Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 26 - Năm học 2021-2022
ÔN TẬP- TIẾT 301
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Sau bài học, HS sẽ đạt được các yêu cầu sau:
1. Năng lực đặc thù:
a. Củng cố và nâng cao một số kiến thức , kĩ năng đã học trong bài Bài học từ cuộc sống thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần trong truyện đã học.
b. Bước đầu có khả năng khái quát hóa những gì đã học thông qua một số nội dung được kết nối từ các văn bản đã được học trong bài.
2. Phát triển năng lực chung:
a. NL tự chủ và tự học: Biết tự tìm kiếm kiến thức để hoàn thành nhiệm vụ học tập .
b. NL Giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, hợp tác khi làm việc nhóm;
c. NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: Khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi; giải quyết được các yêu cầu được giao
3. Phát triển phẩm chất: Chăm học, tự tin vào chính mình, yêu quý giúp đỡ bạn bè
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV
- Một số truyện kể về những đức tính đáng quý của con người
- Tranh minh họa một số nhân vật trong truyện đã học
HS: SGK, vở Tập viết
TUẦN 26 Ngày dạy: Từ ngày 28/02 đến 05/03/2022 TIẾNG VIỆT ÔN TẬP- TIẾT 301 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Sau bài học, HS sẽ đạt được các yêu cầu sau: 1. Năng lực đặc thù: a. Củng cố và nâng cao một số kiến thức , kĩ năng đã học trong bài Bài học từ cuộc sống thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần trong truyện đã học. b. Bước đầu có khả năng khái quát hóa những gì đã học thông qua một số nội dung được kết nối từ các văn bản đã được học trong bài. 2. Phát triển năng lực chung: a. NL tự chủ và tự học: Biết tự tìm kiếm kiến thức để hoàn thành nhiệm vụ học tập . b. NL Giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, hợp tác khi làm việc nhóm; c. NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: Khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi; giải quyết được các yêu cầu được giao 3. Phát triển phẩm chất: Chăm học, tự tin vào chính mình, yêu quý giúp đỡ bạn bè II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV - Một số truyện kể về những đức tính đáng quý của con người - Tranh minh họa một số nhân vật trong truyện đã học HS: SGK, vở Tập viết III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Ôn và khởi động -YCCĐ: Tạo tâm thế thỏa mái cho HS trước khi vào bài học - HS hát múa theo nhạc - Cả lớp thực hiện II. Luyện tập, thực hành 1.Tìm từ ngữ có tiếng chứa vần ướt, uôn, uông, oai. YCCĐ 1a, 2b, 3 - Gv nêu nhiệm vụ và lưu ý học sinh từ ngữ cần tìm có thể đã học hoặc chưa học. - Gv chia các vần thành 2 nhóm vần: * Nhóm vần thứ nhất: “ ươt, oai” - GV nêu yêu cầu: Thảo luận nhóm tìm và đọc từ ngữ chứa các vần ươt, oai. - Gv viết những từ ngữ học sinh nêu lên bảng. * Nhóm vần thứ hai: “ uôn, uông” - Gv nêu yêu cầu: Thảo luận nhóm tìm và đọc từ ngữ cứa các vần uôn, uông. - Gv viết các từ ngữ học sinh nêu lên bảng - Hs thảo luận nhóm đôi - Hs nêu những từ ngữ tìm được - 2-3 Hs đánh vần- đọc trơn- Cả lớp đọc đồng thanh. 2. Chọn chi tiết phù hợp với từng nhân vật của truyện YCCĐ 1b, 2, 3 - Gv lưu ý học sinh nhân vật trong truyện có thể là người hoặc không phải là người. Nhiều nhận vật được đề cập ở đây là loài vật. - Gv nêu nhiệm vụ. - Gv làm mẫu một trường hợp , nhân vật “kiến” trong truyện Kiến và chim bồ câu gắn với chi tiết số 6 “ không may bị rơi xuống nước”. - Gv yêu cầu Hs thảo luận nhóm - Gv chốt phương án đúng(đưa màn hình): + bồ câu - Nhặt một chiếc lá thả xuống nước + sói - Lúc nào cũng cảm thấy buồn bực + sóc - Nhảy nhót, vui đùa suốt ngày + gấu con - Bật cười vui vẻ vì đựơc nghe: “ Tôi yêu bạn” + gấu mẹ - Nói với con “ Con hãy quay lại và nói với núi: “ Tôi yêu bạn” + chú bé chăn cừu - Hay nói dối + các bác nông dân - Nghĩ rằng chú bé lại nói dối như mọi lần - Hs thảo luận nhóm đôi - Hs nêu những từ ngữ tìm được - 2-3 Hs đọc trơn- Cả lớp đọc đồng thanh. - Hs lắng nghe - Hs thảo luận nhóm đôi - Hs chia sẻ kết quả - Hs nhận xét 3. Em thích và không thích nhân vật nào? Vì sao? -YCCĐ 1b, 2, 3 - Gv nêu nhiệm vụ : Quan sát tranh và nêu tên các nhân vật. - Thảo luận nhóm nêu: Mỗi nhân vật có những đặc điểm gì nổi bật, đáng nhớ. - Gv: Các em thích nhân vật nào ? Vì sao? Các em không thích nhân vật nào? Vì sao? - Gv nhận xét, đánh giá. - Hs thực hiện - Hs thảo luận nhóm đôi - Hs chia sẻ - Hs nhận xét - Hs trả lời . 4. Viết 1-2 câu về một nhân vật ở mục 3. YCCĐ 1b, 2, 3 phối hợp với PH hướng dẫn HS ở nhà. - Gv nêu nhiệm vụ - Gv lưu ý: Nội dung viết có thể dựa vào những gì mà các em đã nói ở mục 3 - Chữa bài: soi màn hình - Gv nhận xét, đánh giá - Hs viết 1-2 câu - Hs đọc bài viết của mình - Hs nhận xét III. Vận dụng, trải nghiệm (nếu có). 1. Đọc mở rộng YCCĐ 1b, 2, 3 (phối hợp với PH hướng dẫn HS ở nhà) - Gv nêu nhiệm vụ : Thảo luận nhóm 4: Kể cho nhau nghe những câu chuyện kể về một đức tính tốt mà em đã tìm đọc từ ở nhà. - Gv bao quát lớp - Thi kể trước lớp ?- Hãy nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện đó. - Bình chọn bạn kể hay và chia sẻ được những ý tưởng thú vị - Gv nhận xét, đánh giá chung - Gv khen thưởng học sinh kể chuyện hập dẫn - Hs thảo luận nhóm 4 - 3-4Hs kể trước lớp - Hs nhận xét đánh giá 2. Củng cố - dặn dò: - Gv nhận xét , đánh giá khen ngợi, động viên Hs. - Hs nêu lại những điều em thích và không thích về các nhân vật đã học trong tuần qua IV. Điều chỉnh, bổ sung sau khi dạy (nếu có): .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. TIẾNG VIỆT LOÀI CHIM CỦA BIỂN CẢ - TIẾT 302, 303, 304 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Sau bài học, HS sẽ đạt được các yêu cầu sau: 1. Năng lực đặc thù: a. Đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin đơn giản và ngắn b. Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB c. Quan sát, nhận biết được các chi tiết có trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát. d. Viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; e. Hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện f. Nghe viết một đoạn ngắn. g. Biết trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. 2. Phát triển năng lực chung: a. NL tự chủ và tự học: Biết tự tìm kiếm kiến thức để hoàn thành nhiệm vụ học tập . b. NL Giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, hợp tác khi làm việc nhóm; c. NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: Khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi; giải quyết được các yêu cầu được giao; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân. 3. Phát triển phẩm chất: tình yêu đối với động vật và thiên nhiên nói chung, ý thức bảo vệ thiên nhiên II. CHUẨN BỊ 1. Kiến thức ngữ văn: GV nắm được đặc điểm VB thông tin và nội dung của VB Loài chim của biển cả; nắm được nghĩa của các từ khó trong VB (sải cánh, đại dương, màng, dập dềnh, bão) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này. 2. Kiến thức đời sống: GV nắm được kiến thức thực tế về chim hải âu và có thể thu nhập thêm thông tin về hải âu trong Từ điển tranh về các con vật của Lê Quang Long hoặc trên Internet. III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Gv: Tranh, ảnh về chim hải âu và tranh minh họa (chân vịt có màng) để giải thích nghĩa của từ “màng”; máy tính, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh, - HS: SGK, vở Tập viết IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Ôn và khởi động -YCCĐ: Tạo tâm thế thỏa mái cho HS trước khi vào bài học - YCCĐ 1c, 1g, 2b - Yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để tìm ra điểm khác nhau giữa chim và cá. - Nhận xét và dẫn vào bài học Loài chim của biển cả. - Thảo luận nhóm đôi. + 2 – 3 HS trả lời: chim biết bay; chim ở trên trời; cá bơi dưới nước, + HS khác bổ sung. - Lắng nghe. II. Khám phá 1. Đọc - YCCĐ 1a, 2 - Đọc mẫu toàn VB. - Đọc câu: + HD HS đọc một số từ ngữ khó (loài, biển, thời tiết, ). + HD HS đọc những câu dài (Hải âu còn bơi rất giỏi/ nhờ chân của chú có màng, như chân vịt). - Đọc đoạn: + Chia VB thành 2 đoạn (đoạn 1: từ đầu đến có màng như chân vịt, đoạn 2: phần còn lại). + Giải thích nghĩa các từ ngữ: sải cánh (Giải thích bằng động tác), đại dương (biển lớn), dập dềnh, bão (giải thích bằng đoạn phim); GV dùng tranh minh họa để giải thích từ màng. + Nhận xét. - Đọc toàn VB: + Đọc lại toàn bài và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi. - Lắng nghe và theo dõi SHS. - Đọc nối tiếp từng câu lần 1. - Đọc nối tiếp từng câu lần 2. - HS khác nhận xét. - Nghe và theo dõi. - Đọc nối tiếp từng đoạn. - Đọc đoạn theo nhóm. - 1 -2 HS đọc thành tiếng toàn VB. - HS khác nhận xét. - Lắng nghe. TIẾT 2 2. Trả lời câu hỏi - YCCĐ 1b, 1g, 2, 3 - Yêu cầu HS thảo luận nhóm trao đổi về bức tranh minh họa và trả lời các câu hỏi: + Bài đọc nói về loài chim nào? a, Hải âu có thể bay xa như thế nào? b, Ngoài bay xa, hải âu còn có khả năng gì? + Khi trời sắp có bão, hải âu làm gì? c, Vì sao hải âu được gọi là loài chim báo bão? - Quan sát và hướng dẫn các nhóm. - Nhận xét. - TL nhóm quan sát tranh, trả lời câu hỏi: + Hải âu. + Hải âu có thể bay qua những đại dương mênh mông. + Ngoài bay xa, hải âu còn bơi rất giỏi. + Hải âu bay thành đàn tìm nơi trú ẩn. + Khi trời sắp có bão, hải âu bay thành đàn tìm chỗ trú ẩn. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. III. LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH 1. Viết vào vở các câu trả lời cho câu hỏi a và b ở mục 3 - YCCĐ 1d, 2a - Nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi a và b (có thể trình chiếu lên bảng): a, Hải âu có thể bay qua những đại dương mênh mông. b, Ngoài bay xa, hải âu còn bơi rất giỏi. - Yêu cầu HS viết vào vở. - Lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu; đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí. - Nhận xét bài của HS. Nhóm 2 làm việc - Lắng nghe và theo dõi. - Viết 1 câu trả lời vào vở. 2. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở YCCĐ 1e, 2a - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu. - Quan sát và giúp đỡ các nhóm. - Nhận xét. - Yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở. - Kiểm tra và nhận xét bài của HS. - Thảo luận nhóm chọn từ để hoàn thiện câu: a, Ít có loài chim nào có thể bay xa như hải âu. b, Những con tàu lớn có thể đi qua các đại dương. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Viết câu vào vở. - Lắng nghe. TIẾT 3 3. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh YCCĐ 1c, 1g, 2, 3 (phối hợp với PH hướng dẫn HS ở nhà) - Giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh. - Yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát và nói về nội dung bức tranh, theo các từ gợi ý: hải âu, máy bay, bay, cánh. - Lưu ý khai thác thêm ý đối với HS có khả năng tiếp thu tốt (Sức mạnh sáng tạo của con người thật to lớn, sự kì thú của thiên nhiên, ) - GV tổ chức trò chơi “Phát thanh viên nhí”. Yêu cầu một số nhóm trao đổi to cho cả lớp cùng nghe. - Nhận xét, tuyên dương. - Chú ý theo dõi. - Trao đổi nội dung tranh cùng các bạn trong nhóm. - Một số nhóm thực hiện. - Nhóm khác bổ sung. TIẾT 4 4. Nghe viết -YCCĐ 1f, 2a - Đọc to đoạn văn cần nghe viết. - Lưu ý HS: + Viết lùi vào đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm. + Chữ viết dễ sai chính tả: loài/ lớn. - Yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách. - Đọc và viết chính tả: + Đọc từng câu cho HS viết (mỗi câu đọc theo từng cụm từ, mỗi cụm từ đọc 2 – 3 lần). Đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS. + Đọc lại 1 lần đoạn văn và Y/C HS rà soát lỗi. + Kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. - Theo dõi. - Lắng nghe. - Lắng nghe và thực hiện. - Viết chính tả. - Soát lỗi và đổi vở với bạn để kiểm tra lỗi. - Lắng nghe. 5. Chọn vần phù hợp thay cho ô vuông -YCCĐ 2b, 2c - Dùng bảng phụ HD HS thực hiện yêu cầu. - Nêu nhiệm vụ. - Quan sát, hướng dẫn. - Nhận xét, tuyên dương. - Thảo luận nhóm đôi để tìm vần phù hợp - 2-3 HS lên bảng điền vần vào ô vuông. - Đọc to các từ: CN – ĐT. IV. VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM 1. Trao đổi: Cần làm gì để bảo vệ các loài chim? - YCCĐ 2, 3 - Tổ chức cho HS luyện nói tự do thông qua cuộc thi “Tuyên truyền viên nhí”. - Lưu ý một số chi tiết: Không được bắn chim, bắt chim, phá tổ chim, - Nhận xét, chốt ý. - Trình bày ý kiến cá nhân. - Lắng nghe. 2. Củng cố - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài. - Tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. - Nhận xét, tuyên dương, động viên HS. - Nhắc lại nội dung bài. - Nêu ý kiến về bài học. - Lắng nghe. V. Điều chỉnh, bổ sung sau khi dạy (nếu có): .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. TIẾNG VIỆT BẢY SẮC CẦU VỒNG - TIẾT 305 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Sau bài học, HS sẽ đạt được các yêu cầu sau: 1. Năng lực đặc thù: a. Đọc đúng, rõ ràng bài thơ; biết ngắt, nghỉ đúng nhịp thơ b. Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến nội dung bài thơ; cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ, phân biệt được thơ và biết cách đọc thơ, bước đầu nhận biết được vẻ đẹp ngôn từ c. Nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau nhằm củng cố kiến thức về vần d. Thuộc lòng được khổ thơ e. Quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát. f. Viết đúng tên bảy sắc cầu vồng theo thứ tự. g. Biết trao đổi về nội dung của văn bản và nội dung được thể hiện trong tranh. 2. Phát triển năng lực chung: a. NL tự chủ và tự học: Biết tự tìm kiếm kiến thức để hoàn thành nhiệm vụ học tập . b. NL Giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, hợp tác khi làm việc nhóm; c. NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: Khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi; giải quyết được các yêu cầu được giao; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân. 3. Phát triển phẩm chất:Yêu quý vẻ đẹp và sự kỳ thú của thiên nhiên II. CHUẨN BỊ 1. Kiến thức ngữ văn: GV nắm được đặc điểm vần nhịp và nội dung bài thơ “Bảy sắc cầu vồng”; nghĩa các từ khó trong bài thơ (tươi thắm,màu chàm, bừng tỉnh....)cách giải thích nghĩa của các từ ( ẩn hiện, bừng tỉnh, mưa rào..) . 2. Kiến thức đời sống:cầu vồng với bảy sắc đã tạo nên một ấn tượng đẹp và đi vào kí ức tuổi thơ của mỗi người với những sắc màu rực rỡ, lung linh.Hiện tượng cầu vồng là hiện tượng thiên nhiên đặc biệt III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Gv: Tranh minh họa về cầu vồng; một số đồ vặt mang màu của 7 sắc cầu vồng (cam, đu đủ, lá cây, ); máy tính, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh. - HS: SGK, vở Tập viết IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. HĐ của Giáo viên Hoạt động của học sinh 1 Ôn và khởi động -YCCĐ: Tạo tâm thế thỏa mái cho HS trước khi vào bài học - YCCĐ 1e, 1g, 2b - Cách tiến hành: GV cho em xem đoạn phim hiện tượng xuất hiện cầu vồng và trả lời câu đố(sgk) - GV Kết luận và dẫn vào bài mới, giới thiệu bài thơ. - HS theo dõi phim - HS theo dõi và giải đáp câu đố - HS trả lời - Bạn nhận xét. II. KHÁM PHÁ 1. Đọc - YCCĐ 1a, 2 Cách tiến hành: *GV (HS) đọc toàn bài: chú ý đọc diễn cảm và ngắt nghỉ đúng nhịp thơ * Hướng dẫn đọc nối tiếp từng dòng thơ -Một số em đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1.GV hướng dẫn HS luyện đọc 1 số từ khó (tươi thắm,màu chàm, bừng tỉnh....) - Một số em đọc nối tiếp đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2. GV hướng dẫn cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ và nhịp thơ, đọc câu khó (GV chủ động đưa ra cách ngắt nhịp) * Luyện đọc từng khổ thơ - GV hướng dẫn HS nhận biết từng khổ thơ - Một số em đọc nối tiếp từng khổ thơ 2 lượt( lượt 1 kết hợp giải nghĩa từ trong bài thơ(bừng tỉnh: đột ngột thức dậy; mưa rào: mưa mùa hè,mưa to mau tạnh..) . - HS đọc từng khổ thơ theo nhóm - Một số HS đọc khổ thơ, mỗi HS đọc 1 khổ. - Các bạn nhận xét, đánh giá * Luyện đọc toàn bài: - 1-2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ - Lớp đọc đồng thanh cả bài - HS nghe - HS luyện đọc tiếng, từ, câu - HS đọc nối tiếp từng dòng thơ - HS quan sát - HS đọc nối tiếp khổ thơ - HS luyện đọc theo nhóm - HS cử đại diện nhóm đọc - Nhận xét - HS đọc toàn bài - HS đọc đồng thanh 2. Nhận biết các tiếng có vần ông, ơi, ưa -YCCĐ 1c, 2, 3 Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm: cùng đọc bài thơ và chia sẻ với bạn bên cạnh các tiếng có cùng vần “ông, ơi, ưa” mà mình vừa tìm được - Đại diện 1 nhóm lên gạch chân các tiếng mang vần trên . - Hướng dẫn HS đọc các tiếng vừa tìm - GV và HS nhận xét, đánh giá - HS thảo luận nhóm - HS thực hiện, trao đổi với bạn và trình bày trước lớp - HS đọc - Nhận xét bạn 3. Trả lời câu hỏi -YCCĐ 1b, 2, 3 Cách tiến hành: - GV hướng dẫn học sinh làm việc nhóm 4 để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi: a. Cầu vồng thường xuất hiện khi nào? b.Cầu vồng có mấy màu.Đó là những màu nào? - HS trao đổi nhóm, có thể đọc to từng câu hỏi, cùng nhau trao đổi và trả lời các câu hỏi - HS đọc từng câu hỏi, gọi bạn trình bày lớp trước câu trả lời . - Các bạn nhận xét, đánh giá. - GV và HS thống nhất câu trả lời: a. Cầu vồng thường xuất hiện khi:” trời vừa mưa lại vừa nắng” b.Cầu vồng có 7 màu.Đó là các màu đỏ, cam, vàng, lục,lam, chàm, tím. GV kết hợp giảng từ (ẩn hiện: lúc xuất hiện, lúc biến mất) lồng ghép trả lời câu hỏi c.Câu thơ nào cho thấy cầu vồng thường xuất hiện và tan đi rất nhanh? Cầu vồng ẩn hiện/Rồi lại tan mau - HS thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi, trình bày trước lớp - Nhận xét bạn III. LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH 1. Học thuộc lòng bài thơ YCCĐ 1d, 1g, 2 Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS đọc thuộc cá nhân + GV trình chiếu bài thơ + GV hướng dẫn HS thuộc một khổ thơ bằng cách xóa dần một số từ ngữ trong khổ thơ. Cho đến khi xóa gần hết, HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ đã xóa( chú ý để lại các từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng khổ thơ) - GV tổ chức trò chơi “Ai nhớ giỏi” và phổ biến luật chơi - Nhận xét, tuyên dương - HS quan sát - HS luyện đọc thuộc khổ thơ - HS tham gia trò chơi IV. VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM 1. Viết vào vở tên từng màu trong bảy màu của cầu vồng - YCCĐ 1f, 2 Cách tiến hành: - GV gọi HS nêu lại tên bảy màu cầu vồng: đỏ, cam, vàng, lục,lam, chàm, tím. -Hướng dẫn HS viết tên của từng màu vào vở - HS đổi vở, xem sản phẩm, góp ý cho nhau *Mở rộng: GV hướng dẫn HS nói cảm nhận về bài thơ qua 7 màu đã viết - Nhận xét, tuyên dương - Hs nêu tên và viết đúng các màu của bảy sắc cầu vồng - HS đổi vở, góp ý sản phẩm của bạn HS nói cho nhau nghe theo nhóm đôi và trình bày trước lớp - Nhận xét bài 2. Củng cố: - GV yêu cầu nhắc lại nội dung bài học - GV tóm tắt những nội dung chính - HS nêu cảm nhận về tiết học - GV nhận xét, khen ngợi động viên - GV thưởng HS nghe và vận động theo bài hát “Bảy sắc cầu vồng” * Dặn dò V. Điều chỉnh, bổ sung sau khi dạy (nếu có): .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TIẾNG VIỆT CHÚA TỂ RỪNG XANH - TIẾT 306, 307, 308 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Sau bài học, HS sẽ đạt được các yêu cầu sau: 1. Năng lực đặc thù: a. Đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin ngắn và đơn giản; b. Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; c. Quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát. d. Viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; e. Hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện f. Nghe viết một đoạn văn ngắn. g. Biết trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. 2. Phát triển năng lực chung: a. NL tự chủ và tự học: Biết tự tìm kiếm kiến thức để hoàn thành nhiệm vụ học tập . b. NL Giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, hợp tác khi làm việc nhóm; c. NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: Khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi; giải quyết được các yêu cầu được giao; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân. 3. Phát triển phẩm chất: tình yêu đối với động vật II. CHUẨN BỊ 1. Kiến thức ngữ văn: GV nắm được đặc điểm của VB thông tin và nội dung của VB Chúa tể rừng xanh. Nắm được nghĩa và cách giải thích nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (chúa tể, vuốt). 2. Kiến thức đời sống: GV nắm được kiến thức thực tế về loài hổ. Suy nghĩ về vấn đề: Vì sao hổ rất hung dữ nhưng vẫn cần được bảo vệ? III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Gv: Tranh minh họa trong SHS (phóng to), tranh và clip về loài hổ; máy tính, máy chiếu, màn hình, bảng phụ, - HS: SGK, vở Tập viết IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Ôn và khởi động -YCCĐ: Tạo tâm thế thỏa mái cho HS trước khi vào bài học - YCCĐ 1c, 1g, 2b - Yêu cầu HS nhắc lại bài trước. - Khởi động: + Chiếu câu đố lên màn hình (hoặc viết lên bảng), gọi HS đọc nối tiếp. + Yêu cầu HS giải đố. - NX sau đó dẫn vào bài học Chúa tể rừng xanh. - Trước khi đọc VB, GV có thể cho HS dựa vào nhan đề và tranh minh họa để suy đoán một phần nội dung của VB (chú ý khai thác ý nghĩa của nhan đề Chúa tể rừng xanh. - Nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị đã học được từ bài học đó. - Đọc câu đố. - Suy nghĩ giải đố. - 2 -3 HS trả lời đáp án. HS khác bổ sung nếu có đáp án khác. - Lắng nghe. II. KHÁM PHÁ 1. Đọc - YCCĐ 1a, 2 - Đọc mẫu toàn VB (nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ sức mạnh của hổ, ). * Đọc câu: - HD HS đọc một số từ ngữ khó (vuốt, đuôi, di chuyển, thường, ) - HD HS đọc những câu dài: Hổ là loài thú dữ ăn thịt,/sống trong rừng./Lông hổ thường có màu vàng,/ pha những vằn đen. GIẢI LAO * Đọc đoạn: - Chia VB thành các đoạn (đoạn 1: từ đầu đến khỏe và hung dữ, đoạn 2: phần còn lại). - Giải thích nghĩa của các từ ngữ: chúa tể, vuốt. - HD HS đọc đoạn theo nhóm. - Nhận xét. * Đọc toàn VB: - Yêu cầu HS đọc toàn VB. - Đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần TLCH. - Nghe và theo dõi. - Đọc nối tiếp từng câu lần 1. - Đọc nối tiếp từng câu lần 2. - Theo dõi. - Đọc nối tiếp từng đoạn (2 lượt). - Đọc đoạn theo nhóm. - 1 -2 HS đọc thành tiếng toàn VB. - HS khác nhận xét. - Lắng nghe. TIẾT 2 2. Trả lời câu hỏi: -YCCĐ 1b, 1g, 2, 3 - HD HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi: a, Hổ ăn gì và sống ở đâu? b, Đuôi hổ như thế nào? c, Hổ có những khả năng gì đặc biệt? + Vì sao hổ được xem là chúa tể rừng xanh? - Đọc từng câu hỏi. - Nhận xét. - TL nhóm và trả lời câu hỏi: a, Hổ ăn thịt và sống trong rừng. b, Đuôi hổ dài và cứng như roi sắt. c, Hổ có thể nhảy rất xa, di chuyển nhanh và săn mồi rất giỏi, - Đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác NX, bổ sung. III. LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH 1. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a và b ở mục 3 . - YCCĐ 1d, 2a - Nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi a và b. - HD HS viết câu trả lời vào vở. - Kiểm tra và nhận xét bài của HS. - Theo dõi. - Viết câu trả lời vào vở. - Lắng nghe. 2. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở YCCĐ 1e, 2a - HD HS làm việc nhóm, giao NV: Chọn từ ngữ phù hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thiện câu. - Yêu cầu HS trình bày kết quả. - Chốt đáp án đúng và Y/C HS viết câu hoàn chỉnh vào vở. - Kiểm tra và NX bài của một số HS. GIẢI LAO - TL nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu: a, Gấu, khỉ, hổ, báo đều sống trong rừng. b, Trong đêm tối, hổ vẫn có thể nhìn rõ mọi vật. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác NX và bổ sung. - Viết câu vào vở. - Lắng nghe TIẾT 3 3. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh YCCĐ 1c, 1g, 2, 3 - Giới thiệu tranh, HD HS quan sát tranh qua các câu hỏi gợi ý: + Tranh vẽ gì? + Điểm khác nhau giữa hổ và chó? - Yêu cầu HS làm việc nhóm, QS tranh và trao đổi nội dung tranh theo các từ ngữ gợi ý. - Gọi một số HS trình bày kết quả thông qua trò chơi “Em kể”. - Nhận xét, tuyên dương. - Quan sát tranh và trả lời: + Tranh vẽ hổ và chó. + Hổ sống trong rùng, chó sống trong nhà. - Làm việc nhóm trao đổi nội dung tranh với các bạn cùng nhóm. - Một số HS trình bày, HS khác nhận xét và bổ sung. - Lắng nghe. 4. Nghe viết -YCCĐ 1f, 2a - Đọc to đoạn văn cần nghe viết. - DH HS viết chính tả: + Viết lùi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm. + Chữ dễ viết sai chính tả: loài, được. - Yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách. - Đọc và viết chính tả: + Đọc từng câu, mỗi câu đọc theo từng cụm từ. Mỗi cụm từ đọc 2 – 3 lần (đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS). + Đọc lại 1 lần đoạn văn. + Kiểm tra và NX một số bài của HS. - Lắng nghe. - Nghe và thực hiện. - Nghe viết chính tả. - Rà soát lỗi. 5. Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Chúa tể rừng xanh từ ngữ có tiếng chứa vần ăt, ăc, oai, oay -YCCĐ 2b, 2c - Nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể có trong hoặc ngoài bài. - Viết lên bảng từ ngữ HS vừa tìm được. - Nhận xét, tuyên dương. - Làm việc nhóm đôi tìm từ ngữ có tiếng chứa vần ăt, ăc, oai, oay: loài, sắc, mắt, loay hoay, - Nêu những từ vừa tìm được. - 2-3 HS đánh vần, đọc trơn. - Cả lớp đọc đồng thanh. IV. VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM 1. Thông tin nào phù hợp với hổ, thông tin nào phù hợp với mèo? - YCCĐ 2, 3 - Yêu cầu HS đọc to các từ ngữ trong bảng. - Yêu cầu HS làm việc nhóm 4 (nhóm số lẻ chọn thông tin phù hợp với hổ, nhóm số chẵn chọn thông tin phù hợp với mèo). - Nêu câu hỏi gợi ý: Hổ/ mèo sống ở đâu? Hổ/ mèo thường hay làm gì? Hổ/ mèo có đặc điểm gì? - Yêu cầu HS trình bày. - Chốt kết quả đúng. - 2-3 HS đọc. - Thảo luận nhóm 4 thực hiện nhiệm vụ được giao. - Chọn thông tin phù hợp (Hổ: Sống trong rừng; To lớn; Thường săn bắt hươu, nai; Không leo trèo giỏi; Hung dữ. Mèo: Sống trong nhà; nhỏ bé; Thường bắt chuột; Leo trèo giỏi; Dễ thương, dễ gần. - Đại diện trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung. 2. Củng cố - Yêu cầu HS nhắc lại ND bài. - Tóm tắt lại những ND chính. - Tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS. - NX, khen ngợi, động viên HS. - Nhắc lại ND bài. - Nêu ý kiến về bài học. V. Điều chỉnh, bổ sung sau khi dạy (nếu có): .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TIẾNG VIỆT BÀI 4 : CUỘC THI TÀI NĂNG RỪNG XANH- TIẾT 309, 310 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Sau bài học, HS sẽ đạt được các yêu cầu sau: 1. Năng lực đặc thù: a. Đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, có yếu tố thông tin ; đọc đúng các vần yêt , yêng , oen , oao , oet , uênh , ooc và các tiếng, từ ngữ có các vần này b. Hiểu và trả lời đúng các câu có liên quan đến VB c. Quan sát nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát. d. Viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong văn bản đọc e. Hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện f. Nghe viết một đoạn ngắn; viết một câu sáng tạo ngắn dựa vào gợi ý từ tranh vẽ . g. Biết trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh . 2. Phát triển năng lực chung: a. NL tự chủ và tự học: Biết tự tìm kiếm kiến thức để hoàn thành nhiệm vụ học tập . b. NL Giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, hợp tác khi làm việc nhóm; c. NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: Khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi; giải quyết được các yêu cầu được giao; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân. 3. Phát triển phẩm chất: Tình yêu đối với thiên nhiên, quý trọng sự kì thú và đa dạng của thế giới tự nhiên II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: GV có một số hiểu biết về kiến thức ngữ văn , kiến thức đời sống và một số kiến thức có liên quan.. III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Gv: Tranh minh họa trong sách GK phóng to, bảng phụ, slide. - HS: SGK, vở Tập viết IV . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 Hoạt động của gìáo viên Hoạt động của học sinh 1 Ôn và khởi động -YCCĐ: Tạo tâm thế thỏa mái cho HS trước khi vào bài học - YCCĐ 1c, 1g, 2b + GV yc HS quan sát tranh /114 ( SGK ) , Thảo luận nhóm 2 ( Tg : 1 phút ) trả lời các câu hỏi sau : Em biết những con vật nào trong tranh ? Mỗi con vật có khả năng gì đặt biệt ? -> G chốt : Rừng xanh là nơi tụ hội của rất nhiều con vật . Mỗi con vật có đặc tính và tài năng riêng , rất đặc biệt . Chúng ta sẽ cùng đọc VB Cuộc thi tài năng rừng xan. - HS thảo luận N2 trong tg 1 phút . - Đại diện nhóm trình bày : Trong tranh có yểng , mèo rừng , chim công , gõ kiến , khỉ . Mỗi con vật có 1 động tác thể hiện tài năng của mình , VD : chim công múa , voọc xám đu cây , gõ kiến khoét thân cây , ) - Nhóm khác bổ sung . - HS lắng nghe . II. KHÁM PHÁ 1. Đọc - YCCĐ 1a, 2 * GV đọc mẫu toàn VB . * HD luyện phát âm một số từ ngữ có vần mới : - Thảo luận nhóm 2 , tìm các tiếng có chứa vần mới trong bài ? - G đưa MC các từ này lên bảng và hướng dẫn HS đọc + G đọc mẫu lần lượ
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song.doc