Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 29: Vận động và nghỉ ngơi

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 29: Vận động và nghỉ ngơi

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Năng lực chung

 -Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

 -Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô

 -Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề

2.Năng lực đặc thù:

-Nêu được các hoạt động vận động và nghỉ ngơi có lợi cho sức khoẻ; nêu được các hoạt động cần dành nhiều thời gian để cơ thể khoẻ mạnh.(HĐ1)

-Liên hệ được các hoạt động cần dành nhiều thời gian để cơ thể khoẻ mạnh. (HĐ3)

-Biết vận động và nghỉ ngơi một cách hợp lí. (HĐ1, HĐ2, HĐ3)

3.Phẩm chất:

- Có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, thực hiện các quy tắc bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho bản thân, gia đình, bạn bè và những người xung quanh; có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào cuộc sống.

II. Đồ dùng:

- Giáo viên:Bài giảng điện tử, đường truyền, thiết bị dạy học,

- Học sinh:Thiết bị điện tử, đường truyền, sgk.

 

docx 4 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 3691
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 29: Vận động và nghỉ ngơi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI: VẬN ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI 
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực chung
 -Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
 -Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô
 -Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề
2.Năng lực đặc thù:
-Nêu được các hoạt động vận động và nghỉ ngơi có lợi cho sức khoẻ; nêu được các hoạt động cần dành nhiều thời gian để cơ thể khoẻ mạnh.(HĐ1)
-Liên hệ được các hoạt động cần dành nhiều thời gian để cơ thể khoẻ mạnh. (HĐ3)
-Biết vận động và nghỉ ngơi một cách hợp lí. (HĐ1, HĐ2, HĐ3)
3.Phẩm chất:
- Có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, thực hiện các quy tắc bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho bản thân, gia đình, bạn bè và những người xung quanh; có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào cuộc sống.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên:Bài giảng điện tử, đường truyền, thiết bị dạy học, 
- Học sinh:Thiết bị điện tử, đường truyền, sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Pha 1: 
-GV gửi đường link để học sinh tìm hiểu bài trước giờ học.
*Pha 2:
-GV giới thiệu bài mới
1. Hoạt động khởi động và khám phá 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh nghe và hát theo bài “Con cào cào” (sáng tác: Khánh Vinh). Giáo viên nêu câu hỏi: “Muốn khoẻ mạnh thì chúng ta phải làm gì? Em có tập thể dục hằng ngày không?”, học sinh trả lời tự do.
- Giáo viên nhận xét chung và dẫn dắt học sinh vào bài học: “Em vận động và nghỉ ngơi”.
- Học sinh nghe, hát theo và trả lời câu hỏi.
2. Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức, tìm hiểu :
2.1. Hoạt động 1. Tìm hiểu về tác hại của thói quen sinh hoạt không hợp lí :
-Trình chiếu hình ảnh
- Giáo viên yêu cầu học sinh tạo thành các nhóm đôi, quan sát các tranh 1, 2, 3 trang 108 sách học sinh, hỏi – đáp cặp đôi theo các câu hỏi gợi ý: Nội dung các tranh này vẽ gì? Em có nhận xét gì về thói quen sinh hoạt của bạn An?
- Học sinh tạo thành các nhóm đôi, quan sát các tranh và hỏi - đáp cặp đôi.
- Vài cặp học sinh thực hiện
- Học sinh nhận xét và rút ra kết luận.
2.2. Hoạt động 2. Ích lợi của hoạt động vận động và nghỉ ngơi đúng cách :
- Gv trình chiếu cho học sinh quan sát tranh, trả lời câu hỏi: Bác sĩ khuyên bạn An nên vận động và nghỉ ngơi như thế nào? Việc làm đó có lợi ích gì cho sức khoẻ của An?
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ ý kiến trước lớp và nhận xét. Giáo viên có thể đặt thêm câu hỏi để mở rộng: “Vận động và nghỉ ngơi đúng cách còn mang lại lợi ích gì cho chúng ta?”
- Giáo viên và học sinh cùng nhận xét và rút ra kết luận.
- Học sinh quan sát tranh, thảo luận nhóm và trả lời: Dậy sớm, tập thể dục, vận động vừa sức, ngủ đúng giờ.
- Học sinh chia sẻ ý kiến trước lớp và nhận xét. 
- Học sinh nhận xét và rút ra kết luận.
2.3. Hoạt động 3. Liên hệ thực tế:
- Giáo viên nêu câu hỏi: “Em có thói quen sinh hoạt hằng ngày như thế nào?” và tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm đôi.
- Giáo viên mời các nhóm chia sẻ ý kiến trước lớp. 
- Học sinh thảo
luận theo nhóm
đôi.
- Các nhóm chia sẻ ý kiến trước lớp.
3. Hoạt động vận dụng:
*Pha 3:Giáo viên yêu cầu học sinh về quan sát thói quen sinh hoạt của người thân trong gia đình. Chuẩn bị tranh vẽ hoặc ảnh chụp một môn thể thao hoặc hoạt động nghỉ ngơi mà mình thích (để phục vụ cho tiết học sau).
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
*Điều chỉnh sau bài học: 
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Hoạt động nối tiếp
*Pha 1: 
-GV gửi đường link để học sinh tìm hiểu bài trước giờ học.
*Pha 2:
-GV giới thiệu bài 
1. Hoạt động khởi động và khám phá 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh.ht theo, trả lời câu hỏi.5).XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX hát và vận động theo lời bài hát “Tập thể dục buổi sáng” (sáng tác: Minh Trang). Giáo viên đặt câu hỏi: “Sau khi tập thể dục theo bài hát, các em cảm thấy thế nào?”. Học sinh trả lời tự do. Giáo viên dẫn dắt vào bài tiết 2.
- Học sinh cùng hát và trả lời câu hỏi.
2. Hoạt động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học :
2.1. Hoạt động 1. Các hoạt động vận động 
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm đôi, yêu cầu các nhóm quan sát tranh trong sách học sinh trang 110 và trả lời các câu hỏi sau: Kể tên các hoạt động có trong tranh. Em thích hoạt động vận động nào? Vì sao?
- Giáo viên tổ chức cho một số nhóm chia sẻ với lớp. Giáo viên đặt câu hỏi để liên hệ mở rộng: “Ngoài các hoạt động trên, em còn biết những hoạt động vận động nào khác có lợi cho sức khoẻ?”
- Các nhóm quan sát tranh và trả lời các câu hỏi của giáo viên.
- Học sinh quan sát và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.
- Một số nhóm lên chia sẻ với lớp. 
2.2. Hoạt động 2. Các hoạt động nghỉ ngơi 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát tranh 
-Kể tên các hoạt động có trong tranh. Em chọn cách nghỉ ngơi nào có lợi cho sức khoẻ?
- Giáo viên mời một số bạn chia sẻ với cả lớp.
- Giáo viên nhận xét, rút ra kết luận: Nghỉ ngơi đúng cách và phù hợp sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh.
- Học sinh quan sát tranh
- Học sinh quan sát và tl
2.3. Hoạt động 3. Liên hệ bản thân 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ những hoạt động vận động và nghỉ ngơi mà bản thân đã làm dựa trên tranh, ảnh đã chuẩn bị theo các câu hỏi gợi ý sau: Em thường dành nhiều thời gian cho hoạt động vận động và nghỉ ngơi nào để cơ thể khoẻ mạnh? Chúng ta có nên vận động quá sức không? Vì sao?
- Học sinh chia sẻ những hoạt động vận động và nghỉ ngơi mà bản thân đã làm.
- Học sinh tập đọc các từ khoá của bài: “Hoạt động - Nghỉ ngơi”
3. Hoạt động tiếp nối sau bài học 
*Pha 3:
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và trao đổi, chia sẻ với người thân về những hoạt động vận động và nghỉ ngơi của người thân. Cùng vận động và nghỉ ngơi đúng cách với người thân trong gia đình.
- Học sinh
thực hiện theo
yêu cầu của 
giáo viên.
*Điều chỉnh sau bài học: 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_c.docx