Giáo án Toán Lớp 1 (Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) - Tuần 19 - Năm học 2020-2021

Giáo án Toán Lớp 1 (Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) - Tuần 19 - Năm học 2020-2021

Hoạt động 2: Khám phá kiến thức mới

* Mục tiêu:

Đọc, viết và nhận biết cấu tạo số trong phạm vi 20

* Cách tiến hành:

+ Tìm hiểu nội dung của video

- GV chiếu video clip phần bài mới trong

SGK lên màn hình hoặc cho HS quan sát trong SGK, để HS hiểu 10 chục = 10.

- GV tay trái cầm bó 1 chục que tính, tay phải cầm 1 que tính, cho HS nhận xét: Tay trái cô có mấy que tính, tay phải cô có mấy que tính, cả hai tay cô có bao nhiêu que tính? Viết là 11, đọc là mười một, số này có 1 chục và 1 đơn vị, GV chỉ lần lượt vào các ô ở dòng thứ nhất trong bảng.

- GV cho HS thao tác: tay trái HS cầm bó 1 chục que tính, tay phải cầm 2 que tính và nhận xét lần lượt như trên để chốt lại cách đọc, viết và cấu tạo số 12.

- Thực hiện tương tự với các số còn lại trong bảng.

- Cho HS nhắc lại củng cố cách đọc, viết và cấu tạo các số trong phạm vi 20.

 

docx 8 trang thuong95 4500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 (Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) - Tuần 19 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án toán tuần 19
Bài 54: Các số trong phạm vi 20
I. MỤC TIÊU: 
- Bước đầu đọc, viết, đếm được các số trong phạm vi 20.
- Sử dụng được các số trong phạm vi 20 vào cuộc sống.
- Bước đầu hình thành năng lực: NL hợp tác, NL giao tiếp, NL quan sát; NL toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1; que tính trong bộ ĐDHT.
- Bảng phụ có nội dung BT 3.
- Máy chiếu (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Khởi động 
* Mục tiêu: 
- Tạo niềm tin hứng thú học tập cho học sinh, các số từ 1-10.
- Giới thiệu vấn đề cần học.
* Cách tiến hành: 
Cho HS chơi trò chơi “Truyền điện” về đếm các số từ 1 đến 10 và từ 10 đến 1. 
- Nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Khám phá kiến thức mới
* Mục tiêu: 
Đọc, viết và nhận biết cấu tạo số trong phạm vi 20
* Cách tiến hành: 
+ Tìm hiểu nội dung của video
- GV chiếu video clip phần bài mới trong 
SGK lên màn hình hoặc cho HS quan sát trong SGK, để HS hiểu 10 chục = 10.
- GV tay trái cầm bó 1 chục que tính, tay phải cầm 1 que tính, cho HS nhận xét: Tay trái cô có mấy que tính, tay phải cô có mấy que tính, cả hai tay cô có bao nhiêu que tính? Viết là 11, đọc là mười một, số này có 1 chục và 1 đơn vị, GV chỉ lần lượt vào các ô ở dòng thứ nhất trong bảng.
- GV cho HS thao tác: tay trái HS cầm bó 1 chục que tính, tay phải cầm 2 que tính và nhận xét lần lượt như trên để chốt lại cách đọc, viết và cấu tạo số 12.
- Thực hiện tương tự với các số còn lại trong bảng.
- Cho HS nhắc lại củng cố cách đọc, viết và cấu tạo các số trong phạm vi 20.
- GV mở rộng, nhận xét về cách viết cách đọc các số đó
Hoạt động 3: Thực hành luyện tập 
* Mục tiêu: 
- Củng cố cách đọc, viết, đếm được các số trong phạm vi 20.
* Cách tiến hành: 
Bài 1. HS thảo luận nhóm đôi rồi làm vào Vở bài tập Toán, sau đó sử dụng máy chiếu vật thể (nếu có) hoặc gắn bài lên bảng và chữa cho HS.
Bài 2. HS nêu yêu cầu của bài rồi làm bài vào Vở bài tập Toán.
GV chiếu bài làm của một số HS hoặc cho HS nêu cách làm để chữa bài. HS đổi vở kiểm tra chéo.
Bài 3. GV treo bảng phụ và chọn hai đội chơi trò chơi “Tiếp sức” với nội dung của bài 3, sau đó GV nhận xét và HS ghi bài.
Hoạt động 4: Vận dụng 
* Mục tiêu: 
- Sử dụng các số vào cuộc sống.
* Cách tiến hành
Bài 4. HS nêu yêu cầu của bài. GV cho HS quan sát rồi trả lời.
- GV nhận xét, tuyên dương HS. 
Hoạt động 5: Hoạt động tiếp nối
- GV củng cố nội dung bài.
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS.
- Hiểu mục tiêu của hoạt động 1.
- HS chơi trò chơi
- Lắng nghe
- Hiểu mục tiêu của hoạt động 2.
- HS quan sát và thảo luận
- HS quan sát, trả lời.
- HS thực hiện hình thành bảng về các số trong phạm vi 20.
- Hiểu mục tiêu của hoạt động 3.
- HS thực hiện. 
- HS thực hiện
- Lắng nghe
- HS tham gia trò chơi
- Hiểu mục tiêu của hoạt động 4.
- HS lắng nghe
Bài 55: Luyện tập 
I. MỤC TIÊU: 
- Đọc, viết và đếm được các số đến 20.
- Sử dụng được các số đã học trong cuộc sống.
- Bước đầu hình thành năng lực: NL hợp tác, NL giao tiếp, NL quan sát; NL toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1; bảng phụ có nội dung BT 2, 5.
- Tranh vẽ phóng to như SGK.
- Máy chiếu (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Khởi động 
* Mục tiêu: 
- Tạo niềm tin hứng thú học tập cho học sinh, củng cố các số tự 10-20 .
- Giới thiệu vấn đề cần học.
* Cách tiến hành: 
- Khởi động: Cho HS chơi trò chơi“Tiếp 
sức” với nội dung đếm lần lượt các số từ
10 đến 20 và ngược lại.
- Nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 3: Thực hành luyện tập 
* Mục tiêu: 
- Củng cố cách đọc, viết, đếm được các số trong phạm vi 20.
* Cách tiến hành: 
Bài 1. GV chiếu BT 1 hoặc cho HS quan sát SGK rồi nêu yêu cầu của bài. Sau đó HS làm bài vào Vở bài tập Toán. GV chiếu bài làm của một số HS hoặc cho HS nêu kết quả và nhận xét. HS đổi vở kiểm tra chéo.
Bài 2. HS nêu yêu cầu của bài. GV cho 1 HS làm vào bảng phụ trên bảng. Cả lớp làm vào Vở bài tập Toán. HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng rồi chữa bài của mình.
Bài 3. HS nêu yêu cầu của bài. Lần lượt gọi HS nêu số thích hợp thay cho các dấu ?.
Bài 4. GV chiếu bài 4 hoặc cho HS quan sát trong SGK rồi trả lời.
Bài 5. HS nêu yêu cầu của bài. Cả lớp làm vào Vở bài tập Toán. GV chiếu một số bài của HS để các bạn nhận xét và chữa. Sau đó đổi vở kiểm tra chéo.
Hoạt động 3: Hoạt động tiếp nối
- Củng cố bài bằng trò chơi “Truyền điện”:
– Đếm từ 10 đến 20.
– Đếm tiếp các số: 2, 4, 6, ..., 16, 18, 20.
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS.
- Hiểu mục tiêu của hoạt động 1.
- HS chơi trò chơi
- Lắng nghe
- Hiểu mục tiêu của hoạt động 3.
- HS thực hiện. 
- HS thực hiện
- Lắng nghe
- HS tham gia trò chơi.
Bài 56: Phép cộng không nhớ trong phạm vi 20
I. MỤC TIÊU: 
- Bước đầu thực hiện được phép cộng không nhớ trong phạm vi 20.
- Bước đầu vận dụng được phép cộng không nhớ trong phạm vi 20 để tính toán và xử lí các tình huống trong cuộc sống 
- Bước đầu hình thành năng lực: NL hợp tác, NL giao tiếp, NL quan sát; NL toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1; bảng phụ có nội dung BT 1, 4; bảng cài.
- Video clip phần bài mới (nếu có).
- Máy chiếu (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Khởi động 
* Mục tiêu: 
- Tạo niềm tin hứng thú học tập cho học sinh, các số từ 1-10.
- Giới thiệu vấn đề cần học.
* Cách tiến hành: 
Khởi động: Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”.
- GV chia HS trong lớp thành hai đội chơi (theo dãy), 5 bạn đội 1 lần lượt mỗi người đọc một số từ 10 đến 20, 5 bạn đội 2 lần lượt ghi lại các số đó lên bảng. Sau đó đổi lại: 5 bạn đội 2 đọc 5 số không trùng với các số đội 1 đã đọc và 5 bạn đội 1 ghi.
- Nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Khám phá kiến thức mới
* Mục tiêu: 
Hình thành kiến thức mới: Phép cộng không nhớ trong phạm vi 20.
* Cách tiến hành: 
- HS quan sát SGK.
- GV tay trái cầm bó 1 chục que tính, tay phải cầm 3 que tính, cho HS nhận xét: tay trái cô có mấy que tính, tay phải cô có mấy que tính, cả hai tay cô có bao nhiêu que tính. Cài 1 bó chục và 3 que tính lên bảng cài.
- GV tay phải cầm 4 que tính, cho HS nhận xét: tay phải cô có bao nhiêu que tính. Cài 4 que tính lên bảng cài.
- GV viết hoặc chiếu lên màn hình phép tính 13 + 4 theo cột dọc.
- GV tổ chức cho HS nhận xét:
3 que tính thêm 4 que tính bằng 7 que tính. Vậy 3 cộng 4 bằng 7, viết 7 (GV viết lên bảng hoặc chiếu hàng chữ lên màn hình).
1 chục hạ 1 chục. Vậy hạ 1, viết 1 (GV viết lên bảng hoặc chiếu hàng chữ lên màn hình).
– GV: ta có 13 + 4 = 17.
- HS nhắc lại.
Hoạt động 3: Thực hành luyện tập 
* Mục tiêu: 
- Củng cố cách cộng không nhớ các số trong phạm vi 20.
* Cách tiến hành: 
Bài 1. Cho HS nêu yêu cầu bài 1. GV treo 4 bảng phụ ghi 4 ý trong bài 1, gọi 4 HS lên bảng làm bài, ở dưới HS làm vào Vở bài tập Toán.
- HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng và chữa. HS đổi vở kiểm tra chéo.
Bài 2. HS đọc đề.
- GV chia theo dãy: mỗi dãy làm 1 phép tính vào Vở bài tập Toán.
- GV chiếu bài làm của đại diện mỗi dãy lên màn hình hoặc HS trình bày và chữa bài.
- HS hoàn thiện bài 2 vào Vở bài tập Toán.
Bài 3. HS nêu yêu cầu của bài.
- GV chia HS làm ba dãy, mỗi dãy thảo luận nhóm đôi và làm 1 ý vào vở. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm bài. Các bạn nhận xét và chữa. HS hoàn thiện bài vào Vở bài tập Toán.
Hoạt động 4: Vận dụng 
* Mục tiêu: 
- Vận dụng được phép cộng không nhớ trong phạm vi 20 để tính toán và xử lí các tình huống trong cuộc sống
* Cách tiến hành
Bài 4. GV chiếu bài 4 lên màn hình hoặc cho HS đọc trong SGK và nêu yêu cầu của bài.
- HS thảo luận nhóm 4 (phát biểu bài toán và viết phép tính) sau đó làm vào Vở bài tập Toán.
- GV chiếu bài của HS lên bảng hoặc HS trình bày bài làm của mình. HS nhận xét và chữa. Đổi vở kiểm tra chéo.
- GV nhận xét, tuyên dương HS. 
Hoạt động 5: Hoạt động tiếp nối
- Củng cố bài bằng trò chơi “Rung chuông vàng” nếu có thể hoặc làm miệng: 1 bài về cách đặt phép cộng trong phạm vi 20, 1 bài cộng không nhớ trong phạm vi 20, 1 bài về dãy tính.
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS.
- Hiểu mục tiêu của hoạt động 1.
- HS chơi trò chơi
- Lắng nghe
- Hiểu mục tiêu của hoạt động 2.
- HS quan sát và thảo luận
- HS quan sát, trả lời.
- HS thực hiện trả lời theo sự tổ chức các hoạt động của GV để biết và thực hiện được phép cộng không nhớ trong phạm vi 20.
- Hiểu mục tiêu của hoạt động 3.
- HS thực hiện. 
- HS thực hiện
- Lắng nghe
- HS tham gia hoạt động
- Hiểu mục tiêu của hoạt động 4.
- HS lắng nghe, thực hiện 
Đáp án: 10 + 5 = 15 hoặc 5 + 10 = 15.
- HS tham gia trò chơi

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_1_vi_su_binh_dang_va_dan_chu_trong_giao_duc.docx