Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Bài 16: Cây và con vật quanh ta

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Bài 16: Cây và con vật quanh ta

1. Kiến thức

- Nói được tên một số cây và con vật quen thuộc ở xung quanh qua quan sát thực tế.

- Đặt được câu hỏi và trả lời về đặc điểm nổi bật bên ngoài của một số cây và con vật quen thuộc.

- Phân biệt được thực vật và động vật qua quan sát sự tự di chuyển của động vật.

2. Năng lực

* Bài học bước đầu góp phần hình thành ở học sinh:

- Năng lực giao tiếp hợp tác: Lắng nghe bạn nói và bước đầu biết sử dụng lời nói và kết hợp hình ảnh để trình bày,giới thiệu được về tên gọi, đặc điểm bên ngoài của động vật và thực vật.

- Năng lực nhận thức khoa học: Mô tả được đặc điểm bên ngoài của thực vật và động vật xung quanh.

- Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: Đặt được câu hỏi về cây và con vật quen thuộc ở xung quah, quan sát và mô tả được đặc điểm bên ngoài của cây và con vật quen thuộc.

3. Phẩm chất

- Biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ cây và con vật

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Giáo viên:

+ Video bài hát “ Lí cây xanh”

+ Địa điểm tổ chức hoạt động HS quan sát thực tế ( Hoặc video đảm bảo các yếu tố cho HS quan sát)

+ Kính lúp, máy ảnh ( nếu có)

+ 2 hình cây, 2 hình con vật quen thuộc có hình dạng bên ngoài khác nhau.

 

docx 5 trang thuong95 18382
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Bài 16: Cây và con vật quanh ta", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC - DẠNG BÀI HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
 Bài 16: CÂY VÀ CON VẬT QUANH TA 
(Chủ đề: Thực vật và động vật)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức
- Nói được tên một số cây và con vật quen thuộc ở xung quanh qua quan sát thực tế.
- Đặt được câu hỏi và trả lời về đặc điểm nổi bật bên ngoài của một số cây và con vật quen thuộc.
- Phân biệt được thực vật và động vật qua quan sát sự tự di chuyển của động vật.
2. Năng lực
* Bài học bước đầu góp phần hình thành ở học sinh:
- Năng lực giao tiếp hợp tác: Lắng nghe bạn nói và bước đầu biết sử dụng lời nói và kết hợp hình ảnh để trình bày,giới thiệu được về tên gọi, đặc điểm bên ngoài của động vật và thực vật.
- Năng lực nhận thức khoa học: Mô tả được đặc điểm bên ngoài của thực vật và động vật xung quanh.
- Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: Đặt được câu hỏi về cây và con vật quen thuộc ở xung quah, quan sát và mô tả được đặc điểm bên ngoài của cây và con vật quen thuộc.
3. Phẩm chất
- Biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ cây và con vật
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
- Giáo viên:
+ Video bài hát “ Lí cây xanh”
+ Địa điểm tổ chức hoạt động HS quan sát thực tế ( Hoặc video đảm bảo các yếu tố cho HS quan sát)
+ Kính lúp, máy ảnh ( nếu có)
+ 2 hình cây, 2 hình con vật quen thuộc có hình dạng bên ngoài khác nhau.
+ Bộ thẻ hình
- Học sinh: Giấy khổ lớn, bút chì, bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động: 
* Hoạt động 1: Xung quanh chúng mình có những cây và con vật nào?
- GV cho HS nghe nhạc bài “ Lí cây xanh”
- GV hỏi: 
- Gv yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Xung quanh chúng mình có những cây nào, con vật nào?
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt qua hoạt động tiếp theo(các em đã biết và kể được tên một số cây, con vật xung quanh mình, vậy để tìm hiểu thêm về một só cây, con vật cũng như đặc điểm nổi bật bên ngoài của chúng thì cô và các em cùng tìm hiểu hoạt động tiếp theo nhé.) 
2. Hoạt động khám phá: 
*Hoạt động 2: Quan sát và trả lời
a. Chuẩn bị học qua trải nghiệm thực tế
- GV cho HS quan sát cây ở khu vực bồn hoa cây cảnh , cây cho bóng mát trong trường học, nơi có kiến hoặc một số con vật khác.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi:
+ Cần làm gì để giữ an toàn khi học ở ngoài vườn trường?
- GV đưa ra một số câu hỏi để HS nắm bắt được nhiệm vụ khi học ngoài vườn trường:
+ Bạn nhìn thấy cây nào, con vật nào?
+ Bạn nhìn thấy chúng ở đâu?
+ Hình dáng, màu sắc, độ lớn của chúng như thế nào?
+ Cây có thể tự di chuyển được không?
b. Học trải nghiệm thực tế ngoài lớp học
- GV quan sát giúp đỡ HS
- Gv hướng dẫn HS so sánh để nêu được: 
+ Tên cây, tên con vật( hoặc chỉ mô tả về màu cây, màu hoa, độ lớn của cây; hình dạng , độ lớn của con vật
+ Cây không tự di chuyển được
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương HS
- GV kết luận: Xung quanh chúng ta có rất nhiều những cây, con vật chúng có tên gọi, màu săc, hình dáng , độ lớn khác nhau. Động vật di chuyển được còn cây không thể di chuyển được.
* Hoạt động 3: Vẽ và nói với bạn về một cây hoặc con vật mà bạn đã quan sát.
- Gv nêu yêu cầu
- GV quan sát hỗ trợ HS
-GV cho một cặp HS lên làm mẫu cách hỏi – trả lời.
- GV khuyến khích HS khác trong nhóm có thể đặt thêm câu hỏi để hiểu rõ hơn đặc điểm nổi bật của cây, con vật.
- GV mời một số HS giới thiệu về cây hoặc con vật đã vẽ trước lớp.
- GV tổ chức cho HS nhận xét riêng từng nhóm cây hoặc nhóm con vật vừa trưng bày trên bảng.
a. Nhận xét về cây
- GV nêu yêu cầu
- GV sử dụng các hình ảnh cây đã chuẩn bị để HS quan sát cùng với bài của HS đã vẽ.
- GV quan sát hỗ trợ HS
- gV giới thiệu: Xung quanh chúng ta có rất nhiều cây khác nhau, chúng có tên gọi, hình dáng, màu sắc , độ lớn.. khác nhau. Cây được gọi chung là thực vật.
b. Nhận xét về con vật
- GV nêu yêu cầu
- GV quan sát giúp đỡ HS
- GV giới thiệu: Xung quanh chúng ta có rất nhiều con vật khác nhau , chúng có ở sân trường, vườn trường, trên cây, lớp học... và tự di chuyển được. Các con vật được gọi chung là động vật.
- GV quan sát, giúp đỡ đưa ra câu hỏi gợi ý cho HS
3.Hoạt động luyện tập
* Hoạt động 4: Chọn hình vào nhóm phù hợp và giới thiệu với bạn
- GV nêu yêu cầu
- GV quan sát hỗ trợ HS
- GVmời một số nhóm chia sẻ kết quả trước lớp
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương HS
- GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế 
- Gv nhận xét, đánh giá, khen ngợi nhóm kể được nhiều tên cây và con vật sắp xếp đúng vào nhóm.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- GV nhận xét, tuyên dương
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: xem lại nội dung bài đã học hôm nay và chuẩn bị đồ dùng cho bài học tiếp theo: Các bộ phận của cây
 (Hoạt động cả lớp)
- HS nghe nhạc
-HS trả lời câu hỏi: Trong bài hát có cây nào, con vật nào?
- HS trả lời
 (Hoạt động nhóm, tổ)
- HS suy nghĩ và thảo luận và trả lời
- HS lắng nghe và nắm bắt nhiệm vụ
- 1 -2 HS nhắc lại yêu cầu nhiệm vụ
 Hoạt động nhóm tổ
- Mỗi nhóm HS quan sát theo những khu vực khác nhau ở vườn trường, chọn một cây và một con vật mình thích, nhớ đặc điểm của chúng về màu sắc, hình dáng, độ lớn của cây và con vật.
- Tại khu vực được phân công , HS quan sát, trao đổi trong nhóm , nói cho nhau tên cây, tên con vật quan sát được.
- Các nhóm báo cáo kết quả quan sát được
- HS lắng nghe
Hoạt động cá nhân
- HS vẽ một cây hoặc một con vật mà mình thích ( tranh vẽ thể hiện được hình dạng, màu sắc của cây hoặc của con vật và tô màu).
Hoạt động cặp đôi
- Một cặp HS lên làm mẫu
- Từng cặp HS lên một bạn đặt câu hỏi . một bạn trả lời trả lời để tìm hiểu về cây, con vật đã vẽ
- HS trong nhóm đặt thêm câu hỏi cho bạn
Hoạt động cả lớp
- Một số HS lên giới thiệu trước lớp
- HS trưng bày sản phẩm đã giới thiệu trên bảng theo từng nhóm: các loại cây, các con vật
 Hoạt động cá nhân
- HS quan sát các bài vẽ về cây trả lời câu hỏi: 
+ Các cây có hình dạng, màu sắc, độ lớn như thế nào?
+ Các cây có tự di chuyển được không?
- HS so sánh nhận xét, nói được những điểm khác nhau của các cây đã vẽ. Có thể so sánh với các cây ở sân trường, cây làm cảnh trong lớp để từ đó HS: 
+ Nói được : tên cây, hình dáng cây cao hay thấp, độ lớn cây to hay nhỏ, màu sắc hoa.
+ Nơi quan sát thấy cây: ngoài vườn, trong sân trường, ...
+ Nhận xét được : cây không tự di chuyển được.
- HS lắng nghe
 Hoạt động cá nhân
- HS quan sát các bài vẽ về con vật trả lời câu hỏi: 
+ Các con vật có hình dạng, màu sắc, độ lớn như thế nào?
+ Các con vật có tự di chuyển được không?
- HS so sánh nhận xét, nói được những điểm khác nhau của các con vật đã vẽ. trong lớp để từ đó HS: 
+ Nói được : tên con vật, hình dạng con vật to hay nhỏ, lớn hay bé, màu sắc...
+ Nơi quan sát thấy cây: dưới đát , trên cây
+ Nhận xét được : các con vật tự di chuyển được từ chỗ này sang chỗ kia.
- HS lắng nghe
- HS so sánh và phân biệt được : Thực vật không tự di chuyển được , động vật có thể tự di chuyển từ nơi này đến nơi kia.
 Hoạt động nhóm 4
- HS quan sát các cây và con vật trong hình, nói cách sắp xếp chúng vào một trong hai nhóm “ Thực vật” hoặc “ Động vật”
- HS nói kết quả sắp xếp hình với các bạn trong nhóm, nhóm cùng nhau thống nhất và sắp xếp các hình ảnh thành kết quả
- Các nhóm trình bày kết quả lên khổ giấy lớn dán các “ thẻ hình” tạo thành sản phẩm.
 Hoạt động cả lớp
- Một số nhóm lên chia sẻ kết quả trước lớp khi hoàn thành sản phẩm.
+ Nhóm thực vật: cây bắp cải, cây ngô, cây hoa sen, cây bằng lăng, cây đu đủ.
+ Nhóm động vật: Co gà, con chó, con dê, con bướm, con tôm.
- HS kể thêm tên các cây, con vật mà em biết và xếp vào hai nhóm “ Thực vât” hoặc “ động vật” cho phù hợp vào sản phẩm của nhóm
- HS lắng nghe
- HS trả lời câu hỏi:
+ Kể tên một số loại thực vật, một số loại động vật em đã được làm quen hoặc đã biết?
+ Nêu đặc điểm nổi bật bên ngoài của một số cây, con vật mà em đã làm quen hoặc đã biết?
+ Thực vật có tự di chuyển được không? Động vật có tự di chuyển được không?
- HS suy nghĩ trả lời

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_cung_hoc_de_phat_trien_nang_lu.docx