Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 - Tuần 5: Vệ sinh thân thể - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị Hồng Nhung

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 - Tuần 5: Vệ sinh thân thể - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị Hồng Nhung

Hoạt động 1: Liên hệ thực tế

Nêu câu hỏi:

+ Một ngày em tắm bao nhiêu lần?

+ Một tuần em tắm bao nhiêu lần?

+ Em tắm bằng gì?

+ Một tuần em gội đầu mấy lần?

+ Em gội đầu bằng gì?

+ Ai tắm, gội cho em?

- Khi tắm, gội không nên để nước (xà phòng) vào tai, mắt. Dễ gây bệnh về tai và mắt.

+ Sau khi tắm và gội đầu xong em cảm thấy như thế nào?

- Tắm, gội là biện pháp giữ cho da sạch sẽ.

+ Một ngày em thay quần áo mấy lần? Em thay quần áo khi nào?

+ Khi thay quần áo đã mặc trong một ngày ra, quần áo đó đã dơ, em làm gì với quần áo dơ đó?

+ Quần áo được giặt và phơi nắng xong em cảm thấy như thế nào?

 Thay quần áo cũng là biện pháp giữ cho da sạch sẽ.

 Qua những việc các em vừa tìm hiểu về giữ cho da sạch sẽ, một ngày các em nên tắm, gội đầu bằng nước sạch và xà phòng, thay quần áo

doc 2 trang thuong95 2710
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 - Tuần 5: Vệ sinh thân thể - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị Hồng Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỰ NHIÊN XÃ HỘI 
VỆ SINH THÂN THỂ
I/ Mục tiêu: 
- Hiểu rằng thân thể sạch sẽ giúp cho chúng ta khoẻ mạnh, tự tin. 
- Nêu được các việc nên và không nên làm để để giữ vệ sinh thân thể. Biết cách rửa mặt, rửa tay chân sạch sẽ. Nêu được cảm giác khi bị mẩn ngứa, ghẻ, chấy rận, đau mắt, mụn nhọt. biết cách đề phòng các bệnh về da.
- Có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hằng ngày.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Các hình minh họa, xà phòng, khăn mặt, dụng cụ bấm móng tay.
- Khăn mặt, SGK, vở bài tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Nêu một vài cách bảo vệ mắt mà em biết?
Nêu một số việc nên làm và không nên làm để bảo vệ tai mà em biết?
Mắt và tai có phải là một giác quan cần cho con người không? Vì sao?
GV nhận xét.
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài, ghi tựa.
Hoạt động 1: Liên hệ thực tế 
Nêu câu hỏi:
+ Một ngày em tắm bao nhiêu lần?
+ Một tuần em tắm bao nhiêu lần?
+ Em tắm bằng gì?
+ Một tuần em gội đầu mấy lần?
+ Em gội đầu bằng gì?
+ Ai tắm, gội cho em?
- Khi tắm, gội không nên để nước (xà phòng) vào tai, mắt. Dễ gây bệnh về tai và mắt.
+ Sau khi tắm và gội đầu xong em cảm thấy như thế nào?
- Tắm, gội là biện pháp giữ cho da sạch sẽ.
+ Một ngày em thay quần áo mấy lần? Em thay quần áo khi nào?
+ Khi thay quần áo đã mặc trong một ngày ra, quần áo đó đã dơ, em làm gì với quần áo dơ đó?
+ Quần áo được giặt và phơi nắng xong em cảm thấy như thế nào?
Š Thay quần áo cũng là biện pháp giữ cho da sạch sẽ.
Š Qua những việc các em vừa tìm hiểu về giữ cho da sạch sẽ, một ngày các em nên tắm, gội đầu bằng nước sạch và xà phòng, thay quần áo sạch ít nhất là một lần đó là hình thức vệ sinh thân thể, là nên làm.
Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận nhóm.
Gv treo tranh cho các nhóm để HS thảo luận, đánh dấu chéo vào trang nên làm để giữ cho da sạch sẽ.
+ Các bạn đang làm gì?
- Y/C các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung ý kiến.
+ Vì sao không chọn tranh các bạn đang tắm ở ao hoặc bơi ở chỗ nước không sạch?
+Em thường rửa chân, rửa tay khi nào?
ŠTrước khi ăn mà không rửa tay thì vi trùng dễ xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
Š Tóm lại, vệ sinh thân thể là các em nên năng tắm, gội đầu bằng nước sạch và xà phòng, thay quần áo sạch, rửa tay, rửa chân, cắt móng tay, móng chân, không nên tắm ở ao hồ hoặc ở chỗ nước không sạch.
Hoạt động 3: Sắp xếp trình tự các việc làm hợp vệ sinh.
+ Hãy nêu các việc cần làm khi muốn đi tắm? (chuẩn bị, khi tắm, tắm xong).
- Tắm xong rất cần lau khô người để không bị trúng nước; Tắm nơi kín gió.
+ Nên rửa tay, rửa chân khi nào?
- Khi ăn không nên ăn bốc mà phải dùng đũa (muỗng) lấy thức ăn.
- GV nhận xét, chốt lại.
Hát
Học bài nơi có đủ ánh sáng, không ngửa mặt để nhìn trời..
Không nghe âm thanh quá to, khi tắm xong phải làm vệ sinh tai.
Rất cần thiết mắt để nhìn mọi vật, tai dùng để nghe.
Nhắc tựa
HS xung phong trả lời
3 HS nhắc lại
3 HS nhắc lại.
Học theo nhóm
+ Nhóm 1+2: trang 12.
+ Nhóm 3+4: trang 13.
HS thảo luận đánh dấu chéo vào tranh.
+ Tắm, gội đầu bằng nước sạch.
+ Thay quần áo (quần lót)
+ Rửa chân cho sạch.
Trình bày và giải thích
HS nêu, bạn nhận xét.
4.Củng cố:
Trò chơi: Thi đua tiếp sức.
Nội dung: GV chia bảng làm 2 cột nên làm và không nên làm để HS đính tranh vào cột thích hợp.
Luật chơi: 1 em chỉ được chọn 1 tranh đính vào cột thích hợp. Nhóm nào làm đúng, nhanh là thắng.
- GV nhận xét trò chơi, tuyên dương, giáo dục HS.
5. Nhận xét, dặn dò: 
- Dặn xem lại bài, thực hành những việc nên làm.
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_tuan_5_ve_sinh_than_the_nam_ho.doc