Giáo án Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 12 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Mộng Điệp

Giáo án Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 12 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Mộng Điệp

A/ Hoạt động khởi động

GV phối hợp thao tác cùng với HS, gắn từng thẻ phép tính lên bảng để tạo thành bảng trừ như SGK,

 1 – 1 2 – 1 3 – 1 4 - 1

Chia sẻ các tình huống có phép trừ trong thực tế gắn với gia đình em. Hoặc chơi trò chơi “Đố bạn” để tìm kết quả của các phép trừ trong phạm vi 6 đã học.

Trò chơi theo cặp/nhóm: Bạn A rút một thẻ; đọc phép tính, đố bạn B nêu kết quả phép tính (có thể viết kết quả ra bên cạnh hoặc mặt sau).

Sắp xếp các thẻ phép trừ theo một quy tắc nhất định.

HS xếp các thẻ thành một bảng trừ trước mặt.Tìm kết quả từng phép trừ trong phạm vi 6 (thể hiện trên các thẻ phép tính), chẳng hạn: 2 - 1 = 1; 3 - 2= 1; 4 - 1=3; 5 -3 = 2.

B/ Hoạt động hình thành kiến thức

HS thực hiện lần lượt các hoạt động sau:

Lưu ý: GV có thể tổ chức cho HS tự tìm kết quả từng phép tính dưới dạng

GV giới thiệu Bảng trừ trong phạm vỉ 6 và hướng dẫn

- GV tổng kết: Có thể nói:

HS đọc các phép tính trong bảng.

HS nhận xét về đặc điểm của các phép trừ trong từng dòng hoặc từng cột và ghi nhớ Bảng trừ trong phạm vi 6.

HS đưa ra phép trừ và đố nhau tìm kết quả (làm theo nhóm bàn).

 

doc 6 trang thuong95 5380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 12 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Mộng Điệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 12 
 MÔN: TOÁN
BÀI : PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 6 ( Tiếp theo)( Tiết 1)
Ngày: - - 2020
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Tìm được kết quả các phép trừ trong phạm vi 6 và thành lập Bảng trừ trong phạm vi 6.
Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
Phát triển các NL toán học.
II/ CHUẨN BỊ:
SGK, SGV. Bộ đồ dùng Toán 1.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A/ Hoạt động khởi động
GV phối hợp thao tác cùng với HS, gắn từng thẻ phép tính lên bảng để tạo thành bảng trừ như SGK,
 1 – 1 2 – 1 3 – 1 4 - 1
Chia sẻ các tình huống có phép trừ trong thực tế gắn với gia đình em. Hoặc chơi trò chơi “Đố bạn” để tìm kết quả của các phép trừ trong phạm vi 6 đã học.
Trò chơi theo cặp/nhóm: Bạn A rút một thẻ; đọc phép tính, đố bạn B nêu kết quả phép tính (có thể viết kết quả ra bên cạnh hoặc mặt sau).
Sắp xếp các thẻ phép trừ theo một quy tắc nhất định.
HS xếp các thẻ thành một bảng trừ trước mặt.Tìm kết quả từng phép trừ trong phạm vi 6 (thể hiện trên các thẻ phép tính), chẳng hạn: 2 - 1 = 1; 3 - 2= 1; 4 - 1=3; 5 -3 = 2.
B/ Hoạt động hình thành kiến thức
HS thực hiện lần lượt các hoạt động sau:
Lưu ý: GV có thể tổ chức cho HS tự tìm kết quả từng phép tính dưới dạng 
GV giới thiệu Bảng trừ trong phạm vỉ 6 và hướng dẫn 
GV tổng kết: Có thể nói:
HS đọc các phép tính trong bảng.
HS nhận xét về đặc điểm của các phép trừ trong từng dòng hoặc từng cột và ghi nhớ Bảng trừ trong phạm vi 6.
HS đưa ra phép trừ và đố nhau tìm kết quả (làm theo nhóm bàn).
Duyệt của BGH GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Mộng Điệp
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 12 
 MÔN: TOÁN
BÀI : PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 6 ( Tiếp theo)( Tiết 2)
Ngày: - - 2020
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Tìm được kết quả các phép trừ trong phạm vi 6 và thành lập Bảng trừ trong phạm vi 6.
Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
Phát triển các NL toán học.
II/ CHUẨN BỊ:
SGK, SGV. Bộ đồ dùng Toán 1.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1: Cá nhân 
Lưu ý: Bài này trọng tâm là tính nhẩm rồi nêu kết quả. Nếu HS chưa nhẩm được ngay thì vẫn có thể dùng ngón tay, que tính,... để tìm kết quả. GV nên hướng dẫn HS vận dụng Bảng trừ trong phạm vi 6 đế tính nhẩm.
GV có thê nêu ra một vài phép tính đơn giản dê nhâm đê HS trả lời miệng nhằm củng cố kĩ năng tính nhấm.
Bài 2: Cá nhân HS tự làm bài 2:
GV chốt lại cách làm bài.
HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài.
 4 – 3 = 1 4 – 1 = 3 5 – 4 = 1
 5 – 1 = 2 6 – 1 = 5 6 – 3 = 3
 5 – 5 = 0 6 – 5 = 1 3 – 3 = 0
Đối vở, đặt câu hỏi cho nhau đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính.
HS tự nêu phép tính rồi đố nhau tìm kết quả phép tính. Chẳng hạn: 4 - 1; 5 - 1; 6 - 6, ...
Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài.
Chọn các phép trừ có kết quả là 2.
4 – 2 5 – 3 3 – 1 6 - 4
Thảo luận với bạn, chia sẻ trước lớp
Bài 3: HS tự làm bài 3: 
GV chốt lại cách làm bài.
Bài 4. GV hướng dẫn HS cách thực hiện phép trừ hai số bằng nhau và phép trừ cho số 0. GV khuyến khích HS lấy thêm các ví dụ về phép trừ có kết quả là 0 và phép trừ cho số 0.
Bài 5: Cá nhân 
GV nên khuyến khích HS tập kể chuyện theo mỗi phép tính để thành một câu chuyện.
D/ Hoạt động vận dụng
HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6.
E/ Củng cố, dặn dò
Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
HS suy nghĩ đọc to phps tính còn thiếu
3 – 3 4 – 3 5 – 2 6 – 3 
 5 – 4 6 - 5
Căn cứ vào bảng trừ trong phạm vi 6, thảo luận với bạn về chọn phép tính thích hợp cho từng ô ? , lí giải lí do lựa chọn bằng ngôn ngữ cánhân. Chia sẻ trước lớp.
HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp.
Vỉ dụ: Bạn trai tạo được 5 bong bóng. Có 1 bong bóng bị vỡ. Còn lại bao nhiêu bong bóng? Chọn phép trừ 5 - 1 = 4 . Còn lại 4 bong bóng.
HS là tương tự với các trường hợp còn lại.
HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6.
Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6 để hôm sau chia sẻ với các bạn.
Duyệt của BGH GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Mộng Điệp
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 12 
 MÔN: TOÁN
BÀI : LUYỆN TẬP
Ngày: - - 2020
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Củng cố về bảng trừ và làm tính trừ trong phạm vi 6.
Vận dụng đuợc kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
Phát triển các NL toán học.
II/ CHUẨN BỊ:
SGK, SGV. Bộ đồ dùng Toán 1.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Hoạt động khởi động
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1. Tìm kết quả của mỗi phép tính
Lưu ý: GV có thể tổ chức cho HS chơi theo cặp hoặc theo nhóm: một bạn lấy ra một thẻ phép tính đố bạn khác tìm kết quả và ngược lại.
Bài 2: Tính nhẩm
Lưu ý: Bài này yêu cầu tính nhẩm rồi nêu kết quả. GV nhắc HS lưu ý những trường hợp xuất hiện số 0 trong phép trừ.
HS chia sẻ các tình huống có phép trừ trong thực tế gắn với gia đình em. Hoặc chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” tìm kết quả của các phép trừ trong phạm vi 6 đã học.	
HS chơi trò chơi đố bạn để tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài 
Cá nhân HS làm bài 2: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài (HS có thể tính nhẩm hoặc dùng Bảng trừ trong phạm vi 6 để tính).
HS đổi vở, đặt và trả lời các câu hỏi để kiểm tra kết quả các phép tính vừa thực
hiện.
GV cũng có thể nêu ra một vài phép tính trừ để HS củng cố kĩ năng hoặc HS tự nêu phép trừ rồi đố nhau tìm kết quả phép tính.
Bài 3: Số
GV chốt lại cách làm, gợi ý HS xem còn phép trừ nào cho kết quả bằng số ghi trên mái nhà nữa không.
Bài 4. HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. 
Bài 5: Xem tranh nêu phép tính:
GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.
C. Hoạt động vận dụng
HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6.
D/Củng cố, dặn dò
Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và lựa chọn số thích hợp vào mỗi ô dấu ? của từng phép tính tương ứng sao cho các phép tính trong mỗi ngôi nhà có kết quả bằng số ghi trên mái nhà. Từ đó, HS tìm kết quả cho các trường hợp còn lại trong bài.
HS xung phong nêu:Trong lồng có 5 con chim. Có 1 con bay ra khỏi lồng. Còn lại bao nhiêu con chim? Chọn phép trừ 5 - 1 = 4. Còn lại 4 con chim.
Chia sẻ trước lớp.
Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe mỗi tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp.
Ví dụ: Có 5 con vịt, 1 con đã lên bờ. Còn lại mấy con vịt dưới ao?
Thực hiện phép trừ 5 - 1 = 4.
HS làm tương tự với các trường hợp còn lại.
Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6 đế hôm sau chia sẻ với các bạn.
 Duyệt của BGH GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Mộng Điệp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_1_canh_dieu_tuan_12_nam_hoc_2020_2021_nguye.doc