Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 1 - Bài 23: Giữ vệ sinh cơ thể

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 1 - Bài 23: Giữ vệ sinh cơ thể

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Kể được một số việc giữ vệ sinh cơ thể và thông qua hoạt động hằng ngày, nói được ích lợi của những việc làm đó.

- Nhận xét được việc nên làm, việc không nên làm để giữ vệ sinh cơ thể và có ý thức thực hiện.

- Thực hành và nhận xét được các bước chải răng đúng cách.

ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Chuẩn bị của GV:

- Video bài hát “Khám tay”, nhạc sĩ Đào Việt Hưng.

- Hình ảnh Bộ tài liệu Hướng dẫn cách chải răng đúng của Bộ Y tế.

- Mô hình hàm răng, bàn chải chải răng.

Chuẩn bị của HS:

Bàn chải chải răng.

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

HĐ1: Kể một việc bạn thường làm để giữ vệ sinh cơ thể.

Hoạt động cả lớp:

- HS xem video bài hát “Khám tay”.

- HS trả lời câu hỏi của GV: Nội dung bài hát nói về việc gì? Bàn tay như thế nào thì được khen?

- GV dẫn dắt: Bài hát nói về các bạn kiểm tra, nhắc nhở nhau vệ sinh sạch sẽ đôi bàn tay hằng ngày. Để vệ sinh cơ thể, chúng ta thường làm những việc gì?

- Hãy kể một việc bạn thường làm để giữ vệ sinh cơ thể:

+ HS trao đổi với nhau về những việc làm hằng ngày để giữ vệ sinh cơ thể.

+ Một số HS xung phong lên trước lớp kể lại những việc vệ sinh cá nhân hằng ngày. GV không yêu cầu HS kể được đủ hết các việc. GV chú ý vào những việc HS đã thực hiện đúng, nhận xét việc chưa phù hợp.

- GV vào bài học mới.

 

docx 4 trang hoaithuqn72 6990
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 1 - Bài 23: Giữ vệ sinh cơ thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
23GIỮ VỆ SINH CƠ THỂ
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kể được một số việc giữ vệ sinh cơ thể và thông qua hoạt động hằng ngày, nói được ích lợi của những việc làm đó.
- Nhận xét được việc nên làm, việc không nên làm để giữ vệ sinh cơ thể và có ý thức thực hiện.
- Thực hành và nhận xét được các bước chải răng đúng cách.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Chuẩn bị của GV:
- Video bài hát “Khám tay”, nhạc sĩ Đào Việt Hưng.
- Hình ảnh Bộ tài liệu Hướng dẫn cách chải răng đúng của Bộ Y tế.
- Mô hình hàm răng, bàn chải chải răng.
Chuẩn bị của HS:
Bàn chải chải răng.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HĐ1: Kể một việc bạn thường làm để giữ vệ sinh cơ thể.
Hoạt động cả lớp:
- HS xem video bài hát “Khám tay”.
- HS trả lời câu hỏi của GV: Nội dung bài hát nói về việc gì? Bàn tay như thế nào thì được khen?
- GV dẫn dắt: Bài hát nói về các bạn kiểm tra, nhắc nhở nhau vệ sinh sạch sẽ đôi bàn tay hằng ngày. Để vệ sinh cơ thể, chúng ta thường làm những việc gì?
- Hãy kể một việc bạn thường làm để giữ vệ sinh cơ thể:
+ HS trao đổi với nhau về những việc làm hằng ngày để giữ vệ sinh cơ thể.
+ Một số HS xung phong lên trước lớp kể lại những việc vệ sinh cá nhân hằng ngày. GV không yêu cầu HS kể được đủ hết các việc. GV chú ý vào những việc HS đã thực hiện đúng, nhận xét việc chưa phù hợp.
- GV vào bài học mới.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
HĐ2: Quan sát và nói về việc làm của các bạn trong hình.
Hoạt động cặp đôi:
- Từng cặp HS quan sát hình từ 1 đến 5, trao đổi với bạn câu hỏi:
+Các bạn trong từng hình đã làm việc gì để giữ vệ sinh cơ thể? 
+Các bạn thực hiện việc đó khi nào trong ngày?
- GV gợi ý HS quan sát chi tiết Mặt Trời, Mặt Trăng để nói được các việc theo trình tự thời gian từ sáng đến tối, trước khi đi ngủ.
Hoạt động cả lớp:
- Một số cặp đôi trả lời trước lớp. HS có thể trình bày theo cách: một HS chỉ hình ảnh, một HS nói việc làm. GV gợi ý giúp HS nói được một số việc cần làm hằng ngày để vệ sinh cơ thể:
+ Buổi sáng: rửa mặt, chải răng, chải tóc.
+ Buổi chiều: tắm, rửa tay, rửa chân, thay quần áo.
+ Buổi tối (trước khi đi ngủ): chải răng.
- GV lưu ý HS rửa mặt bằng khăn và nước sạch; thay quần áo lót hằng ngày; tắm, gội bằng nước sạch và nhiệt độ nước tuỳ thuộc vào thời tiết.
- GV có thể gợi ý HS nói được một số việc làm khác nữa để giữ vệ sinh cơ thể phù hợp với điều kiện sinh hoạt ở trường, ở địa phương như: súc miệng sau khi ăn (nếu ăn bán trú ở lớp); rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi cầm giẻ lau bảng, lau bàn ghế ở lớp, rửa tay, chân nếu bị bẩn.
Cách tổ chức khác:
Thay vì yêu cầu HS trình bày kết quả sau khi thảo luận, GV có thể làm bộ thẻ hình các việc làm để giữ vệ sinh cơ thể và tổ chức cho HS chơi trò chơi: Xếp các thẻ hình vào hai cột: “Buổi sáng”, “Buổi tối” cho phù hợp.
Lưu ý: Có những việc làm xếp ở cả hai cột “Buổi sáng” và “Buổi tối”.
HĐ3: Trao đổi về ích lợi của việc giữ vệ sinh cơ thể hằng ngày.
a) Lợi ích của việc vệ sinh cơ thể như chải răng, rửa mặt,...
Hoạt động cặp đôi:
- HS quan sát hình 6, chú ý vào bóng nghĩ của bạn trai và trả lời câu hỏi: Vì sao chúng mình cần chải răng?
- Một số HS trả lời câu hỏi trước lớp. GV gợi ý để HS nói được nhiều ích lợi của việc vệ sinh cơ thể như chải răng, rửa mặt, ...
+ Chải răng giúp không bị đau răng, không bị sâu răng.
+ Rửa mặt để mắt không bị ngứa, bị đau mắt.
b) Lợi ích của việc rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.
Hoạt động cả lớp:
- HS quan sát hình 7, chú ý vào tay chỉ của nhân viên y tế, suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch có ích lợi gì?
- HS trả lời trước lớp, GV có thể gợi ý nội dung từng ảnh nhỏ của tranh tường để HS nói được:
+ Rửa tay bằng xà phòng giúp diệt vi khuẩn ở tay. Khi tay sạch cầm vào bát ăn, cốc uống nước sẽ không bị nhiễm giun, không bị đau bụng hay tiêu chảy.
+ Rửa tay bằng xà phòng để tay luôn sạch sẽ, nếu đưa tay lên mũi, miệng sẽ không bị nhiễm các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh cúm hay mắc bệnh tay, chân, miệng.
- GV gợi ý HS nói được thêm ích lợi của việc vệ sinh cơ thể như tắm rửa, thay quần áo hằng ngày giúp cơ thể (da) luôn sạch, không bị mắc các bệnh về da như ngứa, ghẻ, hắc lào, 
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HĐ4: Việc nào nên làm, việc nào không nên làm? Vì sao?
a) Làm việc với hình ảnh SGK.
Hoạt động cặp đôi:
- HS quan sát hình từ 8 đến 11, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi:
+ Các bạn trong từng hình đang làm gì? Việc đó nên làm hay không nên làm? Vì sao?
- HS chia sẻ với bạn, nói được việc làm trong hình, nhận xét việc nào nên làm, việc nào không nên làm:
+ Hình 8: Bạn trai rửa tay trước khi ăn. Việc này nên làm.
+ Hình 9: Bạn trai đang được cắt tóc (để đầu tóc gọn gàng, không nên để đầu tóc bù xù). Việc này nên làm.
+ Hình 10: Bạn gái đang cắn móng tay. Việc này không nên làm, vì móng tay rất bẩn. Bạn cần cắt móng tay thường xuyên, không nên cắn móng tay. GV có thể giải thích thêm: trong móng tay chứa nhiều vi khuẩn, khi cắn móng tay, vi khuẩn chui vào miệng, có thể dẫn đến tiêu chảy hoặc mắc bệnh tay, chân, miệng.
b) Liên hệ với hoạt động của bản thân.
Hoạt động nhóm hoặc cả lớp:
- HS liên hệ với hoạt động hằng ngày của bản thân, chia sẻ với nhau, trả lời câu hỏi:
+ Bạn đã làm được những việc gì để giữ gìn vệ sinh cơ thể?
- HS kể những việc làm đúng. Trên cơ sở những việc HS đã làm, GV có thể nhắc HS chú ý thực hiện thêm các việc cần thiết khác để giữ gìn vệ sinh cơ thể.
- HS có thể nói thêm các việc làm/thói quen hằng ngày gây mất vệ sinh cơ thể mà HS cần tránh.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HĐ5: Thực hành chải răng theo các bước.
a) Tìm hiểu các bước chải răng đúng cách.
GV có thể dùng hình ảnh trong SGK hoặc hình ảnh các bước chải răng của Bộ Y tế.
Hoạt động cặp đôi:
- HS quan sát các hình, trao đổi với bạn về thứ tự các bước chải răng đúng theo hình.
- Một số cặp HS chia sẻ các bước chải rang đúng trước lớp. Có thể trình bày theo cách: một bạn trình bày, một bạn chỉ trên hình.
(a) Chải mặt ngoài răng hàm trên, rang hàm dưới.
(b) Chải mặt trong răng cửa trên, răng cửa dưới.
(c) Chải mặt nhai răng hàm trên, hàm dưới.
(d) Chải lưỡi từ trong ra ngoài.
b) Thực hành chải răng theo các bước
chải răng đúng.
Hoạt động cả lớp:
- HS thực hành chải răng, hoặc sử dụng mô hình hàm răng để thực hành.
- HS thực hành theo các bước đã trình bày.
- Một số nhóm trình diễn trước lớp cách chải răng đúng. Các HS khác nhận xét.
- GV khuyến khích, nhắc nhở HS xây dựng ý thức biết yêu quý, bảo vệ và chăm sóc cơ thể mình.
- HS nhắc lại nội dung trong Lá nhắn nhủ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_1_bai_23_giu_ve_sinh_co_the.docx