Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 11: Bạn bè - Bài 3: on, ôn

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 11: Bạn bè - Bài 3: on, ôn

I. MỤC TIÊU:

Sau khi học bài, học sinh hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực sau:

1/ Biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động trong chủ đề Bạn bè. Sử dụng được một số từ khóa xuất hiện trong bài: nón lá, thủ môn, Biết quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động trong tranh vẽ có các tên gọi chứa vần on, ôn.

2/ Nhận diện được các vần on, ôn Đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối là âm “n”.

3/ Viết được các vần on, ôn. Viết đúng cách, viết nối thuận lợi và không thuận lợi.

4/ Đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng, đọc được bài ứng dụng và hiểu nội dung của bài ứng dụng và hiểu nội dung của bài ứng dụng ở mức độ đơn giản.

5/ Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan đến bài học.

6/ Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc viết.

7/ Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết.

 

docx 7 trang chienthang2kz 7262
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 11: Bạn bè - Bài 3: on, ôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
CHỦ ĐỀ 11: BẠN BÈ 
BÀI 3: ON – ÔN
MỤC TIÊU:
Sau khi học bài, học sinh hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực sau:
1/ Biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động trong chủ đề Bạn bè. Sử dụng được một số từ khóa xuất hiện trong bài: nón lá, thủ môn, Biết quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động trong tranh vẽ có các tên gọi chứa vần on, ôn.
2/ Nhận diện được các vần on, ôn Đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối là âm “n”.
3/ Viết được các vần on, ôn. Viết đúng cách, viết nối thuận lợi và không thuận lợi.
4/ Đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng, đọc được bài ứng dụng và hiểu nội dung của bài ứng dụng và hiểu nội dung của bài ứng dụng ở mức độ đơn giản.
5/ Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan đến bài học.
6/ Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc viết.
7/ Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết.
THIẾT BỊ DẠY HỌC:
Giáo viên: SGK, chữ mẫu, tranh minh họa, thẻ từ, băng đĩa nhạc, lá thư
Học sinh: SGK, vở tập viết, bảng con
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
- GV cho HS lật mở các thẻ từ và đọc.
- GV dẫn vào bài học mới.
- HS lật mở các thẻ
2. Khởi động
- Thảo luận nhóm đôi, quan sát tranh chủ đề tìm tiếng có chứa vần on, ôn
- Phát hiện điểm giống nhau giữa các tiếng.
- HS xem tranh và nêu các chi tiết có trong tranh.
3. Nhận diện vần mới, tiếng có vần mới
- Nhận diện vần: Quan sát, phân tích, đánh vần. 
- Tìm điểm giống nhau giữa các tiếng, so sánh vần cũ
- HS nhận diện vần mới.
4. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa
+ Mục tiêu: Đánh vần, đọc trơn tiếng – từ khóa.
+ Nội dung:
a/ Đánh vần, đọc trơn từ khóa “cái kèn”:
- GV giới thiệu hình ảnh nón lá SGK/114.
- Đưa ra từ khóa “nón lá”.
- GV hỏi: “Trong từ bạn học tiếng nào chứa vần on?”
- GV cho HS phân tích tiếng nón.
- GV đánh vần mẫu.
- GV chia nhóm để HS đánh vần lần lượt trong nhóm.
- GV nghe và nhận xét, sửa chữa cách phát âm cho HS.
- GV đọc trơn từ khóa.
- GV cho HS đọc trơn cá nhân, dãy, lớp.
b/ Đánh vần, đọc trơn từ khóa “thủ môn”:
- Các bước thực hiện tương tự từ khóa “nón lá”.
- GV cho HS đánh vần tiếng “môn” theo cá nhân, dãy, lớp.
- GV cho HS đọc trơn từ “thủ môn” theo nhóm.
- GV nhận xét.
- GV cho HS đọc trơn cả 2 từ.
- HS trả lời.
- HS phân tích.
- HS đánh vần theo nhóm.
- HS đọc trơn.
- HS đánh vần.
- HS đọc trơn theo nhóm.
- 2-3 HS đọc trơn cả 3 từ.
5. Tập viết:
Mục tiêu: Viết đúng vần, từ khoá
a) Viết vào bảng con
Viết vần on:
GV viết và phân tích cấu tạo của vần “on”.
GV hướng dẫn HS nhận xét bài viết của mình và bạn
Viết từ nón lá
GV viết và phân tích cấu tạo của chữ “nón”.
GV hướng dẫn HS nhận xét bài viết của mình và bạn.
*Tiến hành tương tự với vần “ôn” và từ “thủ môn”.
Viết vào vở tập viết
GV hướng dẫn HS trình bày vào vở tập viết.
HS quan sát và phân tích.
HS viết vần on vào bảng con.
HS nhận xét bài viết của mình và bạn, sửa lỗi nếu có.
HS viết từ “nón lá” vào bảng con.
HS nhận xét bài viết của mình và bạn, sửa lỗi nếu có.
HS viết vào vở: on, nón lá, ôn, thủ môn.
HS nhận xét bài viết của mình và bạn, sửa lỗi nếu có.
TIẾT 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động:
GV cho HS xem video bài hát “Không dám đâu”
HS hát múa theo nhạc.
Hoạt động 1: Luyện tập đánh vần, đọc trơn
Mục tiêu:
- Đánh vần, đọc trơn các từ mở rộng, hiểu nghĩa từ.
- Đọc và tìm hiểu nghĩa của câu, đoạn, bài ứng dụng.
Phương pháp: Thực hành
Hình thức tổ chức: cá nhân, toàn lớp.
Thiết bị dạy học:
- 4 tranh từ mở rộng
- Thẻ từ mở rộng
- SGK
Nội dung: 
*Nhận diện, đánh vần, đọc trơn và hiểu nghĩa các từ mở rộng.
- GV giới thiệu tranh 
- GV ghi từ mở rộng: bàn tròn, ghế đôn, bòn bon, nhào lộn.
- GV yêu cầu HS đặt câu với 1-2 từ mở rộng.
* Đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài đọc ứng dụng.
GV đọc mẫu
GV giới thiệu từ khó đọc và hướng dẫn HS rèn đọc.
GV hỏi : 
Mẹ hái bòn bon rồi bảo bé làm gì?
Các bạn khen bòn bòn như thế nào?
GV giáo dục KNS: biết chia sẻ với bạn bè.
Phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá: GV lắng nghe HS đọc các từ mở rộng, để đánh giá năng lực đọc đúng
HS quan sát và nêu nội dung tranh, từ tương ứng nội dung tranh.
HS đánh vần và đọc trơn
HS giải nghĩa các từ.
HS đặt câu.
HS lắng nghe
HS tìm tiếng chứa vần vừa học.
HS rèn đọc từ khó
HS trả lời.
Hoạt động 2: Hoạt động mở rộng
Mục tiêu: Hát bài hát có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan đến bài học.
Phương pháp: 
Hình thức tổ chức: toàn lớp.
Thiết bị dạy học: SGK.
Nội dung: 
- HS đọc câu nói trong SGK và trả lời con vật liên quan đến câu nói.
- GVgiới thiệu bài hát “Đàn gà con”.
- GV hướng dẫn HS hát theo.
Phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá: GV dựa vào câu trả lời để kiểm tra năng lực của các em.
- HS đọc.
HS hát.
Phương pháp: trò chơi.
Hình thức tổ chức: nhóm.
Thiết bị dạy học: các thẻ từ (chú chim có vần on, ôn)
GV cho HS chơi trò chơi “Ai Nhanh Hơn”
GV cho 2 đội thi đua những chú chim chứa từ có vần on, ôn.
Dặn dò HS đọc lại bài về nhà.
- HS thi đua theo tổ

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_1_chan_troi_sang_tao_chu.docx