Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Những bài học đầu tiên - Bài 2: B, b
I.MỤC TIÊU
Giúp HS quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động được vẽ trong tranh có tên gọi có tiếng chứa âm b.
Đọc được chữ b, ba. Viết được chữ b, ba và số 2.
Nhận biết được tiếng có âm chữ b, nói câu có từ ngữ chứa tiếng có âm chữ b.
Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ b.
Hình thành năng lực hợp tác qua việc hoạt động nhóm.
Rèn luyện phâm chất chăm chỉ thông qua hoạt động tập viết.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
SHS,VTV, SGV
Một số tranh minh họa, thẻ từ. Tranh chủ đề,
Thẻ chữ b ( in thường, in hoa, viết thường)
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Những bài học đầu tiên - Bài 2: B, b", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 CHỦ ĐỀ 1: NHỮNG BÀI HỌC ĐẦU TIÊN BÀI 2: B, b I.MỤC TIÊU Giúp HS quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động được vẽ trong tranh có tên gọi có tiếng chứa âm b. Đọc được chữ b, ba. Viết được chữ b, ba và số 2. Nhận biết được tiếng có âm chữ b, nói câu có từ ngữ chứa tiếng có âm chữ b. Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ b. Hình thành năng lực hợp tác qua việc hoạt động nhóm. Rèn luyện phâm chất chăm chỉ thông qua hoạt động tập viết. II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC SHS,VTV, SGV Một số tranh minh họa, thẻ từ. Tranh chủ đề, Thẻ chữ b ( in thường, in hoa, viết thường) III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH TIẾT 1 1.Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ HS hát 2.Khởi động Mục tiêu: Biết trao đồi với các bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái có tên gọi chứa chữ b Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, trực quan. Quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì? Trong các tiếng vừa tìm được có gì giống nhau? GV giới thiệu bài: B, b 3.Nhận diện âm chữ mới, tiếng có âm chữ mới Mục tiêu: Nhận diện được chữ b ( chữ in hoa, chữ in thường) Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, trực quan. 3.1:Nhận diện âm chữ mới Học sinh quan sát chữ b in thường, in hoa. GV đọc mẫu chữ b, HS đọc chữ b 3.2: Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng Có chữ b rồi, để được tiếng ba thì làm như thế nào? Phân tích tiếng ba. Đánh vần theo mô hình tiếng ba: bờ - a – ba 4.Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa: Mục tiêu: Đọc được chữ b Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, trực quan. Các em quan sát từ ba và cho biết trong từ ba có âm nào hôm nay mình học? GV hướng dẫn HS đánh vần , đọc trơn 5.Tập viết Mục tiêu: Viết được chữ b, ba và số 2 Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, thực hành. a.Viết chữ b GV cho HS xem chữ b đã viết sẵn và cho HS phân tích cấu tạo chữ b GV viết mẫu trên bảng. HS viết vào bảng con. HS nhận xét bài viết của mình, của bạn. b.Viết chữ ba GV cho HS xem chữ ba đã viết sẵn và cho HS phân tích cấu tạo chữ ba GV viết mẫu trên bảng. HS viết vào bảng con. b.Viết số 2 Tương tự cách làm đối với viết chữ b. HS viết vào vở tập viết chữ a và số 1 HS nhận xét bài viết của mình và của bạn. HS chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình. TIẾT 2 6.Mở rộng từ ngữ chứa tiếng có âm chữ mới, luyện tập đánh vần, đọc trơn Mục tiêu: HS nhận biết được tiếng có âm chữ b, nói được câu có từ ngữ chứa tiếng vừa học. Đọc được ba ba Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, trực quan. 6.1:Mở rộng từ ngữ chứa tiếng có âm chữ mới Quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì? HS thảo luận, dùng ngón trỏ nối chữ b với các hình. Sau khi quan sát tranh, HS nêu một số từ ngữ có tiếng chứa âm b? Bạn nào có thể nêu một số từ khác ngoài bài có chứa âm b. 6.2:Luyện tập đánh vần, đọc trơn Bạn nào có thể đọc cho cô từ này? HS đánh vần, đọc trơn từ ba ba GV giúp HS hiểu nghĩa từ ba ba, phân biệt giữa ba ba (sống ở dưới nước, không thể rụt đầu, chân có dạng mái chèo, không có móng) và con rùa (sống lâu ở trên cạn, có thể rụt đầu, mai rùa cứng, chân rùa có móng) GV luyện đọc từ : ba ba 7.Hoạt động mở rộng Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu bài học Phương pháp: đàm thoại. Quan sát tranh và phát hiện được điều gì? Vậy ở mẫu giáo các em đã học bài hát nào có từ búp bê hoặc âm b? 8.Củng cố, dặn dò Cho HS đọc lại bài vừa học, nhận diện âm b. Viết bài trong vở tập viết ( nếu chưa viết kịp) Chuẩn bị bài c, dấu huyền, dấu sắc Tranh vẽ: bé, bà, ba, bế bé. Các tiếng có chứa chữ b. HS quan sát GV viết tên bài HS quan sát HS đọc cá nhân, đọc nhóm 2 Thêm chữ a Tiếng ba gồm âm b và âm a, âm b đứng trước, âm a đứng sau. HS đọc. Âm b trong tiếng ba . HS đọc cá nhân, đọc theo nhóm 2 Chữ b cao 5 ô li, rộng 2,5 ô li, gồm nét khuyết trên và nét thắt HS quan sát, HS viết. Viết chữ b trước, viết chữ a sau, chú ý nét nối giữa 2 con chữ Số 2 cao 2 ô li, rộng 0,5 ô li. Số 2 gồm nét cong phải kết hợp nét xiên phải và nét ngang. HS viết vở. HS nhận xét. HS thảo luận và thực hành nối chữ bằng ngón trỏ Bàn, bé, bóng, ba ba ( tùy năng lực mà các em nêu từ hoặc câu). Bún bò, bánh canh, bánh tráng, bươm bướm HS đọc ba ba HS quan sát tranh ba ba và rùa. Vẽ búp bê đang hát hoặc nói Hát: kìa con bướm vàng / búp bê bằng bông .
Tài liệu đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_1_chan_troi_sang_tao_chu.docx