút)
- Thi đọc thuộc lòng
- Tổ chức bầu chọn, tuyên dương bạn đọc thuộc nhanh nhất, hay nhất.
5. Hoạt động 5: Luyện nói sáng tạo (8 phút)
Mục tiêu: Bồi dưỡng Bồi dưỡng tình cảm, cảm xúc hạnh phúc khi được yêu thương.
Cách tiến hành: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài tập
- Tổ chức thảo luận theo nhóm đôi hoạt động nói theo yêu cầu.
- GV gợi ý đó có thể là một việc làm ở nhà như phụ giúp bố mẹ làm việc nhà hoặc đó là một việc làm ở ngoài xã hội như trả lại của rơi cho ng bị mất, đỡ bạn khi bạn vấp té, ...
- Gọi 1 số nhóm lên trình bày trước lớp
- GV hỏi: Khi làm được điều tốt như vậy em cảm thấy thế nào?
- GV nhận xét, GDHS: Phải biết ơn và quý trọng những gì người khác đã giúp đỡ mình và đồng thời cũng phải biết giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn có như vậy thì các em mới xứng đáng là những bông hoa xinh đẹp trong lòng bố mẹ, thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh.
NGHỈ GIỮA TIẾT (3 phút)
Cho HS hát kết hợp vận động
6. Hoạt động mở rộng: Múa hát bài “Em là bông hồng nhỏ” (8 phút)
Mục tiêu: Luyện kĩ năng sáng tạo, dẻo dai 
Cách tiến hành: 
- GV cho HS nghe bài hát và tập hát theo
- GV cho HS vừa hát vừa suy nghĩ động tác cho bài hát. Sao cho bài hát vừa kết thúc thì mỗi em sẽ có một dáng đứng khác nhau. Bạn nào làm giống nhau là thua cuộc.
- GV nhận xét, tuyên dương
7. Củng cố - Dặn dò: (4 phút)
- Nhắc lại nội dung vừa được học (tên bài, tên tác giả, hình ảnh em thích, ....)
- HS đọc thuộc lòng ở nhà
- Chuẩn bị cho bài sau.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe
- Bông hoa nhỏ trong bài thơ là bạn học sinh. 
- HS khác nhận xét.
- HS lắng nghe
- Lớp đọc thầm lại bài thơ
- HS thảo luận nhóm, nêu ý kiến trong nhóm.
- 2 nhóm trình bày trước lớp, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe
- HS học thuộc lòng 1 khổ thơ
- 2,3 HS thi đọc thuộc lòng
- HS nhận xét, bầu chọn bằng cách giơ tay.
- HS nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm đôi nói cho nhau nghe về nhưng việc tốt mà em đã làm.
- 4,5 nhóm lên bảng trình bày. Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe lời bài hát và tập hát theo.
- Các em vừa hát vừa múa theo lời bài hát.
- HS lắng nghe, tuyên dương bạn.
- HS nhắc tên tựa bài, tác giả, nội dung.
- HS lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu của GV.

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_1_chan_troi_sang_tao_chu.docx