Giáo án Toán Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 25 - Năm học 2020-2021

Giáo án Toán Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 25 - Năm học 2020-2021

1. Hoạt động 1: Khởi động:

- Yêu cầu HS dùng thước có vạch chia xăng- ti – mét đê đo độ dài các đồ dùng học tập của mình (sách, vở, bút chì, hộp đựng bút, ).

- Gọi 2-3 HS trình bày kết quả làm việc của mình.

-GV nhận xét, tuyên dương

2. Hoạt động 2: Thực hành – luyện tập

* Bài 1: Đồ vật nào dài hơn?

- GV cho HS nêu tên các đồ vật trong tranh.

- GV nêu lưu ý bài này HS không dùng thước để đo độ dài mà chỉ ước lượng.

-GV hỏi từng câu một cho HS trả lời.

-Gọi HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, kết luận

a. Bút chì dài hơn bút sáp.

b. Cục tẩy dài hơn cái ghim.

* Bài 2: Bạn nào cao nhất? Bạn nào thấp nhất?

- GV nêu yêu cầu bài tập.

- GV hỏi:

+ Trong tranh gồm những bạn nào?

+ Bạn nào cao nhất?

+ Bạn nào thấp nhất?

-Yêu cầu HS nhận xét.

- GV nhận xét, kết luận.

 

docx 9 trang thuong95 4500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 25 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Bài 28:
LUYỆN TẬP CHUNG ( 2 tiết)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Cảm nhận đúng về dài hơn – ngắn hơn, cao hơn – thấp hơn.
- Thực hành giải quyết được các vấn đề thực tế đơn giản liên quan đến đo độ dài.
2. Phát triển năng lực:
-Thực hiên thao tác tu duy ở mức độ đơn giản, đặc biệt là khả năng quan sát,
- Bước đầu biết chỉ ra chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận.
- Xác định cách thức giải quyết vấn đề.
- Thực hiện và trình bày giải pháp cho vấn đề.
3. Năng lực – phẩm chất chung:
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bộ đồ dùng dạy toán 1.
- HS: Bộ đồ dùng học toán 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
TIẾT 1: Luyện tập
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Khởi động: 
- Yêu cầu HS dùng thước có vạch chia xăng- ti – mét đê đo độ dài các đồ dùng học tập của mình (sách, vở, bút chì, hộp đựng bút, ).
- Gọi 2-3 HS trình bày kết quả làm việc của mình.
-GV nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động 2: Thực hành – luyện tập
* Bài 1: Đồ vật nào dài hơn?
- GV cho HS nêu tên các đồ vật trong tranh.
- GV nêu lưu ý bài này HS không dùng thước để đo độ dài mà chỉ ước lượng.
-GV hỏi từng câu một cho HS trả lời.
-Gọi HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận
a. Bút chì dài hơn bút sáp.
b. Cục tẩy dài hơn cái ghim.
* Bài 2: Bạn nào cao nhất? Bạn nào thấp nhất?
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV hỏi: 
+ Trong tranh gồm những bạn nào?
+ Bạn nào cao nhất?
+ Bạn nào thấp nhất?
-Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
a. Bạn Nam cao nhất.
b. Bạn Mi thấp nhất.
* Bài 3:Ngựa hay hươu cao cổ cao hơn? Thước hay bút chì dài hơn? 
- GV nêu yêu cầu của bài.
- GV hỏi: 
a. Ngựa hay hươu cao cổ cao hơn?
+ Trong bức tranh thứ nhất, có con gì?
+ Con nào cao hơn?
+ Con nào thấp hơn?
- Yêu cầu HS nhận xét.
-GV nhận xét, kết luận.
+ Hươu cao cổ cao hơn.
+ Ngựa thấp hơn.
b. Thước hay bút chì dài hơn?
+ Trong tranh có những đồ vật nào?
GV lưu ý cho HS: bút chì đặt đứng, thước kẻ đặt ngang nên không so sánh trực tiếp chiều dài của hai vật với nhau được. Vì thế các em so sánh gián tiếp thông qua vật trung gian là quyển sách Toán 1.
+ Bút chì hay quyển sách Toán 1 dài hơn?
+ Thước kẻ hay quyển sách Toán 1 dài hơn?
+ Thước kẻ hay bút chì dài hơn?
- Yêu cầu HS nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét, kết luận.
Thước kẻ dài hơn quyển sách Toán 1, quyển sách Toán 1 dài hơn bút chì. Vậy thước kẻ dài hơn bút chì.
* Bài 4: Đo độ dài mỗi đồ vật
- GV nêu yêu cầu của bài 4.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh.
+ Trong tranh có những đồ vật nào?
- GV yêu cầu HS dùng thước có chia vạch xăng – ti – mét để đo đúng độ dài mỗi đồ vật.
- GV yêu cầu HS nêu đồ dài mỗi đồ vật. Một HS nêu một đồ vật.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận:
+ Bút chì dài 8cm
+ Bút sáp màu dài 6cm
+ Đồng hồ dài 12cm
+ Điện thoại dài 10cm.
* Bài 5: Đồ vật nào dưới đây cho được vào trong hộp bút?
- GV yêu cầu HS nêu các đồ vật trong tranh và hỏi độ dài của từng đồ vật.
+ Đồ vật nào cho được vào trong hộp bút?
- GV nhận xét, kết luận: Bút chì, cục tẩy cho được vào trong hộp bút.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét chung giờ học, tuyên dương những em học tốt, nhắc nhở các em chưa chú ý
- Dặn dò về nhà làm VBT và xem bài Luyện tập chung tiết 2.
-HS thực hành đo.
-HS trình bày.
-HS lắng nghe.
-HS nêu: Bút chì, bút sáp màu, cục tẩy, cái ghim.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời.
a. Bút chì dài hơn bút sáp.
b. Cục tẩy dài hơn cái ghim.
-HS nhận xét.
-HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: Nam, Mi, Việt, Mai.
- HS trả lời: Bạn Nam
- HS trả lời: Bạn Mi
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời: Hươu cao cổ, ngựa vằn
-HS trả lời: Hươu cao cổ
-HS trả lời: Ngựa
-HS nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời: Sách toán 1, bút chì, thước kẻ.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời: Sách Toán 1dài hơn.
-HS trả lời: Thước kẻ dài hơn
-HS trả lời: Thước kẻ dài hơn bút chì
-HS nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát tranh.
-HS trả lời: Bút chì, bút sáp màu, đồng hồ, điện thoại.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời.
+ Bút chì dài 8cm
+ Bút sáp màu dài 6cm
+ Đồng hồ dài 12cm
+ Điện thoại dài 10cm.
-HS nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe, trả lời: Hộp bút: 15cm, bút chì: 9cm, thước kẻ: 20cm, cục tẩy: 3cm.
-HS trả lời: Bút chì, cục tẩy.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
TIẾT 2: Luyện tập
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Khởi động: 
- Yêu cầu HS so sánh xem mình và bạn ngồi bên cạnh ai cao hơn, ai thấp hơn?
2. Hoạt động 2: Thực hành – luyện tập
* Bài 1: 
- GV đọc nội dung bài 1.
+ Bục nào cao nhất?
+ Bục nào thấp nhất?
GV nêu: Bạn về đích thứ nhất đứng ở bục cao nhất.
Bạn về đích thứ ba đứng ở bục thấp nhất.
+ Bạn nào về đích thứ nhất?
+ Bạn nào về đích thứ hai?
+ Bạn nào về đích thứ ba?
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận:
+ Bạn Thỏ về đích thứ nhất.
+ Bạn Cáo về đích thứ hai.
+ Bạn Sóc về đích thứ ba.
* Bài 2: 
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV hỏi: 
+ Trong tranh gồm bao nhiêu cây?
+ Số cây từ chỗ cáo tới chỗ sóc là bao nhiêu?
+ Số cây từ chỗ cáo tới chỗ thỏ là bao nhiêu?
+ Cáo đứng gần thỏ hay sóc hơn?
-GV yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận: Từ chỗ cáo tới chỗ sóc dài hơn từ chỗ cáo tới chỗ thỏ.
* Bài 3: 
- GV nêu yêu cầu của bài.
+ Sóc có thể đến chỗ hạt dẻ bằng hai con đường nào? (đường màu vàng, đường màu xanh).
+ Đường màu vàng gồm bao nhiêu bước?(4 + 6 = 10 bước).
+ Đường màu xanh gồm bao nhiêu bước?( 8 bước).
+ Bạn sóc đi đến chỗ hạt dẻ theo đường nào ngắn hơn? (đường màu xanh).
- GV nhận xét, kết luận: Bạn sóc đi đến chỗ hạt dẻ theo đường màu xanh ngắn hơn.
* Bài 4:
- GV nêu yêu cầu của bài 4a.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh.
- GV yêu cầu HS dùng thước có chia vạch xăng – ti – mét để đo đúng độ dài mỗi cây bút chì.
- GV yêu cầu HS nêu độ dài mỗi cây bút chì. Một HS nêu một đồ vật.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận:
+ Bút chì A: dài 7cm
+ Bút chì B: dài 8cm
+ Bút chì C: dài 3cm
+ Bút chì D: dài 5cm
+ Bút chì E: dài 9cm
- GV nêu yêu cầu của bài 4b.
-GV hỏi:
+ Bút chì nào dài nhất?
+ Bút chì nào ngắn nhất?
-GV nhận xét, kết luận: 
+ Bút chì E dài nhất
+ Bút chì C ngắn nhất.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét chung giờ học, tuyên dương những em học tốt, nhắc nhở các em chưa chú ý
- Dặn dò về nhà làm VBT và xem bài tiếp theo Phép cộng số có hai chữ số với số có một chữ số.
-HS thực hành 
-HS lắng nghe.
-HS trả lời: Bục 1.
-HS trả lời: Bục 3.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời: Bạn Thỏ
-HS trả lời: Bạn Cáo
-HS trả lời: Bạn Sóc
-HS nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời: 10 cây
-HS trả lời: 6 cây
-HS trả lời: 4 cây
-HS trả lời: Cáo đứng gần Thỏ
-HS nhận xét.
-HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: đường màu vàng, đường màu xanh.
- HS trả lời: 10 bước
- HS trả lời: 8 bước
- HS trả lời: đường màu xanh
- HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát tranh
-HS thực hành đo
-HS trả lời.
+ Bút chì A: dài 7cm
+ Bút chì B: dài 8cm
+ Bút chì C: dài 3cm
+ Bút chì D: dài 5cm
+ Bút chì E: dài 9cm
-HS nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe
-HS trả lời: Bút chì E
-HS trả lời: Bút chì C
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe.
BÀI 29:
PHÉP CỘNG SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ 
VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ ( 2 Tiết)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Hiểu được ý nghĩa thực tế của phép cộng (hình thành phép cộng thông qua thao tác với que tính, bài toán thực tế).
- Thực hiện được phép cộng số có hai chữ số với số có một chữ số. Thực hiện được tính nhẩm.
2. Phát triển năng lực:
- Giải được các bài toán thực tế có liên quan tới phép cộng số có hai chữ số với số có một chữ số.
- Rèn luyện tư duy, khả năng diễn đạt giao tiếp khi giải toán vui, trò chơi, toán thực tế, 
3. Năng lực – phẩm chất chung:
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bộ đồ dùng dạy toán 1.
- HS: Bộ đồ dùng học toán 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Khám phá
- GV yêu cầu HS quan sát hình thứ nhất.
- GV hỏi HS số lượng que tính trong mỗi hàng.
+ Để biết có tất cả bai nhiêu que tính ta làm phép tính gì? (phép tính cộng)
- GV hướng dẫn viết phép tính 41 + 5 theo hàng dọc rồi thực hiện tính, bắt đầu từ hàng đơn vị đến hàng chục. Lưu ý các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau. Chẳng hạn:
Đặt tính:
+ Viết 41 rồi viết 5 thẳng cột với 1.
+ Viết dấu - 
+ Kẻ vạch ngang.
Tính:
+ 1 cộng 5 bằng 6 viết 6.
+ Hạ 4 viết 4.
Vậy 41 + 5 = 46
- GV yêu cầu HS đếm tổng số que tính ở cả hai hàng để kiểm tra kết quả.
- GV yêu cầu HS quan sát hình thứ hai.
- GV hỏi HS số lượng quả táo ở mỗi hàng.
+ Để biết có bao nhiêu quả táo ta làm phép tính gì? (Phép tính cộng).
- GV hướng dẫn viết phép tính 20 + 4 theo hàng dọc rồi thực hiện tính, bắt đầu từ hàng đơn vị đến hàng chục. Lưu ý các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau. Chẳng hạn:
Đặt tính:
+ Viết 20 rồi viết 4 thẳng cột với 0.
+ Viết dấu - 
+ Kẻ vạch ngang.
Tính:
+ 0 cộng 4 bằng 4 viết 4.
+ Hạ 2 viết 2.
Vậy 20 + 4 = 24
- GV yêu cầu HS đếm tổng số qủa táo ở cả hai hàng để kiểm tra kết quả.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và cách thực hiện phép tính của hai phép tính đó.
- GV nhận xét, chốt lại.
2. Hoạt động 2: Hoạt động
* Bài 1: 
- GV đọc nội dung bài 1.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài 1
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài 1.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét.
* Bài 2: 
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu cả lớp làm vào vở bài 2. 
Có thể cho HS thực hiện thành hai bước: bước thứ nhất đặt đúng phép tính, GV kiểm tra cả lớp xem đã đặt đúng chưa rồ mới chuyển sang bước thứ hai là tính.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài 2.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét.
* Bài 3: 
- GV nêu yêu cầu của bài.
- GV cho HS quan sát tranh trong sách.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi thực hiện phép tính ở bên trái và tìm kết quả ở bên phải. Thực hiện đúng, HS sẽ ghép được cặp con vật – thức ăn.
- GV yêu cầu HS trình bày.
- GV yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét. GV giới thiệu thêm kiến thức về thức ăn của các loài vật gần gũi. 
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét chung giờ học, tuyên dương những em học tốt, nhắc nhở các em chưa chú ý
- Dặn dò về nhà làm VBT và xem bài Phép cộng số có hai chữ số với số có một chữ số (tiết 2).
-HS quan sát.
- HS trả lời: Hàng 1: 41que tính, hàng 2: 5 que tính.
-HS trả lời: Phép tính cộng
-HS quan sát, lắng nghe
-HS đếm.
-HS quan sát.
-HS trả lời: Hàng 1: 20 quả táo. Hàng 2: 4 quả táo.
-HS trả lời: Phép tính cộng.
-HS quan sát, lắng nghe.
-HS đếm.
-HS nhắc lại.
-HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- 3 HS lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở.
24 + 3 = 27; 60 + 7 = 67; 
82 + 5 = 87
-HS nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-Cả lớp làm vào vở.
11 + 8 = 19; 71 + 5 = 76; 
94 + 4 = 98
-3 HS lên bảng làm.
-HS nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát.
-HS thực hành.
- HS trả lời.
40 + 9 = 49
76 + 2 = 78
90 + 8 = 98
25 + 1 = 26
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
TIẾT 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Khởi động
- GV yêu cầu 3 HS lên bảng thực hiện đặt tính rồi tính 3 phép tính cộng:
42 + 5; 36 + 3; 54 + 5
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở nháp.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của 3 bạn.
- GV nhận xét.
2. Hoạt động 2: Hoạt động
* Bài 1: 
- GV đọc nội dung bài 1.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài 1
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài 1.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét.
* Bài 2: 
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi làm bài 2 vào phiếu bài tập.
- Gọi 3 nhóm gắn phiếu bài tập lên bảng.
- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét.
* Bài 3: 
- GV gọi 2 HS đọc đề bài
- GV đặt câu hỏi:
+ Muốn biết cả hai chị em gấp được bao nhiêu chiếc thuyền giấy thì các em dùng phép tính gì?
- Yêu cầu HS ghi phép tính vào vở.
25 + 3 = 28
- GV quan sát, nhận xét bài làm của HS.
* Bài 4:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu các em tự làm.
- GV đọc to từng lựa chọn. 
Ví dụ với lựa chọn A, GV hỏi: Nếu cho tất cả ếch con trên cây bèo này lên lá sen thì trên lá sen có bao nhiêu chú ếch con?
- GV làm tương tự với B, C.
- GV nhận xét, kết luận: chọn đáp án B.
* Bài 5:
- GV nêu yêu cầu bài 5.
- GV tổ chức bài này thành một trò chơi có hai nhóm tham gia. Mỗi nhóm tìm các phép cộng đúng có một số hạng ở hình thứ nhất và một số hạng ở hình thứ hai ra kết quả ở hình thứ ba.
- GV nhận xét, kết luân.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét chung giờ học, tuyên dương những em học tốt, nhắc nhở các em chưa chú ý
- Dặn dò về nhà làm VBT và xem bài Phép cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số.
-3 HS lên bảng làm.
42 + 5 = 47
36 + 3 = 39
54 + 5 = 59
- Cả lớp làm vào vở nháp.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe. 
- HS lắng nghe.
- 3 HS lên bảng làm.
42 + 4 = 46
73 + 6 = 79
34 + 5 = 39
- Cả lớp làm vào vở.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
- HS thảo luận làm bài vào phiếu.
-Đại diện 3 nhóm lên bảng gắn phiếu, trình bày kết quả
-HS nhận xét.
-HS lắng nghe.
-2 HS đọc đề bài.
-HS trả lời: Phép tính cộng
-HS viết phép tính vào vở.
-HS lắng nghe.
-HS đọc đề bài.
-HS tự làm bài.
-HS lắng nghe, trả lời: Chọn đáp án B.
-HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, tham gia chơi.
40 + 2 = 42
52 + 3 = 55
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_1_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_25_na.docx