Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Bài 29: Bầu trời ban ngày và ban đêm

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Bài 29: Bầu trời ban ngày và ban đêm

2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

 HĐ2: Quan sát bầu trời và trả lời.

Hoạt động cặp đôi:

- Từng cặp HS quan sát hình 1, 2 kết hợp với hiểu biết, trả lời câu hỏi sau:

+ Vào ban ngày, bạn nhìn thấy những gì trên bầu trời?

+ Vào ban đêm, bạn nhìn thấy những gì trên bầu trời?

 - Một số đại diện HS trả lời câu hỏi trước lớp, những HS khác có thể bổ sung câu trả lời.

- GV chốt:

 + Vào ban ngày, thường nhìn thấy bầu trời trong xanh, mây trắng và Mặt Trời (lưu ý khi trời nắng).

+ Vào ban đêm thường nhìn thấy bầu trời có màu đen, Mặt Trăng và nhiều vì sao (lưu ý vào những ngày không có mây).

HĐ3: Cùng thảo luận.

 Hoạt động nhóm 4:

Mỗi nhóm quan sát hình 3, 4 kết hợp với hiểu biết, thảo luận các câu hỏi sau:

- Vì sao ban ngày không cần đèn, chúng ta vẫn nhìn thấy mọi vật?

- Khi đứng ngoài trời nắng, bạn cảm thấy thế nào, tại sao?

 - Mọi người sử dụng ánh sáng và sức nóng của mặt trời để làm gì?

 

docx 3 trang thuong95 18431
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Bài 29: Bầu trời ban ngày và ban đêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 29: Bầu trời ban ngày và ban đêm
I. MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
- Nói và vẽ được bầu trời ban ngày và ban đêm thông qua quan sát.
- So sánh được ở mức độ đơn giản bầu trời ban ngày và ban đêm. 
- Nêu được ví dụ về vai trò sưởi ấm và chiếu sáng của Mặt Trời đối với Trái Đất.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Chuẩn bị của GV:
- Thẻ chữ: Bầu trời trong xanh, Mặt Trời, Bầu trời màu đen, Mặt Trăng, Vì sao. 
- Video về sự thay đổi hình dạng Mặt Trăng trong một tháng Âm lịch (nếu có). 
Chuẩn bị của HS: 
- Tranh ảnh sưu tầm về đêm Trung thu thể hiện bầu trời, cảnh vật, hoạt động. 
- Giấy A4, bút vẽ, bút màu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Kiểm tra bài cũ:
- Tiết trước em học bài gì?
 - Em đã thực hiện những việc gì để giữ gìn sức khỏe?
- Em thích hoạt động thể thao nào? Vì sao?
- HS Nhận xét – GV nhận xét
Bài mới:
 Hoạt động dạy của giáo viên
 Hoạt động học của học sinh
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HĐ1: Hãy nói những gì bạn nhìn thấy trên bầu trời.
 Hoạt động cả lớp: 
- HS trả lời câu hỏi: Hãy nói những gì bạn nhìn thấy trên bầu trời? GV ghi nhanh tất cả các ý kiến lên bảng. 
- GV cùng trao đổi với HS về các ý đã viết trên bảng (GV xóa đi ý sai; ý đúng để lại).
- GV dẫn dắt HS vào bài mới.
2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
 HĐ2: Quan sát bầu trời và trả lời. 
Hoạt động cặp đôi: 
- Từng cặp HS quan sát hình 1, 2 kết hợp với hiểu biết, trả lời câu hỏi sau: 
+ Vào ban ngày, bạn nhìn thấy những gì trên bầu trời? 
+ Vào ban đêm, bạn nhìn thấy những gì trên bầu trời? 
 - Một số đại diện HS trả lời câu hỏi trước lớp, những HS khác có thể bổ sung câu trả lời.
- GV chốt:
 + Vào ban ngày, thường nhìn thấy bầu trời trong xanh, mây trắng và Mặt Trời (lưu ý khi trời nắng). 
+ Vào ban đêm thường nhìn thấy bầu trời có màu đen, Mặt Trăng và nhiều vì sao (lưu ý vào những ngày không có mây).
HĐ3: Cùng thảo luận.
 Hoạt động nhóm 4: 
Mỗi nhóm quan sát hình 3, 4 kết hợp với hiểu biết, thảo luận các câu hỏi sau: 
- Vì sao ban ngày không cần đèn, chúng ta vẫn nhìn thấy mọi vật? 
- Khi đứng ngoài trời nắng, bạn cảm thấy thế nào, tại sao?
 - Mọi người sử dụng ánh sáng và sức nóng của mặt trời để làm gì?
 - Đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi trước lớp. Nhóm khác nhận xét và có thể bổ sung câu trả lời.
- GV NX –tuyên dương
 GV chốt: 
+ Ban ngày, chúng ta vẫn nhìn thấy mọi vật vì có ánh sáng của Mặt Trời. 
+ Khi đứng ngoài trời nắng, ta cảm thấy nóng vì có nhiệt toả ra từ Mặt Trời.
 + Con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời để nhìn mọi vật; làm khô thóc, quần áo; làm nước nóng lên, ...
 - HS liên hệ với thực tế của gia đình mình đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời để làm gì (đọc sách, phơi quần áo, phơi một số đồ dùng, ).
 - GV giới thiệu bằng hình ảnh một số thành tựu khoa học ngày nay trong việc sử dụng năng lượng mặt trời.
HĐ4: Hỏi và trả lời.
- GV chiếu hoặc treo hình 5 để cả lớp cùng theo dõi, 
 kết hợp với hiểu biết, trả lời câu hỏi sau: 
+ Có phải đêm nào cũng nhìn thấy Mặt Trăng không?
+ Bạn nhìn thấy Mặt Trăng có những hình dạng gì?
 - GVNX-Tuyên dương
- GV chốt:
+ Không phải đêm nào cũng nhìn thấy Mặt Trăng. 
+ Vào ban đêm, có thể nhìn thấy Mặt Trăng có hình lưỡi liềm, hình bán nguyệt, hình tròn.
(Ở nơi có điều kiện cho HS xem video về sự thay đổi hình dạng Mặt Trăng trong một tháng Âm lịch).
- GV rút ghi nhớ ghi bảng:
 Vào ban ngày, chúng mình có thể nhìn thấy Mặt Trời. Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất.
 Vào ban đêm, chúng mình có tể nhìn thấy Mặt Trăng và các vì sao. 
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
HĐ5: Mô tả bầu trời và cảnh vật xung quanh bạn trong đêm Trung thu. 
Hoạt động cả lớp: 
- Cho HS xem tranh 6/98 SGK.
- Gọi đại diện 1 số em lên trình bày trước lớp.
- GVNX – Tuyên dương
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
HĐ6: Vẽ tranh và giới thiệu. 
- Cho HS thực hiện 2 yêu cầu sau:
+ Hãy vẽ và tô màu bầu trời bạn thích.
+ Giới thiệu bức tranh với các bạn.
 - Một số HS dán tranh lên bảng và giới thiệu bức tranh trước lớp. 
- GVNX –Tuyên dương
- HS trả lời
- HS quan sát hình theo cặp và trả lời câu hỏi.
 - HS nhận xét
- HS theo dõi
- Nhóm thảo luận để đưa ra câu trả lời.
- Đại diện nhóm trả lời trước lớp- HSNX
- HS lắng nghe
- HS theo dõi
- HS quan sát hình và TLCH
- HSNX
-3-4 HS nhắc lại; Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS xem tranh 
- Đại diện 1 số em nêu - HSNX
- HS dán tranh lên bảng và giới thiệu về bức tranh của mình - HSNX
IV. CỦNG CỐ- DẶN DÒ
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh, ai đúng? 
- Chia lớp thành 2 nhóm: Mỗi nhóm được phát 5 thẻ chữ (mặt trăng, mặt trời, ngôi sao, mây trắng, mây xanh .) và một bảng gồm hai cột.
- Em nhìn thấy những gì trên bầu trời vào ban ngày/ban đêm? Hãy ghi vào bảng sau:
Bầu trời ban ngày
Bầu trời ban đêm
Nhóm sẽ lựa chọn các thẻ chữ để dán vào hai cột của bảng cho phù hợp. Nhóm nào dán đúng và nhanh nhất là nhóm thắng cuộc -HSNX
GVNX – tuyên dương
HS nhắc lại tên bài. (Gọi 1-2 học sinh) 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_cung_hoc_de_phat_trien_nang_lu.docx