Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Sách Cùng học để phát triển năng lực - Tuần 6 - Năm học 2023-2024 - Đinh Thị Hồng Lê

Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Sách Cùng học để phát triển năng lực - Tuần 6 - Năm học 2023-2024 - Đinh Thị Hồng Lê

I. Yêu cầu cần đạt

- Đọc đúng âm â và các vần ai, ay, ây, những từ chứa vần ai, ay, ây. Đọc trơn đoạn ngắn có tiếng, từ chứa vần mới học. Hiểu các từ ngữ, câu trong bài; trả lời được các câu hỏi về nội dung đoạn Nai nhỏ.

- Viết đúng: â ,ai, ay, ây, nai, gáy, cây.

- Biết trao đổi, thảo luận về bức tranh ở HĐ1.

- Giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất ý thức tự học, yêu quý cảnh vật và bảo vệ thiên nhiên.

 - Giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực hợp tác với cô, cách sử dụng ngôn ngữ gãy gọn, mạnh dạn trong trình bày trước lớp

II. Đồ dùng dạy học

- .- GV: Máy tính kết nối Intenet, bài giảng dạng powerpoint, màn hình ti vi

- Mẫu chữ â , ai, ay, ây , gà gáy phóng to/ mẫu chữ viết trên bảng lớp.

-- Học sinh:, SGK, bảng con, vở ô ly, Bộ thực hành TV.

 

doc 24 trang Hải Thư 21/11/2023 4850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Sách Cùng học để phát triển năng lực - Tuần 6 - Năm học 2023-2024 - Đinh Thị Hồng Lê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Thứ hai ngày 9 tháng 10 năm 2023
Tiếng Việt: BÀI 6A: Â, AI, AY, ÂY
I. Yêu cầu cần đạt
- Đọc đúng âm â và các vần ai, ay, ây, những từ chứa vần ai, ay, ây. Đọc trơn đoạn ngắn có tiếng, từ chứa vần mới học. Hiểu các từ ngữ, câu trong bài; trả lời được các câu hỏi về nội dung đoạn Nai nhỏ.
- Viết đúng: â ,ai, ay, ây, nai, gáy, cây.
- Biết trao đổi, thảo luận về bức tranh ở HĐ1.
- Giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất ý thức tự học, yêu quý cảnh vật và bảo vệ thiên nhiên.
 - Giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực hợp tác với cô, cách sử dụng ngôn ngữ gãy gọn, mạnh dạn trong trình bày trước lớp
II. Đồ dùng dạy học
- .- GV: Máy tính kết nối Intenet, bài giảng dạng powerpoint, màn hình ti vi
- Mẫu chữ â , ai, ay, ây , gà gáy phóng to/ mẫu chữ viết trên bảng lớp.
-- Học sinh:, SGK, bảng con, vở ô ly, Bộ thực hành TV..
III. Các hoạt động dạy và học 
TIẾT 1
1 Tổ chức hoạt động khởi động
*. Hoạt động 1: Nghe - nói
- GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi 
+ Tranh vẽ những con vật gì ?
+ Chúng đang làm gì ? 
+ Ngoài các con vật trên, tranh còn vẽ cây gì? 
- Nhận xét, khen ngợi
- GV giới thiệu các vần mới có trong các tiếng khóa ở trong tranh.
- GV ghi đầu bài lên bảng: Bài 6A: â ,ai, ay, ây 
2 Tổ chức hoạt động khám phá.
*. Hoạt động 2: Đọc
Tiêu chí: HS đánh vần, đọc trơn được vần, tiếng theo yêu cầu to, rõ ràng.
a) Đọc tiếng, từ:
* Học vần “ ai ” và tiếng có vần “ ai”
- Đọc tiếng nai
- Nêu cấu tạo của tiếng “nai”gồm âm đầu n và vần ai.
- GV đưa tiếng vào mô hình.
n
ai
- Trong tiếng “nai”có âm nào chúng mình đã học rồi?
- Vậy vần“ai” là âm mới mà hôm nay chúng mình sẽ học. Nghe cô phát âm “ai”
- Vần ai gồm có những âm nào?
- GV đánh vần a- i -ai
- Đọc trơn ai
- GV đưa tiếng vào mô hình.
n
ai
- GV đánh vần tiếp: 
 Nờ- ai- nai
- Đọc trơn nai
- Treo tranh: Tranh vẽ gì?
- GV giải nghĩa từ nai
 nai
n
ai
 nai
- GV gọi HS đọc trơn một lượt: ai- nai- nai
* Học vần “ ay ” và tiếng có vần “ ay”
- Cho HS quan sát tranh “gà gáy” và giới thiệu từ “ gà gáy”
- Trong từ “gà gáy”, tiếng nào chúng mình đã học ?
-GV: Tiếng “ gáy” là tiếng khóa thứ hai cô muốn giới thiệu hôm nay. Gv viết bảng “ gáy ”
-Nêu cấu tạo của tiếng “gáy” gồm âm đầu g , vần ay và thanh sắc
- Trong tiếng “ gáy”có âm nào chúng mình đã học rồi?
- Vậy vần “ay” là vần mới tiếp theo mà hôm nay chúng mình sẽ học. Nghe cô phát âm “ay”
-Vần ay gồm những âm nào?
-GV đánh vần: a-y-ay
-GV đưa tiếng “gáy” vào mô hình
g
áy
- GV đánh vần + Đọc trơn : “gáy”
- Gọi HS đọc lại các một lượt: ay - gáy - gà gáy
* Học vần “ ây ” và tiếng có vần “ ây”
- Cho HS quan sát tranh “cây thị” và giới thiệu từ “ cây thị”
- Trong từ “cây thị”, tiếng nào chúng mình đã học ?
-GV: Tiếng “ cây” là tiếng khóa thứ hai cô muốn giới thiệu hôm nay. Gv viết bảng “ cây”
-Nêu cấu tạo của tiếng “cây”
- Trong tiếng “ cây”có âm nào chúng mình đã học rồi?
- Vậy vần “ây” là vần mới tiếp theo mà hôm nay chúng mình sẽ học. Nghe cô phát âm “ây”
-Vần ây gồm những âm nào?
-GV đánh vần: â-y-ây
-GV đưa tiếng “cây” vào mô hình
c
ây
- GV đánh vần + Đọc trơn : “cây”
- Gọi HS đọc lại các một lượt: ây - cây – cây thị
- Hãy nêu lại cho cô: Cô vừa dạy lớp mình âm và vần mới gì nào?
 - Gọi HS đọc lại toàn bộ các âm, vần tiếng, từ trên bảng.
c) Tạo tiếng mới.
- Gọi HS đọc tiếng đã có sẵn trong bảng “ chị”
- Y/c HS ghép tiếng “hái” vào bảng con.
- Em đã ghép tiếng “hái” như thế nào?
- Y/c HS giơ bảng.
- Y/c HS chỉ bảng và đọc “hái”
- Y/c mỗi dãy bàn ghép một tiếng đến hết.
- Y/c HS đọc cho nhau nghe tiếng vừa ghép của mình.
- Nhận xét, khen ngợi.
* Trò chơi “ Tiếp sức”
- Chia lớp làm 2 đội, mỗi đội 5 em. GV chuẩn bị thẻ chữ để HS gắn.
- Nhận xét, đánh giá.
- Cho HS đọc trơn lại các tiếng đã tìm được
*Tìm từ có tiếng chứa âm mới học
TIẾT 2
3 Tổ chức hoạt động luyện tập
c) Đọc hiểu
– Quan sát 2 tranh, thảo luận nhóm đôitrao đổi về nội dung từng tranh (trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì? Người trong tranh đang làm gì?...).
- Đọc 3 câu trong sách 
– Y/c HS tìm tiếng chứa vần ây, ay, ai trong từng câu + Phân tích cấu tạo và đọc trơn các tiếng có vần ai, ay, ây
*. Hoạt động 3: Viết
Tiêu chí đánh giá: Học sinh viết được chữ, tiếng, từ đúng độ cao, khoảng cách, trình bày sạch sẽ.
- Y/c HS giở SGK/tr61
- Y/c HS quan sát tranh /tr61 và đọc
- Quan sát, sửa sai cho HS.
- GV mời HS lật úp sách lại, đẩy bảng xuống dưới.
- GV giới thiệu viết âm â, vần ai,ay, ây
- GV gắn chữ mẫu: â, ai, ay, ây
a) GV treo chữ mẫu " â" viết thường 
+ Quan sát chữ â viết thường và cho cô biết : Chữ â viết thường cao bao nhiêu ô li ? Chữ “ â” gồm mấy nét ghép lại?
- GV hướng viết âm “â” 
- Yêu cầu HS viết chữ “â” viết thường vào bảng con
- Gv nhận xét.
b)GV treo chữ mẫu "ai", “ ay ”, “ ây” viết thường 
+ Chữ ghi vần ai được viết bởi con chữ nào?
+ Có độ cao bao nhiêu ly?
- GV hướng dẫn viết chữ ghi vần ai: Cô viết con chữ a trước rồi nối với con i lia bút viết dấu chấm trên đầu chữ i
- Y/c HS viết bảng con và lưu ý HS về khoảng cách nối liền chữ a và i.
- Y/c HS giơ bảng.
- GV nhận xét 2 bảng của HS.
*Tương tự vần ay, ây
- GV gắn chữ mẫu: gà gáy
+ Cho HS quan sát mẫu
+ Cho HS nhận xét về độ cao.
- GV hướng dẫn cách viết trên bảng lớn.
- Y/c HS viết bảng con và lưu ý HS về khoảng cách nối liền tiếng gà và tiếng gáy
- Y/c HS giơ bảng.
- Nhận xét 3 bảng.
- GV bỏ mẫu chữ trên bảng lớn xuống.
- Y/c HS lật sách lên.
4Tổ chức hoạt động vận dụng
*. Hoạt động 4: Đọc
a. Quan sát tranh
- GV treo tranh ở bài đọc lên cho HS quan sát và hỏi” Tranh vẽ gì”
 b. Luyện đọc trơn
- Y/c đọc thầm đoạn đọc và câu hỏi.
- GV đọc mẫu bài.
- Cho HS luyện đọc
c. Đọc hiểu
- Y/c HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi: Nai nghe thấy gì?
- Nhận xét, khen ngợi.
* Củng cố, dặn dò
- Hôm nay các em học bài gì?
- Về nhà học lại bài và xem tiếp bài 6B: oi, ôi, ơi 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
*************************************
Tiếng Việt: BÀI 6B: OI, ÔI, ƠI
I. Yêu cầu cần đạt
- Đọc đúng các vần oi,ôi, ơi, những từ chứa vần oi,ôi, ơi. Đọc trơn đoạn ngắn có tiếng, từ chứa vần mới học. Hiểu các từ ngữ, câu trong bài; trả lời được các câu hỏi về nội dung đoạn Nai và voi.
- Viết đúng: oi,ôi, ơi, đồi cây.
- Biết trao đổi, thảo luận về bức tranh ở HĐ1.
- Giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất ý thức tự học, yêu quý cảnh vật và bảo vệ thiên nhiên.
 - Giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực hợp tác với cô, cách sử dụng ngôn ngữ gãy gọn, mạnh dạn trong trình bày trước lớp
II. Đồ dùng dạy học
.- GV: Máy tính kết nối Intenet, bài giảng dạng powerpoint, màn hình ti vi
- Mẫu chữ chữ oi,ôi, ơi, đồi cây phóng to/ mẫu chữ viết trên bảng lớp.
-- Học sinh:, SGK, bảng con, vở ô ly, Bộ thực hành TV..
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu
TIẾT 1
1.Tổ chức hoạt động khởi động
. Hoạt động 1: Nghe - nói
- GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi 
+ Tranh vẽ những con vật gì ?
+ Chúng đang làm gì ? 
+ Ngoài các con vật trên, tranh còn vẽ cây gì? 
- Nhận xét, khen ngợi
- GV giới thiệu các vần mới có trong các tiếng khóa ở trong tranh.
- GV ghi đầu bài lên bảng: Bài 6B:oi,ôi, ơi.
2. Hoạt động khám phá.
Hoạt động 2: Đọc
Tiêu chí: HS đánh vần, đọc trơn được vần, tiếng theo yêu cầu to, rõ ràng.
a) Đọc tiếng, từ:
* Tiếng “ voi”
- Nêu cấu tạo của tiếng “voi”.
- Gọi HS nhận xét.
- Trong tiếng “voi”có âm nào chúng mình đã học rồi?
- Vậy vần “oi” là âm mới mà hôm nay chúng mình sẽ học. Nghe cô phát âm “o i- oi”
- GV đưa tiếng vào mô hình.
V
Oi
 - Gv đánh vần: v-oi -voi
- Đọc trơn : “voi”
- GV giới thiệu từ “ con voi” và giải thích nghĩa
- GV gọi HS đọc trơn một lượt:v-oi voi- con voi 
* Từ “ đồi cây”
- Gv giới thiệu từ “ đồi cây”
- Trong từ “ đồi cây”, tiếng nào chúng mình đã học, tiếng nào chưa học?
-GV: Tiếng “ đồi” là tiếng khóa thứ hai cô muốn giới thiệu hôm nay. Gv viết bảng “ đồi”
-Nêu cấu tạo của tiếng “đồi”
- Vậy vần “ôi” là âm mới tiếp theo mà hôm nay chúng mình sẽ học. Nghe cô phát âm 
-GV đưa tiếng “ đồi” vào mô hình
đ
 ồi
* Tiếng “ dơi”
- Gv giới thiệu tiếng “ dơi”
-GV: Tiếng “ dơi” là tiếng khóa thứ hai cô muốn giới thiệu hôm nay. Gv viết bảng “ dơi”
-Nêu cấu tạo của tiếng “dơi”
- Vậy vần “ơi” là âm mới tiếp theo mà hôm nay chúng mình sẽ học. Nghe cô phát âm 
-GV đưa tiếng “ dơi” vào mô hình
d
 ơi
c) Tạo tiếng mới.
- Gọi HS đọc tiếng đã có sẵn trong bảng 
- Y/c HS ghép tiếng vừa tìm vào bảng con.
- Em đã ghép tiếng vừa tìm được như thế nào?
- Y/c HS giơ bảng.
- Y/c HS chỉ bảng và đọc 
- Y/c mỗi dãy bàn ghép một tiếng đến hết.
- Y/c HS đọc cho nhau nghe tiếng vừa ghép của mình.
- Nhận xét, khen ngợi.
* Trò chơi “ Tiếp sức”
- Chia lớp làm 2 đội, mỗi đội 3 em. GV chuẩn bị thẻ chữ để HS gắn.
- Nhận xét, đánh giá.
- Cho HS đọc trơn lại các tiếng đã tìm được
*Tìm từ có tiếng chứa âm mới học
TIẾT 2 ( Dạy thứ 3)
3.Hoạt động luyện tập
c) Đọc hiểu
Tiêu chí: HS đọc được câu, chọn được từ phù hợp điền vào chỗ trống.
– Quan sát 2 tranh, thảo luận nhóm đôitrao đổi về nội dung từng tranh (trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì? 
- Đọc 3 câu trong sách 
– Y/c HS tìm tiếng chứa vần vừa học trong từng câu + Phân tích cấu tạo và đọc trơn các tiếng đó.
Hoạt động 3: Viết
Tiêu chí đánh giá: Học sinh viết được chữ, tiếng, từ đúng độ cao, khoảng cách, trình bày sạch sẽ.
a)GV treo chữ mẫu "oi", “ ôi”, “ ơi” viết thường 
+ Chữ ghi vần oi được viết bởi con chữ nào?
+ Có độ cao bao nhiêu ly?
- GV hướng dẫn viết chữ ghi vần oi: Cô viết con chữ o trước rồi nối với con i lia bút viết dấu chấm trên đầu chữ i
- Y/c HS viết bảng con và lưu ý HS về khoảng cách nối liền chữ o và i.
- Y/c HS giơ bảng.
- GV nhận xét 2 bảng của HS.
*Tương tự vần ôi,ơi
- GV gắn chữ mẫu: 
+ Cho HS quan sát mẫu
+ Cho HS nhận xét về độ cao.
- GV hướng dẫn cách viết trên bảng lớn.
- Y/c HS viết bảng con và lưu ý HS về khoảng cách nối liền tiếng đồi và tiếng cây
- Y/c HS giơ bảng.
- Nhận xét 3 bảng.
- GV bỏ mẫu chữ trên bảng lớn xuống.
- Y/c HS lật sách lên.
b) Viết 
- Gọi HS đọc chữ trên bảng lớp .
- Từ gồm mấy chữ ghép lại? Nêu khoảng cách giữa hai chữ trong từ
- GV hướng dẫn viết 
- GV nhận xét.
4.Hoạt động vận dụng
Hoạt động 4: Đọc
a. Quan sát tranh
- GV treo tranh ở bài đọc lên cho HS quan sát và hỏi” Tranh vẽ gì”
 b. Luyện đọc trơn
- Y/c đọc thầm đoạn đọc và câu hỏi.
- GV đọc mẫu bài.
- Cho HS luyện đọc
c. Đọc hiểu
Tiêu chí đánh giá:HS đọc đúng và hiểu nội dung đoạn đọc qua tranh.
- Y/c HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi: Voi có tài gì?
- Nhận xét, khen ngợi.
* Củng cố, dặn dò
- Hôm nay các em học bài gì?
- Về nhà học lại bài và xem tiếp bài 6C
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
Luyện Tiếng Việt: LUYỆN ĐỌC CÁC VẦN AI, AY, OI, ÔI, ƠI
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Đọc đúng các vần ai,ay,oi,ôi, ơi ui,ưi,uôi,ươi đọc trơn các tiếng, từ ngữ, câu đoạn chứa các vần ai,ay,oi,ôi, ơi 
- Hiểu nghĩa từ ngữ và nội dung câu đọc qua tranh.
- Tạo được tiếng mới từ các âm, dấu thanh cho sẵn. Nối đúng từ ngữ, câu, vần với hình. Đọc bài và chọn đúng từ ngữ cho chỗ trống.
- Giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất ý thức tự học, yêu quý cảnh vật và bảo vệ thiên nhiên.
 - Giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực hợp tác với cô, cách sử dụng ngôn ngữ gãy gọn, mạnh dạn trong trình bày trước lớp
II. Đồ dùng dạy học: 
 - GV: Bảng phụ hoặc màn hình tivi, thẻ từ.
 - HS: VBT, SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1Hoạt động Khởi động
- Hát tập thể	
2Hoạt động Luyện tập
Tiêu chí: HS đánh vần, đọc trơn được vần, tiếng theo yêu cầu to, rõ ràng.
a. Đọc tiếng, từ
- Hs đọc trơn các tiếng, từ :nai, gà gáy,cây thị,voi, ,...(SGK)
- GV sửa lỗi, giúp đỡ HS.
b. Đọc hiểu
- Hs đọc câu: bé nhảy dây,may bay. Cây bưởi này sai quả. Nai và voi. và trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
 Nghe giáo viên nhận xét
Hoạt động 2 : Luyện tập
Tiêu chí: HS đọc được câu, chọn được từ phù hợp điền vào chỗ trống.
Bài 1 : Tạo tiếng mới rồi viết vào chỗ trống. (VBT T29,30,).
-Hs quan sát bảng phụ(màn hình). Từ tiếng mẫu cô tạo được các em tạo các tiếng khác theo mẫu.
h
Ai
/
hái
ch
Ay
.
Chạy
Hs viết tiếng vừa tạo được vào chỗ trống. Đọc các tiếng vừa tạo được.
Nghe gv nhận xét hs.Gv giúp đỡ Hs.
Bài 2 : Nối câu, từ ngữ, vần với hình VBT 29,30,
Hs quan sát, đọc câu dưới tranh.(một số hs đọc Bà hái na, bé nhảy dây,bé bơi ở bể bơi, 
Hs nối câu, từ ngữ, vần đúng với hình.
 Nghe Gv nhận xét, tuyên dương hs.
Bài 3 : Đọc bài Nai nhỏ,Nai và voi, . Chọn câu, từ ngữ đúng cho chỗ trống.
 HS đọc bài, sau đó chọn câu từ đúng cho chỗ trống.
Hs nêu trước lớp, hs khác nhận xét.
 Nghe giáo viên nhận xét hs, giúp đỡ hs.
3. Hoạt động vận dụng
Nghe GV nhận xét tiết học, hs về nhà tìm thêm nhiều tiếng chưa vần ai, ay, ây, ui, ưi, uôi, ươi.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
 ************************************* 
Thứ ba ngày 10 tháng 10 năm 2023
Tiếng Việt: BÀI 6C: UI, ƯI
I. Yêu cầu cần đạt:
 -Đọc đúng những từ chứa vần ui, ưi. Đọc trơn đoạn ngắn có tiếng, từ chứa vần mới học. Hiểu các từ ngữ, câu trong bài; trả lời được các câu hỏi về nội dung đoạn đọc Núi, gió và mây. 
- Viết đúng: ui, ưi, núi, gửi.
 - Biết trao đổi về bức tranh ở HĐ1, nói theo vai lời đối thoại của núi và gió. 
 - Giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất ý thức tự học, yêu quý cảnh vật và bảo vệ thiên nhiên.
 - Giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực hợp tác với cô, cách sử dụng ngôn ngữ gãy gọn, mạnh dạn trong trình bày trước lớp
II. Đồ dùng dạy học:
.- GV: Máy tính kết nối Intenet, bài giảng dạng powerpoint, màn hình ti vi
- Mẫu chữ chữ ui,ưi, núi, gửi phóng to/ mẫu chữ viết trên bảng lớp.
-- Học sinh:, SGK, bảng con, vở ô ly, Bộ thực hành 
III. Các hoạt động dạy và học 
TIẾT 1
1 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
HĐ1: NGHE - NÓI: 
- Cặp: Nói tên các sự vật được vẽ trong tranh( núi, gió); tập đọc lời đối thoại của núi và gió; trao đổi để xác định thứ tự các lượt lời của núi và gió; chơi đóng vai.
- 2 HS đóng vai nói lời thoại
- Cả lớp: nghe GV giới thiệu vần mới ui, ưi. Quan sát vần ui, ưi trên bảng. 
2 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
HĐ2: ĐỌC.
Tiêu chí: HS đánh vần, đọc trơn được vần, tiếng theo yêu cầu to, rõ ràng.
a) Đọc tiếng, từ:
* Học vần “ui” và tiếng có vần “ưi”
- Đọc tiếng núi
- HS đọc đồng thanh/nhóm/cá nhân
- Nêu cấu tạo của tiếng “núi”gồm âm đầu n và vần ui, dấu sắc đặt trên âm u.
- GV đưa tiếng vào mô hình. 
n
ui
- Trong tiếng “núi”có âm nào chúng mình đã học rồi?( Âm “n”).
- Vậy vần ui” là vần mới mà hôm nay chúng mình sẽ học. Nghe cô phát âm ui”
- Nối tiếp đọc, đọc nhóm đôi, đồng thanh.
- Vần ui gồm có những âm nào?
- HS: Có âm u và âm i
- GV đánh vần u- i - ui
- Đọc trơn ui
- HS đọc nối tiếp: cá nhân, cặp, lớp.
- GV đánh vần tiếp: 
 Nờ- ui- nui-sắc núi
- Đọc trơn núi
- Treo tranh: Tranh vẽ gì?
- HS quan sát, trả lời: dãy núi
- GV giải nghĩa từ dãy núi 
 dãy núi 
n
ui
 núi
- GV gọi HS đọc trơn một lượt: ui- núi- dãy núi
* Học vần “ưa” và tiếng có vần “ưa” (Các bước thực hiện tương tự như vần ui)
b) Tạo tiếng mới.
- Cả lớp: 
+ Nghe và quan sát GV nói kết hợp viết các âm đầu và vần mới học vào các ô trong bảng( làm mẫu).
 v
 ui
vui
+ Đánh vần, đọc trơn 1 -2 tiếng trong bảng theo hướng dẫn của GV.
- Cá nhân: Điền các tiếng vào ô trống trong bảng và đánh vần, đọc trơn cá tiếng đó. Đọc trơn các tiếng đã tạo được.
- Cả lớp: 
+ Một số HS lên bảng đánh vần, đọc trơn các chữ đã tạo trong bảng.
+ Đọc đồng thanh các tiếng trong bảng.
* Trò chơi “ Đi chợ” - - Chia lớp làm 2 đội, mỗi đội 5 em. GV chuẩn bị thẻ chữ để HS gắn.
- Nhận xét, đánh giá.
- Cho HS đọc trơn lại các tiếng đã tìm được
* Tìm từ có tiếng chứa vần mới học
3 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP c, c) Đọc hiểu
Tiêu chí đánh giá:HS đọc đúng và hiểu nội dung đoạn đọc qua tranh.
- Quan sát 2 tranh, thảo luận nhóm đôi trao đổi về nội dung từng tranh (trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì? Người trong tranh đang làm gì?...).
- Đọc 3 câu trong sách 
- Y/c HS tìm tiếng chứa vần ui, ưi trong từng câu
+ Phân tích cấu tạo và đọc trơn các tiếng có vần ui, ưi.
HĐ3: VIẾT.
Tiêu chí đánh giá: Học sinh viết được chữ, tiếng, từ đúng độ cao, khoảng cách, trình bày sạch sẽ
a)GV treo chữ mẫu "ui", “ ưi” viết thường 
+ Chữ ghi vần ui được viết bởi con chữ nào?
+ Có độ cao bao nhiêu ly?
- GV hướng dẫn viết chữ ghi vần uii: Cô viết con chữ u trước rồi nối với con i lia bút viết dấu chấm trên đầu chữ i
- Y/c HS viết bảng con và lưu ý HS về khoảng cách nối liền chữ u và i.
- GV nhận xét, sửa sai.
* Tương tự vần ưi
b) GV gắn chữ mẫu: núi
+ Cho HS quan sát mẫu
+ Cho HS nhận xét về độ cao.
- GV hướng dẫn cách viết trên bảng lớn.
- Y/c HS viết bảng con và lưu ý HS về khoảng cách nối liền tiếng đồi và tiếng núi
- GV nhận xét, sửa sai.
* Tương tự vần gửi
4 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HĐ4: ĐỌC. a. Quan sát tranh
- GV treo tranh ở bài đọc lên cho HS quan sát và hỏi” Tranh vẽ gì”
- HS quan sát tranh và nêu
b. Luyện đọc trơn
- Y/c đọc thầm đoạn đọc và câu hỏi.
- GV đọc mẫu bài.
- Cho HS luyện đọc
- Lắng nghe.
+ Nối tiếp câu cá nhân
+ Nối tiếp câu theo bàn.
+ Đọc cả bài theo nhóm, cả lớp
c. Đọc hiểu
Tiêu chí: HS đọc được câu, chọn được từ phù hợp điền vào chỗ trống.
- Y/c HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi: Núi nói gì với gió?
- Nhận xét, khen ngợi.
* Củng cố, dặn dò
- Hôm nay các em học bài gì?
- Về nhà học lại bài và xem tiếp bài 6D: uôi, ươi
- Nghe Gv dặn dò làm BT trong vở BT.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
 ************************************* 
Thứ tư ngày 11 tháng 10 năm 2023
Tiếng Việt: BÀI 6D: UÔI, ƯƠI
I. Yêu cầu cần đạt
- Đọc đúng những từ chứa vần uôi, ươi. Đọc trơn đoạn ngắn có tiếng, từ chứa vần mới học. Hiểu các từ ngữ, câu trong bài; trả lờiđược các câu hỏi về nội dung đoạn Suối và đá cuội.
- Viết đúng: uôi, ươi, cuội, lưới.
- Biết trao đổi, thảo luận về bức tranh ở HĐ1.
- Giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất ý thức tự học, yêu quý cảnh vật và bảo vệ thiên nhiên.
 - Giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực hợp tác với cô, cách sử dụng ngôn ngữ gãy gọn, mạnh dạn trong trình bày trước lớp
II. Đồ dùng dạy học
..- GV: Máy tính kết nối Intenet, bài giảng dạng powerpoint, màn hình ti vi
- Mẫu chữ uôi, ươi, cuội, lưới phóng to/ mẫu chữ viết trên bảng lớp.
-- Học sinh:, SGK, bảng con, vở ô ly, Bộ thực hành 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tiết 1
1. Tổ chức HĐ Khởi động
* HĐ1: Nghe- nói
- Cho HS quan sát tranh.
- Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi : Em thấy gì ở trong tranh?
- Nhận xét, khen ngợi
- GV giới thiệu các vần mới: Trong đoạn hội thoại trên ta thấy Dòng suối, thả lưới, đá cuội. Trong hai tiếng suối và lưới có chứa vần uôi, ươi. Đó là hai vần mới mà ta học hôm nay.
- GV ghi đầu bài lên bảng: Bài 6D: uôi, ươi
2. Tổ chức hoạt động khám phá
* HĐ2: Đọc
Tiêu chí: HS đánh vần, đọc trơn được vần, tiếng theo yêu cầu to, rõ ràng.
a. Đọc tiếng, từ ngữ
* Giới thiệu tiếng khóa đá cuội
- Y/c nêu cấu tạo tiếng cuội
- Vần uôi gồm có âm nào?
- GV đánh vần u- ô-i
- Đọc trơn uôi
- GV đánh vần tiếp: 
c- uôi- cuôi- nặng- cuội
- Đọc trơn cuội
- Treo tranh: Tranh vẽ gì?
- GV giải nghĩa từ đá cuội
- GV đưa từ khóa dãy đá cuội
- Yêu cầu HS đọc trơn 
 Đá cuội
C
uội
 cuội
- GV giới thiệu tiếng khóa thả lưới
- Cho HS đọc trơn thả lưới
- Y/c nêu cấu tạo tiếng lưới
- Vần ưi có âm nào?
- GV đánh vần ươ – i- ươi
- Đọc trơn ươi
- GV đánh vần tiếp: 
l- ươi- lươi- sắc- lưới 
- Đọc trơn lưới
- Treo tranh: Tranh vẽ gì?
- GV giải nghĩa từ thả lưới
- GV đưa từ khóa thả lưới
- Yêu cầu HS đọc trơn 
 thả lưới
L
ưới
 lưới
- Chúng ta vừa học 2 vần nào?
- Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa hai vần uôi, ươi.
- Gọi HS đọc lại mục a.
* Giải lao: Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Gió thổi” ( hoặc các trò chơi khác)
b. Tạo tiếng mới
- Hướng dẫn HS ghép tiếng suối
- Y/c HS ghép tiếng suối vào bảng con.
? Em đã ghép tiếng suối như thế nào?
- Y/c HS giơ bảng.
- Y/c HS chỉ bảng con và đọc suối
- Y/c mỗi dãy bàn ghép một tiếng đến hết.
- Y/c HS đọc cho nhau nghe tiếng vừa ghép của mình.
- Nhận xét, khen ngợi.
* Trò chơi “ Tiếp sức”
- Chia lớp làm 2 đội, mỗi đội 5 em. GV chuẩn bị thẻ chữ để HS gắn.
- Nhận xét, đánh giá.
- Cho HS đọc trơn lại các tiếng đã tìm được: cuối, tuổi, tưới, cười, sưởi.
3. Tổ chức hoạt dộng luyện tập
Tiêu chí đánh giá:HS đọc đúng và hiểu nội dung đoạn đọc qua tranh.
c. Đọc hiểu
- Cho HS quan sát 3 tranh và nói nội dung từng tranh.
+ Tranh vẽ gì?
- Gắn lên bảng thẻ từ và câu ( mục c)
- Y/c HS đọc 3 câu còn thiếu từ ngữ; đọc các vần đã cho sẵn bưởi, chuối, tưới.
- Cho HS thảo luận cặp đôi để chọn từ ngữ phù hợp với chỗ trống trong mỗi câu.
* Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”
- Mời đại diện 3 cặp lên chơi.
- Nhận xét, khen ngợi.
- Cho HS đọc trước lớp câu đã điền hoàn chỉnh.
- Y/c HS tìm tiếng chứa vần mới học trong mỗi câu.
- Y/c HS phân tích cấu tạo và đọc trơn các tiếng chứa vần mới học.
=> Chốt: Vừa rồi các em đã tìm được tiếng mới chứa vần uôi, ươi.
? Hôm nay chúng ta học vần gì?
- Y/c HS cất đồ dùng.
Tiết 2 
* HĐ3. Viết
Tiêu chí đánh giá: Học sinh viết được chữ, tiếng, từ đúng độ cao, khoảng cách, trình bày sạch sẽ.
- Y/c HS giở SGK/tr67.
- Y/c HS quan sát tranh /tr67 và đọc
- Quan sát, sửa sai cho HS.
- GV mời HS lật úp sách lại, đẩy bảng xuống dưới.
- GV giới thiệu viết vần uôi, ươi.
- GV gắn chữ mẫu: uôi, ươi
+ Chữ ghi vần uôi được viết bởi con chữ nào?
+ Có độ cao bao nhiêu ly?
- GV hướng dẫn viết chữ ghi vần uôi: Cô viết con chữ u trước rồi nối với con chữ ô và i lia bút viết dấu chấm trên đầu chữ i. Hướng dẫn viết chữ ghi vần ươi: Cô viết con chữ ư trước rồi nối với con chữ ơ,i, lia bút viết dấu chấm trên đầu chữ i, viết nét râu.
- Y/c HS viết bảng con và lưu ý HS về khoảng cách nối liền chữ u,ô và i.
- Y/c HS giơ bảng.
- GV nhận xét 2 bảng của HS.
- GV gắn chữ mẫu:cuội, lướii
+ Cho HS quan sát mẫu
+ Cho HS nhận xét về độ cao.
- GV hướng dẫn cách viết trên bảng lớn.
- Nhận xét 3 bảng.
- GV bỏ mẫu chữ trên bảng lớn xuống.
- Y/c HS lật sách lên.
4. Tổ chức hoạt động vận dụng
* HĐ4. Đọc
a. Đọc hiểu đoạn Suối và đá cuội
- GV treo tranh ở bài đọc lên cho HS khai thác nội dung tranh.
- Cho HS thảo luận cặp đôi: 
+ Nói tên các sự vật trong tranh ( núi, suối, đá cuội ).
+ Tả hoạt động của mỗi sự vật.
+ Đọc tên đoạn và đoán nội dung đoạn đọc.
b. Luyện đọc trơn
- Y/c đọc thầm đoạn đọc và câu hỏi.
- GV đọc mẫu bài.
- Cho HS luyện đọc:
- Cho HS thi đọc theo vai.
c. Đọc hiểu
- Y/c HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi
+ Đá cuội nói gì với suối?
- Y/c HS đọc cả bài trước lớp.
- Nhận xét, khen ngợi.
* Củng cố, dặn dò
- Hôm nay các em học bài gì?
- Về nhà học lại bài và xem tiếp bài 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
 *************************************
 Thứ năm ngày 12 tháng 10 năm 2023
Tiếng Việt: BÀI 6E: ÔN TẬP ai ay ây oi ôi ơi
 ui ưi uôi ươi
I. Yêu cầu cần đạt
- Đọc đúng các vần ai, ay, ây,oi, ôi, ơi, ui, ưi, uôi, ươi và các tiếng, từ ngữ chứa các âm, vần đã học.
-Đọc lưu loát các câu, đoạn đọc ngắn đã học; hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài đã học và trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu.
- Viết đúng các vần, các tiếng chứa vần đã học: múi bưởi, cây chuối
- Nói và nghe về các loại trái cây.
- Giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất ý thức tự học, yêu quý cảnh vật và bảo vệ thiên nhiên.
 - Giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực hợp tác với cô, cách sử dụng ngôn ngữ gãy gọn, mạnh dạn trong trình bày trước lớp
II. Đồ dùng dạy học
..- GV: Máy tính kết nối Intenet, bài giảng dạng powerpoint, màn hình ti vi
- Mẫu chữ phóng to/ mẫu chữ viết trên bảng lớp.
-- Học sinh:, SGK, bảng con, vở ô ly, Bộ thực hành 
- III. Các hoạt động dạy và học 
TIẾT 1
1 Tổ chức hoạt động khởi động
. Đọc
Tiêu chí: HS đánh vần, đọc trơn được vần, tiếng theo yêu cầu to, rõ ràng.
a) Chơi dán nhãn sản phẩm
-GV hướng dẫn cách chuẩn bị các khay hoa quả thật hoặc nhựa hoặc bằng tranh vẽ và các nhãn dán tên các loại quả
-GV chia nhóm HS và cho HS chơi
-Gọi đại diện các nhóm lên đọc tên các sản phẩm đã dán nhãn đúng
-GV nhận xét, tuyên dương HS
2. Tổ chức hoạt động luyện tập
b. Tạo tiếng
-GV đưa bảng chứa các vần
-GV chia lớp thành 3 đội chơi, các thành viên trong đội lần lượt nối tiếp nhau tìm tiếng chứa các vần rồi viết vào bảng.
-GV nhận xét, tuyên dương nhms tìm đúng nhiều tiếng nhất
-Cho HS đọc lại các tiếng tìm được
b) Đọc câu.
– Yêu cầu HS quan sát 2 tranh
? Tranh vẽ các bạn đang làm gì?
-GV nhận xét và nói nội dung từng tranh
- Cho HS đọc các câu dưới tranh.
– Nêu các chữ được viết hoa trong câu và giải thích lí do các chữ đó viết hoa.
- Tìm tiếng chứa ai hoặc ay, ây trong 2 câu.
-GV nhận xét
-Cho HS đọc lại các tiếng tìm được
-Giải lao
TIẾT 2
2. Viết
Tiêu chí đánh giá: Học sinh viết được chữ, tiếng, từ đúng độ cao, khoảng cách, trình bày sạch sẽ.
a. Viết từ “ múi bưởi ”
- GV mời HS lật úp sách lại, đẩy bảng xuống dưới.
- GV giới thiệu viết từ múi bưởi
- GV gắn chữ mẫu: múi bưởi
+ Từ múi bưởi gồm mấy tiếng? Khoảng cách giữa các tiếng như thế nào?
+ Độ cao của các con chữ bao nhiêu ly?
- GV hướng dẫn viết chữ múi bưởi
- Y/c HS viết bảng con và lưu ý HS về khoảng cách nối liền chữ múi bưởi
- Y/c HS giơ bảng.
- GV nhận xét 2 bảng của HS.
b. Viết từ “ cây chuối”
-GV hướng dẫn tương tự như viết từ múi bưởi
- GV bỏ mẫu chữ trên bảng lớn xuống.
- Y/c HS lật sách lên.
3. Tổ chức hoạt động vận dụng
 Nghe – nói
-GV đưa tranh 1, yêu cầu HS quan sát
? Tranh vẽ cây gì?
? Nét mặt của cây ổi như thế nào?
?Vì sao cây ổi lại buồn? 
-GV kể nội dung tranh 1 và đưa tranh 2
? Tranh xuất hiện nhân vật nào?
?Nai nhỏ đang làm gì?
? Cây ổi lúc này thế nào?
-GV kể nội dung tranh 2, đưa tranh 3
?Khi nghe được câu chuyện của nai nhỏ, cây ổi cảm thấy thế nào?
?Cây ổi đã nói gì?
-GV giới thiệu nhân vật và tên truyện
-GV đọc từng câu hỏi trong tranh
-Yêu cầu HS mở SGK, thảo luận trả lời các câu hỏi 
-Gọi các nhóm lên trả lời câu hỏi
?Cây ổi ủ rũ vì lí do gì?
? Nai nhỏ đã kể gì cho cây ổi nghe?
?Nghe nai nhỏ kể, cây ổi đã nói gì?
-Cho HS quan sát lại 3 tranh
-Gọi HS lên bảng kể chuyện
-GV nhận xét, tuyên dương HS
* Củng cố, dặn dò
- Hôm nay các em học bài gì?
- Về nhà học lại bài và xem tiếp bài sau.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
***********************************
 Thứ sáu ngày 13 tháng 10 năm 2022
Tiếng Việt: Tuần 6: TẬP VIẾT( 2t)
I. Yêu cầu cần đạt
 - Biết viết âm â, tổ hợp chữ ghi vần: ai, ay, ây, oi, ôi, ơi, ui, ưi, uôi, ươi
- Biết viết từ, từ ngữ: nai, cây, gà gáy, voi, đồi cây, dơi, núi, gửi, đá cuội, thả lưới, múi bưởi, cây chuối.
- Giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất ý thức tự học, chăm chỉ
 - Giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực hợp tác với cô, cách sử dụng ngôn ngữ gãy gọn, 
II. Đồ dùng dạy học
-Bảng mẫu các chữ cái tiếng Việt kiểu chữ viết thường
- Bộ thẻ các chữ kiểu in thường và chữ viết thường, thẻ từ: â, ai, ay, ây, oi, ôi, ơi, ui, ưi, uôi, ươi, nai, cây, gà gáy, voi, đồi cây, dơi, núi, gửi, đá cuội, thả lưới, múi bưởi, cây chuối.
-Tranh ảnh: nai, cây, gà gáy, voi, đồi cây, dơi, núi, gửi, đá cuội, thả lưới, múi bưởi, cây chuối.
- Tập viết 1, tập một; bút chì cho HS.
III. Các hoạt động dạy và học 
Tiết 1
1 Tổ chức hoạt động khởi động
. Hoạt động 1: Chơi trò Gọi thuyền
-Gv hướng dẫn cách chơi: Một bạn cầm thẻ tứ và thẻ chữ đi phân phát cho một số bạn cho đến hết thẻ ( mỗi bạn được phát 1 thẻ). Mỗi bạn có thẻ, đặt thẻ lên trước mặt. Một bạn làm chủ trò đứng trên bảng gọi từng bạn theo mẫu:
+ Chủ trò: Gọi thuyền, gọi thuyền!
+ Cả lớp: Thuyền ai, thuyền ai?
+ Chủ trò: Thuyền....( tên một bạn có thẻ), thuyền...
+ Cả lớp: Thuyền......chở....( đọc chữ ghi vần hoặc đọc từ ngữ có trong thẻ của mình)
-Cá nhân: Từng HS thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của chủ trò và GV
-GV sắp xếp các thẻ chữ theo trật tự trong bài viết
- Gv nhận xét
2 Tổ chức hoạt động khám phá.
 . Hoạt động 2: Nhận biết các chữ cái.. 
- Gv chỉ các chữ đã học trong tuần cho HS đọc
-Gv nhận xét
Tiết 2
3.Tổ chức hoạt động luyện tập
3. Hoạt động 3: Viết chữ
Tiêu chí đánh giá: Học sinh viết được chữ, tiếng, từ đúng độ cao, khoảng cách, trình bày sạch sẽ.
-GV hướng dẫn HS viết từng chữ â, ai, ay, ây, oi, ôi, ơi, ui, ưi, uôi, ươi 
- GV nhận xét
-Giải lao
*Tổ chức hoạt động vận dụng
 4. Hoạt động 4: Viết từ
-GV đọc từng từ ngữ và hướng dẫn HS viết các từ: nai, cây, gà gáy, voi, đồi cây, dơi, núi, gửi, đá cuội, thả lưới, múi bưởi, cây chuối. (mỗi từ, từ ngữ viết 1 – 2 lần).
- GV nhận xét
* Củng cố, dặn dò
- Hôm nay các em học bài gì?
- Về nhà học lại bài và xem tiếp bài sau: 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
 *************************************
LUYỆN TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC CÁC VẦN UI - ƯI , UÔI, ƯƠI 
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Đọc đúng âm những từ chứa vần ui, ưi , uôi, ươi. Đọc trơn đoạn ngắn có tiếng, từ chứa vần mới học. 
- Hiểu nghĩa từ ngữ và nội dung câu đọc qua tranh
- Tạo được tiếng mới từ các âm, dấu thanh cho sẵn. Nối đúng từ ngữ với ô trống. 
 Giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất ý thức tự học, chăm chỉ
 - Giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực hợp tác với cô, cách sử dụng ngôn ngữ gãy gọnọc bài và chọn câu đúng. Đọc và viết câu cho sẵn.
II. Đồ dung dạy học:
 - GV: Bảng phụ hoặc màn hình tivi.
 - HS: VBT, SGK
III. Hoạt động dạy học:
1TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
- Hs quan sát màn hình và nói tên các sự vật trong tranh
- Gv nhận xét ý kiến, tuyên dương học sinh.
2 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
Tiêu chí: HS đánh vần, đọc trơn được vần, tiếng theo yêu cầu to, rõ ràng.
a. Luyện đọc tiếng, từ, câu
- Hs đánh vần, đọc trơn các tiếng, từ: núi, gửi,cuội, lưới.....theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp. (SGK T64 đến T65, 66,67)
- GV sửa lỗi, giúp đỡ HS.
b. Đọc hiểu
- HS quan sát tranh SGK T65 và trả lời câu hỏi: Em thấy hình 1 vẽ gì?
- HS đọc 3 câu còn khuyết từ ngữ; đọc các từ ngữ cho sẵn; dựa vào tranh để chọn từ ngữ phù hợp
HS đọc câu dưới hình. Tương tự như vậy với H2, H3 
- HS quan sát tranh SGK T65 (HĐ4) và trả lời câu hỏi: Nói tên các sự vật trong tranh; tả hoạt động của mỗi sự vật. Hs đọc trơn từng câu và cả đoạn. 
- Hs đọc trơn từng câu và cả đoạn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_1_sach_cung_hoc_de_phat_trien_nang_lu.doc