Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1, Tuần 5 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1, Tuần 5 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU:

1. Phẩm chất

Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh phẩm chất: Nhân ái,trách nhiệm, chăm chỉ và năng lực điều chỉnh hành vi.

2. Năng lực:

+ Nhận biết được sự cần thiết của tình yêu thương trong gia đình em.

+ Nêu được những biểu hiện của sự yêu thương gia đình

+ Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương của người thân trong GĐ.

+ Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương trong gia đình ; không đồng tình với thái độ, hành vi không thể hiện tình yêu thương trong gia đình.

2. CHUẨN BỊ

GV: - SGK, SGV, vở bài tập đạo đức 1

 

docx 42 trang Hoàng Chinh 21/06/2023 3131
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1, Tuần 5 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2020
CHỦ ĐỀ 2: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH
Bài 5: Gia đình của em
I. MỤC TIÊU:
1. Phẩm chất
Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh phẩm chất: Nhân ái,trách nhiệm, chăm chỉ và năng lực điều chỉnh hành vi.
2. Năng lực:
+ Nhận biết được sự cần thiết của tình yêu thương trong gia đình em.
+ Nêu được những biểu hiện của sự yêu thương gia đình
+ Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương của người thân trong GĐ.
+ Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương trong gia đình ; không đồng tình với thái độ, hành vi không thể hiện tình yêu thương trong gia đình.
2. CHUẨN BỊ
GV: - SGK, SGV, vở bài tập đạo đức 1
Tranh ảnh, truyện, hình dán chữ v – chữ x, âm nhạc (bài hát “Cả nhà thương nhau” sáng tác Phan Văn Minh
Máy tính, bài giảng PP (nếu có điều kiện)
HS: SGK, vở bài tập đạo đức 1
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
*Khởi động: Gv tổ chức cho cả lớp hát bài “Cả nhà thương nhau”
GV đưa ra câu hỏi cho cả lớp:
Bài hát cho em biết điều gì?
Cả nhà trong bài hát thương nhau như thế nào?
HS trả lời. GV góp ý đưa ra kết luận: Gia đình là nơi luôn tràn đầy yêu thương, hạnh phúc khi mọi thành viên trong gia đình đều biết yêu thương, quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Đó cũng là nội dung chúng ta tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Hoạt động 1: Khám phá vấn đề
* Mục tiêu: + Bước đầu biết quan sát, tìm hiểu về gia đình.
+ Nhận biết được sự cần thiết của tình yêu thương gia đình
+ Kể được những hành động thể hiện tình yêu thương trong gia đình.
- Phương pháp, KT: Quan sát, thảo luận nhóm đôi ở tranh 1 và thảo luận nhóm 4 ở tranh 2 ; kể chuyện.
- Sản phẩm mong muốn: HS tích cực tham gia các hoạt động thảo luận nhóm. HS nhận biết được các thành viên trong GĐ ; sự cần thiết của tình yêu thương trong gia đình em.
+ Nêu được những biểu hiện của sự yêu thương gia đình
- Cách thực hiện:
1.1 Khám phá sự cần thiết của tình yêu thương
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát tranh thứ nhất trả lời câu hỏi:
+ Gia đình bạn nhỏ gồm những ai? 
+ Thái độ của mọi người trong bức tranh như thế nào?
- Giáo viên lắng nghe, khen ngợi nhóm trình bày tốt.
Kết luận: Các thành viên trong gia đình bạn nhỏ gồm: ông, bà, bố, mẹ, bé gái và bạn trai. Bạn trai khoanh tay, lễ phép chào ông bà trước khi đi học.Ông bà nhìn bạn với ánh mắt trìu mến. Còn bé gái mang bánh mời bố me, bố mẹ cảm động, hạnh phúc đón nhận tình cảm của của em.
- Giáo viên treo các bức tranh thứ hai (hoặc dùng các phương tiện dạy học khác để chiếu hình” để kể về câu chuyện “Thỏ con bị lạc”
- Giáo viên yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện một cách ngắn gọn và trả lời câu hỏi
 - Học sinh thực hiện
Tranh 1: Mải mê chạy đến vườn cà rốt ở phía xa nên Thỏ con không nghe thấy mẹ gọi.
Tranh 2: Vừa nhổ củ cà rốt, Thỏ con bị chó đuổi chạy, rơi củ cà rốt.
Tranh 3: Thỏ con sợ hãi nấp dưới bụi cây, ôm bụng khóc vì đói.
Tranh 4: Thỏ con tìm thấy mẹ, mẹ ôm Thỏ con vào lòng.
- Khi lạc nhà, thỏ con gặp điều gì?
- Nếu thiếu sự quan tâm, chăm sóc trong gia đình thì điều gì sẽ xảy ra?
- Nếu thiếu sự quan tâm, chăm sóc trong gia đình thì sẽ không được dạy các kĩ năng sống, không được chăm sóc đầy đủ, dễ bị lôi kéo vào các hoạt động tiêu cực, dễ trở thành một đứa trẻ tự kỷ, tăng động.
- Giáo viên liên hệ thêm: Ở nhà các em thường được bố, mẹ và người thân quan tâm, chăm sóc như thế nào?
Kết luận: Gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi con người. Sự quan tâm chăm sóc của người thân là cầu nối, tạo sự liên kết giữa các thành viên trong gia đình.
1.2 Khám phá những biểu hiện của tình yêu thương trong gia đình 
- Treo 8 bức tranh trong mục Khám phá, chia lớp thành các nhóm. Mỗi nhóm 4 học sinh. Giao nhiệm vụ mỗi thành viên trong nhóm kể về một hành động hoặc việc làm thể hiện tình yêu thương trong gia đình
-Giáo viên lắng nghe, nhận xét
 + Tranh 1:Vui vẻ quây quần bên mâm cơm gia đình
+ Tranh 2: Chúc tết ông bà cha mẹ
+ Tranh 3: Cả nhà vui vẻ dắt nhau đi chơi
+ Tranh 4: Cùng nhau quét dọn, trang trí nhà cửa.
+ Tranh 5: Cả nhà quây quần bên nhau trong ngày sinh nhật.
+ Tranh 6: Các cháu kể chuyện cho ông bà nghe.
+ Tranh 7: Bạn nhỏ thể hiện tình yêu thương với mẹ.
+ Tranh 8: Vui đón bố mẹ đi làm về.
- HS lắng nghe.
Kết luận: Mỗi chúng ta đều mong muốn nhận được sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc của người thân trong gia đình. Vì vậy chúng ta nên có những hành động việc làm đúng để bày tỏ sự biết ơn, quan tâm của mình với mọi người.
TIẾNG VIỆT:
 BÀI 16 M m N n
I. MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
1. Kiến thức
- Đọc: Nhận biết và đọc đúng các âm m, n; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các âm m, n; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết:Viết đúng các chữ m, n; viết đúng các tiếng từ ngữ có chữ m, n.
- Nói và nghe: Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các âm m, n có trong bài học. 
 2. Năng lực
- Phát triển kỹ năng nói lời giới thiệu, làm quen. 
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung các tranh minh hoạ:
 + 1 Mẹ và Hà ở siêu thị, mẹ mua nơ và cài nơ lên tóc Hà.
+ 2. Bố mẹ và Hà đang đi trên ca nô.
+ 3. Nam đang giới thiệu mình với chú công an ở khu vui chơi đông người. 
3. Phẩm chất
- Thích học Tiếng Việt.
- Cảm nhận được tình cảm bố mẹ dành cho con cái thông qua sự quan tâm về vật chất (mẹ mua nơ, cài nơ lên tóc con gái) và tinh thần (bố mę cùng con đi chơi).
II.CHUẨN BỊ 
 - Giáo viên cần nắm vững cách phát âm của các âm m,n; cầu tạo, và cách viết các chữ m,n. 
 - Nắm vững nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
 TIẾT 1
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 - Kiến thức: Ôn ch, kh
 - Phương pháp: Cá nhân
* Tổ chức hoạt động:
 - Cho học sinh đọc và viết: ch, kh, chú khỉ, kho cá
 - Học sinh đọc và viết bảng con.
 - Nhận xét.
2. Hoạt động 2: Nhận biết 
- Kiến thức: Nhận biết âm M, m, N,n
 - Phương pháp: Cho học sinh quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: 
* Hình thức tổ chức hoạt động:
 Em thấy gì trong tranh? 
- Giáo viên và học sinh thống nhất câu trả lời: Mẹ mua nơ cho Hà.
- Giáo viên nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và học sinh nói theo. 
- Giáo viên cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS dọc theo.
- Giáo viên đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để học sinh đọc theo.
- Giáo viên và học sinh lặp lại nhận biết một số lần: Mẹ mua nơ cho Hà.
- Giáo viên giúp học sinh nhận biết tiếng có m, n và giới thiệu chữ ghi âm m,n
3. Hoạt động 3: Luyện đọc, viết âm
- Kiến thức: Đọc viết âm n,m
- Phương pháp: Quan sát, thực hành
 * Hình thức tổ chức hoạt động:
 3.1. Đọc âm
- Giáo viên đưa chữ m lên bảng để giúp nhận biết chữ i trong bài học này.
- Giáo viên đọc mẫu âm m.
- Giáo viên yêu cầu một số học sinh đọc âm m, sau đó từng nhóm và cả lớp đọc đồng thanh một số lần.
- Âm n hướng dẫn tương tự
 3.2. Viết bảng n,m
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chữ m,n.
- Giáo viên giới thiệu mẫu chữ viết thường ghi âm m, âm n và hướng dẫn học sinh quan sát.
- Giáo viên viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết âm m, âm n dấu hỏi.
- Học sinh viết vào bảng con, chữ cỡ vừa (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng).
- Cho học sinh nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá chữ viết của học sinh.
- Giáo viên quan sát và sửa lỗi cho học sinh.
4. Hoạt động 4: Đọc viết, tiếng, từ 
- Kiến thức: Đọc viết tiếng từ có âm n,m
- Phương pháp: Cá nhân, cả lớp
* Hình thức tổ chức hoạt động:
4.1. Đọc ,viết tiếng
- Giáo viên đọc tiếng mẫu 
- Giáo viên giới thiệu mô hình tiếng mẫu bò, cỏ (trong SHS). 
-Giáo viên khuyến khích học sinh vận dụng mô hình tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng mẹ, nơ.
- Giáo viên yêu cầu một số học sinh đánh vần tiếng mẫu mẹ, nơ. 
- Lớp đánh vần đồng thanh tiếng mẫu. 
- Giáo viên yêu cầu một số học sinh đọc trơn tiếng mẫu. 
- Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu. 
- Hướng dẫn viết : mẹ, nơ
- Tìm tiếng có n,m ( học sinh tìm viết bảng con).
- Giáo viên chọn tiếng hay nghi bảng.
 • Giáo viên đưa các tiếng chứa âm m ở yêu cầu học sinh tìm điểm chung (cùng chứa âm m).
• Đánh vần tiếng: Một số học sinh đánh vần tất cả các tiếng có cùng âm đang học.
• Một số HS đọc trong các tiếng có cùng âm m đang học.
- Giáo viên yêu cầu đọc trơn các tiếng chứa âm m đang học.
- Một số học sinh đọc trơn, mỗi học sinh đọc trơn một dòng.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc tất cả các tiếng.
*Ghép chữ cái tạo tiếng
+ Cho học sinh tự tạo các tiếng có chứa m.
+ Giáo viên yêu cầu 3- 4 học sinh phân tích tiếng, 2- 3 học sinh nêu lại cách ghép.
+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
Tương tự với âm n
4.2. Đọc từ ngữ
- Tìm từ có n,m ( học sinh từ viết bảng con).
- Giáo viên chọn từ hay nghi bảng.
- Nếu học sinh tìm không được giáo viên lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: cá mè, lá me, nơ đỏ, ca nô. 
- Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn bí đỏ.
- Giáo viên nêu yêu cầu nói nhân vật trong tranh. 
- Giáo viên cho từ cá mè xuất hiện dưới tranh. 
- Cho HS phân tích và đánh vần cá mè, đọc trơn từ cá mè.
- Giáo viên thực hiện các bước tương tự đối với lá me, nơ đỏ, ca nô
- Cho HS đọc trơn nối tiếp, mỗi học sinh đọc một từ ngữ. 3 -4 lượt học sinh đọc. 2 - 3 học sinh đọc trơn các từ ngữ. 
- Lớp đọc đồng thanh một số lần,
4.3. Đọc lại các tiếng, từ ngữ
- Cho từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.
TIẾT 2
5.Hoạt động 5 : Đọc
 - Kiến thức: Đọc được bài bảng lớp sách học sinh bài n,m
- Phương pháp: Cá nhân
* Hình thức tổ chức hoạt động:
- Cho học sinh đọc thầm cả câu; tìm các tiếng có âm m, âm n.
- Giáo viên đọc mẫu cả câu.
- Giáo viên giải thích nghĩa từ ngữ (nếu cần).
- Cho học sinh đọc thành tiếng cả câu (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó cả lớp đọc đóng thanh theo giáo viên.
- Cho học sinh trả lời một số câu hỏi về nội dung đã đọc: 
- Giáo viên và học sinh thống nhất câu trả lời.
- Luyện đọc bài bảng lớp.
- Luyện đọc bài SHS
6. Hoạt động 6: Nói theo tranh
 - Kiến thức: Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các âm m, n có trong bài học. 
- Phương pháp:Quan sát, trả lời miệng 
* Tổ chức hoạt động:
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát từng tranh trong SHS. 
- Giáo viên đặt từng câu hỏi cho học sinh trả lời: 
Tranh vẽ gì?
 - Giáo viên và học sinh thống nhất câu trả lời. 
- Giáo viên hướng dẫn HS quan sát tranh trong SHS và nói về tình huống trong tranh (tranh về cảnh ở một khu vui chơi. Một bạn nhỏ đi lạc. Bạn ấy đang giới thiệu về minh và nhờ chú công an giúp đỡ.)
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện nhóm đôi, đóng vai 1 học sinh đóng vai Nam, 1 H đóng vai bạn còn lại. Bạn hỏi (vi dụ: Bạn tên gì? Bạn học lớp nào?...), Nam trả lời (tự giới thiệu bản thân mình).
- Đại diện một nhóm đóng vai trước cả lớp, giáo viên và học sinh nhận xét.
7. Hoạt động 7: Viết vở
- Kiến thức: Viết đúng các chữ m, n; viết đúng các tiếng từ ngữ có chữ m, n.
- Phương pháp: Cả lớp
 * Hình thức tổ chức hoạt động:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tô chữ o học sinh tô chữ m,n (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. 
- Giáo viên quan sát và hỗ trợ cho những học sinh gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- Giáo viên nhận xét và sửa bài của một số học sinh
8. Hoạt động 8: Tổng kết giờ học.
- Giáo viên lưu ý học sinh ôn lại chữ ghi âm m, n.
- Giáo viên nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên học sinh. 
- Khuyến khích học sinh thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp.
Thứ ba ngày 6 tháng 10 năm 2020
TIẾNG VIỆT
BÀI 17 G g Gi gi
I.MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
1.Kiến thức
 - Đọc: Nhận biết và đọc đúng các âm g, gi hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc, đọc đúng các tiếng, từ ngữ, có các âm g, gi;
- Viết: Viết đúng các chữ g, gi; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ g, gi.
-Nói và nghe: Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các âm g, gi có trong bài học. Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm. 
2. Năng lực
 - Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ: 1. Hà đang quan sát giỏ trứng gà, 2. Bà đang che gió cho mấy chú gà, 3. Các loài vật nuôi trong gia đình.
3. Phẩm chất
- Ham học hỏi, yêu thiên nhiên.
- Cảm nhận được tình yêu đối với vật nuôi trong gia đình.
II.CHUẨN BỊ 
 -Giáo viên cần nắm vững đặc điểm phát âm của âm g, âm gi
 - Giáo viên cần nắm vũng cấu tạo và cách viết chữ ghi âm g, âm gi. 
 - Gà gô là loài chim rừng cùng họ với gà, cỡ nhỏ hơn, duổi ngắn, sống ở đói cỏ gán rừng, thường được gọi là gà rừng
 TIẾT 1
 III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Kiến thức: Ôn n, m
 - Phương pháp: Cá nhân
* Tổ chức hoạt động:
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bảng con : n, m, na, no, no nê, mẻ cá.
- Học sinh đọc và viết bảng con.
-Nhận xét.
 2. Hoạt động 2: Nhận biết 
- Kiến thức: Nhận biết âm M, m, N,n
 - Phương pháp: Cho học sinh quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: 
* Hình thức tổ chức hoạt động::
 - Học sinh quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh?
 - Giáo viên và học sinh thống nhất câu trả lời: Hà có giỏ trứng gà
- Giáo viên nói của thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và học sinh nói theo. 
- Giáo viên cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu học sinh đọc theo. 
- Giáo viên đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thi dừng lại để HS dọc theo. 
- Giáo viên và học sinh lặp lại câu nhận biết một số lần: Hà có giỏ trứng gà.
- Giáo viên giúp học sinh nhận biết tiếng có âm g, âm gi và giới thiệu chữ ghi âm g, âm gi.
3.Hoạt động 3: Luyện đọc, viết âm
- Kiến thức: Đọc viết âm g,gi
- Phương pháp: Quan sát, thực hành
* Hình thức tổ chức hoạt động::
3.1. Đọc âm
- Giáo viên đưa chữ g lên bảng để giúp HS nhận biết chữ h trong bài học.
- Giáo viên đọc mẫu âm g
- Giáo viên yêu cầu HS đọc.
-Tương tự với âm gi
3.2 Viết bảng âm
- Giáo viên đưa mẫu chữ g , chữ gi và hướng dẫn học sinh quan sát. 
- Giáo viên viết mẫu và nêu cách viết chữ g , chữ gi. 
- HS viết chữ g , chữ gi (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng). 
- HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá chữ viết của học sinh. Giáo viên quan sát sửa lỗi cho học sinh.
4. Hoạt động 4: Luyện đọc tiếng, từ 
- Kiến thức: Đọc viết tiếng từ có âm g, gi
- Phương pháp: Cá nhân, cả lớp
* Hình thức tổ chức hoạt động::
4.1. Đọc tiếng
- Giáo viên đọc tiếng mẫu 
- Giáo viên giới thiệu mô hình tiếng mẫu gá, giỏ (trong SHS). 
-Giáo viên khuyến khích học sinh vận dụng mô hình tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng mẹ, nơ.
- Giáo viên yêu cầu một số học sinh đánh vần tiếng mẫu mẹ, nơ. 
- Lớp đánh vần đồng thanh tiếng mẫu. 
- Giáo viên yêu cầu một số học sinh đọc trơn tiếng mẫu. 
- Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu.
- Hướng dẫn viết : gà, giỏ 
- Tìm tiếng có g,gi( học sinh tìm viết bảng con).
- Nếu học sinh tìm không được giáo viên có thể sử dụng tranh SHS giới thiệu học sinh
- Giáo viên chọn tiếng hay nghi bảng.
•Yêu cầu HS tìm điểm chung cùng chứa âm g, gi.
• Đánh vần tiếng: Một số học sinh đánh vần tất cả các tiếng có cùng âm g đang học.
• Giáo viên yêu cầu học sinh đọc trơn các tiếng có cùng âm g đang học.
+ Đọc trơn các tiếng chứa âm g đang học: Một số (3 - 4) HS đọc trơn, mỗi HS đọc trơn một nhóm,
+ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc tất cả các tiếng.
4.2. Đọc từ ngữ
- Tìm từ có g,gi ( học sinh từ viết bảng con).
- Giáo viên chọn từ hay nghi bảng.
- Nếu học sinh tìm không được giáo viên lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: gà gô, đồ gỗ, giá đỗ, cụ già
-Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ
-Giáo viên nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. 
- Giáo viên cho từ gà gô xuất hiện dưới tranh. 
- Yêu cầu học sinh phân tích và đánh vần tiếng gà gô, đọc trơn từ gà gô. 
- Giáo viên thực hiện các bước tương tự đối với đồ gỗ, giá đỗ, cụ già
- Cho học sinh đọc trơn nối tiếp, mỗi học sinh đọc một từ ngữ. 3 4 lượt học sinh đọc. 
 - Cho 3 học sinh đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.
TIẾT 2
5.Hoạt động 5: Đọc
- Kiến thức: Đọc được bài bảng lớp sách học sinh bài g, gi
- Phương pháp: Cá nhân
* Hình thức tổ chức hoạt động::
- Cho HS đọc thầm 
- Tìm tiếng có âm gh, nh
- Giáo viên đọc mẫu 
 - Cho học sinh đọc thành tiếng câu (theo cả nhân và nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV 
- Cho học sinh quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: 
 Mẹ nhờ Hà làm gì?
- GV và HS thống nhất câu trả lời. 
- Luyện đọc bài bảng lớp.
- Luyện đọc bài SHS
6. Hoạt động 6: Nói theo tranh
 - Kiến thức: Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các âm g, gi có trong bài học. 
- Phương pháp:Quan sát, trả lời miệng 
* Hình thức tổ chức hoạt động::
- Cho học sinh quan sát tranh trong SHS. GV đặt từng câu hỏi cho học sinh trả lời: 
+Em thấy những ai trong tranh? 
+Những người ấy đang ở đâu? 
+Họ đang làm gì?
- Giáo viên hướng dẫn HS tự giới thiệu về bản thân mình: Tên là gi? Mấy tuổi? Học ở đâu?
Gợi ý: có thể cho học sinh chia nhóm, đóng vai: 1 học sinh đóng vai bạn nhỏ, 2 học sinh khác đóng vai bạn của bố mẹ bạn nhỏ. Bạn của bố mẹ hỏi (Ví dụ: Cháu tên gi? Cháu lên mấy? Cháu học ở đâu?..). Bạn nhỏ trả lời (tự giới thiệu bản thân mình). Đại diện một nhóm đóng vai trước cả lớp, GV và HS nhận xét. 
- Đại diện một nhóm thể hiện nội dung trước cả lớp, GV và HS nhận xét.
7. Hoạt động 7: Viết vở
- Kiến thức: Viết đúng các chữ m, n; viết đúng các tiếng từ ngữ có chữ g, gi.
- Phương pháp: Cả lớp
* Hình thức tổ chức hoạt động::
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tô chữ b học sinh tô chữ g, gi (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. 
- Giáo viên quan sát và hỗ trợ cho những học sinh gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- Giáo viên nhận xét và sửa bài của một số học sinh
8. Hoạt động 8: Tồng kết giờ học
- Giáo viên lưu ý học sinh ôn lại chữ ghi âm g, gi.
- Giáo viên nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên học sinh. 
- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp.
TOÁN:
MẤY VÀ MẤY (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU :
 Giúp học sinh
1.Kiến thức
- Nắm các số trong phạm vi 10 để thực hiện đúng tính cộng.
2. Năng lực
- Biết mối liên hệ giữa các số trong phạm vi 10 làm cơ sở cho phép cộng sau này
3. Phẩm chất 
- Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản
- Biết quan sát để tìm kiếm sự tương đồng.
II. CHUẨN BỊ:
- Bộ đồ dùng học toán 1.
- Các tấm thẻ từ 5 chấm đến 6 chấm
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động
- Kiến thức: Ổn định tổ chức
- Phương pháp: Cá nhân
*Hình thức tổ chức hoạt động
- Cho học sinh đểm từ 1- 10
2.Hoạt động 2: Khám phá
- Kiến thức: Nắm các số trong phạm vi 10
- Phương pháp: Hỏi đáp.
*Hình thức tổ chức hoạt động
 - Giáo viên yêu cầu HS đếm số con cá ở mỗi bể và đếm số các ở cả hai bể
 - Giáo viên giới thiệu 3 con cá và 2 con cá được 5 con cá”
 - Giáo viên hỏi: Ở 2 bình có tất cả bao nhiêu con cá ?
 - HS đếm và trả lời
3. Hoạt động 3: Thực hành làm bài tập.
- Kiến thức: Nắm các số trong phạm vi 10
- Phương pháp: Luyện tập – Thực hành
*Hình thức tổ chức hoạt động
* Bài 1: 
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS đếm số cá ở mỗi bể rồi nêu kết quả
- Cho HS đếm số cá ở cả 2 bể rồi nêu kết quả
- Giáo viên nhấn mạnh: 2 con cá và 4 con cá được 6 con cá
* Bài 2: 
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài.
- Giáo viên hướng dẫn HS đếm số chấm ở cả hai tấm thẻ để tìm ra kết quả. GV cho HS đọc kết quả và ghi vào vở
- Gv nhận xét , kết luận
3.Hoạt động 4: Tổng kết
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
- Về nhà tập đếm số 
TẬP VIẾT
ÔN LUYỆN TUẦN 5
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Giúp học sinh củng cố về đọc viết các âm m, n, g, gi đã học.
2. Năng lực:
- Viết các âm m, n, g, gi đã học đúng mẫu, đẹp.
3.Phẩm chất:
- Rèn tính cẩn thận học sinh
II. ĐỒ DÙNG:
-Vở ô li.
-Bảng mẫu
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1:Ôn đọc:
-Phương pháp: Luyện đọc 
* Hình thức tổ chức hoạt động.
- Giáo viên ghi bảng.
M, n, g, gi, cá mè, nơ đỏ, gà gô, giá đỗ.
- Giáo viên nhận xét, sửa phát âm.
2.Hoạt động 2: Viết:
-Phương pháp: Luyện viết
* Hình thức tổ chức hoạt động
- Hướng dẫn viết vào vở ô ly. M, n, g, gi, cá mè, nơ đỏ, gà gô, giá đỗ.
Mỗi chữ 1 dòng.
- Quan sát, nhắc nhở học sinh viết đúng.
3.Hoạt động 3: Kiểm tra bài:
- Giáo viên chấm vở của học sinh.
- Nhận xét, sửa lỗi cho học sinh.
4. Hoạt động 4 : Tổng kết giờ học
- Giáo viên hệ thống kiến thức đã học.
- Dặn học sinh luyện viết lại bài ở nhà.
ÔN TIẾNG VIỆT:
ÔN M m – N n
I.MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
1. Kiến thức
- Giúp học sinh củng cố về đọc viết các âm m , n, đã học.
2. Phẩm chất
- Đọc trơn nhanh, viết chính xác các tiếng có các âm m , n, đã học.
3. Năng lực
-Yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ:
- Tiếng Việt.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Hoạt động 1: Ôn đọc:
- Kiến thức: Ôn đọc n,m
-Phương pháp: Đọc cá nhân
* Hình thức tổ chức hoạt động:
- Giáo viên ghi bảng.
 m, n, mẹ, nơ.
- Giáo viên nhận xét, sửa phát âm.
2.Hoạt động 2: Viết:
- Kiến thức: Viết đúng mẫu chữ n, m, mẹ, nơ.
- Phương pháp: Thực hành
* Hình thức tổ chức hoạt động:
- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.
 n, m, mẹ, nơ. Mỗi chữ 2 dòng.
- Quan sát, nhắc nhở học sinh viết đúng.
3.Hoạt động 3: Kiểm tra bài:
- Giáo viên nhận xét vở của học sinh.
- Nhận xét, sửa lỗi cho học sinh.
4. Hoạt động 4:Tổng kết giờ học
- Giáo viên hệ thống kiến thức đã học.
- Dặn học sinh luyện viết lại bài ở nhà
ÔN TOÁN :
BÀI 5: MẤY VÀ MẤY 
I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố hình thành:
1. Phát triển các kiến thức.
- Biết mối liên hệ giữa các số trong phạm vi 10 làm cơ sở cho phép cộng sau này
2. Phát triển các năng lực, phẩm chất 
+ Năng lực:
- Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản
- Biết quan sát để tìm kiếm sự tương đồng.
- Biết gộp 2 số lượng đồ vật giống nhau ở 2 nhóm thành 1 nhóm.
+ Phẩm chất: Rèn tính tự lập, kỉ luật, chăm chỉ, siêng năng, hứng thú trong môn học.
II. CHUẨN BỊ
- GV: vở BT Toán, tranh ảnh minh hoạ, 1 số đồ vật phục vụ cho trò chơi.
- HS: vở BT Toán, bộ thực hành Toán, bút 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
KHỞI ĐỘNG 
- Cho cả lớp hát bài: Tập đếm (Hoàng Công Sử)
- GV dẫn dắt vào bài, ghi bảng 
LUYỆN TẬP Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu) (Vở BT/ 27)
- GV nêu yêu cầu
- GV đưa bài mẫu a), hỏi HS cách làm 
HS nêu cách làm: nhóm bên trái có 3 quả bóng bay, nhóm bên phải có 5 quả bóng bay. Như vậy: 3 quả bóng bay và 5 quả bóng bay được 8 quả bóng bay.
- GV nhận xét, tuyên dương
- Yêu cầu HS làm bài b, c vào vở BT.
- GV theo dõi, giúp đỡ những HS chậm/KT.
- GV chấm 1 số bài, nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu) (Vở BT/ 28)
- GV nêu yêu cầu
- GV đưa bài mẫu a), hỏi HS cách làm 
- HS nêu cách làm: nhóm bên trái có 5 quả táo, nhóm bên phải có 4 quả táo, vậy có 9 quả táo.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS làm vào vở BT
- HS chậm/ KT chỉ làm bài b, c)
b) 5 quả bóng, 5 quả bóng được 10 quả bóng.
c) 4 que tính, 2 que tính được 6 que tính.
d) 6 quả cam, 4 quả cam được 10 quả cam.
- GV nhận xét, tuyên dương
- Yêu cầu HS làm bài b, c vào vở BT.
- GV theo dõi, giúp đỡ những HS chậm/ KT.
- GV chấm 1 số bài, nhận xét, tuyên dương.
VẬN DỤNG
+ Trò chơi: “Đi siêu thị”
- Chia lớp thành 2 đội chơi.
- GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi.
- Cho cả lớp chơi. 
- GV nhận xét tuyên dương đội thắng.
+ Dặn dò: Về nhà tập gộp 2 nhóm đồ vật giống nhau thành 1 nhóm.
Thứ tư ngày 7 tháng 10 năm 2020
TIẾNG VIỆT
 BÀI 18 Gh gh Nh nh
I.MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
1.Kiến thức
- Nhận biết và đọc đúng các âm gh, nh; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các âm gh, nh; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các chữ gh, nh; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ gh, nh.
2.Năng lực:
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các âm gh, nh có trong bài học.
- Phát triển kỹ năng nói lời giới thiệu. 
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ
+ 1. Mẹ cho Hà đến chơi nhà bà ở một ngõ nhỏ, đẹp và yên tĩnh
+ 2. Hà đang bê ghế giúp mẹ.
+ 3. Bạn nhỏ đang giới thiệu bản thân mình với bạn của bố mẹ.
3.Phẩm chất
- Thêm yêu thích môn học.
-Thích giao tiếp, làm quen.
II.CHUẨN BỊ 
- Nắm vững đặc điểm phát ảm của các âm gh, nh; cấu tạo và cách viết các chữ gh, nh; nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
- Nắm được cách thể hiện trên chữ viết của âm “gở". Âm "gở" có hai cách viết: (1) viết là gh (ở bài này) khi đi trước các nguyên âm i, e, ê và (2) viết là g (ở bải trước) khi đi trước các nguyên âm u, o, a, u, ô, o. Những lỗi về chữ viết dễ mắc do hai cách thể hiện trên chữ viết của âm “gờ". 
 TIẾT 1
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Kiến thức: Ôn g, gi
- Phương pháp: Cá nhân
* Hình thức tổ chức hoạt động::
- Cho HS ôn lại chữ g, gi.
- Giáo viên có thể cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét tạo ra chữ g, gi.
- Cho HS viết chữ g, gi
- Nhận xét.
2. Hoạt động 2: Nhận biết
- Kiến thức: Nhận biết âm gh, nh
- Phương pháp: Cho học sinh quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: 
* Hình thức tổ chức hoạt động:: 
- Cho học sinh quan sát tranh và trả lời các câu hỏi
- Giáo viên và học sinh thống nhất câu trả lời.
- Giáo viên nói câu thuyết minh (nhận biết dưới tranh và HS nói theo).
- Giáo viên cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo. 
- Giáo viên đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS dọc theo.
- Giáo viên và học sinh lặp lại câu nhận biết một số lần: nhà bà có ngõ nhỏ
- Giáo viên giúp HS nhận biết tiếng có âm gh, nh và giới thiệu chữ ghi âm gh, nh. 
3.Hoạt động 3: Luyện đọc, viết âm 
- Kiến thức: Đọc viết âm gh,nh
- Phương pháp: Quan sát, thực hành
* Hình thức tổ chức hoạt động::
3.1. Đọc âm 
- Giáo viên đưa chữ gh lên bảng để giúp học sinh nhận biết chữ gh trong bài học.
- Giáo viên đọc mẫu âm gh.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc âm, sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần. 
- Tương tự với chữ nh
3.2 Viết bảng âm
- Giáo viên đưa mẫu chữ g , chữ gi và hướng dẫn học sinh quan sát. 
- Giáo viên viết mẫu và nêu cách viết chữ nh , chữ gh. 
- Học sinh viết chữ nh , chữ gh (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng). 
- Học sinh nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá chữ viết của học sinh. 
- GV quan sát sửa lỗi cho học sinh.
4. Hoạt động 4: Đọc viết tiếng, từ
- Kiến thức: Đọc viết tiếng từ có âm gh,nh
- Phương pháp: Cá nhân, cả lớp
* Hình thức tổ chức hoạt động::
4.2. Đọc viết, tiếng
- Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu (trong SHS): ghé, nhà.
Giáo viên khuyến khích học sinh vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng ghé, nhà.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh đánh vần tiếng mẫu ghé, nhà.
- Lớp đánh vần đồng thanh tiếng mẫu.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu.
- Hướng dẫn viết : ghé, nhà.
- Tìm tiếng có gh ,nh( học sinh tìm viết bảng con).
- Nếu học sinh tìm không được giáo viên có thể sử dụng tranh SHS giới thiệu học sinh
- Giáo viên chọn tiếng hay nghi bảng.
- Đọc tiếng trong SHS + Đọc tiếng chứa âm gh
• Giáo viên đưa các tiếng yêu cầu học sinh tìm điểm chung 
• Đánh vấn tiếng: GV yêu cầu học sinh đánh vần tất cả các tiếng có cùng âm gh.
• Giáo viên yêu cầu đọc trơn các tiếng có cùng âm gh.
+ Đọc tiếng chứa âm nh Quy trình tương tự với quy trình đọc tiếng chứa âm gh.
+ Đọc trơn các tiếng chứa các âm gh, nh đang học: Một số (3 4) HS đọc trơn, mỗi HS đọc trơn 3- 4 tiếng có cà hai âm gh, nh.
+ HS đọc tất cả các tiếng.
4.2 Đọc từ ngữ
- Tìm từ có gh, nh ( học sinh từ viết bảng con).
- Giáo viên chọn từ hay nghi bảng.
- Nếu học sinh tìm không được giáo viên lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: ghế đá, ghẹ đỏ, nhà gỗ, lá nho. Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ.
- Giáo viên nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh, 
- GV cho từ ghế đá xuất hiện dưới tranh 
- Giáo viên yêu cầu HS phân tích và đánh vần ghế đá, đọc trơn từ ghế đá. GV thực hiện các bước tương tự đối với ghẹ đỏ, nhà gỗ, lá nho
- Giáo viên yêu cầu HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 4 lượt HS đọc, 2 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần. 
4.3. Đọc lại các tiếng, từ ngữ
 Từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.
TIẾT 2
5. Hoạt động 5: Đọc
- Kiến thức: Đọc được bài bảng lớp sách học sinh bài gh, nh
- Phương pháp: Cá nhân
* Hình thức tổ chức hoạt động::
- Cho HS đọc thầm 
- Tìm tiếng có âm gh, nh
- Giáo viên đọc mẫu 
- Cho HS đọc thành tiếng câu (theo cả nhân và nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV 
- Cho HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: 
 Mẹ nhờ Hà làm gì?
- Giáo viên và HS thống nhất câu trả lời. 
- Luyện đọc bài bảng lớp.
- Luyện đọc bài SHS
6.Hoạt động 6: Nói theo tranh
 - Kiến thức: Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các âm gh,nh có trong bài học. 
- Phương pháp:Quan sát, trả lời miệng 
* Hình thức tổ chức hoạt động:
- Cho HS quan sát tranh trong SHS. GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: 
+Em thấy những ai trong tranh? 
+Những người ấy đang ở đâu? 
+Họ đang làm gì?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự giới thiệu về bản thân mình: Tên là gi? Mấy tuổi? Học ở đâu?
Gợi ý: có thể cho học sinh chia nhóm, đóng vai: 1 HS đóng vai bạn nhỏ, 2 HS khác đóng vai bạn của bố mẹ bạn nhỏ. Bạn của bố mẹ hỏi (Ví dụ: Cháu tên gi? Cháu lên mấy? Cháu học ở đâu?..). Bạn nhỏ trả lời (tự giới thiệu bản thân mình). Đại diện một nhóm đóng vai trước cả lớp, GV và HS nhận xét. 
- Đại diện một nhóm thể hiện nội dung trước cả lớp, GV và HS nhận xét.
7. Hoạt động 7: Viết vở
- Kiến thức: Viết đúng các chữ m, n; viết đúng các tiếng từ ngữ có chữ g, nh.
- Phương pháp: Cả lớp
* Hình thức tổ chức hoạt động::
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tô chữ b học sinh tô chữ gh, nh (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. 
- Giáo viên quan sát và hỗ trợ cho những học sinh gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- Giáo viên nhận xét và sửa bài của một số học sinh
8. Hoạt động 8: Tổng kết giờ học
- GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm gh, nh.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. 
- Khuyến khích

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_tuan_5_nam_hoc_2020_2021.docx