Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 - Lê Thị Ánh Tuyết

Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 - Lê Thị Ánh Tuyết

Thi đua giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp

Ôn tập giữa học kì I (Luyện tập tiết 1)

Ôn tập giữa học kì I (Luyện tập tiết 2)

Ôn tập giữa học kì I (Đọc thành tiếng tiết 1)

Lớp học sạch, đẹp

Ôn tập giữa học kì I(Đọc thành tiếng tiết 2)

Ôn tập giữa học kì I(Đọc thành tiếng tiết 3)

Bài : Nơi em sống (Tiết 1)

Bài : Nơi em sống (Tiết 2)

GV bộ môn dạy

Ôn tập giữa học kì I (Đọc thành tiếng tiết 4)

Ôn tập giữa học kì I (Đọc thành tiếng tiết 5)

Ôn tập giữa học kì I (Tập viết)

Luyện tập

Ôn tập giữa học kì I (Đọc, hiểu, viết tiết 1)

Ôn tập giữa học kì I(Đọc, hiểu, viết tiết 2)

Khối hộp chữ nhật – Khối lập phương

Bài: Chăm sóc bản thân khi bị ốm (Tiết 2)

GV bộ môn dạy

GV bộ môn dạy

GV bộ môn dạy

Ôn tập giữa học kì I (Kiểm tra đọc, hiểu, viết tiết 1)

Ôn tập giữa học kì I(Kiểm tra đọc, hiểu, viết tiết 2)

Làm quen với phép trừ ‒ Dấu trừ

Chia sẻ về việc giữ gìn trường, lớp sach, đẹp

 

docx 32 trang thuong95 2290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 - Lê Thị Ánh Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày
Tiết
Phân môn
Tên bài dạy
Đồ dùng dạy học
Thứ hai
9/11/2020
Buổi 
Sáng
1
Sinh hoạt dưới cờ
Thi đua giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp
2
Tiếng Việt
Ôn tập giữa học kì I (Luyện tập tiết 1)
Sách, vở bài tập, bộ đồ dùng Tiếng Việt, bảng, máy chiếu (Tivi), ..
3
Tiếng Việt
Ôn tập giữa học kì I (Luyện tập tiết 2)
4
Tiếng Việt
Ôn tập giữa học kì I (Đọc thành tiếng tiết 1)
Buổi 
Chiều
1
Ôn Toán
Vở bài tập, bộ đồ dùng toán, bảng, phấn, máy chiếu (ti vi), 
2
Ôn Tiếng Việt
3
HĐTN
Lớp học sạch, đẹp
Vở bài tập, máy chiếu (tivi), 
Thứ ba
10/11/2020
Buổi 
Sáng
1
Tiếng Việt 
Ôn tập giữa học kì I(Đọc thành tiếng tiết 2)
Sách, VBT, bộ đồ dùng Tiếng Việt, bảng, vở luyện viết, máy chiếu (tivi),
2
Tiếng Việt
Ôn tập giữa học kì I(Đọc thành tiếng tiết 3)
3
Tự nhiên xã hội
Bài : Nơi em sống (Tiết 1)
Sách, VBT, bộ đồ dùng Tiếng Việt, bảng, máy chiếu (Tivi), ..
4
Tự nhiên xã hội
Bài : Nơi em sống (Tiết 2)
Buổi 
Chiều
1
Thể dục
GV bộ môn dạy
2
Ôn Toán
Vở bài tập, máy chiếu (tivi), 
3
Ôn Tiếng Việt
Vở bài tập, máy chiếu (tivi), 
Thứ tư
11/11/2020
Buổi 
Sáng
1
Tiếng Việt 
Ôn tập giữa học kì I (Đọc thành tiếng tiết 4)
Sách, VBT, bộ đồ dùng Tiếng Việt, bảng, máy chiếu (Tivi), ..
2
Tiếng Việt
Ôn tập giữa học kì I (Đọc thành tiếng tiết 5)
3
Tiếng Việt
Ôn tập giữa học kì I (Tập viết)
4
Toán
Luyện tập
Sách, bộ đồ dùng,tivi, .
Buổi 
Chiều
1
Ôn Toán
Vở bài tập, bộ đồ dùng, máy chiếu (tivi), 
2
Ôn Tiếng Việt
3
Ôn Tiếng Việt
Vở bài tập, máy chiếu (tivi), 
Thứ năm
12/11/2020
Buổi 
Sáng
1
Tiếng Việt 
Ôn tập giữa học kì I (Đọc, hiểu, viết tiết 1)
Sách, VBT, bộ đồ dùng Tiếng Việt, bảng, vở luyện viết, máy chiếu (Tivi), ..
2
Tiếng Việt
Ôn tập giữa học kì I(Đọc, hiểu, viết tiết 2)
3
Toán
Khối hộp chữ nhật – Khối lập phương
Sách, bộ đồ dùng, tivi, 
4
Đạo đức
Bài: Chăm sóc bản thân khi bị ốm (Tiết 2)
Sách, VBT, máy chiếu (tivi), .
Buổi 
Chiều
1
Anh văn
GV bộ môn dạy
2
Âm nhạc
GV bộ môn dạy
3
Thể dục
GV bộ môn dạy
Thứ sáu
13/11/2020
Buổi 
Sáng
1
Tiếng Việt 
Ôn tập giữa học kì I (Kiểm tra đọc, hiểu, viết tiết 1)
Sách, VBT, bộ đồ dùng Tiếng Việt, bảng, vở luyện viết, máy chiếu (Tivi), ..
2
Tiếng Việt
Ôn tập giữa học kì I(Kiểm tra đọc, hiểu, viết tiết 2)
3
 Toán
Làm quen với phép trừ ‒ Dấu trừ
Sách, bộ đồ dùng, tivi, 
4
sinh hoạt lớp
Chia sẻ về việc giữ gìn trường, lớp sach, đẹp
1
Ôn Tiếng Việt
VBT,bộ đồ dùng,(tivi), 
2
Ôn Tiếng Việt
Vở bài tập, máy chiếu (tivi), 
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 10
(Từ ngày 09/11/2020 đến ngày 13/11/2020)
Ngày dạy: Thứ hai ngày 09 tháng 11 năm 2020.
TIẾT 1: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
TUẦN 10: LỚP HỌC SẠCH, ĐẸP
SINH HOẠT DƯỚI CỜ : 
THI ĐUA GIỮ GÌN TRƯỜNG, LỚP SẠCH, ĐẸP 
I. MỤC TIÊU: 	
Sau hoạt động, HS có khả năng: 
- Biết được kế hoạch của nhà trường, của Đội về phát động phong trào thi đua giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp.
 - Thực hiện được các công việc cụ thể hằng ngày để góp phần giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp. 
- Có ý thức và thái độ tích cực, tự giác tham gia giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp.
 II. CHUẨN BỊ:
- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:
+ Ổn định tổ chức.
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
+ Đứng nghiêm trang
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
+ Một số hoạt động của tiết chào cờ: 
* Thực hiện nghi lễ chào cờ
* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
* Góp phần giáo dục một số nội dung : AN toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
* Gợi ý cách tiến hành
- GV Tổng phụ trách hoặc Liên đội trưởng thông báo phát động phong trào thi đua giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp. Nội dung phát động phong trào thi đua gồm: - Chủ đề của phong trào thi đua: “Thi đua giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp hướng tới kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11”.
- Mục đích phát động phong trào thi đua: HS làm được nhiều việc tốt thiết thực và ý nghĩa để giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp.
- Thời gian thực hiện: Phong trào thi đua cao điểm diễn ra trong thời gian từ ngày phát động đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11. Phong trào tiếp tục được duy trì trong suốt thời gian sau đó. 
- Các hoạt động cụ thể của cá nhân và tập thể để tham gia phong trào : quét dọn, vệ sinh lớp học, các khu vực trong trường học như: khu vực sân chơi, khu vực nhà đa năng, khu hiệu bộ, khu vệ sinh, khu vườn trường, kê xếp bàn ghế, dùng học tập; bỏ rác đúng nơi quy định.
 - Xây dựng kế hoạch tham gia phong trào: cá nhân tự xây dựng kế hoạch của bản thân để tích cực tham gia phong trào, cả lớp thảo luận để xây dựng kế hoạch chung tham gia phong trào.)
 ..
TIẾT 2 + 3 + 4 : TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
LUYỆN TẬP (2 tiết)
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Thực hiện đúng trò chơi Hỏi vần đáp tiếng.
Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Họp lớp.
Chép 1 câu văn đúng kiểu chữ, cỡ chữ, đúng chính tả.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
10 thẻ để thực hiện trò chơi Hỏi vần đáp tiếng.
Bảng quy tắc chính tả g /gh.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1
1/Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học.
2/Luyện tập
BT 1 (Trò chơi Hỏi vần đáp tiếng) (chơi nhanh)
GV đưa lên bảng hình ảnh 2 HS giơ lên 2 thẻ (1 em giơ thẻ vần ăm, em kia giơ thẻ tiếng chăm), bên cạnh là 8 thẻ ghi những vần, tiếng khác. 
GV chỉ từng thẻ vần, tiếng.
(Làm mẫu) GV mời 2 HS làm mẫu với vần ăm, tiếng chăm:
HS 1 vừa nói to ăm vừa giơ thẻ vần ăm. / HS 2 đáp chăm, giơ thẻ tiếng chăm.
Chơi tiếp các vần khác, vẫn 2 HS đó: HS 1 hỏi - HS 2 đáp:
+ HS 1 giơ thẻ vần (VD: âp), nói âp. / HS 2 đáp (nấp), giơ thẻ tiếng nấp.
+ HS 1 giơ thẻ vần (VD: ơp), nói ơp. / HS 2 đáp (chớp), giơ thẻ tiếng chớp.
Thay đổi, hỏi tiếng đáp vần, đổi vai: HS 2 hỏi - HS 1 đáp.
+ HS 2 giơ thẻ tiếng đêm, nói đêm. / HS 1 đáp êm, giơ thẻ vần êm...
+ HS 2 giơ thẻ tiếng tiếp, nói tiếp. / HS 1 đáp iêp, giơ thẻ vần iêp.
Ai làm nhanh, đúng sẽ được 1 điểm cho 1 lần chơi, làm sai bị trừ 1 điểm.
Thực hành với các vần, tiếng mới, HS tự nghĩ ra: 2 tổ dự thi.
+ 2 tổ trưởng “oằn tù tì” để chọn nhóm được hỏi trước.
+ HS	1 (tổ 1ra vần (VD: om). / HS 2 (tổ 2) nói tiếng	bom.
+ HS	3 (tổ 1)ra vần (VD: iêm). / HS 4 (tổ 2) nói tiếng	chiếm...
Thay đổi, hỏi tiếng đáp vần, đổi vai: tố 2 hỏi - tổ 1 đáp:
+ HS	5 (tổ 2)	ra tiếng kìm. / HS 6 (tô 1) nói vần im.
+ HS	7 (tổ 2)	ra tiếng cặp. / HS 8 (tổ 1) nói vần ăp...
GV khen cặp / tổ làm bài đúng, nhanh, hỏi - đáp nhịp nhàng, to, rõ.
BT 2 (Tập đọc)
GV giới thiệu bài đọc kể về buổi họp lớp học cũ của sẻ, gà, cua.
GV đọc mẫu: nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm để gây ấn tượng, giúp HS chú ýđọc đúng các từ đó.
Luyện đọc từ ngữ: họp lớp, khóm tre ngà, kể lể rôm rả, hộp diêm, nắm rơm, khệ nệ ôm yếm, khắp hồ. GV kết hợp giải nghĩa: tre ngà (tre có thân và cành màu vàng tươi, trồng làm cảnh); kể lể rôm rả (kể với nội dung phong phú, không khí sôi nổi, vui vẻ); rơm (phần trên của thân cây lúa đã gặt và đập hết hạt); khệ nệ (dáng đi chậm chạp, nặng nề của người mang thai).
- Hs thực hiện
-Cả lớp đọc: ăm, chăm / âp, ơp, đêm, tiếp / nấp, chóp, êm, iêp.
- Hs thực hiện
-HS thực hiện
-HS làm việc theo tổ
-HS thực hiện, đổi vai cho nhau
-HS tham gia nhận xét, bình chọn
-HS lắng nghe
-HS luyện đọc từ ngữ
Tiết 2
Luyện đọc câu
GV: Bài có 8 câu. / GV chỉ từng câu hoặc liền 2 câu cho HS đọc vỡ.
Đọc tiếp nối từng câu hoặc liền 2 câu (cá nhân, từng cặp). 
GV nhắc HS nghỉ hơi ở câu: Nó sắp có lũ cua bé tí/ bò khắp hồ.
Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (mỗi đoạn 4 câu); thi đọc cả bài (từng cặp, tổ). Cuối cùng, 1 HS đọc cả bài, cả lớp đọc đồng thanh (đọc nhỏ).
g) Tìm hiểu bài đọc
GV: Bài đọc giúp em hiểu điều gì? 
BT 3 (Em chọn chữ nào: g hay gh?)
GV: BT giúp các em ghi nhớ, củng cố quy tắc chính tả g / gh.
GV chỉ bảng quy tắc chính tả g / gh (đã học từ bài 16); cả lớp đọc lại để ghi nhớ: gh chỉ kết hợp với e, ê, i. / g kết hợp với các chữ còn lại: a, o, ô, ơ, u, ư,...
HS làm bài vào VBT.
Chữa bài: GV viết lên bảng các tiếng thiếu âm đầu g, gh. /1 HS lên bảng điền chữ vào chồ trống. / Cả lớp đọc kết quả: 1) gà, 2) gắp, 3) ghi. / HS đối chiếu kết quả làm bài với đáp án; sửa lồi (nếu sai).
BT 4 (Tập chép)
GV viết lên bảng câu văn cần tập chép: 
Lớp cũ họp ở khóm tre
HS nhìn mẫu chữ trên bảng / trong VBT, chép lại câu văn (cỡ chữ vừa).
Viết xong, soát lỗi, đổi bài, sửa lỗi cho nhau.
GV chữa bài cho HS, nhận xét chung.
1 HS đọc, cả lớp đọc câu văn, chú ý những từ dễ viết sai (lớp, khóm).
-HS đọc vỡ từng câu
-HS đọc nối từng câu
- Hs thi đọc
-Các bạn cũ sau một thời gian gặp lại, có rất nhiều chuyện để kể cho nhau nghe. / Các bạn cũ gặp lại nhau rất vui.
-HS đọc
-HS làm vào vở BT
-HS tham gia nhận xét
-HS chép câu văn
-Đổi bài soát lỗi
- Hs thực hiện
3/Củng cố, dặn dò
 ..
BÀI: ĐÁNH GIÁ
ĐỌC THÀNH TIẾNG (tiết 1)
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Mỗi HS trong lớp đọc một đoạn văn, thơ khoảng 30 tiếng chứa vần đã học. ngữ liệu đánh giá là các đoạn đã được đánh số TT trong các bài đọc mà SGK đã giới thiệu (Nằm mơ, Hứa và làm), cũng có thể chọn một vài bài đọc trong SGK mà HS đã học trước đó.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy chiếu hoặc bảng phụ.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A.Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài: Đánh giá, đọc thành tiếng
B.Bài mới
-GV làm các thăm ghi số các đoạn 1,2,3,4 (truyện nằm mơ)
- HS lên bốc thăm .
- HS đọc đoạn mình bốc thăm. GV theo dõi, giúp đỡ HS.
- GV nhận xét, đánh giá theo hướng khích lệ để HS cố gắng hơn.
-HS lắng nghe, nhắc lại
-HS theo dõi
**********************
BUỔI CHIỀU
TIẾT 1: ÔN TOÁN
BÀI: 
- Làm trong vở bài tập Toán 1. Tập một: Trang ..Bài: 
 .
TIẾT 2: ÔN TIẾNG VIỆT
BÀI: 
- Làm trong vở bài tập Tiếng Việt 1. Tập một: Trang ..Bài: 
- Đọc bài trong sách Tiếng Việt 1. Tập một: Trang .Bài: 
- Viết chính tả 1 câu: Cả nhà Bi đi phố.
TIẾT 3: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
TUẦN 10: LỚP HỌC SẠCH, ĐẸP
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
LỚP HỌC SẠCH, ĐẸP
I. MỤC TIÊU: 	
 Sau hoạt động, HS có khả năng: 
- Thực hiện được một số công việc vệ sinh lớp học để giữ gìn lớp học sạch, đẹp như: quét dọn, sắp xếp bàn ghế, đồ dùng học tập. 
- Có ý thức và trách nhiệm trong việc giữ gìn lớp học gọn gàng, sạch, đẹp. 
II. CHUẨN BỊ:
- Sơ đồ lớp học, bút sáp màu.
- Dụng cụ quét dọn: giẻ lau, chổi, hót rác, thùng rác. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (3 phút)
- Ổn định: 
- Giới thiệu bài
Cho HS Hát bài “ Em yêu trường em” Từ đó GV giới thiệu vào bài.
- Hát
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)
*Mục tiêu: 
- Làm quen với trường học mới – trường tiểu học.
- Bước đầu biết được khung cảnh sư phạm của nhà trường, các hoạt động diễn ra ở nhà trường.
Hoạt động 1. Thực hành vệ sinh lớp học
* Mục tiêu:
- HS thực hiện được một số công việc cụ thể để giữ vệ sinh lớp học như: quét rác, lau cửa kính, lau bảng, lau bàn ghế.
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS thảo luận, phân công việc giữ gìn vệ sinh lớp học theo gợi ý:
+ Nhóm quét phòng học; 
+ Nhóm lau bảng, cửa kính, vệ sinh tường; + Nhóm lau bàn ghế
+ Nhóm kê xếp, vệ sinh khu để giày dép, mũ nón. 
- GV tổ chức cho các nhóm tiến hành lao động theo sự phân công.
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
- GV tổ chức cho HS tự đánh giá việc giữ gìn vệ sinh lớp học của cá nhân và cả lớp. 
- HS chia nhóm, nhận nhiệm vụ của nhóm mình.
- Chuẩn bị dụng cụ theo công việc được phân công.
- Các nhóm tiến hành việc vệ sinh lớp học theo phân công
- Theo dõi, lắng nghe.
*GV kết luận.
- Vệ sinh lớp học gọn gàng, sạch sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động dạy và học của cả thầy và trò.
- Mỗi thành viên trong lớp đều có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh lớp học sạch, đẹp.
- Theo dõi, lắng nghe
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng.
Hoạt động 2. Sắp xếp bàn ghế và đồ dùng học tập.
* Mục tiêu: HS sắp xếp được bàn ghế, đồ dùng học tập của cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.
* Cách tiến hành :
- GV tổ chức cho mỗi HS tự kê xếp bàn ghế, sắp xếp đồ dùng học tập cá nhân gọn gàng, ngăn nắp. 
- Cho HS quan sát, hỗ trợ và đánh giá việc sắp xếp của các bạn trong nhóm, trong lớp về việc sắp xếp đồ dùng học tập cá nhân và chỗ ngồi gọn gàng, ngăn nắp.
 - GV tổ chức cho HS chia sẻ về cảm nghĩ của bản thân khi thực hiện việc giữ gìn lớp học sạch, đẹp.
- HS đứng tại chỗ kê lại ghế ngồi cho ngay ngắn, sắp xếp đồ dùng cá nhân của mình.
- HS bao quát các hoạt động của bạn sau khi đã xong công việc của mình.
- HS đứng tại chỗ chia sẻ
* Kết luận: 
- Sắp xếp đồ dùng học tập cá nhân gọn gàng, ngăn nắp giúp cho việc học tập trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn. 
- Mỗi HS đều có trách nhiệm sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp cả ở trên lớp và ở nhà.
* Vân dụng: Hằng ngày phải có ý thức sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng.
- Lắng nghe, ghi nhớ
3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút)
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- Về nhà chia sẻ với người thân về những việc đã làm để lớp học sạch sẽ.
- Lắng nghe
 ..
Ngày dạy: Thứ ba ngày 10 tháng 11 năm 2020.
TIẾT 1 + 2: TIẾNG VIỆT
BÀI: ĐÁNH GIÁ
ĐỌC THÀNH TIẾNG (tiết 2)
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Mỗi HS trong lớp đọc một đoạn văn, thơ khoảng 30 tiếng chứa vần đã học. ngữ liệu đánh giá là các đoạn đã được đánh số TT trong các bài đọc mà SGK đã giới thiệu (Nằm mơ, Hứa và làm), cũng có thể chọn một vài bài đọc trong SGK mà HS đã học trước đó.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy chiếu hoặc bảng phụ.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A.Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài: Đánh giá, đọc thành tiếng
B.Bài mới
-GV làm các thăm ghi số các đoạn 1,2,3 (truyện Hứa và làm)
- HS lên bốc thăm .
- HS đọc đoạn mình bốc thăm. GV theo dõi, giúp đỡ HS.
- GV nhận xét, đánh giá theo hướng khích lệ để HS cố gắng hơn.
-HS lắng nghe, nhắc lại
-HS theo dõi
 .. .
 BÀI: ĐÁNH GIÁ
ĐỌC THÀNH TIẾNG (tiết 3)
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Mỗi HS trong lớp đọc một đoạn văn, thơ khoảng 30 tiếng chứa vần đã học. ngữ liệu đánh giá là các đoạn đã được đánh số TT trong các bài đọc mà SGK đã giới thiệu (Nằm mơ, Hứa và làm, ..), cũng có thể chọn một vài bài đọc trong SGK mà HS đã học trước đó.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy chiếu hoặc bảng phụ.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A.Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài: Đánh giá, đọc thành tiếng
B.Bài mới
-GV làm các thăm ghi số các đoạn 1,2,3 (truyện Sẻ và Cò)
- HS lên bốc thăm .
- HS đọc đoạn mình bốc thăm. GV theo dõi, giúp đỡ HS.
- GV nhận xét, đánh giá theo hướng khích lệ để HS cố gắng hơn.
-HS lắng nghe, nhắc lại
-HS theo dõi
....................................................................
TIẾT 3 + 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI : NƠI EM SỐNG (tiết 1 + 2)
I.MỤC TIÊU
*Về nhận thức khoa học:
- Giới thiệu được một cách đơn giản về quang cảnh làng xóm , đường phố và hoạt động của người dân nơi HS đang sống . của công việc đó cho xã hội .
 - Nêu được một số công việc của người dân trong cộng đồng và đóng góp 
- Nhận biết được bất kì công việc nào đem lại lợi ích cho cộng đồng đều đáng quý . 
*Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
- Biết cách quan sát và cách đặt câu hỏi khi quan sát các hình trong bài học để phát hiện ra cảnh quan tự nhiên , vị trí của một số nơi quan trọng ở cộng đồng . 
- Sử dụng được những từ phù hợp để mô tả nội dung của các hình trong bài học , qua đó nhận biết được các hoạt động sinh sống của người dân trong cộng đồng . 
*Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
-Nêu và thực hiện được một số việc HS có thể làm để đóng góp cho cộng đồng địa phương . 
-Bày tỏ được sự gắn bó , tình cảm của bản thân với làng xóm hoặc khu phố của mình . II. CHUẨN BỊ:
- Các hình trong SGK . 
- VBT Tự nhiên và Xã hội 1 ,
 - Video clip bài hát Quê hương tươi đẹp (dân ca Nùng ) .
 - Yêu cầu HS sưu tầm một số hình ảnh về quang cảnh và hoạt động của người dân ở nơi sống của mình ( nếu có điều kiện ) .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT1: Quang cảnh nơi em sống
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định (2 phút)
-GV giới thiệu người dự giờ
- Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ (5phút)
Trước khi vào tiết học cô sẽ kiểm tra bài cũ xem các em đã nắm được những kiến thức về chủ đề trường học được nhiều chưa.
- Trường của em có tên là gì?
- Em thích nhất điều gì ở trường của mình ?
- Em thích tham gia vào những hoạt động nào trong trường của mình ? Vì sao ?
- GV theo dõi, nhận xét, góp ý, tuyên dương.
3. Khởi động (3 phút)
-HS nghe
- Hát hoặc chơi trò chơi
-HS trả lời
- Ổn định:HS nghe nhạc và hát theo lời bài hát : Quê hương tươi đẹp.
- Quê hương tươi đẹp là bài hát nói về quê hương có đồng lúa xanh , núi rừng ngàn cây và tình cảm thiết tha của mọi người đối với quê hương . Quê hương là nơi chúng ta được sinh ra và lớn lên cùng với gia đình, bạn bè ... đó chính là 1 phần nội dung của chủ đề 3: Cộng đồng địa phương. Trong chủ đề 3 này sẽ giúp học sinh vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học thể hiện được sự gắn bó, tình cảm của bản thân với làng xóm hoặc khu phố của mình. Thực hành đi bộ qua đường theo sơ đồ, đoạn đường không có đèn tín hiệu giao thông, đoạn đường có đèn tín hiệu giao thông. Và bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu biết hơn về nơi chúng ta đang sống, và tìm hiểu xem ở đó có những gì chúng ta chưa biết?
Bài 6: Nơi em sống
- Hát
- Lắng nghe
-HS nhắc tên bài
4. Các hoạt động chủ yếu. (25 phút)
KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về nơi sống của bạn An
* Mục tiêu
 - Bước đầu hình thành kĩ năng quan sát tranh vẽ và kĩ năng đặt câu hỏi để khai thác các kiến thức tử bức tranh .
- Nêu được quang cảnh và hoạt động của con người nơi bạn An sống , 
* Cách tiến hành
Bước 1 : Làm việc cả lớp
GV Hướng dẫn HS về cách quan sát một bức tranh : quan sát tổng thể rồi mới quan sát chi tiết 
GV hỏi:
 + Bức tranh vẽ về đề tài / chủ đề gì ?
 + Kể tên các yếu tố tự nhiên và các công trình xây dựng ở nơi bạn An sống được thể hiện trong bức tranh .
+ Trường học của bạn An được đặt ở vị trí nào trong bức tranh ?
 + Bưu điện , trạm y tế xã ở đâu ? 
+ Người dân ở đây có thể mua bán thực phẩm , hàng -
 + Trường học của bạn Hà có những khu vực nào , phòng học nào ?
+ Chúng ở đâu ? 
+ Bạn An đã nói gì về nơi sống của mình ?
Bước 2 : Làm việc theo cặp
-GV yêu cầu HS lần lượt hỏi và trả lời câu hỏi dựa vào kết quả làm việc ở bước 1
-GV cùng HS nhận xét 
Bước 3 : Làm việc cả lớp 
- Yêu cầu một số cặp HS chia sẻ các câu hỏi được đặt ra để khai thác kiến thức về nơi sống của bạn An và những điểm nổi bật về nơi sống của bạn An và tình cảm của An với nơi bạn sống .
 - GV nhận xét , kết luận . 
-HS quan sát
-HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi
HS lần lượt thực hiện
HS chia sẻ
- HS khác góp ý , nhận xét .
* GV kết luận hoàn thiện các câu trả lời.
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về nơi sống của bạn Hà 
* Mục tiêu
 - Áp dụng kĩ năng quan sát tranh và kĩ năng đặt câu hỏi đã học ở Hoạt động 1 đê quan sát tranh và đặt được câu hỏi về nơi sống của bạn Hà .
 - Xác định được quang cảnh và hoạt động của con người nơi bạn Hà sống .
* Cách tiến hành
Bước 1 : Làm việc theo cặp
 -Yêu cầu HS vận dụng các câu hỏi quan sát tổng thể và quan sát chi tiết bức tranh vẽ nơi sống của bạn Hà , một HS hỏi , HS khác trả lời . Sau đó đổi lại . 
Bước 2 : Làm việc cả lớp
-GV cho HS xung phong đặt câu hỏi với cả lớp về nơi sống của bạn Hà và được chỉ định HS khác trả lời ; nếu HS này trả lời đúng sẽ có quyền đặt câu hỏi cho HS khác ( tiếp tục như vậy cho đến khi xác định được quang cảnh và hoạt động của con người nơi bạn Hà sống qua việc quan sát tranh ) 
HS thực hiện
-HS thực hiện
- GV kết hợp với HS nhận xét
TIẾT 2
Quang cảnh nơi em sống ( tiếp theo )
-- Ổn định:
- GV c cho HS làm các câu 2 , 3 của Bài 6 ( VBT ) để kiểm tra bài cũ . 
 - Giới thiệu: Tiết học này các em sẽ tìm hiểu về nơi sống của mình 
KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về nơi sống của em
 * Mục tiêu
 - Nêu được địa chỉ nơi em sống . Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về nơi em sống , 
* Cách tiến hành
 Bước 1 : Làm việc theo cặp 
 - Yêu cầu HS tìm hiểu về nơi sống của bạn bằng cách hỏi đáp 
 - Nhà bạn ở đâu ? ( Nêu rõ số nhà , tên xóm , thôn , xã , huyện , tỉnh hoặc phố , phường , quận , tỉnh / thành phố )
 - Theo bạn , nơi chúng mình sống có giống với nơi sống của bạn An hay bạn Hà không ? Giống ở chỗ nào ? 
- Gia đình bạn thường mua thức ăn , đồ uống ở đâu ?
- Ngày nghỉ , bạn thường được bố mẹ đưa đi chơi ở đâu ? 
Bạn có thể giới thiệu một địa điểm nổi bật mà bạn thích đến đó ( hoặc được nhiều người trong cộng đồng hay khách du lịch thích đến đó ) .
- Hãy nói về tình cảm của bạn đối với nơi bạn sống 
Bước 2 : Làm việc cả lớp
 GV cho HS đặt câu hỏi với cả lớp về cảnh vật và hoạt động của con người ở nơi các em đang sống và được chỉ định HS khác trả lời ; nếu HS nảy trả lời đúng sẽ có quyền đặt câu hỏi cho HS khác ( tiếp tục như vậy cho đến khi HS hết câu hỏi ) . 
 - GV cùng HS nhận xét bổ sung
- Một HS đặt câu hỏi , HS kia trả lời . Sau đó đổi lại 
-HS thực hiện
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Hoạt động 4 : Đóng vai “ Hướng dẫn viên du lịch ” . 
* Mục tiêu
 - Giới thiệu được quang cảnh và hoạt động của con người ở nơi HS đang sống . 
- Bày tỏ được sự gắn bó , tình cảm của bản thân với làng xóm hoặc khu phố của mình . 
* Cách tiến hành 
Bước 1 : Làm việc theo nhóm 
-GV yêu cầu HS sắp xếp những tranh ảnh của nhóm và xây dựng nội dung giới thiệu về nơi sống của mình . 
- HD HS đóng vai “ Hướng dẫn viên du lịch " 
-GV theo dõi hướng dẫn 
Bước 2 : Làm việc cả lớp
 - Yêu cầu các nhóm lần lượt đóng vai “ Hướng dẫn viên du lịch ” để giới thiệu nơi sống của mình
- GV cùng HS nhận xét , đánh giá .
-HS thảo luận theo nhóm :Nhóm trưởng củng các bạn tập hợp , sắp xếp
-Nhóm cử ra một hoặc hai , ba bạn cùng đóng vai “ Hướng dẫn viên du lịch " dựa trên những tranh ảnh của nhóm đã sưu tầm được và phân công nhau trình bày từng nội dung .
-Các nhóm lần lượt đóng vai 
-Cả lớp bình bầu xem nhóm nào sau tầm được nhiều tranh ảnh , sắp xếp đẹp , giới thiệu được điểm nổi bật về cảnh vật và hoạt động của con người cũng như thể hiện được tình cảm của các em đối với nơi sống của mình . 
**********************
BUỔI CHIỀU
TIẾT 1: GIÁO DỤC THỂ CHẤT
(GV BỘ MÔN DẠY)
TIẾT 1: ÔN TOÁN
BÀI: 
- Làm trong vở bài tập Toán 1. Tập một: Trang ..Bài: 
 .
TIẾT 2: ÔN TIẾNG VIỆT
BÀI: 
- Làm trong vở bài tập Tiếng Việt 1. Tập một: Trang ..Bài: 
- Đọc bài trong sách Tiếng Việt 1. Tập một: Trang .Bài: 
- Viết chính tả 1 câu: Nghỉ hè, Bi ở nhà bà.
............................................................
Ngày dạy: Thứ tư ngày 11 tháng 11 năm 2020.
TIẾT 1 + 2 + 3: TIẾNG VIỆT
BÀI: ĐÁNH GIÁ
ĐỌC THÀNH TIẾNG (tiết 4)
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Mỗi HS trong lớp đọc một đoạn văn, thơ khoảng 30 tiếng chứa vần đã học. ngữ liệu đánh giá là các đoạn đã được đánh số TT trong các bài đọc mà SGK đã giới thiệu (Nằm mơ, Hứa và làm, ..), cũng có thể chọn một vài bài đọc trong SGK mà HS đã học trước đó.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy chiếu hoặc bảng phụ.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A.Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài: Đánh giá, đọc thành tiếng
B.Bài mới
-GV làm các thăm ghi số các đoạn 1,2 (truyện Sẻ và Cò)
- HS lên bốc thăm .
- HS đọc đoạn mình bốc thăm. GV theo dõi, giúp đỡ HS.
- GV nhận xét, đánh giá theo hướng khích lệ để HS cố gắng hơn.
-HS lắng nghe, nhắc lại
-HS theo dõi
.........................................................................
BÀI: ĐÁNH GIÁ
ĐỌC THÀNH TIẾNG (tiết 5)
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Mỗi HS trong lớp đọc một đoạn văn, thơ khoảng 30 tiếng chứa vần đã học. ngữ liệu đánh giá là các đoạn đã được đánh số TT trong các bài đọc mà SGK đã giới thiệu (Nằm mơ, Hứa và làm, ..), cũng có thể chọn một vài bài đọc trong SGK mà HS đã học trước đó.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy chiếu hoặc bảng phụ.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A.Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài: Đánh giá, đọc thành tiếng
B.Bài mới
-GV làm các thăm ghi số các đoạn 1,2,3 (truyện Sẻ và Cò)
- HS lên bốc thăm .
- HS đọc đoạn mình bốc thăm. GV theo dõi, giúp đỡ HS.
- GV nhận xét, đánh giá theo hướng khích lệ để HS cố gắng hơn.
-HS lắng nghe, nhắc lại
-HS theo dõi
 .
TẬP VIẾT
Tiết 20: Vở luyện viết
I. MỤC TIÊU: 
1. Phát triển các năng lực đặc thù – năng lực ngôn ngữ:
- Đọc được nội dung bài viết	
- Viết đúng các từ: ham múa, chăm làm, nem nép, nơm nớp, rì rầm, lom khom, lổm ngổm, thiêm thiếp, phốp pháp- chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Ngồi viết đúng tư thế, yêu lao động.
II. CHUẨN BỊ: - Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.KHỞI ĐỘNG: 3’
- Hát
- Giới thiệu nội dung bài viết
B. LUYỆN TẬP: 27’
a. Đọc các từ: ham múa, chăm làm, nem nép, nơm nớp, rì rầm, lom khom, lổm ngổm, thiêm thiếp, phốp pháp
b. Tập viết các từ
- GV treo bảng phụ các chữ, tiếng , từ cần viết: ham múa, chăm làm, nem nép, nơm nớp, rì rầm, lom khom, lổm ngổm, thiêm thiếp, phốp pháp
-GV đọc mẫu.
HS nhận xét cách viết, độ cao, khoảng cách...
- Gọi học sinh đọc
HS cá nhân- tổ- ĐT
-Gv viết mẫu+ hướng dẫn.
ham múa chăm làm
nem nép nơm nớp
rì rầm lom khom
lổm ngổm thiêm thiếp
phốp pháp
- GV tổ chức cho HS viết vở Luyện viết.
-GV theo dõi, hỗ trợ.
HS theo dõi
HS thực hiện.
C. CỦNG CỐ: 5’
- Các em vừa viết những chữ, tiếng, từ nào?
- Dặn HS về luyện viết thêm.
HS lắng nghe
HS lắng nghe
 .
TIẾT 4: TOÁN
Bài 22: LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 10.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triến các NL toán học:NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
II.CHUẨN BỊ
- Các thẻ phép tính như ở bài 1.
- Một số tình huống đơn giản đẫn tới phép cộng trong phạm vi 10.
III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Hoạt động khởi động
HS chia sẻ các tình huống có phép cộng trong thực tể gắn với gia đình em. Hoặc chơi trò chơi “Đố bạn” đề ôn tập Bảng cộng trong phạm vi 10.
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1
- Cho HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài (thể hiện trong các thẻ ghi phép tính).
- HS thực hiện 
Bài 2
- Cho HS làm bài 2: Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài (HS có thể tính nhẩm hoặc dùng Bảng cộng trong phạm vi 10 để tính).
- Đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau và nói cho nhau về kết quả của mỗi phép tính. Chia sẻ trước lớp.
Bài 3
- Cho HS quan sát các ngôi nhà và số ghi trên mỗi mái nhà để nhận ra các phép tính trong ngôi nhà có kết quả là số ghi trên mái nhà. HS lựa chọn số thích họp trong mỗi dấu ? của từng phép tính sao cho kết quả mỗi phép tính đó là số ghi trên mái nhà, ví dụ ngôi nhà ghi sô 7 có các phép tính: 5 +2; 4+ 3 ;6+ 1 .
- HS thực hiện 
- HS chia sẻ với bạn, đặt câu hỏi cho nhau, cùng tìm thêm các phép tính có thế đặt vào mỗi ngôi nhà.
- GV chốt lại cách làm. GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.
Bài 4. Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ cách giải quyết vấn đề nêu lên qua bức tranh. 
a)Vấn đề đặt ra là: Tìm hai số để khi cộng lại ta được kết quả là 10, nghĩa là: Nếu chọn trước một số thì cần tìm số còn lại sao cho cộng hai số ta được kết quả là 10. Dựa vào Bảng cộng trong phạm vi 10 đế tìm số còn lại. Ví dụ: Nếu chọn số 9 thì số còn lại là 1; nếu chọn số 5 thì số còn lại phải là 5.
Chia sẻ trong nhóm.
b) Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. 
- Chia sẻ trước lớp.
Vỉ dụ: Trong hộp có 5 chiếc bút màu. Bạn Lan bỏ thêm vào 3 chiếc. Trong hộp có tất cả bao nhiêu chiếc bút màu?
Thực hiện phép cộng 5 + 3 = 8. Có 8 chiếc bút màu.
Vậy phép tính thích hợp là 5 + 3 = 8.
C. Hoạt động vận dụng
HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10.
D.Củng cố, dặn dò
Bài học hôm nay, các em biết thêm được điều gì?
- về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn.
**************************
BUỔI CHIỀU
TIẾT 1: ÔN TOÁN
BÀI: 
- Làm trong vở bài tập Toán 1. Tập một: Trang ..Bài: 
 .
TIẾT 2 + 3: ÔN TIẾNG VIỆT
BÀI: 
- Làm trong vở bài tập Tiếng Việt 1. Tập một: Trang ..Bài: 
- Đọc bài trong sách Tiếng Việt 1. Tập một: Trang .Bài: 
- Viết bài chính tả 
Lừa và Ngựa
 Lừa và Ngựa đi xa. Lừa còm nhom mà chở lắm đồ quá. Lừa nhờ Ngựa chở đỡ. Ngựa chả nghe.
 Vì cố quá, Lừa ngã ra bờ cỏ, thở hí hóp.
 ..
Ngày dạy: Thứ năm ngày 13 tháng 11 năm 2020.
TIẾT 1 + 2: TIẾNG VIỆT
BÀI: ĐỌC HIỂU, VIẾT
BÀI LUYỆN TẬP (2 TIẾT)
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Phát triển các năng lực đặc thù – năng lực ngôn ngữ:
- Đọc đúng, hiểu làm đúng các bài tập nối ghép, đọc hiểu.
- Nhớ quy tắc chính tả c/k, làm đúng bài tập điền chữ c/k.
-Chép đúng câu văn.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I.Giới thiệu bài
II.Luyện tập
A.ĐỌC
HĐ 1: Đọc -nối : Nối từ ngữ với hình
- Gọi HS đọc các từ; giải nghĩa: tam ca
- Yêu cầu HS hoàn thành bài trong VBT
- Chia sẻ kết quả trước lớp
HĐ 2: Tập đọc
1.GV giới thiệu bài đọc “cò và quạ”
- Tổ chức cho HS đọc thầm bài đọc.
2. Luyện đọc đọc/ bài.	
-Gv gọi HS chia câu.
- Tổ chức đọc nối tiếp câu theo tổ, lớp
- Em thấy có từ nào khó đọc trong bài?
- Gv ghi từ khó, tổ chức luyện đọ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cac_mon_lop_1_tuan_10_nam_hoc_2020_2021_le_thi_anh_t.docx