Giáo án Toán Lớp 1 (Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) - Tuần 26 - Năm học 2020-2021

Giáo án Toán Lớp 1 (Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) - Tuần 26 - Năm học 2020-2021

HĐ2. Thực hành – luyện tập

Bài 1: SGK trang 62

- Gọi HS nêu yêu cầu bài toán.

- Phát lệnh HS làm bài vở bài tập sau đó tự nêu cách ghép số với hình vẽ thích hợp.

- GV nhận xet , chốt đáp án.

Bài 2:SGK trang 62

- Gọi HS yêu cầu bài toán.

- Hướng dẫn làm chung trên lớp câu a.

- Cho HS làm tự làm các câu còn lại vào vở bài tập.

Bài 3: SGK trang 63

- Gọi HS yêu cầu bài toán.

- Cho HS làm vở bài tập và nêu kết quả so sánh.

- Nhận xét,chốt đáp án.

Bài 4: SGK trang 63

- Gọi HS yêu cầu bài toán.

- Cho HS làm vở bài tập và nêu kết quả lựa chọn và giải thích vì sao chọn kết quả đó.

- GV nhận xét , chốt ý đúng.

HĐ3: Vận dụng

Bài 5: GSK trang 63

- Gọi HS đọc đề bài toán.

- Cho HS thảo luận nhóm 4.

 

docx 7 trang thuong95 7590
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 (Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) - Tuần 26 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
Bài 75: Luyện tập chung
I. MỤC TIÊU:
 Học xong bài này học sinh đạt các yêu cầu sau:
- Đọc, viết và nhận biết được cấu tạo số có hai chữ số.
- So sánh xác định được số lớn nhất, số bé nhất.
- Viết được phép tính phù hợp với câu hỏi của bài toán có lời văn.
- Vận dụng được kiến thức kĩ năng vào giải quyết 1 số tình huống gắn với thực tế
- PT năng lực về toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK Toán 1. Vở bài tập Toán 1.
- Tranh vẽ phóng to các hình trong SGK.
- Phiếu bài tập ghi nội dug bài tập 5.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ1.Khởi động:
- Trò chơi: Ai nhanh ai đúng
- GV nêu luật chơi
-GV phát lệnh hết giờ.
- GV nhận xét, tuyên dương.
HĐ2. Thực hành – luyện tập
Bài 1: SGK trang 62
- Gọi HS nêu yêu cầu bài toán.
- Phát lệnh HS làm bài vở bài tập sau đó tự nêu cách ghép số với hình vẽ thích hợp.
- GV nhận xet , chốt đáp án.
Bài 2:SGK trang 62
- Gọi HS yêu cầu bài toán.
- Hướng dẫn làm chung trên lớp câu a.
- Cho HS làm tự làm các câu còn lại vào vở bài tập.
Bài 3: SGK trang 63
- Gọi HS yêu cầu bài toán.
- Cho HS làm vở bài tập và nêu kết quả so sánh.
- Nhận xét,chốt đáp án.
Bài 4: SGK trang 63
- Gọi HS yêu cầu bài toán.
- Cho HS làm vở bài tập và nêu kết quả lựa chọn và giải thích vì sao chọn kết quả đó.
- GV nhận xét , chốt ý đúng.
HĐ3: Vận dụng
Bài 5: GSK trang 63
- Gọi HS đọc đề bài toán.
- Cho HS thảo luận nhóm 4.
- GV nhận xét , chữa bài (nếu cần).
HĐ4: Củng cố
Trò chơi: Hái hoa dân chủ
- GV nêu luật chơi.
- Nội dung của các bông hoa: Ví dụ
(1) Số có hai chữ số bé nhất là số nào?
(2) Số có hai chữ số lớn nhất là số nào?
(3) Số 9 có phải là số có hai chư số không?
......
- GV nhận xét và tuyên dương.
- Lắng nghe
- Mỗi đội tìm số có hai chữ số dán lên phần bàng của đội mình.
- Đại diện đội lên trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung (nếu cần).
- Lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS thực hiện, mời bạn nhận xét.
 - Lắng nghe
- HS đọc yêu cầu bài toán.
- HS quan sát.
- HS làm bài.
- HS đọc yêu cầu bài toán
- HS thực hiện.
-Lắng nghe,sửa bài ( nếu cần)
- HS đọc yêu cầu bài toán
- HS thực hiện, mời bạn nhận xét.
- 1 HS đọc , cả lớp lắng nghe. 
- HS thực hiện trong phiếu bài tập. Đại diện nhóm trình bày, mời bạn nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS tham gia trò chơi
......................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
Bài 76: Luyện tập chung
I. MỤC TIÊU:
 Học xong bài này học sinh đạt các yêu cầu sau:
- So sánh và xếp thứ tự các số trong phạm vi 100.
- Lắp ghép hình theo yêu cầu.
- Viết được phép tính phù hợp với câu trả lời của bài toán có lời văn.
- Vận dụng được kiến thức kĩ năng vào giải quyết 1 số tình huống gắn với thực tế
- PT năng lực về toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK Toán 1. Vở bài tập Toán 1.
- Bộ đồ dùng toán học.
- Phiếu bài tập ghi nội dung BT5, 2 bảng phụ ghi nội dung phần củng cố.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ1.Khởi động:
- Trò chơi: Gọi thuyền
- GV nêu luật chơi.
- Thuyền nào được gọi thì phải trả lời câu hỏi .( Số có hai chữ số lớn nhất là số nào? , Trong các số 23, 12, 8 thì số nào là số có 2 chữ số?....)
- GV nhận xét, tuyên dương.
HĐ2. Thực hành – luyện tập
Bài 1: SGK trang 64
- Gọi HS nêu yêu cầu bài toán.
- GV đặt câu hỏi ôn BT đã làm trước đó dạng: 34 gồm mấy chục, mấy đơn vị ? 56 gồm mấy chục, mấy đơn vị ?
- Số gồm 3 chục và 2 đơn vị là số nào?
- GV nhận xét.
- Yêu cầu HS tự làm BT1.
- GV nhận xét, chốt ý.
Bài 2: SGK trang 64
- Gọi HS yêu cầu bài toán.
- Cho HS làm vở bài tập và nêu kết quả so sánh.
- Nhận xét,chốt đáp án.
Bài 3: SGK trang 64
- Gọi HS yêu cầu bài toán.
- Cho HS làm vở bài tập và nêu kết quả xếp và giải thích vì sao làm như vậy?
- GV nhận xét , chốt ý đúng.
Bài 4:SKG trang 65
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán.
- Yêu cầu học sinh làm bài theo hình thức nhóm đôi, thảo luận, thử lắp ghép để được hình theo mẫu. 
- GV nhận xét ,tuyên dương.
HĐ3: Vận dụng
Bài 5: SGK trang 65
- Gọi HS đọc đề bài toán.
- Cho HS thảo luận theo hình thức thảo luận nhóm 4 và thực hiện trong phiếu bài tập.
- GV nhận xét , chốt đáp án.
HĐ4: Củng cố
Trò chơi: Tiếp sức
- Ghi nội dung so sánh số có hai chữ số trong hai bảng phụ.
- GV nêu luận chơi.
- Phát lệnh chơi.
- Phát lệnh hết giờ.
- Lắng nghe
- HS tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- HS đọc, cả lớp lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS đọc yêu cầu bài toán
- HS thực hiện.
- Lắng nghe,sửa bài ( nếu cần)
- HS đọc yêu cầu bài toán
- HS thực hiện, mời bạn nhận xét.
- HS nêu.
- HS thực hiện, mỗi số nhóm lên lắp bằng bộ hình của GV trên bảng.
- 1 HS đọc , cả lớp lắng nghe. 
- Các nhóm thực hiện trong phiếu bài tập. Đại diện nhóm trình bày, mời bạn nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe.
- HS tham gia trò chơi
- Hai đội dừng. Đại diện đội trình bày sản phẩm của đội mình, mời đội bạn nhận xét, bổ sung(nếu cần)
..................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
Bài 77: Đồng hồ
I. MỤC TIÊU:
 Học xong bài này học sinh đạt các yêu cầu sau:
-Bước đầu đọc được giờ đúng trên đồng hồ.
- Bước đầu liên hệ được giờ với các việc diễn ra trong ngày.
 Vận dụng được kiến thức kĩ năng vào giải quyết 1 số tình huống gắn với thực tế
- PT năng lực về toán học:
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK Toán 1. Vở bài tập Toán 1.
- Mô hình đồng hồ của HS.
- Tranh vẽ đồng hồ phóng to hoặc mô hình đòng hồ để làm việc chung cả lớp.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ1.Khởi động:
GV gợi mở hướng dẫn HS tới việc xác định thời gian để học sinh đi học, bố mẹ đi làm đúng giờ liên hệ tới việc sư dụng đồng hồ để xem thời gian
HĐ2. Hình thành kiến thức mới:
Xem đồng hồ
a/GV giới thiệu đồng hồ.
GV sử dụng mô hình đồng hồ để giới thiệu đồng hồ, mặt đồng hồ, kim ngắn (kim giờ), kim dài (kim phút). 
b/ Xem giờ đúng
- GV cho kim phút chỉ số 12, kim giờ chỉ số 2. Hướng dẫn khi kim dài chỉ vào vạch số 12 và kim ngắn chỉ vào vạch số 2, ta nói đồng hồ chỉ 2 giờ.
- GV cho kim ngắn ( kim giờ) chỉ lần lượt vào số 7, 6, 3 giữ nguyên kim dài (kim phút) chỉ số 12, yêu cầu HS cho biết đồng hồ chỉ mấy giờ.
- GV cho HS quan sát tranh vẽ, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm mô tả trong từng tranh vẽ, đồng hồ chỉ mấy giờ và bạn HS trong tranh đang làm gì?
- Các nhóm HS trao đổi và nêu mô tả của mình.
Lúc 6 giờ sáng bạn Hs tập thể dục. Lúc 7 giờ sáng bạn HS ăn sáng. Lúc 8 giờ sáng bạn HS học ở trường(lớp).
HĐ3. Thực hành luyện tập
Bài 1. GV hướng dẫn HS phân tích đề bài. Trong SGK có vẽ các đồng hồ và ở bên dưới đã có bạn viết kết quả xem đồng hồ tương ứng. Hãy kiểm tra và cho biết cách xem đồng hồ nào đúng, kết quả xem nào sai.
- HS làm việc theo nhóm đôi vào vở bài tập Toán. HS báo cáo kết quả và các bạn nhận xét.
- GV cho HS nêu kết quả làm bài và giải thích.
Chú ý: Đồng hồ thứ hai, kim ngắn chỉ số 6, kim dài chỉ số 12 nên kết quả không phải là 12 giờ mà là 6 giờ.
Bài 2. HS tự làm bài vào Vở bài tập Toán nhìn đồng hồ rồi viết kết quả xem đồng hồ tương ứng. các ban kiểm tra chéo kết quả bài làm của nhau.
Bài 3. GV cho HS quan sát các đồng hồ, sau đó từng HS đọc giờ trên mỗi đồng hồ. Cả lớp nhận xét câu trả lời. Hs hoàn thiện bài vào Vở bài tập Toán.
HĐ 4. Vận dụng
Bài 4. GV cho HS làm việc theo nhóm đôi, hỏi nhau và viết câu trả lời vào vở bài tập Toán.
- Gọi một số HS trả lời trước lớp
Hôm nay em sẽ làm gì vào lúc 8 giờ tối? Lúc 9 giờ tối?....
HĐ 5. Củng cố
- GV cho HS tập quay đồng hồ đúng do GV chỉ định 5 giờ, 3 giờ, 10 giờ, 7 giờ, 12 giờ, 6 giờ .. HS quay kim ngắn ( kim ngắn chỉ số 12) ở mô hình đồng hồ cá nhân theo chỉ định của GV, các bạn kiểm tra chéo kết quả của nhau.
HS: trò chuyện trả lời câu hỏi GV
HS: nhận xét
HS: lấy mô hình đồng hồ cá nhân để cùng theo dõi
HS: quan sát tranh vẽ, thảo luận theo nhóm mô tả trong từng tranh vẽ, đồng hồ chỉ mấy giờ và bạn HS trong tranh đang làm gì?
HS: Các nhóm trao đổi và nêu mô tả lúc 6 giờ sáng bạn Hs tập thể dục. Lúc 7 giờ sáng bạn HS ăn sáng. Lúc 8 giờ sáng bạn HS học ở trường(lớp).
HS: Đọc yêu cầu và phân tích đề theo hướng dẫn của GV
HS: làm việc theo nhóm đôi vào vở bài tập Toán. HS báo cáo kết quả và các bạn nhận xét.
HS: Nêu kết quả làm bài và giải thích.
HS: Đọc yêu cầu và phân tích đề 
HS: Tự làm bài vào Vở bài tập Toán nhìn đồng hồ rồi viết kết quả xem đồng hồ tương ứng. các ban kiểm tra chéo kết quả bài làm của nhau.
HS: Đọc yêu cầu và phân tích đề
HS: quan sát các đồng hồ, đọc giờ trên mỗi đồng hồ. 
HS: nhận xét hoàn thiện bài vào Vở bài tập Toán.
HS: Đọc yêu cầu và phân tích đề làm việc theo nhóm đôi, hỏi nhau và viết câu trả lời vào vở bài tập Toán. 
HS: TLCH của GV
HS: tập quay đồng hồ đúng do GV chỉ định.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_1_vi_su_binh_dang_va_dan_chu_trong_giao_duc.docx