Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 19 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm
Hoạt động 5: Tìm hiểu lợi ích của một số con vật đối với con người và động vật
* Mục tiêu
- Nêu được một số lợi ích và tác hại của một số con vật đối với con người. Có tình yêu và ý thức bảo vệ loài vật.
* Cách tiến hành
Bước 1: Tổ chức làm việc theo cặp
- GV hướng dẫn từng cặp HS giới thiệu cho nhau nghe về lợi ích hoặc tác hại của các con vật đối với đời sống con người có trong các hình ở SGK.
Lưu ý: GV cần khuyến khích HS khai thác được càng nhiều lợi ích hoặc tác hại càng tốt, phát huy sự hiểu biết và sáng tạo của HS và có thể gợi ý HS cách phòng tránh, tiêu diệt một số loài vật có hại. Dưới đây là một số gợi ý các hình ở trang 78, 79 (SGK).
Hình 7: Con ruồi đậu vào phế thải, ăn thức ăn của người. Vì vậy, ruổi là nguyên nhân mang và phát tán nhiều mầm bệnh khác nhau như tiêu chảy, nhiễm trùng da và mắt.
+ Hình 8: Con gián sống ở những nơi ẩm thấp, bẩn thỉu, ăn các chất thải và khi chúng bò vào thức ăn, tủ bát,. chúng sẽ là vật trung gian truyền bệnh cho con người như tiêu chảy, kiết lị,.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 19 MÔN: TỰ NHIÊN và XÃ HỘI BÀI : CÁC CON VẬT QUANH EM - Tiết 3 Ngày: - - 2020 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học, HS đạt được: * Về nhận thức khoa học: Nêu được tên một số con vật và bộ phận của chúng. * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: Đặt được câu hỏi để tìm hiểu một số đặc điểm bên ngoài nổi bật của động vật *Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: - Phân biệt được một số con vật theo lợi ích hoặc tác hại của chúng đối với con người - Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các đặc điểm của con vật. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình ảnh trong SGK. Bài hát, bài thơ, câu chuyện về các con vật. - Hình ảnh các con vật điển hình có ở địa phương do GV và HS chuẩn bị. - Hình ảnh các con vật đang di chuyển. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 3/ Lợi ích và tác hại của con vật đối với con người KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 5: Tìm hiểu lợi ích của một số con vật đối với con người và động vật * Mục tiêu - Nêu được một số lợi ích và tác hại của một số con vật đối với con người. Có tình yêu và ý thức bảo vệ loài vật. * Cách tiến hành Bước 1: Tổ chức làm việc theo cặp - GV hướng dẫn từng cặp HS giới thiệu cho nhau nghe về lợi ích hoặc tác hại của các con vật đối với đời sống con người có trong các hình ở SGK. Lưu ý: GV cần khuyến khích HS khai thác được càng nhiều lợi ích hoặc tác hại càng tốt, phát huy sự hiểu biết và sáng tạo của HS và có thể gợi ý HS cách phòng tránh, tiêu diệt một số loài vật có hại. Dưới đây là một số gợi ý các hình ở trang 78, 79 (SGK). Hình 7: Con ruồi đậu vào phế thải, ăn thức ăn của người. Vì vậy, ruổi là nguyên nhân mang và phát tán nhiều mầm bệnh khác nhau như tiêu chảy, nhiễm trùng da và mắt. + Hình 8: Con gián sống ở những nơi ẩm thấp, bẩn thỉu, ăn các chất thải và khi chúng bò vào thức ăn, tủ bát,... chúng sẽ là vật trung gian truyền bệnh cho con người như tiêu chảy, kiết lị,... + Hình 10: Con muỗi hút máu người gây ngứa ngáy, khó chịu. Đặc biệt muỗi Anophen truyền bệnh sốt rét rất nguy hiểm đối với con người. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG Hoạt động 6: Trò chơi “Đó là con gì? ” * Mục tiêu: Phân biệt được một số con vật có ích và con vật có hại. - Phát triển ngôn ngữ, thuyết trình, * Cách tiến hành Bước 1: Hoạt động nhóm Bước 2: Hoạt động cả lớp GV cho HS chơi trò chơi Tôi là ai Bước 3: Củng cố Sau phần học này, em đã học được gì? Gợi ý: Con vật cung cấp thức ăn, vận chuyển hàng hoá, kéo cày, kéo bừa, trông nhà,... cho con người. Có loài vật có thể gây hại cho con người: làm vật trung gian truyền bệnh như: muỗi có thể truyền bệnh sốt xuất huyết,... IV. ĐÁNH GIÁ GV có thể sử dụng câu 4, câu 5 của Bài 11 (VBT) để đánh giá nhanh kết quả học tập của HS, Tổ chức làm việc theo cặp Yêu cầu HS quan sát các hình trang 78, 79 (SGK). Hình 1: Con gà cung cấp trứng, thịt cho con người. Hình 2: Con bỏ cung cấp sữa, pho - mat, thịt,... Hình 3: Con mèo bắt chuột, làm bạn thân thiết của con người,... Hình 4: Con chuột mang nhiều mầm bệnh lây truyền nhiễm như: dịch hạch, sốt Hình 6: Con ong giúp thụ phân cho cây, tiêu diệt một số loài sâu bệnh Hình 7: Con ruồi Hình 8: Con gián Hình 9: Con chim sâu hay còn gọi là chim chích bông rất nhỏ bé nhưng là trợ thủ đắc lực bắt sâu giúp các bác nông dân. Hình 10: Con muỗi Hoạt động nhóm Một bạn được chọn đặt câu hỏi về đặc điểm của con vật. Các bạn trong nhóm dựa vào hình đang có để trả lời. Hoạt động cả lớp HS tham gia trò chơi. HS nêu ngắn gọn Yêu cầu HS tiếp tục tìm hiểu về lợi ích và tác hại của một số loài vật có ở xung quanh nhà ở GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 19 MÔN: TỰ NHIÊN và XÃ HỘI BÀI : CHĂM SÓC, BẢO VỆ CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI - Tiết 1 Ngày: - - 2020 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học, HS đạt được: * Về nhận thức khoa học: - Nêu và thực hiện được một số việc phù hợp để chăm sóc, bảo vệ cây trồng:và vật nuôi - Nêu được tình huống an toàn hoặc không an toàn khi tiếp xúc với một số cây và con vật. * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về hành động có thể gây mất an toàn khi tiếp xúc với một số cây và con vật. * Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: - Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây và các con vật. - Có ý thức giữ an toàn khi tiếp xúc với một số cây và con vật. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình ảnh trong SGK. Phiếu bài tập. Bảng phụ giấy A4. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Mở đầu: Hoạt động chung cả lớp: 1/ Chăm sóc và bảo vệ cây trồng KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động chăm sóc và bảo vệ cây trồng * Mục tiêu: Biết chăm sóc cây trồng và có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây. *Cách tiến hành Bước 1: Tổ chức làm việc theo cặp - GV hướng dẫn từng cặp HS mô tả ý nghĩa các hình trong SGK. Bước 2: Tổ chức làm việc theo nhóm - Từng cặp chia sẻ Bước 3: Tổ chức Bước 4: Củng cố - HS nêu: Sau bài học này, em đã học được điều gì? - GV nhắc nhở HS cần thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ cây ở nhà và ở nơi công cộng. Cẩn thực hiện trồng nhiều cây để giữ môi trường xung quanh thêm xanh, sạch, đẹp. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG Hoạt động 2: Đóng vai, xử lý tình huống * Mục tiêu: HS có ý thức bảo vệ cây trồng nơi công cộng. * Cách tiến hành Bước 1: Tổ chức làm việc nhóm GV tổ chức nhóm đóng vai, khuyến khích HS xây dựng thêm kịch bản. Bước 2: Tổ chức làm việc cả lớp Từng nhóm bốc thăm lên đóng vai thể hiện tình huống mà nhóm vừa thực hiện dựa trên tình huống trong SGK và nhóm bổ sung. - Một số HS của nhóm khác đặt câu hỏi và nhận xét nhóm bạn. Bước 3: Củng cố Sau tình huống này, em đã rút ra được điều gì? ĐÁNH GIÁ GV có thể sử dụng câu 1 của Bài 12 (VBT) để đánh giá nhanh kết quả học của HS, Làm việc theo cặp - Yêu cầu HS quan sát hình trang 80, 81 (SGK). - HS tóm tắt vào bảng hoặc giấy A4 về những việc cần làm để chăm sóc cây, thể thể hiện. Làm việc theo nhóm - Từng cặp chia sẻ với các bạn trong nhóm sản phẩm của cặp mình. làm việc cả lớp - Các nhóm HS treo sản phẩm trên bảng. - Cử đại diện trong mỗi nhóm giới thiệu về sản phẩm của nhóm về việc cần làm để chăm sóc cây trồng. Một số HS đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn, Làm việc nhóm Nhóm đóng vai, xử lý tình huống như gợi ý trang 81 (SGK), làm việc cả lớp Từng nhóm bốc thăm lên đóng vai thể hiện tình huống mà nhóm vừa thực hiện dựa trên tình huống trong SGK và nhóm bổ sung. - Một số HS của nhóm khác đặt câu hỏi và nhận xét nhóm bạn. Củng cố - HS nêu GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_canh_dieu_tuan_19_nam_hoc_2020.doc