Giáo án Tổng hợp Khối 1 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tổng hợp Khối 1 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021

Phần 1. Nghi lễ.

1. Lễ chào cờ:

- Ban chấp hành Chi đội của khu phụ trách và duy trì.

2. Tổng kết hoạt động giáo dục trong toàn trường.

- Lớp trực tuần lên đánh giá, nhận xét kết quả thực hiện các nhiệm vụ trong tuần 3 của các lớp.

3. Phát động thi đua, phổ biến kế hoạch nhiệm vụ trong tuần 4.

- Lớp trực tuần phát động thi đua, phổ biến kế hoạch nhiệm vụ tuần 4.

Phần 2. Sinh hoạt theo chủ điểm “Sao Nhi Đồng chăm ngoan”.

- Gv cho trưởng ban Văn nghệ (em .) duy trì chương trình văn nghệ theo chủ điểm “Sao Nhi Đồng chăm ngoan”.

- Sau mỗi câu chuyện, bài hát, bài thơ cả lớp sẽ cùng chia sẻ về nội dung, ý nghĩa và những bài học rút ra được qua tiết mục đó.

- Gv bật bài hát “Ở trường cô dạy em thế” (Nhạc Nga – lời Việt: Phạm Tuyên) và yêu cầu hs toàn trường cùng hát theo.

+ Trong bài hát cô giáo đã dạy các bạn hs điều gì?

+ Em đã thực hiện được theo các điều cô dạy chưa?

- Gv nhận xét, kết luận

 

docx 46 trang thuong95 4540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Khối 1 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2020
Hoạt động trải nghiệm
Sinh hoạt dưới cờ: Sao Nhi Đồng chăm ngoan
I – Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- HS thực hiện được các nghi lễ chào cờ.
- HS lắng nghe và hát được theo các anh chị lớp trên bài hát “Ở trường cô dạy em thế” (Nhạc Nga – lời Việt: Phạm Tuyên).
- Tham gia được các hoạt động Sao Nhi Đồng cùng anh chị phụ trách.
2. Năng lực:
- Rèn năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động sinh hoạt dưới cờ; năng lực tự giải quyết vấn đề; năng lực cộng tác, chia sẻ trước đông người; năng lực đánh giá.
3. Phẩm chất: 
- Giúp HS tự tin.
- Hs đoàn kết với các anh chị lớp trên.
II. Chuẩn bị.
- Bài hát “Ở trường cô dạy em thế” (Nhạc Nga – lời Việt: Phạm Tuyên).
III – Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Hs
Hỗ trợ của giáo viên
- HS thực hiện nghi lễ chào cờ 
- Hs lắng nghe và rút kinh nghiệm
- Hs lắng nghe
- Trưởng ban Văn nghệ (em ............) duy trì chương trình văn nghệ theo chủ điểm “Sao Nhi Đồng chăm ngoan”.
- Sau mỗi câu chuyện, bài hát, bài thơ cả lớp sẽ cùng chia sẻ về nội dung, ý nghĩa và những bài học rút ra được qua tiết mục đó.
- HS lắng nghe và hát được theo các anh chị lớp trên bài hát “Ở trường cô dạy em thế” (Nhạc Nga – lời Việt: Phạm Tuyên).
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe
Phần 1. Nghi lễ.
1. Lễ chào cờ:
- Ban chấp hành Chi đội của khu phụ trách và duy trì.
2. Tổng kết hoạt động giáo dục trong toàn trường.
- Lớp trực tuần lên đánh giá, nhận xét kết quả thực hiện các nhiệm vụ trong tuần 3 của các lớp.
3. Phát động thi đua, phổ biến kế hoạch nhiệm vụ trong tuần 4.
- Lớp trực tuần phát động thi đua, phổ biến kế hoạch nhiệm vụ tuần 4.
Phần 2. Sinh hoạt theo chủ điểm “Sao Nhi Đồng chăm ngoan”.
- Gv cho trưởng ban Văn nghệ (em ............) duy trì chương trình văn nghệ theo chủ điểm “Sao Nhi Đồng chăm ngoan”.
- Sau mỗi câu chuyện, bài hát, bài thơ cả lớp sẽ cùng chia sẻ về nội dung, ý nghĩa và những bài học rút ra được qua tiết mục đó.
- Gv bật bài hát “Ở trường cô dạy em thế” (Nhạc Nga – lời Việt: Phạm Tuyên) và yêu cầu hs toàn trường cùng hát theo.
+ Trong bài hát cô giáo đã dạy các bạn hs điều gì?
+ Em đã thực hiện được theo các điều cô dạy chưa?
- Gv nhận xét, kết luận
Giáo dục thể chất
Bài 2: Tập hợp đội hình hàng dọc, dóng hàng, điểm số (Tiết 4)
 (GV chuyên soạn, dạy)
Tiếng Việt (2 tiết)
Bài 11: I, i, K, k
I – Mục tiêu:
Kiến thức – Kĩ năng:
Nhận biết và đọc đúng các âm i, k; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các âm i, k; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
Viết đúng các chữ i, k; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ i, k. 
Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các âm i, k có trong bài học. 
Năng lực:
- Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự chuẩn bị đồ dùng học tập.
Phát triển kĩ năng nói lời giới thiệu, làm quen. 
Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung các tranh minh hoạ: 1. Tranh Nam đang vẽ, bức vẽ sắp hoàn thành; 2. Tranh một con kì đà đang bò ở kẽ đá; 3. Tranh Nam và một bạn khác đang nói chuyện, làm quen với nhau ở hành lang lớp học. 
Phẩm chất:
- Cảm nhận được tình cảm bạn bè khi được cùng học, cùng chơi, cùng trò chuyện.
II – Chuẩn bị:
Nắm vững cách phát âm của các âm i, k; cấu tạo, quy trình và cách viết các chữ i, k; nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này. 
Hiểu được kì đà là một loài bò sát, thường sống ở những vùng rừng rậm gần sông suối, khe lạch, các đầm lầy, các cù lao, các khu rừng ẩm thấp của miền nhiệt đới. Phần lớn chúng làm tổ trong những hốc cây, kẽ đá. Chúng thường bắt chuột, bọ, ếch, nhái, cá làm thức ăn. Kì đà leo trèo rất giỏi, đặc biệt là leo trên đá, trên cây.
Tranh ảnh SGK
Bộ thẻ chữ cái.
III – Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Hs
Hỗ trợ của giáo viên
- Hs chơi
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Hs nhận xét
- HS nói theo.
- HS đọc
- HS đọc
- HS đọc: Nam vẽ kỳ đà.
-Hs lắng nghe
Hs quan sát
Hs lắng nghe	
Một số (4 5) HS đọc âm i, sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần.
Hs lắng nghe
Hs lắng nghe
HS đánh vần tiếng mẫu. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng mẫu.
- HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu. 
HS tìm
HS đánh vần
HS đọc
HS đọc
HS đọc
HS tự tạo
- 3- 4 HS phân tích tiếng, 2- 3 HS nêu lại cách ghép.
HS đọc
- HS quan sát tranh, 3 – 4 HS nói tên sự vật, hiện tượng trong tranh. 
- HS phân tích và đánh vần bí đỏ, đọc trơn từ bí đỏ.
HS phân tích đánh vần kẻ ô, đi đò, kì đà.
HS đọc
HS đọc
HS quan sát và lắng nghe
HS lắng nghe
HS lắng nghe, quan sát
- HS viết vào bảng con, chữ cỡ vừa (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng).
- HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn.
- HS lắng nghe yêu cầu
- HS viết
- HS nhận xét
- HS đọc thầm, tìm các tiếng có âm i, âm k.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc 
- HS trả lời
- HS nhận xét
- HS quan sát.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- Hs nhận xét
- HS thực hiện
- HS đóng vai, nhận xét
- HS ôn lại chữ ghi âm i ,k.
- Hs lắng nghe
Tiết 1
1. Ôn và khởi động 
- HS hát chơi trò chơi
2. Nhận biết 
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? 
- GV và HS thống nhất câu trả lời. 
- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. 
- GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo.
- GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS đọc theo.
- GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Nam vẽ kỳ đà.
- GV giúp HS nhận biết tiếng có âm i, k và giới thiệu chữ ghi âm i, k.
3. Đọc HS luyện đọc âm
a. Đọc âm
- GV đưa chữ i lên bảng để giúp HS nhận biết chữ i trong bài học này.
- GV đọc mẫu âm i.
- GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đọc âm i, sau đó từng nhóm và cả lớp đọc đồng thanh một số lần.
- Âm k hướng dẫn tương tự
b. Đọc tiếng
- GV đọc tiếng mẫu 
- GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu bò, cỏ (trong SHS). GV khuyến khích HS vận dụng mô hình tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng ki, kì.
- GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đánh vần tiếng mẫu ki, kì. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng mẫu. GV lưu ý HS, c (xê) và k (ca) đều đọc là "cờ". Âm "cờ" viết là k (ca) khi âm này đứng trước e, ê, i; viết là c (xê) khi đứng trước các âm còn lại.
- GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu. 
- Đọc tiếng trong SHS 
+ Đọc tiếng chứa âm i 
GV đưa các tiếng chứa âm i ở yêu cầu HS tìm điểm chung (cùng chứa âm i).
• Đánh vần tiếng: Một số HS đánh vần tất cả các tiếng có cùng âm đang học.
• Một số (4 - 5) HS đọc trong các tiếng có cùng âm i đang học.
- GV yêu cầu đọc trơn các tiếng chứa âm i đang học: Một số (3 - 4) HS đọc trơn, mỗi HS đọc trơn một dòng.
- GV yêu cầu HS đọc tất cả các tiếng.
*Ghép chữ cái tạo tiếng
+ HS tự tạo các tiếng có chứa i.
+ GV yêu cầu 3- 4 HS phân tích tiếng, 2- 3 HS nêu lại cách ghép.
+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
*Tương tự với âm k
c. Đọc từ ngữ
GV đưa hình minh hoạ cho các từ ngữ: bí đỏ, kẻ ô, đi đò, kì đà. YC HS quan sát tranh, 3 – 4 HS nói tên sự vật, hiện tượng trong tranh. GV cho từ ngữ xuất hiện dưới mỗi hình. 
- YC HS phân tích và đánh vần bí đỏ, đọc trơn từ bí đỏ.
- GV thực hiện các bước tương tự đối với kẻ ô, đi đò, kì đà.
- HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 -4 lượt HS dọc. 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lấn,
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ
- Từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.
4. Viết bảng
- GV hướng dẫn HS viết chữ i, k.
- GV giới thiệu mẫu chữ viết thường ghi âm i, âm k và hướng dẫn HS quan sát.
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết âm i, âm k dấu hỏi.
- YC HS viết vào bảng con, chữ cỡ vừa (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng).
- GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS.
- GV quan sát và sửa lỗi cho HS.
Tiết 2
5. Viết vở
- GV hướng dẫn HS tô chữ i, k (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. Chú ý liên kết các nét trong chữ i.
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS
6. Đọc
- HS đọc thầm cả câu; tìm các tiếng có âm i, âm k.
- GV đọc mẫu cả câu.
- GV giải thích nghĩa từ ngữ (nếu cần).
- YC HS đọc thành tiếng cả câu (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV.
- YC HS trả lời một số câu hỏi về nội dung đã đọc: Kì đà bò ở đâu?,...
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
7. Nói theo tranh
- GV yêu cầu HS quan sát từng tranh trong SHS. 
- GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: 
Các em nhìn thấy những ai trong tranh? 
Những người ấy đang ở đâu? 
Họ đang làm gì?
- GV và HS thống nhất câu trả lời. 
- GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi, đóng vai 1 HS đóng vai Nam, 1 HS đóng vai bạn còn lại. Bạn hỏi (vi dụ: Bạn tên gì? Bạn học lớp nào?...), Nam trả lời (tự giới thiệu bản thân mình).
- Đại diện một nhóm đóng vai trước cả lớp, GV và HS nhận xét.
8. Củng cố 
- GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm i ,k.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. 
- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà.
Buổi chiều:
Tiếng Việt (2 tiết)
Bài 12: H, h, L, l
I – Mục tiêu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Nhận biết và đọc đúng các âm h, l; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các âm h, l; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các chữ h, l; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ h, l. 
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các âm h, l có trong bài học. 
2. Năng lực:
- Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm cây cối.
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ: 1. Tranh le le bơi trên hồ; 2. Tranh khung cảnh gia đình, em bé 1-2 tuổi, mẹ bế bé, bà cầm lá hẹ để làm thuốc ho cho bé; 3. Tranh về một số loài cây.
3. Phẩm chất:
- Cảm nhận được tình cảm gia đình (qua tình yêu và sự chăm sóc của bà và mẹ với
bé), tình yêu đối với cây cỏ, thiên nhiên.
II – Chuẩn bị:
- Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự chuẩn bị đồ dùng học tập.
Nắm vững cách phát âm của các âm h, l; cấu tạo, quy trình và cách viết các chữ h, l; nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này. 
Chú ý cách phát âm âm l, tránh nhầm lẫn với âm n (hiện tượng tồn tại ở nhiều địa phương thuộc Bắc Bộ).
Biết: Có thể dùng lá hẹ để chữa ho cho các em bé (theo kinh nghiệm dân gian).
Tranh ảnh SGK
Bộ thẻ chữ cái. 
III – Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Hs
Hỗ trợ của giáo viên
- Hs chơi
- HS viết bảng con
- Hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- HS nói theo.
- HS đọc
- HS đọc
- Hs lắng nghe và quan sát
- Hs quan sát
- Hs lắng nghe	
- Một số (4 5) HS đọc âm h, sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần.
- Hs tìm điểm chung
- HS đánh vần
- HS đọc
HS đọc
HS đọc
HS ghép
HS phân tích
HS đọc
HS quan sát
HS nói
HS quan sát
- HS phân tích và đánh vần
- HS phân tích và đánh vần bờ hồ, cá hố, le le
- HS đọc 
- HS đọc
Hs lắng nghe và quan sát
- Hs lắng nghe và quan sát 
HS viết
- HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. 
Hs lắng nghe yêu cầu
- HS tô chữ h, chữ l (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một.
- HS nhận xét
- HS đọc thầm.
- Hs tìm
- HS lắng nghe.
- HS đọc 
- HS quan sát.
- HS trả lời.
- HS nhận xét
- Hs lắng nghe
- HS thực hiện
- HS thể hiện, nhận xét
- HS ôn lại chữ ghi âm h, âm l.
- Hs lắng nghe
Tiết 1
1. Ôn và khởi động 
- Cho HS ôn lại chữ i, k. GV có thể cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét tạo ra chữ i, k.
- YC HS viết chữ i, k vào bảng con
- Gv nhận xét
2. Nhận biết 
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh?
- GV và HS thống nhất câu trả lời. 
- GV nói của thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. 
- GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo. GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS đọc theo. 
- GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: le le bơi trên hồ. 
- GV giúp HS nhận biết tiếng có âm h, âm l và giới thiệu chữ ghi âm h, âm l.
3. Đọc HS luyện đọc âm ô
a. Đọc âm
- GV đưa chữ ô lên bảng để giúp HS nhận biết chữ h trong bài học.
- GV đọc mẫu âm h 
- GV yêu cầu HS đọc.
- Tương tự với âm l
b. Đọc tiếng
- Đọc tiếng trong SHS + Đọc tiếng chứa âm h ở nhóm thứ nhất 
•GV đưa các tiếng chứa âm h ở nhóm thứ nhất: yêu cầu HS tìm điểm chung cùng chứa âm h).
• Đánh vần tiếng: Một số HS đánh vần tất cả các tiếng có cùng âm h đang học.
• GV yêu cầu HS đọc trơn các tiếng có cùng âm h đang học.
+ Đọc trơn các tiếng chứa âm h đang học: Một số (3 - 4) HS đọc trơn, cả lớp đọc trơn 
+ GV yêu cầu HS đọc tất cả các tiếng.
- Ghép chữ cái tạo tiếng
+ GV yêu cầu HS tự tạo các tiếng có chứa h.
+ GV yêu cầu 3 - 4 HS phân tích tiếng, 2 - 3 HS nêu lại cách ghép.
+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
- Tương tự âm l
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: lá đỏ, bờ hồ, cá hố, le le. 
- GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. 
- GV cho từ lá đỏ xuất hiện dưới tranh. 
- Yêu cầu HS phân tích và đánh vần tiếng lá đỏ, đọc trơn từ lá đỏ. 
- GV thực hiện các bước tương tự đối với bờ hồ, cá hố, le le
- HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 - 4 lượt HS đọc. 
- 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.
4. Viết bảng
- GV đưa mẫu chữ h, chữ l và hướng dẫn HS quan sát. 
- GV viết mẫu và nêu cách viết chữ h, chữ l. 
- HS viết chữ h, chữ l (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng). 
- GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. GV quan sát sửa lỗi cho HS. 
Tiết 2
5. Viết vở
- GV hướng dẫn HS tô chữ h, chữ l HS tô chữ ô (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. 
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS
6. Đọc
- HS đọc thầm câu 
- Tìm tiếng có âm h
- GV đọc mẫu 
- HS đọc thành tiếng sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV 
- Tương tự với âm l
7. Nói theo tranh
- YC HS quan sát tranh trong SHS. GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: 
+ Em thấy gì trong tranh? 
- GV và HS thống nhất câu trả lời. 
- GV hướng dẫn HS nói về các loài cây trong tranh (có cây ăn quả) với các bộ phận khác nhau (tên các bộ phận) và lợi ích của chúng (cho quả, dùng gỗ làm nhà, chữa bệnh (liên hệ với câu “Bé bị ho. Bà đã có lá hẹ"), cho bóng mát, giữ gìn môi trường trong sạch,...).
- Gv chia HS thành các nhóm trả lời dựa vào nội dung đã trả lời ở trên 
- Đại diện một nhóm thể hiện nội dung trước cả lớp, GV và HS nhận xét.
8. Củng cố 
- GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm h, âm l.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. 
- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà.
Ôn Tiếng Việt
Ôn: I, i, K, k, H, h, L, l
I – Mục tiêu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Củng cố lại cách đọc, viết i, k, h, l.
- Làm được các bài tập trong vở bài tập.
Năng lực:
- Hs có khả năng hợp tác, chia sẻ với bạn.
- Phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt thông qua việc làm các bài tập.
Phẩm chất:
- Hs yêu thích môn học.
II – Chuẩn bị:
- Tranh bài tập, vở bài tập.
III – Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Hs
Hỗ trợ của giáo viên
- HS chơi
- HS làm việc theo nhóm đôi
Tranh 1: kẻ
Tranh 2: bí
Tramh 3: kệ
Tranh 4: bi
- Hs chia sẻ
- Hs nhận xét
- Hs đọc 
- HS quan sát và trả lời.
- Tranh 1: con kì đà.
- Tranh 2: quả bí
- Tranh 3: mọi người đang đi đò.
- HS điền vào vở 
- HS làm bài vào vở bài tập.
- Đại diện hai học sinh trình bày bài làm của mình trước lớp.
 - HS nhận xét
- HS làm việc theo nhóm đôi
Tranh 1: lá
Tranh 2: lọ
Tramh 3: hồ
Tranh 4: hổ
- Hs chia sẻ
- Hs nhận xét
- HS đọc theo.
- HS quan sát và trả lời làm việc theo nhóm 4.
- Tranh 1: chụp lá đa
- Tranh 2: bờ hồ
- Tranh 3: ba lô.
- Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp.
- Hs đọc
- Hs nhận xét
- HS ôn lại chữ ghi âm l, h, i k.
- HS lắng nghe
1. Ôn và khởi động 
- HS hát chơi trò chơi
2. Luyện Tập
* Bài 1:
- GV yêu cầu HS quan sát từng tranh trong SHS. 
+ Tranh vẽ gì?
- Gọi Hs chia sẻ
- Gv nhận xét
- GV cũng có thể đọc thành tiếng từng tranh nhận biết và yêu cầu HS đọc theo.
 * Bài 2: Điền i hoặc k
- GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi?
- Tranh 1 con vật gì?
- Tranh 2 quả gì?
- Tranh 3 mọi người làm gì ?
- GV, HS nhận xét chữa bài.
* Bài 3: Khoanh vào chữ viết đúng
- GV hướng dẫn cho HS làm việc cá nhân.
- GV hướng dẫn hỗ trợ các bạn yếu.
- Gọi đại diện hai học sinh trình bày bài làm của mình trước lớp.
- Gv nhận xét
* Bài 4:
- GV yêu cầu HS quan sát từng tranh trong SHS. 
+ Tranh vẽ gì?
- Gọi Hs chia sẻ
- Gv nhận xét
- GV cũng có thể đọc thành tiếng từng tranh nhận biết và yêu cầu HS đọc theo.
* Bài 5: Điền h hoặc l
- GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi thảo luận nhóm 4?
- Tranh 1chụp cái gì?
- Tranh 2 chụp ảnh ở đâu?
- Tranh 3 là cái gì?
- Gọi đại diện một số nhóm trình bày trước lớp.
- Gv cho hs đọc lại các tiếng
- GV, HS nhận xét chữa bài.
3. Vận dụng
- GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm l, h, i k.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.
Thứ ba ngày 6 tháng 10 năm 2020
Tiếng Việt (2 tiết)
Bài 13: U, u, Ư, ư
I – Mục tiêu:
Kiến thức – Kĩ năng:
Nhận biết và đọc đúng các âm u, ư; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các âm u, ư; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
Viết đúng các chữ u, ư; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chứa u, ư. 
Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các âm u, ư có trong bài học. 
Năng lực:
- Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự chuẩn bị đồ dùng học tập.
-	Phát triển kĩ năng nói lời giới thiệu (giới thiệu về bản thân với chị sao đỏ trong giờ sinh hoạt sao).
-	Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ: 1. Hình ảnh quả đu đủ chín; 2. Hình ảnh cá hổ; 3. Nam đang giới thiệu bản thân mình với chị sao đỏ.
Phẩm chất:
- Hs hứng thú học Tiếng Việt
II – Chuẩn bị:
Nắm vững đặc điểm phát âm của các âm u, ư; cấu tạo, quy trình và cách viết các chữ u, ư; nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này. 
Hiểu Sao nhi đồng: Là một hình thức tập hợp nhi đồng từ 6 – 8 tuổi (tương đương từ lớp 1 đến lớp 3), để giáo dục nhi đồng theo Năm điều Bác Hồ dạy, hướng dẫn nhi đồng làm quen với phương thức sinh hoạt tập thể, phấn đấu trở thành đội viên Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Cách tổ chức sao: từ 5 đến 10 em có thể hợp thành 1 sao (trong sao không quá 15 em).
Phụ trách sao: là một đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh (thường là các anh, chị lớp trên).
Tranh ảnh SGK
Bộ thẻ chữ cái.
III – Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Hs
Hỗ trợ của giáo viên
- Hs chơi
- HS viết bảng con
- Hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Hs nhận xét
- HS nói theo.
- HS đọc
- HS đọc
- Hs lắng nghe
- Hs quan sát
- Hs lắng nghe	
- Một số (4 5) HS đọc âm d, sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần.
- Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe
- Một số (4 5) HS đánh vần tiếng mẫu đủ, lừ.
- HS đánh vần
- Một số (4 - 5) HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu.
- HS đọc
- HS quan sát và tìm điểm chung
- HS đánh vần tất cả các tiếng có cùng âm u.
- HS đọc
HS đọc
HS đọc
HS đọc
- HS tự tạo
- HS phân tích và đánh vần
- HS đọc 
- HS quan sát
- HS nói
- HS quan sát
- HS phân tích đánh vần
- HS đọc
- HS đọc
- Hs lắng nghe và quan sát
- Hs lắng nghe
- HS viết 
- HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. 
- Hs lắng nghe
- HS tô chữ u, ư (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một.
-HS nhận xét
- HS đọc thầm.
- Hs tìm
- HS lắng nghe.
- HS đọc 
- HS quan sát.
- HS trả lời.
- HS nhận xét
- HS quan sát.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- HS thể hiện, nhận xét
- HS ôn lại chữ ghi âm u, ư.
- Hs lắng nghe
Tiết 1
1. Ôn và khởi động 
- HS ôn lại chữ h, l. GV có thể cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét tạo ra chữ h, l.
- HS viết chữ h, l trên bảng con
2. Nhận biết 
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em nhìn thấy gì trong tranh?
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
- GV nói câu thuyết minh (nhận biết dưới tranh và HS nói theo.
- GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo. 
- GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS đọc theo. GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Đu đủ/ chín/ ngọt lừ. 
- GV giúp HS nhận biết tiếng có âm u, ư và giới thiệu chữ ghi âm u, ư. 
3. Đọc HS luyện đọc âm 
a. Đọc âm 
- GV đưa chữ u lên bảng để giúp HS nhận biết chữ u trong bài học.
- GV đọc mẫu âm u.
- GV yêu cầu HS đọc âm, sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần. 
-Tương tự với chữ ư
b. Đọc tiếng
- Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu (trong SHS): đủ, lừ.
+ GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng đủ, lừ.
+ GV yêu cầu HS đánh vần tiếng mẫu đủ, lừ. 
- Lớp đánh vần đồng thanh tiếng mẫu.
+ GV yêu cầu HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu.
- Đọc tiếng trong SHS + Đọc tiếng chứa âm u
•GV đưa các tiếng yêu cầu HS tìm điểm chung 
• Đánh vấn tiếng: GV yêu cầu HS đánh vần tất cả các tiếng có cùng âm u.
• GV yêu cầu đọc trơn các tiếng có cùng âm u.
+ Đọc tiếng chứa âm ư quy trình tương tự với quy trình đọc tiếng chứa âm u.
+ Đọc trơn các tiếng chứa các âm u, ư đang học: Một số (3 - 4) HS đọc trơn, mỗi HS đọc trơn 3- 4 tiếng có cả hai âm u, ư.
+ HS đọc tất cả các tiếng.
- Ghép chữ cái tạo tiếng 
+ HS tự tạo các tiếng có chứa u, ư.
+ GV yêu cầu 3 - 4 HS phân tích tiếng, 2 - 3 HS nêu lại cách ghép.
+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được. 
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ: dù, đu đủ, hổ dữ. 
- GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh
- GV cho từ dù xuất hiện dưới tranh 
- GV yêu cầu HS phân tích và đánh vần dù, đọc trơn từ dù. GV thực hiện các bước tương tự đối với đu đủ, hổ dữ
- GV yêu cầu HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 - 4 lượt HS đọc, 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần. 
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ
- Từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.
4. Viết bảng
- GV đưa mẫu chữ u, ư và hướng dẫn HS quan sát. 
- GV viết mẫu và nêu cách viết chữ u, ư. 
- HS viết chữ u, ư (chữ cỡ vừa) vào bảng con. Chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng
- GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. GV quan sát sửa lỗi cho HS. 
Tiết 2
5. Viết vở
- GV hướng dẫn HS tô chữ u, ư (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. 
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS
6. Đọc
- HS đọc thầm 
- Tìm tiếng có âm u, ư
- GV đọc mẫu 
- HS đọc thành tiếng câu (theo cá nhân và nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV 
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: 
+ Cá hổ là loài cá như thế nào? 
- GV và HS thống nhất câu trả lời. 
7. Nói theo tranh
- HS quan sát tranh trong SHS. GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: 
+ Các em nhìn thấy trong tranh có những ai? 
+ Những người ấy đang ở đâu?
+ Họ đang làm gì?
- GV hướng dẫn HS nói về hoạt động sinh hoạt sao ở trường tiểu học, đóng vai Nam, 1 HS khác đóng vai Chị sao đỏ.
- Gv chia HS thành các nhóm
- Đại diện một nhóm thể hiện nội dung trước cả lớp, GV và HS nhận xét.
8. Củng cố 
- GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm u, ư.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. 
- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp.
Đạo đức
Bài 2. Gọn gàng, ngăn nắp (Tiết 2)
I – Mục tiêu:
Kiến thức – Kĩ năng:
-	Nêu được một số biểu hiện của gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt.
-	Biết ý nghĩa của gọn gàng, ngăn nắp trong học tập, sinh hoạt.
-	Thực hiện được hành vi gọn gàng, ngăn nắp nơi ở, nơi học.
Năng lực:
Hs có khả năng hợp tác, chia sẻ với bạn.
Phẩm chất:
- Hs biết giữ gọn gàng, ngăn nắp nơi ở, nơi học.
II – Chuẩn bị:
- Tranh SGK
- Một bộ quần, áo/1 HS cho phần Vận dụng trong giờ học.
III – Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Hs
Hỗ trợ của giáo viên
- HS quan sát các bức tranh
- Hs trả lời
- HS lắng nghe
- HS thảo luận theo nhóm quan sát tranh và nhận xét hành vi theo những câu hỏi
- Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- HS nhận xét
- Hs lắng nghe
- Một số nhóm trình bày cách sắp xếp căn phòng.
- Các nhóm khác nhận xét kết quả sắp xếp căn phòng.
- Các nhóm HS cùng nhau thảo luận và sắp xếp lại căn phòng.
- HS chia sẻ cảm xúc
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- Một số nhóm HS chia sẻ trước lớp.
- Hs nhận xét
- HS vận dụng thực hành
- HS ghi nhớ thực hiện
- HS tự đánh giá việc thực hiện gọn gàng, ngăn nắp ở nhà và ở lớp bằng cách mỗi ngày thả 1 viên sỏi vào “Giỏ việc tốt”. Cuối tuần, tự đếm số sỏi và ghi vào bảng tự đánh giá.
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe, thực hiện
- Hs đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 12.
- HS lắng nghe
C. Luyện tập
Hoạt động 1: Nhận xét hành vi
Mục tiêu:
- HS biết phân biệt hành vi gọn gàng, ngăn nắp và chưa gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt.
- HS được phát triển năng lực tư duy phê phán.
Cách tiến hành:
- GV YC HS quan sát các bức tranh
+ Em nhìn thấy gì trong tranh?
- GV nêu nội dung các bức tranh:
Tranh 1: Vân đang tưới cây. Khi nghe bạn gọi đi chơi, Vân vứt luôn bình tưới xuống đường đi và ra ngõ chơi cùng các bạn.
Tranh 2: Trong giờ học, Trà gạt giấy vụn xuống sàn lớp học.
Tranh 3: Tùng xếp gọn đồ chơi vào hộp trước khi đứng dậy vào ăn cơm cùng bố mẹ.
Tranh 4: Ngọc sắp xếp sách vở gọn gàng, ngăn nắp
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Quan sát tranh và nhận xét hành vi theo những câu hỏi sau:
Bạn nào sống gọn gàng, ngăn nắp?
Bạn nào chưa gọn gàng, ngăn nắp? Vì sao?
Nếu em là bạn trong tranh, em sẽ làm gì?
- Mời một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét
- Gv kết luận:
+ Tình huống 1: Việc vứt bình tưới trên đường, làm đường đi bị vướng và ướt, bình tưới dễ bị hỏng. Đó là hành vi chưa gọn gàng, ngăn nắp. Vân nên cất bình tưới vào chỗ quy định trước khi đi chơi.
+ Tình huống 2: Việc gạt giấy xuống sàn làm lớp bẩn, mất vệ sinh, chưa thực hiện đúng nội quy trường, lớp. Đó là hành vi chưa gọn gàng, ngăn nắp. Trà nên nhặt giấy vụn và thả vào thùng rác của trường/lớp.
+ Tình huống 3: xếp gọn đồ chơi trước khi ăn vừa bảo vệ đồ chơi, vừa không làm vướng đường đi trong phòng, phòng trở nên gọn gàng. Việc làm của Tùng đáng khen. 
+ Tình huống 4: sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập trên bàn học giúp Ngọc học tốt, giữ gìn sách vở không thất lạc. Đó là việc em nên làm hằng ngày.
- Vì vậy trong học tập và sinh hoạt, em cần gọn gàng, ngăn nắp. Việc gọn gàng, ngăn nắp giúp em tiết kiệm thời gian khi tìm đồ dùng, không làm phiền đến người khác, giữ đồ dùng thêm bền đẹp.
Hoạt động 2: Hướng dẫn dọn phòng
Mục tiêu:
- HS biết cách sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.
- HS được phát triển năng lực hợp tác với bạn.
Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo nhóm: Quan sát tranh và tìm cách sắp xếp đồ dùng cho gọn gàng, hợp lí.
- GV có thể hỏi gợi ý:
Quần áo sạch nên xếp ở đâu?
Quần áo bẩn nên để ở đâu?
Giày dép nên để ở đâu?
Đồ chơi nên xếp ở đâu?
Sách vở nên xếp ở đâu?
- Gv nhận xét
- Gv cho các nhóm HS cùng nhau thảo luận và sắp xếp lại căn phòng.
- GV mời HS chia sẻ cảm xúc sau khi sắp xếp căn phòng gọn gàng, ngăn nắp
- Gv nhận xét
Hoạt động 3: Tự liên hệ
Mục tiêu:
- HS biết đánh giá việc thực hiện các hành vi gọn gàng, ngăn nắp của bản thân và có ý thức điều chỉnh hành vi sống gọn gàng, ngăn nắp.
- HS được phát triển năng lực tư duy phê phán.
Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho HS chia sẻ trong nhóm đôi theo gợi ý sau:
Bạn đã làm được những việc gì để nơi ở gọn gàng, ngăn nắp? Bạn đã làm được những việc gì để nơi học gọn gàng, ngăn nắp?
Bạn cảm thấy như thế nào khi sắp xếp nơi ở, nơi học gọn gàng, ngăn nắp?
- GV mời 1 nhóm HS chia sẻ trước lớp.
- GV khen những HS đã luôn gọn gàng, ngăn nắp trong học tập, sinh hoạt và nhắc nhở cả lớp cùng thực hiện.
D. Vận dụng
Vận dụng trong giờ học:
Thực hành sắp xếp đồ dùng học tập trên bàn học, trong cặp sách.
Thực hành cùng bạn sắp xếp đồ dùng trong tủ của lớp.
Thực hành gấp trang phục: GV hướng dẫn các cách gấp quần áo: áo phông, áo khoác, quần, tất. HS thực hành theo từng thao tác.
Vận dụng sau giờ học:
- GV hướng dẫn, nhắc nhở và giám sát HS thực hiện gọn gàng, ngăn nắp (tự gấp trang phục của mình, sắp xếp đồ dùng cá nhân vào đúng chỗ sau khi sử dụng).
- GV đề nghị phụ huynh học sinh hướng dẫn, khuyến khích, động viên và giám sát việc thực hiện của con khi ở nhà.
- YC HS tự đánh giá việc thực hiện gọn gàng, ngăn nắp ở nhà và ở lớp bằng cách mỗi ngày thả 1 viên sỏi vào “Giỏ việc tốt”. Cuối tuần, tự đếm số sỏi và ghi vào bảng tự đánh giá.
Tổng kết bài học
- HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này?
- GV kết luận: Em cần gọn gàng, ngăn nắp ở chỗ học, chỗ chơi.
- GV hướng dẫn cách sử dụng “Giỏ việc tốt” để theo dõi việc thực hiện gọn gàng, ngăn nắp.
- GV cùng HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 12.
- GV đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS học tập tích cực và hiệu quả
Ôn Toán
Ôn nhiều hơn – ít hơn – bằng nhau
I – Mục tiêu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Từ 2 nhóm các đồ vật cho trước HS biết so sánh chúng với nhau bằng ngôn ngữ (nhiều hơn- ít hơn- bằng nhau).
Năng lực:
- Bước đầu rèn luyện kĩ năng quan sát, phát triển các năng lực toán học.
- Có khả năng cộng tác làm việc nhóm, chia sẻ với bạn.
Phẩm chất:
- Hs yêu thích môn học
II – Chuẩn bị:
- Một sợi dây thừng chuẩn bị cho trò chơi kéo co.
- Thẻ mặt cười, mặt mếu.
III – Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Hs
Hỗ trợ của giáo viên
- HS nhắc lại yêu cầu
- HS làm bài
..có số 10.
...số 10 được tách thành số 8 và số 2.
-HS thực hành điền.
- HS đọc kết quả nối tiếp
+ Số 10 gồm 9 và 1; số 10 gồm 5 và 5; số 8 gồm 4 và 4.
- Hs nhận xét
- HS nhắc lại.
- HS quan sát, đọc các số đã cho: 2-4-8.
..số chẵn.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_khoi_1_tuan_4_nam_hoc_2020_2021.docx