Giáo án Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm

Giáo án Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm

HS thực hiện các hoạt động sau:

Chơi trò chơi “Truyền điện” ôn tập trừ nhẩm trong phạm vi 10, phép trừ dạng 27-4, 63-40.

HS chia sẻ về cách trừ nhấm của mình và trả lời câu hỏi: Để có thể nhẩm nhanh, chính xác cần lưu ý điều gì?

Cá nhân HS thực hiện các phép tính 6-4 = ?; 76 - 4 = ?

HS thảo luận nhóm tìm cách thực hiện phép tính 76 - 4 = ? mà không cần đặt tính (chắng hạn: 6 - 4 = 2 nên 76 - 4 = 72), rồi nêu kết quả. Chia sẻ trước lớp.

HS nhận xét, bình luận đặt câu hỏi về cách tính của bạn.

HS hoàn thành bài 1. Kiếm tra lẫn nhau, nói cho bạn nghe cách làm.

HS thực hiện các phép tính nêu trong bài (HS có thể đặt tính ra nháp hoặc tính nhẩm với những phép tính đơn giản) rồi chọn kết quả đúng, nói cho bạn nghe quả táo treo phép tính ứng với chậu nào.

HS thực hiện mỗi phép tính theo thứ tự từ trái sang phải:

50- 10-30 = 40 - 30= 10

67-7 - 20 = 60 - 20 = 40

- HS cùng nhau kiểm tra lại kết quả.

 

doc 6 trang thuong95 4822
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 31 
 MÔN: TOÁN
BÀI : LUYỆN TẬP 
Ngày: - - 2021
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Biết tính nhẩm phép trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100 trong một số trường hợp đơn giản.
Thực hành viết phép tính trừ phù họp với câu trả lời của bài toán có lời văn và tính đúng kết quả.
Thực hành vận dụng tính nhẩm trong tình huống thực tế.
Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản, vận dụng phép trừ để giải quyết vấn đề, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ toán học để diễn tả cách tính, trao đổi, chia sẻ nhóm, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học.
II/ CHUẦN BỊ
Một số tinh huống thực tế đơn giản có liên quan đến trừ nhẩm (không nhớ) các số trong phạm vi 100.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Hoạt động khởi động
GV đặt vấn đề: Các em đã biết trừ nhẩm các số trong phạm vi 10, bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau trừ nhẩm các số trong phạm vi 100.
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài l: Tính
GV chốt các cách nhẩm, lấy thêm các ví dụ khác để HS tính nhẩm và trả lời kết quả phép tính (chẳng hạn: 37 - 1; 43 - 2; 74 - 4; ...).
Lưu ý: Tuỳ vào trình độ HS, GV có thể hướng dẫn HS tính nhẩm bằng cách đếm bớt, trong đó sử dụng Bảng sổ từ 1 đến 100 như sau:
Bài 2: Chọn kết quả
Lưu ý: GV có thể tổ chức thành trò chơi để tăng hứng thú cho HS, GV có thể thay thế bằng các phép tính khác để HS thực hành tính nhẩm.
Bài 3: Tính
Lưu ý: Ở bài này, HS lần đầu tiên được tiếp xúc với dạng bài yêu cầu thực hiện liên tiếp hai phép tính, trong đó có cả phép tính cộng và phép tính trừ, theo thứ tự
hiện liên tiếp hai phép tính, nhưng hoặc chỉ có một phép tính cộng hoặc một phép tính trừ (cũng theo thứ tự lần lượt từ trái qua phải). Vì vậy, GV cần nhấn mạnh thứ tự thực hiện phép tính cho HS.
Bài 4: Tính
Lưu ý: GV khuyến khích HS tính nhẩm tìm kết quả phép tính, nếu HS gặp khó khăn có thể cho phép HS viết kết quả trung gian.
C. Hoạt động vận dụng
Bài 5
GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.
Củng cố, dặn dò
Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?
Em thích nhất bài nào? Vì sao?
HS thực hiện các hoạt động sau:
Chơi trò chơi “Truyền điện” ôn tập trừ nhẩm trong phạm vi 10, phép trừ dạng 27-4, 63-40.
HS chia sẻ về cách trừ nhấm của mình và trả lời câu hỏi: Để có thể nhẩm nhanh, chính xác cần lưu ý điều gì?
Cá nhân HS thực hiện các phép tính 6-4 = ?; 76 - 4 = ?
HS thảo luận nhóm tìm cách thực hiện phép tính 76 - 4 = ? mà không cần đặt tính (chắng hạn: 6 - 4 = 2 nên 76 - 4 = 72), rồi nêu kết quả. Chia sẻ trước lớp.
HS nhận xét, bình luận đặt câu hỏi về cách tính của bạn.
HS hoàn thành bài 1. Kiếm tra lẫn nhau, nói cho bạn nghe cách làm.
HS thực hiện các phép tính nêu trong bài (HS có thể đặt tính ra nháp hoặc tính nhẩm với những phép tính đơn giản) rồi chọn kết quả đúng, nói cho bạn nghe quả táo treo phép tính ứng với chậu nào.
HS thực hiện mỗi phép tính theo thứ tự từ trái sang phải:
50- 10-30 = 40 - 30= 10
67-7 - 20 = 60 - 20 = 40
- HS cùng nhau kiểm tra lại kết quả.
HS thực hiện mỗi phép tính theo thứ tự lần lượt từ trái qua phải. Lưu ý kết quả của phép tính phía trên là gợi ý cho kết quả của phép tính phía dưới:
2 + 4-3 = 3 20 + 40 - 30 = 30
HS thực hiện các thao tác:
Quan sát mầu để biết cách thực hiện phép tính có số đo độ dài là xăng-ti-mét.
Thực hiện phép tính có số đo độ dài xăng-ti-mét (theo mẫu).
Kiểm tra lẫn nhau, nói cho bạn nghe cách làm.
HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.
HS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng bàn về cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra (quyết định lựa chọn phép cộng hay phép trừ để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra, giải thích tại sao).
HS viết phép tính thích hợp và trả lời:
Phép tính: 38 - 5 = 33.
Trả lời: Vườn nhà chú Doanh còn lại 33 buồng chuối.
HS kiểm tra lại phép tính và câu trả lời.
 GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Tâm
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 31 
 MÔN: TOÁN
BÀI : LUYỆN TẬP CHUNG
Ngày: - - 2021
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Củng cố kĩ năng cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ; nhận biết bước đầu về quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản, vận dụng phép cộng, phép trừ đê giái quyết vấn đề, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học .
Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ toán học để diễn tả cách tính, trao đổi, chia sẻ nhóm, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học.
II/ CHUẨN BỊ
Các thẻ phép tính như ở bài 1, các thẻ dấu ( , =).
Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Hoạt động khởi động
GV hướng dẫn HS chơi trò chơi, chia sẻ trước lóp. Khuyến khích HS nói, diễn đạt bằng chính ngôn ngữ của các em.
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài l: Đặt tính rồi tính
Lưu ý: GV có thể tổ chức cho HS chơi theo cặp hoặc theo nhóm, chuẩn bị sẵn các thẻ ghép tính, một bạn lấy ra một thẻ phép tính đố bạn khác nêu kết quả và ngược lại. Hoặc cũng có thể chuẩn bị các thẻ trắng để HS tự viết phép tính với chú ý là phép tính không nhớ, rồi đố bạn viết kết quả thích hợp.
Bài 2: Chọn kết quả đùng
Bài 3. HS thực hiện thao tác: Tính nhẩm cộng, trừ các số tròn chục ở vế trái, so sánh với sô ở vế phải ròi chọn thẻ dâu “>, <, =” phù hợp đặt vào ô ?
C. Hoạt động vận dụng
Bài 4
GV khuyến khích HS quan sát tranh, đặt bài toán có dùng phép trừ.
D. Củng cố, dặn dò
Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?
Em thích nhất bài nào? Vì sao?
HS chia sẻ các tình huống có phép cộng, phép trừ trong thực tế gan với gia đình em hoặc chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” ôn tập cộng, trừ trong phạm vi 100 để tìm kết quả của các phép tính trong phạm vi 100 đã học.
HS chia sẻ trước lóp: đại diện một số bàn, đứng tại chồ hoặc lên bảng, thay nhau nói một tình huống có phép cộng mà mình quan sát được.
HS đặt tính rồi tính ra vở hoặc ra nháp.
Đối vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.
HS nhận xét khó khăn, sai lầm (nếu có) khi đặt tính và tính kết quả các phép tính cộng, trừ các số có hai chữ số nêu trong bài và nêu cách khắc phục.
Tìm kết quả các phép cộng, trừ nêu trong bài (HS có thê đặt tính ra nháp để tìm kết quả hoặc tính nhẩm với những phép tính đơn gian).
Nói cho bạn nghe quả bóng nào tuơng ứng với rổ nào.
HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.
HS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng bàn về cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra (quyết định lựa chọn phép cộng hay phép trừ để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra, giải thích tại sao).
HS viết phép tính thích hợp và trả lời:
Phép tính: 30 + 15 = 45.
Trả lời: Trong phòng có tất cả 45 chiếc ghế.
HS kiểm tra lại phép tính và câu trả lời.
 GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Tâm
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 31 
 MÔN: TOÁN
BÀI : CÁC NGÀY TRONG TUẦN LỄ
Ngày: - - 2021
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Biết tuần lễ có 7 ngày, biết tên các ngày trong tuần.
Biết đọc thứ, ngày, tháng trên tờ lịch bóc hằng ngày.
Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua các hoạt động quan sát, trao đổi, nhận xét, chia sẻ ý kiến về cách xem lịch, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề, NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán. Kích thích trí tò mò của HS về toán học, tăng cường sẵn sàng hợp tác và giao tiếp với người khác và cảm nhận sự kết nối chặt chẽ giữa toán học và cuộc sống.
II/ CHUẨN BỊ
Mỗi nhóm HS chuẩn bị một vài tờ lịch bóc trong đó có tờ lịch ngày hôm nay.
GV chuẩn bị 1 quyển lịch bóc hàng ngày.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động khởi động
Hoạt động hình thành kiến thức
GV nhận xét và chốt thông tin: “Một tuần lễ có 7 ngày là: thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật”.
Tìm hiểu tờ lịch, cách xem lịch
a) HS quan sát quyển lịch bóc hằng ngày treo trên bảng.
GV chỉ vào tờ lịch ngày hôm nay và hỏi: “Hôm nay là thứ mấy?”.
HS trả lời, ví dụ: “Hôm nay là thứ hai”.
Gọi vài HS nhắc lại: “Hôm nay là thứ hai”. GV chỉ vào tờ lịch của ngày hôm nay, giúp HS nhận biết được tên gọi của ngày trong tuần lễ ghi trên tờ lịch.
HS chỉ vào tờ lịch của ngày hôm nay, đọc số chỉ ngày trên tờ lịch, chăng hạn chỉ vào số 12 trên tờ lịch và nói: “Hôm nay là ngày 12”.
HS quan sát phía trên cùng của tờ lịch (ghi tháng), chẳng hạn: “Tháng tư”. HS chỉ vào chữ “Tháng tư” và đọc: “Tháng tư”.
HS chỉ vào tờ lịch nói: “Hôm nay là thứ hai, ngày 12 tháng tư”.
c. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1: Kể tên các ngày trong tuần
Bài 2
Bài 3
GV đặt câu hỏi liên hệ với các sự kiện liên quan đến các ngày trong các tờ lịch trên.
D. Hoạt động vận dụng
Bài 4. 
 (Hôm nay là thứ bảy, ngày 15 tháng năm).
Khuyến khích HS đặt thêm các câu hỏi liên quan đến tình huống trong bức tranh.
E. Củng cố, dặn dò
Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Điều đó giúp gì cho cuộc sống?
-Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?
HS quan sát quyển lịch hằng ngày theo nhóm, chia sẻ hiểu biết về quyển lịch, tờ lịch. Đọc các thông tin ghi trong tờ lịch và thảo luận về những thông tin đó.
Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.
HS chia sẻ theo cặp: “Kể tên các ngày trong một tuần lễ”.
Đại diện một vài cặp chia sẻ trước lớp.
HS trả lời câu hỏi: “Một tuần lễ có mấy ngày? Đó là những ngày nào?”.
Nhận biết ngày trong tuần lễ, một tuần lễ có 7 ngày
b) Thực hành xem lịch
HS lấy một vài tờ lịch, thực hành đọc các thông tin trên tờ lịch cho bạn nghe, chẳng hạn: Thứ năm, ngày 15 tháng tư.
HS đặt câu hỏi và trả lời theo cặp:
Ke tên các ngày trong tuần lễ.
Hôm nay là thứ năm. Hỏi: Ngày mai là thứ mấy? Hôm qua là thứ mấy?
Đại diện một vài cặp chia sẻ trước lớp.
HS đặt câu hỏi và trả lời theo cặp.
Đại diện một vài cặp chia sẻ trước lớp.
HS quan sát các tờ lịch, đặt câu hỏi và trả lời theo cặp.
+ Ngày 26 tháng 3 là thứ sáu;
+ Ngày 1 tháng 6 là thứ ba;
+ Ngày 19 tháng 8 là thứ năm;
+ Ngày 20 tháng 11 là thứ bảy.
HS thực hiện các thao tác:
Quan sát tranh, đọc tình huống trong bức tranh, thảo luận và trả lời câu hỏi
 GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Tâm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_1_canh_dieu_tuan_31_nam_hoc_2020_2021_nguye.doc