Giáo án Tiếng việt, Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 9 - Năm học 2020-2021
2.1.Dạy vần iêm
- GV chỉ vần iêm (từng chữ iê, m). 1 HS: iê - mờ - iêm. Cả lớp: iêm. Phân tích vần iêm. Đánh vần: iê - mờ - iêm / iêm.
- HS nhìn tranh, nói: diêm. Phân tích tiếng diêm. Đánh vần: dờ - iêm - diêm / diêm. Đánh vần, đọc trơn lại: iê - mờ - iêm / dờ - iêm - diêm / diêm.
2.2. Dạy vần yêm
- HS: yê - mờ - yêm. vần yêm có âm yê đứng trước, âm m đứng sau. Đánh vần: yê - mờ - yêm / yêm. (Yêm và iêm khác nhau chỉ ở chữ y dài và i ngắn).
- HS nhìn tranh, nói: yếm. Phân tích tiếng yếm (có vần yêm, thanh sắc đứng trên âm ê). Đánh vần: yê - mờ - yêm - sắc - yếm / yếm.
- Đánh vần, đọc trơn lại: yê - mờ - yêm - sắc - yếm / yếm.
2.3. Dạy vần iêp (như iêm, yêm)
- Vần iêp có âm iê đứng trước, âm p đứng sau. Đánh vần: iê - pờ - iêp. Đánh vần tiếng thiếp: thờ - iêp - thiêp - sắc - thiếp.
- Đánh vần, đọc trơn: iê - pờ - iêp / thờ - iêp - thiêp - sắc - thiếp / tấm thiếp.
* Củng cố: HS nói 3 vần mới học: iêm, yêm, iêp, 3 tiếng mới học: diêm, yếm, thiếp.
3. Luyện tập ( 16’)
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần iêm? Tiếng nào có vần iêp?)
- HS đánh vần, đọc trơn từng từ ngữ cho: dừa xiêm, múa kiếm,. GV giải nghĩa từ: dừa xiêm (dừa thân lùn, quả nhỏ, nước rất ngọt); tấm liếp (đồ đan bằng tre, nứa, ken dày thành tấm, dùng để che chắn); diếp cá (cây thân cỏ, lá hình trái tim, vò ra có mùi tanh, dùng để ăn hay làm thuốc).
Tuần 9 Thứ hai, ngày 9 tháng 11 năm 2020 Tiếng Việt iêm ,yêm, iêp (Tiết 1+ 2) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Nhận biết các vần iêm, yêm, iêp; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần iêm, yêm, iêp. - Nhìn chữ, tìm đúng tiếng có các vần iêm, yêm, iêp. - Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Gà nhỏ nằm mơ. - Viết đúng vần iêm, yêm, iêp và tiếng diêm, yếm, (tấm) thiếp (trên bảng con). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bộ đồ dùng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HOC Tiết 1 A. KIỂM TRA BÀI CŨ: ( 5’) - 2 HS đọc bài Tập đọc Đêm ở quê (bài 45). - GV cùng HS nhận xét B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: vần iêm, vần yêm, vần iêp (2’) 2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) (12’) 2.1.Dạy vần iêm - GV chỉ vần iêm (từng chữ iê, m). 1 HS: iê - mờ - iêm. Cả lớp: iêm. Phân tích vần iêm. Đánh vần: iê - mờ - iêm / iêm. - HS nhìn tranh, nói: diêm. Phân tích tiếng diêm. Đánh vần: dờ - iêm - diêm / diêm. Đánh vần, đọc trơn lại: iê - mờ - iêm / dờ - iêm - diêm / diêm. 2.2. Dạy vần yêm - HS: yê - mờ - yêm. vần yêm có âm yê đứng trước, âm m đứng sau. Đánh vần: yê - mờ - yêm / yêm. (Yêm và iêm khác nhau chỉ ở chữ y dài và i ngắn). - HS nhìn tranh, nói: yếm. Phân tích tiếng yếm (có vần yêm, thanh sắc đứng trên âm ê). Đánh vần: yê - mờ - yêm - sắc - yếm / yếm. - Đánh vần, đọc trơn lại: yê - mờ - yêm - sắc - yếm / yếm. 2.3. Dạy vần iêp (như iêm, yêm) - Vần iêp có âm iê đứng trước, âm p đứng sau. Đánh vần: iê - pờ - iêp. Đánh vần tiếng thiếp: thờ - iêp - thiêp - sắc - thiếp. - Đánh vần, đọc trơn: iê - pờ - iêp / thờ - iêp - thiêp - sắc - thiếp / tấm thiếp. * Củng cố: HS nói 3 vần mới học: iêm, yêm, iêp, 3 tiếng mới học: diêm, yếm, thiếp. 3. Luyện tập ( 16’) 3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần iêm? Tiếng nào có vần iêp?) - HS đánh vần, đọc trơn từng từ ngữ cho: dừa xiêm, múa kiếm,... GV giải nghĩa từ: dừa xiêm (dừa thân lùn, quả nhỏ, nước rất ngọt); tấm liếp (đồ đan bằng tre, nứa, ken dày thành tấm, dùng để che chắn); diếp cá (cây thân cỏ, lá hình trái tim, vò ra có mùi tanh, dùng để ăn hay làm thuốc). - Từng cặp HS làm bài. - 2 HS báo cáo kết quả. - GV chỉ từng chữ, cả lớp: Tiếng xiêm có vần iêm... Tiếng liếp có vần iêp,... - HS nói thêm 3 4 tiếng ngoài bài có vần iêm (chiếm, điểm, hiếm, tiệm,...);có vần iêp (diệp, hiệp, khiếp, tiếp,...). 3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) a) Cả lớp nhìn bảng đọc các vần, tiếng: iêm, yêm, iêp, diêm, yếm, tấm thiếp. b) Viết vần iêm, yêm, iêp - 1 HS đọc các vần, nói cách viết. - GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn cách viết. Chú ý chiều cao các con chữ, cách nối nét giữa iê và m, iê và p. - HS viết: iêm, yêm, iêp (2 lần). c) Viết: diêm, yếm, thiếp (như mục b) - GV viết mẫu, hướng dẫn: diêm (viết chữ d cao 4 li, tiếp đến vần iêm); yếm (viết yê, m, dấu sắc đặt trên ê); thiếp (viết th rồi đến iêp, dấu sắc đặt trên ê). - HS viết bảng con: diêm, yếm, (tấm) thiếp. Tiết 2 3.3. Tập đọc (BT 3)( 33’) a) GV giới thiệu hình minh hoạ: Gà nhí nằm mơ trong đôi cánh cùa mẹ. Các em cùng đọc bài để biết gà nhí mơ thấy gì. b) GV đọc mẫu. c) Luyện đọc từ ngữ: nằm mơ, bị quạ cắp, chiêm chiếp, khe khẽ, êm quá, ngủ thiếp. d) Luyện đọc câu - GV: Bài có 6 câu. GV chỉ từng câu, 1 HS đọc, cả lớp đọc. - Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). e) Thi đọc đoạn, bài - Từng cặp HS nhìn SGK cùng luyện đọc trước khi thi. - Các cặp, tổ thi đọc tiếp nối 3 đoạn (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn). - Các cặp, tổ thi đọc cả bài. 1 HS đọc cả bài. Cả lớp đọc đồng thanh cả bài. g) Tìm hiểu bài đọc - GV chỉ từng ý a, b cho cả lớp đọc. - HS làm bài, viết lên thẻ (chỉ kí hiệu: a hay b). GV: Ý nào đúng (HS giơ thẻ: ý b). 1 HS đọc kết quả: ý b đúng (Gà nhí nằm mơ bị quạ cắp đi). GV: Ý a sai (Gà nhí bị quạ cắp đi) vì gà nhí không bị quạ cắp đi, nó chỉ nằm mơ bị quạ cắp. - Cả lớp nhắc lại: Gà nhí nằm mơ bị quạ cắp đi. 4. Củng cố, dặn dò) (2’) - GV nhận xét tiết học. Thứ 3 ngày 10 tháng 11 năm 2020 Tiếng Việt om , op (tiết 1+2) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Nhận biết các vần om, op; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần om, op. - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần om, vần op. - Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Lừa và ngựa. - Viết đúng các vần om, op; các tiếng đom đóm, họp (tổ) (trên bảng con). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Tiết 1 A. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5’) - HS đọc bài Gà nhí nằm mơ (bài 46); 1 HS trả lời câu hỏi: Vì sao gà nhí nằm mơ bị quạ cắp đi, kêu ầm ĩ nhưng lại ngủ thiếp đi. - GV cùng HS nhận xét. B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: vần om, vần op (2’) 2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) (12’) 2.1. Dạy vần om - HS đọc: o - mờ - om. Phân tích vần om. Đánh vần: o - mờ - om / om. -HS nói: đom đóm. Phân tích tiếng đom. Đánh vần: đờ - om - đom / đom. (Làm tương tự với đóm). -HS nhìn mô hình, đánh vần, đọc trơn: o - mờ - om / đờ - om - đom / đờ - om - đom - sắc - đóm / đom đóm. 2.2. Dạy vần op - Phân tích vần op. Đánh vần: o - pờ - op / op. Đánh vần tiếng họp: hờ - op - hop - nặng - họp / họp. - Đánh vần, đọc trơn: o - pờ - op / hờ - op - hop - nặng - họp / họp tổ. * Củng cố: HS nói 2 vần mới học: om, op, 2 tiếng mới học: đom, họp. 3. Luyện tập(16’) 3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần om? Tiếng nào có vần op?) - HS đọc: cọp (hổ), khóm tre,... GV giải nghĩa: chỏm mũ (phần nhô lên trên cùng của cái mũ); lom khom (tư thế còng lưng xuống); gom góp (tập hợp dần dần). - Từng cặp HS làm bài. 2 HS báo cáo: HS 1 nói tiếng có vần om. HS 2 nói tiếng có vần op. - GV chỉ từng chữ, cả lớp: Tiếng cọp có vần op. Tiếng khóm có vần om,... - HS nói thêm 3-4 tiếng ngoài bài có vần om (bom, còm, hòm, tóm,...); có vần op (bóp, chóp, ngóp, tóp,...). 3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) a) Cả lớp nhìn bảng đọc các vần, tiếng vừa học. b) Viết vần om, op - 1 HS đọc vần om, op, nói cách viết, độ cao các con chữ. - GV viết mẫu, hướng dẫn cách viết. Chú ý: viết o và m, 0 và p không xa quá hay gần quá. HS viết: om, op (2 lần). c) Viết: đom đóm, họp tổ (tương tự mục b). - GV viết mẫu, hướng dẫn: đom (viết chữ đ cao 4 li, tiếp đến vần om); / đóm có dấu sắc trên o; họp (viết chữ h cao 5 li, p 4 li, dấu nặng đặt dưới o). - HS viết: đom đóm, họp (tổ). Tiết 2 3.3. Tập đọc (BT 3) (33’) a) GV chỉ hình, giới thiệu truyện Lừa và ngựa. Câu chuyện nói về mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc sống. b) GV đọc mẫu. c) Luyện đọc từ ngữ: còm nhom, lắm đồ, chả nghe, thở hí hóp, xếp đồ. Giải nghĩa từ: thở hí hóp (thở mệt nhọc, yếu ớt, như sắp hết hơi). d) Luyện đọc câu - GV: Bài có 6 câu. GV chỉ từng câu, 1 HS đọc, cả lớp đọc. - Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). e)Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (4 câu / 2 câu); thi đọc cả bài. g) Tìm hiểu bài đọc - GV nêu YC; chỉ từng ý a, b (chưa hoàn chỉnh) cho 1 HS đọc. - HS hoàn thành 2 câu văn, làm bài trong VBT. - Một vài HS nói kết quả. GV khuyến khích cách nói sáng tạo: Ý a: Lừa nhờ ngựa chở đỡ đồ, ngựa chả thèm nghe lừa / (hoặc) ngựa mặc kệ, không chịu giúp lừa / ngựa phớt lờ, chẳng chịu giúp bạn /... Ỷ b: Lừa ngã, thở hí hóp, thế là bà chủ xếp hết đồ từ lừa qua ngựa. / (hoặc) bà chủ xếp tất cả đồ đạc nặng trịch từ lưng lừa sang lưng ngựa /... - GV: Qua câu chuyện, em hiểu điều gì? (Ngựa không giúp lừa. / Ngựa không thương bạn. / Ngựa không giúp lừa nên khi lừa ngã, ngựa phải chở cả đồ của lừ a. / Vì không chở giúp lừa một ít đồ nên ngựa đã phải chở tất cả đồ đạc của lừa. /...). - GV: Ngựa phải chịu hậu quả từ việc không giúp đỡ lừa. Nếu ngựa chịu giúp lừa một chút thì lừa đã không ngã ra bờ cỏ, thở hí hóp và ngựa đã không phải chở tất cả đồ của lừa. Cho nên, giúp đỡ người khác nhiều khi cũng là giúp mình. Chắc là chú ngựa trong câu chuyện này đã hiểu ra điều đó. 4. Củng cố, dặn dò: (2’) GV dặn HS về nhà kể cho người thân nghe điều em đã hiểu ra từ câu chuyện: Lừa và ngựa. Toán Luyện tập I. MỤC TIÊU Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 10. - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. - Phát triển các NL toán học. II. CHUẨN BỊ - Bộ đồ dùng Toán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động( 5’) HS thực hiện các hoạt động sau: Chơi trò chơi “Truyền điện” về phép tính cộng trong phạm vi 10. - Gv cùng HS nhận xét. B. Hoạt động thực hành, luyện tập( 25’) Bài 1: Cá nhân HS làm bài 1: + Quan sát tranh minh hoạ và quan sát các thanh chấm tròn. Đọc hiểu yêu cầu đề bài. + Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài. + Chọn số thích hợp đặt vào ô ? . - HS đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau và nói cho nhau về tình huống đã cho cùng phép tính tương ứng. Bài 2: Cá nhân HS tự làm bài 2: + Quan sát tranh minh hoạ các số ghi trên mỗi cái xẻng treo trên giá và các phép tính đượcnêu trên mặt các xô. + Tìm kết quả các phép cộng nêu trên và chọn số thích họp ghi trên xẻng. + Thảo luận với bạn về cách làm. Chia sẻ trước lóp. - GV chốt lại cách làm bài. Bài 3:Cá nhân HS tự làm bài 3: Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài. Nhận xét kết quả của các phép tính trong mỗi cột và giải thích cho bạn nghe. Chẳng hạn: 7 + 1 = 8; 1+7 = 8; vậy 7 cộng 1 cũng bằng 1 cộng 7. - GV chốt lại cách làm bài, khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em. Khuyến khích HS tự nêu thêm ví dụ như các phép tính trong từng cột rôi đố nhau tìm kết quả phép tính. Bài 4: Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp. Ví dụ câu a): Trong hàng rào có 4 con gà. Có 3 con gà đang đi đến. Có tất cả bao nhiêu con gà? Ta có phép cộng: 4 + 3 = 7. Vậy có tất cả 7 con gà. Vậy phép tính thích hợp là 4 + 3 = 7. -HS làm tương tự trường hợp còn lại. -GV khuyến khích HS suy nghĩ, nói theo cách của các em và khuyến khích HS trong lớp đặt thêm câu hỏi cho nhóm trình bày. C. Hoạt động vận dụng( 3’) -HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10. D. Củng cố, dặn dò( 2’) - Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn. Buổi chiều Tiếng Việt Tập viết sau bài 46, 47 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Viết đúng iêm, yêm, iêp, om, op, diêm, yếm, tấm thiếp, đom đóm, họp tổ - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét. II. ĐÔ DÙNG DẠY HỌC: - Vở luyện viết III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Giới thiệu bài: (2’) - GV nêu MĐYC của bài học. 2. Luyện tập(31’) a) Cả lớp đọc: iêm, diêm, yêm, yếm, iêp, tấm thiếp, om, đom đóm, op, họp tổ. b) Tập viết: iêm, diêm, yêm, yếm, iêp, tấm thiếp. - 1 HS nhìn bảng, đọc; nói cách viết, độ cao các con chữ. - GV vừa viết mẫu từng vần, tiếng, vừa hướng dẫn. Chú ý cách nối nét, khoảng cách, vị trí dấu thanh ở các chữ yếm, tẩm thiếp. - HS viết trong vở Luyện viết 1, tập một. - GV theo dõi, giúp đỡ thêm. c) Tập viết: om, đom đóm, op, họp tổ (như mục b). - GV chấm một số bài, nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. Giáo dục thể chất Học động tác vươn thở. Trò chơi: Mèo đuổi chuột I MỤC TIÊU YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết và thực hiện vệ sinh sân tập, chuẩn bị dụng cụ trước tập luyện. - Thực hiện được động tác vươn thở và trò chơi Mèo đuổi chuột - Biết quan sát tranh ảnh và động tác làm mẩu của GV để thực hiện . - Hoàn thành lượng vận động. Tích cực tham gia tập luyện II. ĐỊA ĐIỂM- PHƯƠNG TIỆN - Địa điểm: Nhà giáo dục thể chất, sân tập. - Phương tiện: Sách giáo khoa,bài soạn, còi, tranh trực quan. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức và yêu cầu TG SL Hoạt động của GV Hoạt động của HS I.Phần mở đầu Nhận lớp: - Hoạt động của lớp trưởng. - Hoạt động của giáo viên 2.Khởi động Xoay các khớp cổ, tay cổ chân, vai, hông, gối 5p 4l 8n GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học. Kiểm tra sức khỏe của học sinh GV mở nhạc cho học sinh khởi động .Quan sát làm mẫu và hướng dẫn cho học sinh. Đội hình nhận lớp * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * GV Lớp trưởng tập hợp lớp và báo cáo sĩ số cho GV Đội hình như trên GV hướng dẫn cả lớp khởi động và hướng dẫn lớp trưởng cách điều hành. HS tích cực chủ động tập luyện II.Phần cơ bản 1. Học động tác vươn thở TTCB: Đứng nghiêm. Nhịp 1: chân trái bước sang ngang rộng bằng vai, hai tay giơ cao,đầu hơi ngửa,mắt nhìn theo tay, hít vào Nhịp 2: Hai tay bắt chéo về phía trước, đầu hơi cúi, thở ra. Nhịp 3: Về tư thế nhịp 1. Nhịp 4: Về tư thế nghiêm , thở ra Trò chơi : Mèo đuổi chuột Chuẩn bị: Đội hình vòng tròn nắm tay nhau, chọn một em làm mèo,1 em làmchuột đứng chính giữa. Cách chơi : “ Bắt đầu”, chuột bắt đầu chạy, còn mèo đuổi theo chuột. Chuột phải chạy luồn lách qua các “ hang” là khoảng cách trống dưới các cánh tay của các người chơi. Còn mèo đuổi theo, chuột chạy chỗ nào, thì mèo phải chạy đúng vào hang đó, để tìm cách chạm vào mèo. - Những người chơi vừa hát bài đồng dao mèo đuổi chuột vừa tìm cách giúp đỡ chuột: khi chuột chạy tới thì giơ thật cao tay đề chuột chạy qua. Khi mèo chạy tới thì giơ thấp tay gây khó dễ cho mèo. - Khi bài hát kết thúc Mèo không bắt được chuột là mèo thua 25p 4-8 GV nêu tên các động tác của bài thể dục. GV phân tích làm mẩu lại động tác GV hướng đẫn tập đồng loạt GV hướng dẫn khẩu lệnh cho học sinh GV chia nhóm cho học sinh tập luyện và hướng đẫn cách nhận xét lẫn nhau Gv gọi tên trò chơi và hướng dẫn học sinh chơi Đội hình hàng ngang HSlắng nghe và nhắc lại tên động tác GV hướng dẫn làm mẫu cho học sinh tập luyện. Học sinh tập đồng loạt Gv sữa sai và hướng dẫn cách hô cho các nhóm trưởng, lớp trưởng. HS tập luyện theo nhóm và nhận xét lẫn nhau. Đội hình * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * GV Học sinh chơi thử. Học sinh thi đua chơi với nhau. GV sữa sai cho học sinh Phần kết thúc Thả lỏng các khớp cơ bắp Nhận xét giờ học. Hướng dẫn học sinh xem bài 5p GV điều hành cả lớp tập luyện * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * GV HS Lắng nghe và thực hiện Đạo đức Chăm sóc bản thân khi bị ốm (tiết 1) I. MỤC TIÊU Học xong bài nay, HS cân đạt được những yêu cầu sau: - Nhận biết được các biểu hiện của cơ thể khi bị ốm. - Nêu được vì sao cần tự chăm sóc bản thân khi bị ốm. - Tự làm được những việc làm vừa sức để chăm sóc bản thân khi bị ốm. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - SGK. VBT Đạo đức 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Khởi động (6’) - GV yêu cầu HS quan sát tranh ở trang 24, SGK Đạo đức 1 và chuẩn bị kể chuyện theo tranh. - HS làm việc theo nhóm đôi. - GV mời một số nhóm kể chuyện. - GV kể lại nội dung câu chuyện, vừa kể vừa chỉ vào từng tranh: Tranh 1: Trong giờ học, Na thấy người nóng bừng và đau ở họng. Na liền nói với cô giáo. Tranh 2: Cô giáo và bạn liền đưa em xuống phòng Y tế của trường. Ở phòng Y tế, Na kể cho cô bác sĩ nghe em đau ở đâu, người mệt như thế nào. Tranh 3: Cô bác sĩ khám bệnh và đưa thuốc cho Na. Na ngoan ngoãn uống thuốc và nằm nghỉ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tranh 4: Một lát sau, nhận được điện thoại của cô giáo, bố mẹ Na đã đến trường đón Na về. Tranh 5: Chỉ mấy ngày sau, Na đã khỏi ốm và tiếp tục đi học. Các bạn trong lớp vui mừng và tíu tít hỏi thăm Na. - Thảo luận lớp lần lượt theo các câu hỏi: 1) Bạn Na đã làm gì khi bị ốm ở lớp? 2) Việc làm ấy đã giúp gì cho bạn Na? - GV kết luận: 1) Khi bị ốm ở lớp, bạn Na đã nói ngay với cô giáo để cô biết và đưa xuống phòng Y tế. Tại phòng Y tế, bạn Na đã kể cho bác sĩ nghe mình bị đau ở đâu, bị mệt như thế nào và uống thuốc, nằm nghỉ theo chỉ dẫn của bác sĩ. 2) Việc làm của bạn Na đã giúp bạn được chăm sóc, điều trị sớm và nhanh khỏi ốm, tiếp tục được đến trường đi học. B. Khám phá Hoạt động 1: Tìm hiểu những biểu hiện của cơ thể khi bị ốm(8’) Mục tiêu: HS nhận biết được một số biểu hiện dễ nhận thấy của cơ thể khi bị ốm. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát tranh ở trong SGK Đạo đức 1, trang 25 và nêu các biểu hiện của ca thể khi bị ốm. - Mời mồi HS nêu một biểu hiện. - GV hỏi them: Ngoài ra, em còn biết thêm biểu hiện nào khác khi bị ốm? - HS phát biểu thêm ý kiến, nếu có. - GV kết luận: 1) Khi bị ốm, cơ thể thường có những biểu hiện dễ nhận thấy như: hắt hơi,chảy nước mũi, đau đầu, đau bụng, đau họng, ho, sốt, người có nhiều nốt mẩn đỏ,... 2) Việc nhận ra những biểu hiện của cơ thể khi bị ốm rất cần thiết, giúp chúng ta có thể chữa trị kịp thời, bệnh sẽ mau khỏi hơn. Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc cần làm khi bị ốm(10’) Mục tiêu: HS xác định được những việc các em cần làm phù hợp với lứa tuổi khi bị ốm. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Quan sát tranh mục ở b SGK Đạo đức 1, trang 26 và xác định những việc các em cần làm khi bị ốm. - HS làm việc nhóm. - GV mời mỗi nhóm trình bày một việc cần làm. Với mỗi việc, GV yêu cầu HS có thể nói rõ thêm: Vì sao việc làm đó lại cần thiết? - GV hỏi thêm: Ngoài ra, em còn biết thêm những việc nào khác mà các em cần làm khi bị ốm? - GV kết luận: 1) Khi bị ốm, các em nên: + Nói ngay với thầy cô giáo, cha mẹ hoặc người lớn. + Kể rõ cho bác sĩ nghe: Em bị đau ở đâu? Bị mệt như thế nào? Trước đó, em đã ăn gì? Uống gì?... Và trả lời các câu hỏi của bác sĩ khi khám bệnh. + Nghỉ ngơi, uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, cha mẹ. + Chườm khăn ấm (vào trán, nách, bẹn) nếu bị sốt cao. 2) Cần làm những việc đó để nhận được sự hồ trợ cần thiết của thầy cô giáo, cha mẹ và cán bộ y tế, đê được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh sẽ mau lành. Hoạt động 3: Tìm hiểu những việc cần tránh khi bị ốm(9’) Mục tiêu: HS xác định được những việc các em cần tránh khi bị ốm. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Quan sát tranh ở mục c SGK Đạo đức 1, trang 26 và xác định những việc các em cần tránh khi bị ốm. - HS làm việc cá nhân. - GV mời mồi HS nêu một việc cần tránh và giải thích vì sao lại cần tránh. - GV hỏi thêm: Ngoài ra, em còn biết thêm những việc nào khác mà các em cần tránh làm khi bị ốm? - GV kết luận: 1) Khi bị ốm em cần tránh những việc sau: tự ý lấy thuốc uống, uống nước đá, tắm sông hồ, dầm mưa, chơi dưới nắng trưa, dùng thức ăn/đồ uống lạ, hoạt động nặng,... 2) Cần tránh những việc đó để tránh bị ngộ độc, tránh làm bệnh nặng thêm. C. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. ___________________________________ Thứ 4 ngày 11 tháng 11 năm 2020 Tiếng Việt ôm , ôp (tiết 1+2) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Nhận biết các vần ôm, ôp; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ôm, ôp. - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ôm, vần ôp. - Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Chậm... như thỏ. - Viết đúng các vần ôm, ôp và các tiếng tôm, hộp (sữa) (trên bảng con). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bộ đồ dùng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Tiết l A. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5’) - 2 HS đọc bài Tập đọc Lừa và ngựa (bài 47); 1 HS nói lời khuyên của câu chuyện. B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: vần ôm, vần ôp (2’) 2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) (12’) 2.1. Dạy vần ôm - HS đọc từng chữ ô - mờ - ôm. Phân tích vần ôm. Đánh vần: ô - mờ - ôm / ôm. - HS nói: tôm. Phân tích tiếng tôm. Đánh vần: tờ - ôm - tôm / tôm. Đánh vần, đọc trơn lại: ô - mờ - ôm / tờ - ôm - tôm / tôm. 2.2. Dạy vần ôp (như vần ôm) - Phân tích vần ôp. Đánh vần: ô - pờ - ôp. Đánh vần: hờ - ôp - hôp - nặng - hộp. - Đánh vần, đọc trơn: ô - pờ - ôp / hờ - ôp - hôp - nặng - hộp / hộp sữa. * Củng cố: HS nói 2 vần mới học: ôm, ôp, 2 tiếng mới học: tôm, hộp. 3. Luyện tập(16’) 3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần ôm? Tiếng nào có vần ôp?) - HS nhìn hình, đọc: lốp xe, cốm, đốm lửa,... GV giải nghĩa: cốm (thóc nếp non rang chín, giã sạch vỏ, màu xanh, hương vị thơm ngon), đồ gốm (sản phẩm làm từ đất sét, đưa vào lò nung). - HS tìm tiếng có vần ôm, vần ôp; làm bài trong VBT. 2 HS nói kết quả. - GV chỉ từng tiếng, cả lớp: Tiếng lốp (xe) có vần ôp. Tiếng cốm có vần ôm,... 3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) a) HS nhìn bảng đọc các vần, tiếng: ôm, ôp, tôm, hộp sữa. b) Viết vần ôm, ôp: 1 HS nói cách viết vần ôm. GV viết mẫu, hướng dần: viết ô trước, m sau; các con chữ ô, m đều cao 2 li; lưu ý viết ô và m không gần hay xa quá. Làm tương tự với vần ôp. - HS viết bảng con: ôm, ôp (2 lần). c) Viết tiếng: tôm, hộp sữa (như mục b) - GV viết tôm: viết t trước (cao 3 li), vần ôm sau. - GV viết hộp: viết h cao 5 li, p cao 4 li, dấu nặng đặt dưới chữ ô. - HS viết bảng: tôm, hộp (sữa). Tiết 2 3.3. Tập đọc (BT 3) (33’) a)GV đưa bài đọc lên bảng lớp, giới thiệu: Bài có tên là Chậm... như thỏ. Có đúng là thỏ rất chậm không? Câu chuyện Thỏ thua rùa các em đã học cho thấy: Thỏ phi nhanh như gió, rùa thì bò rất chậm chạp, vất vả. Nhưng thỏ vẫn thua rùa vì thỏ chủ quan, kiêu ngạo, chứ không phải vì thỏ chậm. Người ta thường nói “chậm như rùa”, không ai nói “chậm như thỏ”. Nhưng bài vè này nói ngược lại với sự thật: Chậm như thỏ /Lẹ như rùa. Cách nói ngược làm bài vè trở nên thú vị. b) GV đọc bài: giọng vui, chậm rãi; vừa đọc (2 dòng thơ một), vừa chỉ vào hình ảnh từng con vật, sự vật; kết hợp giải nghĩa từ, giúp HS hiếu cách nói ngược: “Chó thì mổ mổ / Gà thì liếm la”. Liếm la: là liếm. Sự thực thì gà có liếm la không? (GV chỉ hình trong SGK). Gà không liếm mà mổ mổ thức ăn. Chó mới liếm thức ăn. “Dữ như quả na / Nhu mì gã cọp”. Nhu mì là hiền (Hiền như gã cọp). Gã cọp - anh cọp. Sự thực thì cọp rất dữ tợn. Còn quả na rất hiền, mềm mại, thom ngon. “Cò thì phốp pháp / Bò thì ốm o”. Phốp pháp: to béo. Sự thực thì cò chân dài, gầy, trông ốm o. Lợn, bò mới to béo, phốp pháp. “Cá thì la to / Im như trẻ nhỏ”. Cá bơi trong nước, không thể la to. Trẻ em mới la to. “Chậm như cô thỏ / Lẹ như cụ rùa”. Lẹ: là nhanh. Cụ rùa bò rất chậm chạp. Thỏ phi rất nhanh. c) Luyện đọc từ ngữ (vài lượt): mổ mổ, liếm la, nhu mì, gã cọp, phốp pháp, ốm o, la to, chậm, lẹ. d) Luyện đọc câu - GV: Bài có 10 dòng thơ. - (Đọc vỡ từng câu) GV chỉ 2 dòng thơ một cho 1 HS đọc, cả lớp đọc. - Đọc tiếp nối 2 dòng thơ một (mỗi cá nhân / mồi cặp HS đều đọc 2 dòng thơ). e) Thi đọc đoạn, bài: Từng cặp HS luyện đọc trước khi thi. - Từng cặp / tổ thi đọc tiếp nối 2 đoạn (4 dòng / 6 dòng). - Từng cặp / tổ thi đọc cả bài. 1 HS đọc cả bài. Cả lớp đọc đồng thanh. g) Tìm hiểu bài đọc - GV đưa nội dung BT lên bảng lớp; nêu YC: Trong bài vè, 2 dòng thơ tạo thành một cặp, có nội dung trái ngược nhau, trái ngược với thực tế. GV chỉ từng dòng, đọc 2 chữ đầu câu, cả lớp nói tiếp để hoàn thành các câu nói ngược. + GV : Chó thì - Cả lớp: mổ, mổ + GV: Gà thì - Cả lớp: liếm la - Cả lớp đọc lại bài tập đọc Chậm như thỏ. 4. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. _____________________________________ Toán Phép cộng trong phạm vi 10 (tiết 3) I. MỤC TIÊU Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Tìm được kết quả các phép cộng có kết quả đến 10 (trong phạm vi 10) và thành lập Bảng cộng trong phạm vi 10. - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. - Phát triển các NL toán học. II. CHUẨN BỊ - Bộ đồ dùng Toán III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động (5’) - HS làm bảng con các phép tính sau 5+5= 9+1= 8+ 2= 6+ 3= - GV cùng HS nhận xét B. Hoạt động hình thành kiến thức (28’) - Tìm kết quả từng phép cộng trong phạm vi 10 (thể hiện trên các thẻ phép tính). Chẳng hạn: 1 + 1= 2; 3 + 2 = 5; 4 + 3 = 7; 5 + 4 = 9; 6 + 4= 10;... Lưu ý: GV có thể tổ chức cho HS tự tìm kết quả từng phép tính dưới dạng trò chơi theo cặp: Bạn A rút một thẻ rồi đọc phép tính trên đó, đố bạn B nêu kết quả phép tính (có thể viết kết quả ra bên cạnh hoặc mặt sau). - Sắp xếp các thẻ phép cộng theo một quy tắc nhất định. Chẳng hạn: GV phối hợp thao tác cùng với HS, gắn từng thẻ phép tính lên bảng để tạo thành bảng cộng như SGK, đồng thời HS xếp các thẻ thành một bảng cộng trước mặt. - GV giới thiệu Bảng cộng trong phạm vi 10 và hướng dẫn HS đọc các phép tính trong bảng. - HS nhận xét về đặc điểm của các phép cộng trong từng dòng hoặc tùng cột và ghi nhớ Bảng cộng trong phạm vỉ 10. - HS đưa ra phép cộng và đố nhau tìmẦé/ quả (làm theo nhóm bàn). - GV tổng kết: Có thể nói: Dòng thứ nhất được coi là Bảng cộng: Một số cộng 1. Dòng thứ hai được coi là Bảng cộng: Một số cộng 2. Dòng thứ ba được coi là Bảng cộng: Một số cộng 3. . Dòng thứ chín được coi là Bảng cộng: Một số cộng 9. C. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. Giáo dục thể chất Học động tác tay. Trò chơi: Mèo đuổi chuột I. MỤC TIÊU YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết và thực hiện vệ sinh sân tập, chuẩn bị dụng cụ trước tập luyện. - Thực hiện được động tác tay và trò chơi Mèo đuổi chuột - Biết quan sát tranh ảnh và động tác làm mẩu của GV để thực hiện . - Hoàn thành lượng vận động. Tích cực tham gia tập luyện II. ĐỊA ĐIỂM- PHƯƠNG TIỆN - Địa điểm: Nhà giáo dục thể chất, sân tập. - Phương tiện: Sách giáo khoa,bài soạn, còi, tranh trực quan. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức và yêu cầu TG SL Hoạt động của GV Hoạt động của HS I.Phần mở đầu Nhận lớp: - Hoạt động của lớp trưởng. - Hoạt động của giáo viên 2.Khởi động Xoay các khớp cổ, tay cổ chân, vai, hông, gối 5p 4l 8n GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học. Kiểm tra sức khỏe của học sinh GV mở nhạc cho học sinh khởi động .Quan sát làm mẫu và hướng dẫn cho học sinh. Đội hình nhận lớp * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * GV Lớp trưởng tập hợp lớp và báo cáo sĩ số cho GV Đội hình như trên GV hướng dẫn cả lớp khởi động và hướng dẫn lớp trưởng cách điều hành. HS tích cực chủ động tập luyện II.Phần cơ bản 1.Ôn động tác vươn thở 2. Học động tác tay TTCB: Đứng nghiêm. Nhịp 1: chân trái bước sang ngang rộng bằng vai, hai tay dang ngang lòng bàn tay úp Nhịp 2: Hai tay đưa ra trước, bàn tay vỗ vào nhau Nhịp 3: Về tư thế nhịp 1. Nhịp 4: Về tư thế nghiêm Nhịp 5,6,7,8 đổi chân Trò chơi : Mèo đuổi chuột Chuẩn bị: Đội hình vòng tròn nắm tay nhau, chọn một em làm mèo,1 em làmchuột đứng chính giữa. Cách chơi : “ Bắt đầu”, chuột bắt đầu chạy, còn mèo đuổi theo chuột. Chuột phải chạy luồn lách qua các “ hang” là khoảng cách trống dưới các cánh tay của các người chơi. Còn mèo đuổi theo, chuột chạy chỗ nào, thì mèo phải chạy đúng vào hang đó, để tìm cách chạm vào mèo. - Những người chơi vừa hát bài đồng dao mèo đuổi chuột vừa tìm cách giúp đỡ chuột: khi chuột chạy tới thì giơ thật cao tay đề chuột chạy qua. Khi mèo chạy tới thì giơ thấp tay gây khó dễ cho mèo. - Khi bài hát kết thúc Mèo không bắt được chuột là mèo thua 25p 4-8 GV nêu tên các động tác của bài thể dục. GV phân tích làm mẩu lại động tác GV hướng đẫn tập đồng loạt GV hướng dẫn khẩu lệnh cho học sinh GV chia nhóm cho học sinh tập luyện và hướng đẫn cách nhận xét lẫn nhau Gv gọi tên trò chơi và hướng dẫn học sinh chơi Đội hình hàng ngang HSlắng nghe và nhắc lại tên động tác GV hướng dẫn làm mẫu cho học sinh tập luyện. Học sinh tập đồng loạt Gv sữa sai và hướng dẫn cách hô cho các nhóm trưởng, lớp trưởng. HS tập luyện theo nhóm và nhận xét lẫn nhau. Đội hình * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * GV Học sinh chơi thử. Học sinh thi đua chơi với nhau. GV sữa sai cho học sinh Phần kết thúc Thả lỏng các khớp cơ bắp Nhận xét giờ học. Hướng dẫn học sinh xem bài 5p GV điều hành cả lớp tập luyện * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * GV HS Lắng nghe và thực hiện Thứ 5 ngày 12 tháng 11 năm 2020 Tiếng Việt ơm , ơp ( tiết 1+ 2) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Nhận biết các vần ơm, ơp; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ơm, ơp. - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ơm, vần ơp. - Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Ví dụ. - Viết đúng các vần ơm, ơp, các tiếng cơm, (tia) chớp (trên bảng con). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Ti vi,máy tính,bảng con, Bộ đồ dùng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC , Tiết 1 A. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5’) - GV kiểm tra 2 HS đọc bài Chậm... như thỏ (bài 48). - GV nhận xét tiết học. B. DẠY BÀI MÓI 1. Giới thiệu bài: vần ơm, ơp. (2’) 2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) (12’) 2.1. Dạy vần ơm - HS đọc từng chữ ơ - mờ - ơm. Phân tích vần ơm. Đánh vần: ơ - mờ - ơm / ơm. - HS nói: cơm. Phân tích tiếng cơm. Đánh vần: cờ - ơm - cơm / cơm. Đánh vần, đọc trơn: ơ - mờ - ơm / cờ - ơm - cơm / cơm. 2.2. Dạy vần ơp (như vần ơm) - Phân tích vần ơp. Đánh vần: ơ - pờ - ơp / ơp. Phân tích tiếng chớp. Đánh vần: chờ - ơp - chơp - sắc - chớp. - Đánh vần, đọc trơn: ơ - pờ - ơp / chờ - ơp - chơp - sắc - chớp / tia chớp. * Củng cố: HS nói 2 vần mới học: ơm, ơp, 2 tiếng mới học: cơm, chớp. 3. Luyện tập (16’) 3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần ơm? Tiếng nào có vần ơp?) - HS đọc từng chữ dưới hình: bơm, lớp, bờm ngựa,... GV giải nghĩa: bờm ngựa (đám lông dài mọc trên cổ, trên gáy ngựa), nơm (đồ đan thưa bằng tre, hình cái chuông, dùng để chụp bắt cá). - HS tìm tiếng có vần ơm, vần ơp, làm bài trong VBT. 2 HS nói kết quả. - GV chỉ từng chữ, cả lớp: Tiếng bơm có vần ơm. Tiếng lớp có vần ơp,... - HS nói thêm 3-4 tiếng ngoài bài có vần ơm (đơm, sớm, thơm,...) ; có vần ơp (chợp, khớp, rợp,...). 3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) a) HS đọc các vần, tiếng vừa học: ơm, ơp, cơm, tia chớp. b) Viết vần ơm, ơp - 1 HS đọc, nói cách viết vần ơm. - GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn: viết ơ trước, m sau; các chữ đều cao 2 li. / Làm tương tự với vần ơp. - HS viết: ơm, ơp (2 lần). c) Viết: cơm, tia chóp (như mục b) - GV hướng dẫn: Chú ý nét nối, khoảng cách, độ cao giữa các chữ; dấu sắc đặt trên ơ (chớp). / HS viết: cơm, (tia) chớp Tiết 2 3.3. Tập đọc (BT 3) (33’) a) GV giới thiệu: Bài đọc là mẩu chuyện vui về tính cách của bạn Bi. b) GV đọc mẫu. c) Luyện đọc từ ngữ: chị Thơm, quả cam, ra lớp, tiếp, Bốp, nhầm. d) Luyện đọc câu - GV: Bài có 10 câu. GV chỉ từng câu, HS đọc vỡ. - Đọc tiếp nối từng câu (vài lượt). e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (4 câu / 6 câu); thi đọc cả bài. g) Tìm hiểu bài đọc - GV nêu yêu cầu, chỉ từng cụm từ ngữ cho HS đọc. - HS làm bài trên VBT. 1 HS đọc đáp án (GV ghép các thẻ từ trên bảng). - Cả lớp đọc 2 câu đã ghép hoàn chỉnh: a - 2) Chị Thơm chỉ đưa ra ví dụ. / b -1) Bi cho là chị Thơm nhầm. - GV: Chị Thơm có nhầm không? (Chị Thơm không nhầm. Chị chỉ nêu ví dụ). - GV: Câu chuyện có gì vui? (Chị Thơm chỉ đưa ví dụ,
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_toan_lop_1_canh_dieu_tuan_9_nam_hoc_2020.doc