Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Bài 41: Thân cây - Năm học 2013-2014

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Bài 41: Thân cây - Năm học 2013-2014

1. Ổn định:

2. KTBC:

- Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh?

- Nhận xét, ghi điểm.

3. Bài mới:

Giới thiệu bài, ghi bảng.

+ Hoạt động 1: Làm việc với SGK theo nhóm.

Bước 1: Làm việc theo cặp. - Hát.

- Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa, quả.

- HS theo dõi, nhận xét.

- Hai HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình SGK và trả lời theo gợi ý: chỉ và nói tên các cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò trong các hình. Trong đó, cây nào có thân gỗ (cứng), cây nào có thân thảo (mềm).

 

doc 23 trang thuong95 5320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Bài 41: Thân cây - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Thứ , ngày .tháng .. . năm 20 ..
Tự nhiên xã hội 
THÂN CÂY
I. MỤC TIÊU:
- Phân biệt được các loại thân cây theo cách mọc (thân đứng, thân leo, thân bò) theo cấu tạo (thân gỗ, thân thảo).
- Kể tên được một số cây theo từng cách mọc và cấu tạo.
- Yêu thiên nhiên, yêu cây xanh và bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình minh hoạ như trong SGK.
- SGK, một vài cây xanh nhỏ sưu tầm theo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
2. KTBC:
- Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh?
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi bảng.
+ Hoạt động 1: Làm việc với SGK theo nhóm.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Hát.
- Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa, quả.
- HS theo dõi, nhận xét.
- Hai HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình SGK và trả lời theo gợi ý: chỉ và nói tên các cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò trong các hình. Trong đó, cây nào có thân gỗ (cứng), cây nào có thân thảo (mềm).
- GV hướng dẫn HS điền kết quả làm việc vào bảng sau:
Hình
Tên cây
Cách mọc
Cấu tạo
Đứng
Bò
Leo
Thân gỗ
(cứng)
Thân thảo
(mềm)
- GV đi đến các nhóm giúp đỡ, nếu HS không nhận ra các cây.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV gọi 1 số hs lên trình bày kết quả làm việc theo cặp (mỗi hs chỉ nói đặc điểm về cách mọc và cấu tạo thân của 1 số cây).
- Hỏi: Cây su hào có đặc điểm gì? - Thân phình to thành củ.
* Kết luận.
- Các cây thường có thân mọc đứng, một số cây thân leo, thân bò.
- Có loại cây thân gỗ, có loại cây thân thảo.
- Cây su hào có thân phình to thành củ.
+ Hoạt động 2: Chơi trò chơi Bingo.
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn cách chơi.
- GV chia lớp thành 2 nhóm.
- Gắn lên bảng hai bảng câm theo mẫu sau
 Cấu tạo
Cách mọc
Thân gỗ
Thân thảo
Đứng
Bò 
Leo
- Phát cho mỗi nhóm một bộ phiếu rời. Mỗi phiếu viết tên 1 cây VD: xoài, ngô, bí ngô, bàng, cà rốt, rau ngót, rau má, mướp, cau, dưa chuột, phượng vĩ, tía tô, lá lốt, dưa hấu, bưởi, hoa cúc 
- Nhóm trưởng phát cho mỗi nhóm từ 1 đến 3 phiếu tùy theo số lượng thành viên của nhóm.
- Y/C cả hai nhóm xếp thành hàng dọc trước bảng câm của nhóm mình. Khi giáo viên hô "Bắt đầu" thì lần lượt từng người bước lên gắn tấm phiếu ghi tên cây vào cột phù hợp theo kiểu trò chơi tiếp sức. Nhóm nào gắn các phiếu xong trước và đúng là người thắng cuộc.
Bước 2: Chơi trò chơi.
- Cử 1 HS làm trọng tài điều khiển cuộc chơi.
Bước 3: Đánh giá.
- Nhận xét, tuyên dương các nhóm thắng cuộc.
- Y/C cả lớp chữa bài.
4. Dặn dò:
- Học bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
Ngày dạy: Thứ , ngày .tháng .. . năm 20 ..
Tự nhiên xã hội 
THÂN CÂY (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: 
- Biết chức năng và lợi ích của thân cây.
- Nêu được chức năng của thân cây đối với đời sống của thực vật và ích lợi của thân đối với đời sống con người.
- Yêu thiên nhiên, yêu cây xanh và bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Các hình trong SGK trang 80, 81.
- SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Kể tên 1 số cây thân gỗ?
- Kể tên 1 số cây thân thảo?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi bảng.
+ Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp.
- Chỉ định HS báo cáo kết quả bài tập thực hành giao từ tuần trước.
- Nếu HS không có điều kiện làm thực hành GV yêu cầu HS quan sát các hình và TLCH:
+ Việc làm nào chứng tỏ trong thân cây có chứa nhựa?
+ Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây, các bạn ở H3 đã làm thí nghiệm gì?
+ HĐ 2: Làm việc theo nhóm.
- Y/C nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát tranh các hình trong SGK.
- Kể tên một số thân cây dùng làm thức ăn cho người và động vật?
- Kể tên một số thân cây cho gỗ để làm nhà, đóng tàu, thuyền, làm bàn ghế, giường, tủ 
- Kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn.
- T/C cho HS chơi trò chơi đố nhau.
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Rễ cây.
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- Nhãn, xoài, bàng, phượng 
- Lúa, cây bí ngô, cây rau ngót 
- Vài HS báo cáo kết quả bài tập thực hành.
- Khi ngọn cây bị ngắt, tuy chưa bị lìa khỏi thân nhưng vẫn bị héo là do không đủ nhựa để duy trì sự sống.
- HS quan sát tranh và dựa vào những hiểu biết thực tế nói về ích lợi của thân cây đối với đời sống của con người và động vật theo gợi ý.
- Thức ăn cho người: rau muống, cây rau cải, cây cà rốt ; Thức ăn cho động vật: cây cỏ, cây khoai lang, cây khoai bon, 
- Cây lát, cây đinh hương, sến, táu, 
- Cây cao su, cây thông, cây cánh kiến.
- Đại diện của một nhóm đứng lên nói tên 1 cây và chỉ định 1 bạn của nhóm khác nói thân cây đó dùng vào việc gì? Trả lời được lại đặt ra 1 câu hỏi chỉ định bạn khác trả lời.
Ngày dạy: Thứ , ngày .tháng .. . năm 20 ..
Tự nhiên xã hội 
RỄ CÂY
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết các loại rễ cây.
- Kể tên một số cây có rễ cọc, rễ chùm , rễ phụ hoặc rễ củ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Các hình SGK, vật thật, bảng phụ.
- HS sưu tầm các loại rễ, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Thân cây có những chức năng gì?
- Thân cây có ích lợi gì?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi bảng.
+ HĐ 1: Làm việc với SGK.
- Cho HS quan sát hình SGK theo cặp.
- Chỉ định vài HS nêu đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.
- GV kất luận.
+ Hoạt động 2: Làm việc với vật thật.
- GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ bìa và băng dính.
- GV NX, tuyên dương 
4. Củng cố, dặn dò:
- Có mấy loại rễ chính và các loại rễ nào khác? 
- Về nhà học bài và làm thí nghiệm ngắt thân cây rời khỏi gốc là trồng lại xem có hiện tượng gì?
- Hát.
- HS TLCH. Bạn nhận xét.
- HS quan sát hình và mô tả đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.
- Các tổ nhận đồ dùng.
- Đính hình các rễ cây đã sưu tầm được theo từng loại và ghi chú. Các nhóm giới thiệu trước lớp.
Ngày dạy: Thứ , ngày .tháng .. . năm 20 ..
Tự nhiên xã hội
RỄ CÂY (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: 
- Biết chức năng và lợi ích của rễ cây.
- Nêu được chức năng của rễ đối với đời sống của thực vật và ích lợi của rể đối với đời sống con người.
- Yêu quý cây xanh, tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trong SGK trang 84, 85.
- SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. KT BC:
- Y/C HS trả lời câu hỏi:
- Có mấy loại rễ chính ngoài ra còn có những loại rễ nào?
Cho VD:
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi bảng. 
+ HĐ 1: Làm việc theo nhóm.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Mỗi nhóm cần trả lời 1 câu hỏi. Nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận: Rễ cây đâm sâu xuống đất để hút nước và muối khoáng đồng thời còn bám chặt và đất giúp cho cây không bị đổ.
+ HĐ 2: Làm việc theo cặp.
- Bước 1: Làm việc theo cặp.
- GV Y/C 2 HS quay mặt vào nhau và chỉ đâu là rễ của những cây có trong hình 2 -5 những rễ đó được sử dụng để làm gì?
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- HS thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau về việc con người sử dụng 1 số loại rễ cây để làm gì?
- GVKL: Một số cây có rễ làm thức ăn, làm đường, làm thuốc 
4. Củng cố, dặn dò:
- Rễ cây có chức năng gì?
- Rễ cây có ích lợi gì?
- Dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- 2 đến 3 HS trả lời.
- Có 2 loại rễ chính đó là rễ cọc (đậu, cây nhãn, bàng...) rễ chùm (hành, tỏi ) ngoài ra còn có rễ phụ (si, đa, trầu không) rễ củ (cà rốt, củ cải ).
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý sau:
+ Nói lại việc bạn đã thí nghiệm.
+ Giải thích tại sao nếu không có rễ, cây không sống được.
- Theo bạn, rễ có chức năng gì?
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS chỉ và nói cho nhau nghe.
H2: củ sắn dùng để ăn, chế biến 
H3: Củ nhân sâm làm thuốc bổ.
H4: Củ tam thất làm thuốc bổ.
H5: Củ cải đường làm đường.
- HS thi đố nhau. Cứ 1 HS hỏi - 1 HS trả lời.
- Rễ cây đâm sâu xuống đất để hút nước và muối khoáng đồng thời còn bám chặt vào đất giúp cho cây không bị đổ.
- Rễ cây làm thức ăn, làm đường, chữa bệnh.
Ngày dạy: Thứ , ngày .tháng .. . năm 20 ..
Tự nhiên xã hội
LÁ CÂY
I. MỤC TIÊU: 
- Biết được cấu tạo ngoài của lá cây.
- Biết được sự đa dạng về hình dạng, độ lớn và màu sắc của lá cây.
- Biết được quá trình quang hợp của lá cây diễn ra ban ngày dưới ánh sáng mặt trời còn quá trình hô hấp của cây diển ra suốt ngày đêm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trang 86, 87 (SGK), giấy khổ Ao và băng keo.
- Sưu tầm các lá cây khác nhau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Gọi 1 số HS trả lời câu hỏi:
- Rễ cây có chức năng gì? Và có tác dụng gì đối với con người.
- Nhận xét đánh giá.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi bảng.
+ Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
- GV Y/C HS quan sát hình 1, 2,3, 4 trong SGK trang 86, 87 và kết hợp quan sát những lá cây HS mang đến lớp.
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Y/C đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
* GV kết luận: Lá cây thường có màu xanh lục, một số ít lá có màu đỏ hoặc vàng. Lá cây có nhiều hình dạng và độ lớn khác nhau. Mỗi chiếc lá thường có cuống lá và phiến lá, trên phiến lá có gân lá.
+ Hoạt động 2:
Làm việc với vật thật.
- GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy Ao, băng dính và giao nhiệm vụ.
- Y/C các nhóm trình bày bộ sưu tập các loại lá.
- GV đánh giá nhận xét bộ sưu tập lá cây của các nhóm. Tuyên dương nhóm có ý thức chuẩn bị tốt và hoàn thành sưu tầm lá cây tốt nhất.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- 1 số HS trả lời câu hỏi:
- Rễ cây có chức năng đâm sâu trong lòng đất để hút nước và muối khoáng đồng thời bám chặt vào đất giúp cho cây không bị đổ.
- Rễ cây có tác dụng làm thức ăn, làm thuốc, làm đường, 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát các lá cây và thảo luận theo gợi ý:
+ Nói về hình dạng của lá cây, màu sắc, kích thước của lá cây vừa quan sát được.
+ Hãy chỉ đâu là cuống lá, phiến lá của 1 số lá cây sưu tầm được.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm nhận đồ dùng.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn sắp xếp các lá cây và dính vào giấy khổ Ao theo từng nhóm có kích thước, hình dạng tương tự nhau.
- Các nhóm treo lên bảng và tự giới thiệu bộ sưu tập các loại lá của mình trước lớp.
- Các nhóm nhận xét xem nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đẹp và nhanh là nhóm đạt giải nhất.
- HS lắng nghe.
Ngày dạy: Thứ , ngày .tháng .. . năm 20 ..
Tự nhiên xã hội
KHẢ NĂNG KÌ DIỆU CỦA LÁ CÂY
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được chức năng của lá đối với đời sống của thực vật và ích lợi của lá đối với đời sống con người.
- Biết được quá trình quang hợp của lá cây diễn ra ban ngày dưới ánh sáng mặt trời còn quá trình hô hấp của cây diển ra suốt ngày đêm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trong SGK trang 88, 89.
- SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Gọi HS trả lời câu hỏi:
+ Nêu màu sắc, hình dạng kích thước của những lá cây?
- Lá cây có đặc điểm gì giống nhau.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi bảng.
+ Hoạt động 1: Làm việc SGK
 Bước 1: Làm việc theo cặp.
- GV Y/C từng cặp hs dựa vào hình 1 trang 88, tự đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của nhau. VD:
+ Trong quá trình quang hợp lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì?
+ Quá trình quang hợp xảy ra trong điều kiện nào?
+ Trong quá trình hô hấp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì?
+ Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp, lá cây còn có chức năng gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Tổ chức cho HS thi nhau đặt câu hỏi và trả lời về chức năng của lá cây.
* GV kết luận: Lá cây có 3 chức năng:
- Quang hợp.
- Hô hấp.
- Thoát hơi nước.
+Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- GV đi kiểm tra, theo dõi. Giúp đỡ các nhóm làm việc.
- GV tổ chức cho các nhóm thi đua xem trong cùng 1 thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các lá cây được dùng vào việc như để ăn, làm thuốc, gói bánh, gói hàng, làm nón, lợp nhà.
GV giáo dục thêm ích lợi của lá cây đối với môi trường.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về học bài và chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- 1 số HS trả lời câu hỏi:
- Lá cây thường có màu xanh lục, 1 số ít có màu đỏ vàng. Lá cây có rất nhiều hình dạng và độ lớn khác nhau.
- Mỗi chiếc lá thường có cuống lá, phiến lá, trên phiến lá có gân lá.
- HS thảo luận cặp đôi, quan sát tranh hỏi và trả lời cho nhau nghe dựa vào các câu hỏi gợi ý:
- Hút khí các - bô - níc. Thải ra khí ô - xi.
- Quá trình quang hợp xảy ra dưới ánh sáng mặt trời.
- Hấp thu ô - xi, thải ra khí các - bô - níc.
- Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp, lá cây còn có chức năng thoát hơi nước.
- HS thi nhau đặt ra những câu hỏi và đố nhau về chức năng của lá cây.
- HS lắng nghe.
- 2 HS nhắc lại chức năng của lá cây.
- Nhóm trưởng điều khiển cả nhóm dựa vào thực tế cuộc sống và quan sát các hình ở SGK để nói về ích lợi của lá cây. Kể tên những lá cây thường được sử dụng ở địa phương.
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
+ Gói bánh, gói hàng: Lá dong, lá chuối.
+ Lợp nhà: lá cọ, lá mía, lá cỏ gianh.
+ Để ăn: Lá của các cây rau.
+ Làm nón: Lá cọ.
+ Làm thuốc: Lá ngải cứu, lá tía tô 
Ngày dạy: Thứ , ngày .tháng .. . năm 20 ..
Tự nhiên xã hội
HOA
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được chức năng của hoa đối với đời sống của thực vật và ích lợi của hoa đối với đời sống con người.
- Kể tên các bộ phận của hoa.
- Kể tên một số loài hoa có màu sắc, hương thơm khác nhau.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Các hình trong SGK trang 90, 91.
- Gv và hs sưu tầm các bông hoa mang đến lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Y/C HS trả lời câu hỏi:
- Lá có mấy chức năng, là những chức năng nào?
- Lá cây có ích lợi gì?
- HS nhận xét, gv ghi điểm.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi bảng. 
+ HĐ 1: Quan sát và thảo luận.
- Làm việc theo nhóm: Quan sát và nói về màu sắc của những bông hoa trong hình và những bông hoa được mang đến lớp. Trong những bông hoa đó, bông nào có hương thơm, bông nào không có hương thơm.
- Mỗi bông hoa thường có những bộ phận nào?
- Hãy chỉ và nói các bộ phận đó trên bông hoa.
- Y/C đại diện các nhóm trình bày.
* GVKL.
+ HĐ 2: Làm việc với vật thật.
- Y/C HS phân loại hoa theo nhóm.
- Y/C các nhóm trưng bày sản phẩm trên bảng.
+ Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp.
- Muốn nhân giống có nhiều cây hoa, loại hoa người ta làm gì?
- Hoa thường dùng để làm gì?
* GV KL.
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- 2 HS trả lời câu hỏi.
- Lá cây có ba chức năng:
+ Quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước.
- Lá cây được dùng vào các việc như: để ăn, làm thuốc, gói bánh, gói hàng, làm nón, lợp nhà.
- Các nhóm thảo luận câu hỏi sau:
- Các bông hoa màu sắc khác nhau hình dạng của hoa cũng khác nhau.
- Có bông hoa hồng, hoa sen, hoa nhài, hoa ngâu thơm, hoa loa kèn, hoa cúc, hoa lay ơn, hoa râm bụt không thơm 
- Mỗi bông hoa thường có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa.
- HS chỉ và nói các bộ phận của bông hoa.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn sắp xếp các bông hoa sưu tầm được theo từng nhóm tùy theo tiêu chí phân loại do nhóm đặt ra. Các bông hoa đó được gắn vào tờ giấy khổ Ao. HS cũng có thể vẽ thêm những bông hoa bên cạnh.
- HS trưng bày sản phẩm của nhóm mình và tự đánh giá có sự so sánh với sản phẩm của nhóm bạn.
- Muốn nhân giống để có nhiều cây hoa, loại hoa người ta thường gieo hạt.
- Hoa thường dùng để cắm lọ trang trí trong những ngày vui, ngày trọng đại, ướp chè làm nước hoa.
Ngày dạy: Thứ , ngày .tháng .. . năm 20 ..
Tự nhiên xã hội
QUẢ
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được chức năng của quả đối với đời sống của thực vật và ích lợi của quả đối với đời sống con người.
- Kể tên các bộ phận thường có của 1 quả.
- Kể tên một số loại quả có hình dáng kích thước hoặc mùi vị khác nhau.
- Biết được các loại quả ăn được và loại quả không ăn được.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trang SGK trang 92, 93.
- GV và HS sưu tầm các quả thật hoặc ảnh chụp các quả mang đến lớp. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. KT BC:
- Gọi 3 HS trả lời câu hỏi:
+ Nêu nhận xét về màu sắc, hình dạng, mùi hương của các loại hoa? Các bộ phận của hoa?
+ Hoa có chức năng và ích lợi gì?
- GV đánh giá.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi bảng.
+ HĐ 1: Quan sát và thảo luận.
Bước 1: Quan sát các hình trong SGK.
Bước 2: Quan sát các quả mang đến.
- Y/C nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm tiếp tục thảo luận câu hỏi trên phiếu.
- Bước 3: Làm việc cả lớp.
- GVKL.
+ Hoạt động 2: Thảo luận
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV nêu câu hỏi cho các nhóm trả lời:
+ Quả thường dùng để làm gì?
+ Hạt có chức năng gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
* Kết luận về ích lợi của quả.
- Hát.
- 3 HS trả lời:
- Các loại hoa khác nhau về màu sắc, hình dạng, mùi hương. Mỗi bông hoa thường có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa.
- Hoa có chức năng sinh sản. Hoa được dùng để trang trí, làm nước hoa và làm nhiều việc khác.
- HS nhận xét.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình ảnh các quả có trong SGK trang 92, 93 và thảo luận theo gợi ý:
+ Chỉ nói tên và mô tả màu sắc, hình dạng, độ lớn của từng loại quả.
+ Trong số các quả đó, bạn đã ăn loại quả nào? nói về mùi vị của quả đó?
- Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu quả của mình sưu tầm được theo gợi ý:
- Quan sát bên ngoài: nêu hình dạng, độ lớn, màu sắc của quả.
- Quan sát bên trong: Bóc hoặc gọt vỏ, nhận xét về vỏ quả xem có gì đặc biệt. Bên trong quả thường có những bộ phận nào? Chỉ phần ăn được của quả. Nếm thử để nói về mùi vị đó.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung (mỗi nhóm trình bày 1 loại quả).
- HS làm việc theo nhóm:
- Quả dùng để làm thức ăn như quả: su su, cà, bầu bí , quả để ăn tươi như dưa, cam, quýt, chuối quả dùng để ép dầu như vừng, lạc làm mứt, đóng hộp. Hạt có chức năng so sánh.
- Đại diện các nhóm trình bày.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS làm bài tập củng cố viết tên các loại quả có hình dạng, kích thước tương tự vào bảng sau:
Hình dạng
Kích thước
Hình cầu
Hình trứng
Hình thuôn dài
Bé
To
Cam
Quýt
Bưởi
Lê - ki - ma
Hồng xiêm
Quả cóc
Chuối
Mướp
Bí đao
Mơ
Mận
Dâu
Dưa hấu
Bí ngô
Bí đao
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Ngày dạy: Thứ , ngày .tháng .. . năm 20 ..
Tự nhiên xã hội
ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU: 
- Biết được cơ thể động vật gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển.
- Nhận ra sự đa dạng và phong phú của động vật và hình dạng, kích thước, cấu tạo ngoài.
- Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số động vật đối với con người
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số động vật. Nêu được những điểm giống và khác nhau của một số con vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Các hình trang 94, 95 (SGK); Sưu tầm các ảnh động vật mang đến lớp.
- Giấy khổ A4, bút màu đủ dùng cho mỗi HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Hãy nêu nhận xét về màu sắc hình dạng, độ lớn của quả?
- Mỗi quả thường có mấy phần?
- Quả có ích lợi gì?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi bảng.
* Khởi động: cho HS hát một liên khúc các bài hát có tên các con vật.
+ HĐ 1: Quan sát và thảo luận.
- Làm việc theo nhóm: Y/C HS quan sát các hình trong SGK và tranh ảnh sưu tầm được.
- GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm thảo luận.
- Hoạt động cả lớp.
* GV KL: 
+ Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
- Vẽ và tô màu: Y/C HS lấy giấy và bút để vẽ một con vật mà em ưa thích nhất?
- Trình bày: Y/C 1 số HS lên giới thiệu bức tranh của mình. 
- GV nhận xét đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò:
- T/C cho HS chơi trò chơi "đố bạn con gì "?
- Hát.
- Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc và mùi vị.
- Mỗi quả thường có 3 phần: vỏ, thịt, hạt.
- Quả dùng để làm thức ăn, ăn tươi, ép dầu 
- VD: Chú ếch con, chị ong Nâu 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý sau:
+ Bạn có nhận xét gì về hình dạng và kích thước của các con vật.
+ Hãy chỉ đâu là đầu, mình, chân của từng con vật.
+ Chọn 1 số con vật trong hình, nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng, kích thước và cấu tạo ngoài của chúng.
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung (mỗi nhóm chỉ trình bày 1 câu).
- HS lấy giấy, bút chì để vẽ 1 con vật mà em ưa thích nhất, sau đó tô màu.
- Từng cá nhân có thể dán bài của mình trước lớp hoặc cả nhóm dán vào 1 tờ giấy rồi trưng bày trước lớp.
- HS nhận xét.
 Cách chơi: 1 HS được GV đeo hình vẽ 1 con vật sau lưng, em đó không biết đó là con gì, nhưng cả lớp đều biết rõ.
+ HS đeo hình vẽ được đặt câu hỏi đúng/ sai để đoán xem đó là con gì? Cả lớp chỉ trả lời đúng hoặc sai.
VD: Con này có 4 chân (hay có 2 chân, hay không có chân) phải không?
Con này được nuôi trong nhà (hay sống hoang dại ) phải không? Sau khi hỏi 1 số câu hỏi, em HS phải đoán được tên con vật.
- Nhận xét, tuyên dương những hs đoán đúng.
 - GV giáo dục thêm một số yếu tố liên quan giữa động vật với môi trường sinh thái.
Dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Ngày dạy: Thứ , ngày .tháng .. . năm 20 ..
Tự nhiên xã hội
CÔN TRÙNG
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số côn trùng đối với con người.
- Nêu tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số côn trùng trên hình vẽ hoặc vật thật.
-Biết côn trùng là những động vật không xương sống, chân có đốt, phần lớn đều có cánh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Các hình trang SGK trang 96, 97.
- Sưu tầm các tranh ảnh côn trùng (hoặc các côn trùng thật: bướm châu chấu, chuồn chuồn ) và các thông tin về việc nuôi 1 số côn trùng có ích, diệt trừ những côn trùng có hại.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Gọi 3 HS trả lời câu hỏi:
+ Nhận xét gì về hình dạng, độ lớn của động vật?
+ Cơ chế của động vật có đặc điểm gì giống nhau?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi bảng.
+ HĐ 1: Quan sát và thảo luận.
- Làm việc theo nhóm: Y/C HS quan sát hình ảnh côn trùng trong SGK và sưu tầm được.
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm việc.
- Làm việc cả lớp: Y/C đại diện các nhóm báo cáo.
- Y/C cả lớp rút ra đặc điểm chung của côn trùng.
* GVKL.
+ Hoạt động 2: Làm việc với những côn trùng thật và các tranh ảnh côn trùng sưu tầm được.
- Làm việc theo nhóm: GV chia HS thành 4 nhóm Y/C HS phân loại côn trùng.
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm phân loại.
- Làm việc cả lớp: Y/C các nhóm trưng bày bộ sưu tập của mình trước lớp.
- GV nhận xét, khen những nhóm làm việc tốt, sáng tạo.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, khen ngợi HS có ý thức tích cực xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- 3 HS trả lời:
- Trong tự nhiên có rất nhiều loại động vật. Chúng có hình dạng, độ lớn khác nhau.
- Cơ chế của chúng đều gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển.
- Nhận xét.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý:
+ Hãy chỉ đâu là ngực, đầu, bụng, chân, cánh của từng con vật côn trùng có trong hình. Chúng có mấy chân? chúng sử dụng chân, cánh để làm gì?
+ Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không?
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu 1 con. Các nhóm khác bổ sung.
- HS nêu - bạn nhận xét.
- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại những côn trùng thật hoặc tranh ảnh các loài côn trùng, sưu tầm được chia thành 3 nhóm: có ích, có hại, và nhóm không có ảnh hưởng gì đến con người. HS cũng có thể viết tên hoặc vẽ thêm những côn trùng không sưu tầm được.
- Các nhóm trưng bày bộ sưu tập của mình và cử người thuyết minh về những côn trùng có hại và cách diệt trừ chung những côn trùng có ích và cách nuôi những côn trùng đó.
Ngày dạy: Thứ , ngày .tháng .. . năm 20 ..
Tự nhiên xã hội
TÔM, CUA
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu ích lợi của tôm, cuađối với đời sống con người.
- Nói tên và chỉ các bộ phận bên ngoài của tôm, cua trên hình vẽ hoặc vật thật.
- Biết tôm, cua là những động vật không xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trang 98, 99 (SGK).
- Sưu tầm các tranh ảnh về việc nuôi, đánh bắt và chế biến tôm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
- Côn trùng có đặc điểm gì khác với động vật?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi bảng.
+ HĐ 1: Quan sát và thảo luận.
- Làm việc theo nhóm: Y/C HS quan sát hình các con tôm và cua trong SGK và sưu tầm được.
- GV theo dõi, giúp các nhóm thảo luận.
- Làm việc cả lớp: Y/C các nhóm trình bày.
- Y/C cả lớp nhận xét bổ sung. Rút ra đặc điểm chung của tôm, cua.
*GV KL.
+ Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp.
- Tôm, cua sống ở đâu?
- Nêu ích lợi của tôm, cua?
- Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến tôm, cua mà em biết.
* GV kết luận.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
- Hát.
- 3 HS trả lời:
- Côn trùng ( sâu bọ ) là những động vật không xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành các đốt. Phần lớn các loài côn trùng đều có cánh.
- HS nhận xét.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý sau:
+ Bạn có nhận xét gì về kích thước của chúng.
+ Bên ngoài cơ thể của những con tôm, cua có gì bảo vệ? Bên trong cơ thể chúng có xương sống không?
+ Hãy đến xem cua có bao nhiêu chân, chân của chúng có gì đặc biệt?
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về 1 con.
- HS nhận xét, bổ sung rút ra đặc điểm chung của tôm cua.
- Tôm, cua sống ở dưới nước.
- Tôm, cua làm thức ăn: như nấu canh, rang, chiên, luộc, làm mắm ?
- HS nêu VD: Hiện nay người ta nuôi tôm cua rất nhiều ở ao, hồ, sông, đồng. Nuôi theo kĩ thuật tiên tiến. Nước ta có nhiều nhà máy chế biến thủy sản 
- HS lắng nghe.
Ngày dạy: Thứ , ngày .tháng .. . năm 20 ..
Tự nhiên xã hội
CÁ
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được ích lợi của cáđối với đời sống con người
- Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của cá trên hình vẽ hoặc vật thật.
Biết cá là động vật có xương dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vảy, có vây.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Các hình SGK và tranh ảnh các con cá sưu tầm được.
- Tranh ảnh về việc nuôi, đánh bắt và chế biến cá.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Gọi HS trả lời câu hỏi:
- Tôm và cua có đặc điểm gì giống và khác nhau?
- Tôm và cua có ích lợi gì?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi bảng.
+ HĐ 1: Quan sát và thảo luận.
- Làm việc theo nhóm: GV Y/C HS quan sát hình các con cá trong SGK. Và tranh ảnh các con cá sưu tầm được.
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm việc.
- Làm việc cả lớp: Y/C đại diện các nhóm trình bày.
- Sau khi các nhóm phát biểu Y/C HS rút ra đặc điểm chung của cá.
* GVKL.
+ Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp.
- GV đặt vấn đề cho cả lớp TL:
+ Kể tên 1 số cá sống ở nước ngọt và nước mặn mà em biết.
+ Nêu ích lợi của cá?
+ GT về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến cá mà em biết.
* GVKL.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS có ý thức tích cực.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau:
- Hát.
- HS trả lời câu hỏi:
- Tôm và cua có hình dạng, kích thước khác nhau nhưng chúng đều không có xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ bằng 1 lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phần thành các đốt.
- Dùng để làm thức ăn rất tốt vì có chất đạm cao.
- HS nhận xét.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận các câu hỏi gợi ý sau:
+ Chỉ và nói đúng tên các con cá trong hình. Bạn có nhận xét gì về độ lớn của chúng.
+ Bên ngoài cơ thể của những con cá này thường có gì bảo vệ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không?
+ Cá sống ở đâu? Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì?
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm GT về 1 con. Các nhóm các NX bổ sung.
- HS nêu đặc điểm chung của cá.
- Cá ở nước ngọt: chép, mè, trắm, rô phi cá trê, cá trôi, cá quả 
- Cá ở nước mặn: cá chuồn, cá đuối, cá gúng, cá lục, cá thu, cá heo, cá voi, cá mập 
- Cá dùng để làm thức ăn, làm mắm.
- Người ta nuôi cá ở sông, hồ, ao, biển với kĩ thuật tiên tiến. Nước ta có rất nhiều cơ sở đánh bắt và chế biến thủy sản như:...

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_3_bai_41_than_cay_nam_hoc_2013_2.doc