Giáo án Tiếng việt Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Tuần 29 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tiếng việt Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Tuần 29 - Năm học 2020-2021

Cả lớp:

- Nhìn GV đính tranh và nghe GV gợi ý: Trong tranh, người mẹ cùng hai con chuẩn bị làm gì? Chú ý các câu nói của người anh, người em, người mẹ. Từ các câu nói này, đoán xem câu chuyện của hai anh em kết thúc ra sao?

- Một số HS nêu ý kiến. Có thể là: Vì câu mẹ nói, hai anh em sợ phải ở nhà

nên sẽ cùng đi lấy thứ mình quên hoặc người anh lấy kính cho mình, lấy luôn mũ cho em; cũng có thể là người em lấy mũ cho mình, lấy luôn kính cho anh.

- Nghe GV nhận xét: Qua câu chuyện,

các em thấy trong hai anh em, ai lười hơn ai? Cuối cùng, hai anh em vẫn phải đi lấy đồ dùng còn thiếu. Nếu ngay từ đầu, không ngại việc, nói dối để đẩy việc cho nhau, ba mẹ con đã đi chơi sớm hơn rồi.

- Cả lớp:

Nghe GV giới thiệu bài: Cậu bé nói dối.

Nghe GV đọc chậm; chú ý cách thể hiện chỗ ngắt, nghỉ, dừng hơi.

- Cá nhân: Đọc thầm theo GV.

- Cả lớp: 2 - 3 HS đọc một số từ ngữ dễ phát âm sai. Cả lớp đọc đồng thanh các từ ngữ này: nói dối, đánh lừa.

- Nhóm:

Đọc trơn; ngắt, nghỉ hơi đúng đoạn.

Đọc nối tiếp 3 đoạn trong nhóm đến hết bài, đọc nối tiếp lần 2.

 

doc 11 trang thuong95 5140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Tuần 29 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Thứ .... ngày ..... tháng ..... năm 2021
TIẾNG VIỆT
Tiết1+2+3: BÀI 29A: NÓI DỐI HẠI THÂN
I. MỤC TIÊU
- Học sinh đọc đúng và đọc trơn câu, đoạn trong bài Cậu bé nói dối, kết hợp đọc chữ và nhìn tranh. Hiểu được nội dung bài đọc. 
- Viết đúng tiếng có vần oe và tiếng có vần e (sau âm đầu qu). 
- Chép đúng một đoạn trong bài Cậu bé nói dối.
 II. TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN
- Tranh phóng to HĐ1.
 	- Hai bộ tranh và thẻ chữ phóng to của HĐ3b, 2 giỏ để đựng thẻ chữ..
 	- Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Tiết 1
1. Hoạt động khởi động
 * Nghe - nói.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
* Đọc
- Nghe đọc
- Đọc trơn
- Đọc hiểu
Tiết 2
3. Hoạt động thực hành
* Viết
- Chép đoạn 1 bài Cậu bé nói dối.
Tiết 3
4. Hoạt động vận dụng
* Nghe - nói.
* Làm bài tập
- Đọc bài cậu bé nói dối. Nếu em là cậu bé trong câu chuyện, em nghĩ gì khi đàn cừu bị chó sói ăn thịt.
- Khoanh vào các từ ngữ viết đúng.
- Sửa từ ngữ viết sai.
- Chép 3 từ ngữ viết đúng 
Cả lớp:
- Nhìn GV đính tranh và nghe GV gợi ý: Trong tranh, người mẹ cùng hai con chuẩn bị làm gì? Chú ý các câu nói của người anh, người em, người mẹ. Từ các câu nói này, đoán xem câu chuyện của hai anh em kết thúc ra sao?
- Một số HS nêu ý kiến. Có thể là: Vì câu mẹ nói, hai anh em sợ phải ở nhà 
nên sẽ cùng đi lấy thứ mình quên hoặc người anh lấy kính cho mình, lấy luôn mũ cho em; cũng có thể là người em lấy mũ cho mình, lấy luôn kính cho anh.
- Nghe GV nhận xét: Qua câu chuyện,
các em thấy trong hai anh em, ai lười hơn ai? Cuối cùng, hai anh em vẫn phải đi lấy đồ dùng còn thiếu. Nếu ngay từ đầu, không ngại việc, nói dối để đẩy việc cho nhau, ba mẹ con đã đi chơi sớm hơn rồi.
- Cả lớp:
Nghe GV giới thiệu bài: Cậu bé nói dối.
Nghe GV đọc chậm; chú ý cách thể hiện chỗ ngắt, nghỉ, dừng hơi.
- Cá nhân: Đọc thầm theo GV.
- Cả lớp: 2 - 3 HS đọc một số từ ngữ dễ phát âm sai. Cả lớp đọc đồng thanh các từ ngữ này: nói dối, đánh lừa.
- Nhóm:
Đọc trơn; ngắt, nghỉ hơi đúng đoạn.
Đọc nối tiếp 3 đoạn trong nhóm đến hết bài, đọc nối tiếp lần 2.
Đọc đồng thanh cả bài.
- Cả lớp:
Thi đọc nối tiếp các đoạn giữa 3 nhóm (Mỗi nhóm cử 1 bạn đọc 1 đoạn).
Bình chọn nhóm có bạn đọc tốt nhất
- Cả lớp: Nghe GV đọc câu hỏi: Vì sao các bác nông dân bực với cậu bé? Hãy trao đổi trong cặp và thống nhất câu trả lời.
- Cả lớp: Nghe GV nhận xét bài viết của một số HS và nêu những lỗi nhiều HS mắc phải.
Thi: Tìm nhanh thẻ từ viết đúng.
- Cả lớp: GV hướng dẫn cách thi: Lập 2 đội, mỗi đội 5 HS; mỗi HS nhận 1 thẻ từ. Khi nghe GV phát lệnh: Tìm từ viết đúng cho vào giỏ - Bắt đầu!, 5 HS chạy nhanh, cho thẻ từ viết đúng vần oe và vần e (sau âm đầu qu) vào giỏ, thẻ từ viết sai để cạnh giỏ.
- Nhóm (đội chơi):
Trao đổi nhanh các từ viết đúng.
Chạy thật nhanh để thẻ từ viết đúng vào giỏ, thẻ từ viết sai để ngoài giỏ.
- Cả lớp:
Nhận xét nhóm thắng cuộc (để thẻ từ đúng và nhanh hơn).
Đọc các thẻ từ trong giỏ.
Đính đúng thẻ từ dưới tranh.
Nhận xét thẻ từ viết sai (qoe diêm sửa là que diêm).
- Cá nhân: Chép 3 từ ngữ tìm được vào vở. 
- Cặp: Cùng đọc lại câu hỏi.
Xác định các chi tiết là lí do làm các bác nông dân bực với cậu bé.
- Cả lớp: Một số HS trả lời câu hỏi. Nghe GV nhận xét.
- Nhóm: Nghe GV nêu câu hỏi và yêu cầu từng HS đưa ra ý kiến của mình. Nhóm trưởng mời từng bạn phát biểu.
- Cả lớp:
Các nhóm cử đại diện nêu ý kiến.
Nghe GV nhận xét.
- Cả lớp: Nghe GV đọc đoạn cần chép.
- Cá nhân:
Đọc thầm đoạn văn theo từng cụm từ, chú ý các chữ viết hoa.
Chép đoạn văn vào vở.
Nghe GV đọc lại đoạn văn để soát và sửa lỗi.
- Cả lớp: Trả lời câu hỏi: Vì sao không nên nói dối.
- Nhóm: Các thành viên nêu ý kiến.
- Cả lớp:
Một số HS nêu ý kiến trước lớp.
GV nhận xét.
- GV hướng dẫn HS làm BT trong VBT.
- HS viết câu trả lời vào VBT
- HS thực hiện khoanh, GV quan sát.
- HS sửa từ ngữ viết sai.
- HS chép 3 từ ngữ viết đúng vào VBT.
- HS trả lời miệng (HSHT)
- HS viết câu trả lời (HSHTT)
.
Thứ .... ngày ..... tháng ..... năm 2021
TIẾNG VIỆT
Tiết4+5+6: BÀI 29B: ĐI LẠI AN TOÀN
I. MỤC TIÊU
- Đọc đúng và đọc trơn câu, đoạn trong bài Biển báo giao thông; kết hợp đọc bài Biển báo giao thông; kết hợp đọc chữ và nhìn tranh; biết được ý nghĩa của biến báo giao thông và hiểu được việc phải nghiêm túc thực hiện những quy định trong biển báo mỗi khi tham gia giao thông.
- Viết đúng tiếng có vần oan và vần an (sau âm đầu qu).
- Nghe hiểu câu chuyện Thánh Gióng và kể lại được một đoạn câu chuyện.
 II. TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN
- Tranh phóng to HĐ2.
- 2 bộ thẻ từ HĐ3b và 2 giỏ để đựng thẻ từ. 
- Tranh phóng to và câu hỏi phóng to của HĐ4.
- Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
1. Hoạt động khởi động
 * Nghe - nói.
(M: Bạn thấy những ai trong tranh? - 
thấy bố mẹ và hai người con. Mẹ hỏi gì người con trai? - hỏi anh ấy ngã thế nào? Người con trai trả lời thế nào? - bị ngã vì không quan sát biển báo.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
* Đọc
- Nghe đọc
- Đọc trơn
- Đọc hiểu
Tiết 2
3. Hoạt động thực hành
* Viết
- Nghe - viết một đoạn trong bài Biển báo giao thông.
Tiết 3
4. Hoạt động vận dụng
* Nghe - nói.
Nghe kể câu chuyện Thánh Gióng. 
* Làm bài tập
- Nhìn tranh và cho biết bạn nào đi đúng, bạn nào đi sai.
- Khoanh vào các từ ngữ viết đúng.
- Sửa từ ngữ viết sai.
- Chép 3 từ ngữ viết đúng 
- Theo em, vì sao khi ra đường phải chú ý nhìn biển bá giao thông?
Cả lớp: Nghe GV hướng dẫn HS quan sát tranh HĐ1 trong SHS, đọc lời trong bóng nói.
- Cặp: Hỏi - đáp theo nội dung tranh 
- Cặp: Một vài cặp hỏi – đáp trước lớp theo gợi ý của GV.
Cả lớp: Nghe GV nhận xét về nội dung hỏi - đáp của các cặp và kết nối với bài đọc.
- Cả lớp:
Nghe GV giới thiệu bài: Bài đọc hôm nay giúp các em hiểu được tầm quan trọng của biển báo giao thông và nhận biết 4 biển báo giao thông thường gặp.
Nghe GV đọc bài; chú ý cách đọc từng đoạn.
- Cá nhân: Đọc thầm theo GV.
Cả lớp: 2-3 HS đọc một số từ ngữ dễ phát âm sai. Cả lớp đọc đồng thanh các từ ngữ này: reo lên, thế nào.
- Nhóm:
+ Đọc nối tiếp 3 đoạn, 2 lần.
+ Cả nhóm đọc đoạn 3, vừa đọc vừa chỉ vào từng biển báo. 
+ Đọc nối tiếp các đoạn giữa các nhóm. 
- Cặp : Hỏi - đáp từng biển báo (vừa hỏi - đáp vừa chỉ vào tranh: Đây là biển báo gì? - Đây là biển báo ).
- Cả lớp: Một số cặp hỏi - đáp trước lớp.
Cùng tìm nhanh ra bạn đi đúng, bạn đi sai trong tranh (bạn gái đi đúng, bạn trai đi sai - không đi vào đường dành cho người đi bộ).
- Cả lớp:
Nghe GV đọc cả đoạn trong bài Biển báo giao thông (từ Anh đi nhầm đến biển báo) và nghe GV nhắc những lỗi HS thường mắc phải.
Nghe GV đọc từng cụm từ.
- Cá nhân:
Đọc thầm từng cụm từ theo GV và viết vào vở.
Từng HS nghe GV đọc lại để rà soát lỗi, sửa lỗi.
- Cả lớp: Nghe GV nhận xét bài viết của một số HS và nêu những lỗi mà nhiều HS mắc phải.
Thi: Chọn nhanh các thẻ từ viết đúng.
- Cả lớp:
Nghe GV hướng dẫn: Cô có các thẻ từ, trong đó có thẻ viết đúng và có thẻ viết sai tiếng có vần oan và tiếng có vần an (sau âm đầu qu). Hãy tìm những thẻ viết đúng vào giỏ.
2 HS lên nhận mỗi người 6 thẻ, nghe GV phát lệnh, chạy nhanh cho thẻ từ viết đúng vào giỏ. HS nào đặt thẻ đúng và nhanh thì thắng cuộc.
Đọc đồng thanh các thẻ từ viết đúng, nghe GV lưu ý các chữ có vần an viết sau âm đầu qu.
Nhận xét về thẻ từ viết sai (chữ qoàng trong quàng khăn) và nghe GV nhắc sau chữ q bao giờ cũng đi kèm u; qu là âm đầu và vần sau qu không thể là oan / oang, mà luôn là an / ang.
- Cá nhân: Viết vào vở 3 từ ngữ đã tìm được.
Cả lớp:
- Nhìn tranh, nghe GV kể chuyện theo từng tranh:
- Nhìn tranh, nghe kể lại từng đoạn theo tranh và nghe câu hỏi ở mỗi đoạn; một vài HS trả lời mỗi câu hỏi; GV nhắc lại câu trả lời.Kể một đoạn câu chuyện.
- Cả lớp:
Nghe GV đặt câu hỏi, HS kể lại từng đoạn.
Nghe GV nêu nội dung làm việc nhóm: Mỗi nhóm tập kể 1 đoạn (đoạn 2 hoặc đoạn 3), sau đó thi kể giữa các nhóm.
- Nhóm:
Cùng trao đổi lời kể đoạn 2 hoặc đoạn 3.
Một số bạn kể trong nhóm theo lời kể đã chọn.
Cử đại diện thi kể.
- Cả lớp:
Thi kể giữa đại diện các nhóm.
Bình chọn nhóm có bạn kể hay nhất.
- GV hướng dẫn HS làm BT trong VBT.
- HS điền vào chỗ chấm trong VBT
- HS thực hiện khoanh, GV quan sát.
- HS sửa từ ngữ viết sai.
- HS chép 3 từ ngữ viết đúng vào VBT.
- HS trả lời miệng (HSHT)
- HS viết câu trả lời (HSHTT)
Thứ .... ngày ..... tháng ..... năm 2021
TIẾNG VIỆT
Tiết 7+8+9: BÀI 29C: CÙNG BẠN VUI CHƠI
I. MỤC TIÊU
- HS đọc đúng, đọc trơn dòng thơ, khổ thơ của bài thơ Thả diều; kết hợp đọc chữ và xem tranh; biết được niềm vui khi nghe thấy âm thanh và nhìn thấy hình ảnh của chiếc diều trong gió.
- Tô chữ hoa P, Q, viết từ có chữ hoa P, Q.
- Biết chọn từ ngữ để hoàn thành câu có tranh gợi ý.
- Tập làm phóng viên để hỏi - đáp về bạn lớp trưởng hoặc nhóm trưởng.
 II. TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN
 - Tranh phóng to HĐ1; Tranh và chữ phóng to HĐ2.
 - Bảng phụ thể hiện chữ viết hoa: P, Q, Phú Quốc
 - Tập viết 1, tập hai, Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
1. Hoạt động khởi động
 * Nghe - nói.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
* Đọc
- Nghe đọc
- Đọc trơn
- Đọc hiểu
Tiết 2
3. Hoạt động thực hành
* Viết
- Tô và viết.
Tô chữ hoa P, Q.
Viết từ: Phú Quốc
Viết lời khuyên của em cho cậu bé trong câu chuyện Cậu bé nói dối.
Tiết 3
4. Hoạt động vận dụng
* Nghe - nói.
- Nói 1 - 2 câu về trò chơi em thường chơi ở nhà.
* Làm bài tập
- Chép câu văn tả âm thanh của cánh diều ở khổ thơ 2 trong bài.
- Viết lời khuyên của em cho cậu bé trong câu chuyện cậu bé nói dối.
- Viết 1- 2 câu về bức tranh đưới đây.
Cả lớp:
- Hỏi - đáp: Bạn thích trò chơi nào? HS nhìn tranh HĐ1, nghe GV gợi ý: Trong tranh, các bạn nhỏ đang chơi một số trò chơi. Hãy kể cho cả lớp nghe mình thích trò chơi nào trong các trò chơi này.
- Một số HS kể trước lớp.
- Nghe GV nhận xét: Tham gia trò chơi hay tham gia hoạt động làm cho cuộc sống của các em vui tươi hơn, bổ ích hơn, nên trong các em, ai cũng đều hoà mình vào các trò chơi, các hoạt động, phải không?

- Cả lớp: Nghe GV giới thiệu: Cô (thầy) sẽ đọc cho các em nghe đoạn trích trong bài Thả diều của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Các em vừa nghe đọc, chú ý cách đọc mỗi dòng thơ, mỗi khổ thơ (cuối mỗi dòng ngắt hơi, cuối mỗi khổ nghỉ và dừng hơi).
- Cá nhân: Nghe GV đọc và đọc thầm theo GV.
- Cả lớp: 2 - 3 HS đọc một số từ ngữ dễ phát âm sai. Cả lớp đọc đồng thanh các từ ngữ này: trên nong trời, lưỡi liềm
- Nhóm:
Đọc nối tiếp 4 khổ trong nhóm đến hết bài; đọc nối tiếp lần 2, lần 3.
Đọc đồng thanh cả nhóm, cả đoạn trích.
- Cả lớp:
Thi đọc nối tiếp 4 đoạn giữa 4 nhóm (mỗi nhóm cử 1 bạn).
Bình chọn nhóm có bạn đọc tốt nhất.
- Cả lớp: Nghe GV nêu câu hỏi và hướng dẫn tìm câu trả lời.
- Nhóm:
Thảo luận và đưa ra câu trả lời.
Đại diện nhóm trả lời trước lớp.
- Cả lớp: Nghe GV nhận xét câu trả lời, chốt đáp án đúng.
Đọc thuộc 2 khổ thơ (tuỳ chọn).
- Nhóm: Đọc truyền điện để thuộc 1 khổ thơ (mỗi nhóm chọn 1 khổ).
- Cả lớp:
Thi đọc thuộc 2 khổ thơ giữa 4 nhóm (đọc đồng thanh).
Bình chọn nhóm đọc thuộc và đọc hay nhất.

- Cả lớp: Nghe GV hướng dẫn cách tô chữ hoa P, Q.
- Cá nhân, cả lớp:
Nghe GV nêu yêu cầu: Các em hãy viết lời khuyên cậu bé.
Một số HS nêu ý kiến của mình.
- Cá nhân: Viết lời khuyên cho chàng lười vào vở.
- Cả lớp: Nghe GV nhận xét.
- Cả lớp:
Nghe GV nêu yêu cầu: Nói 1 - 2 câu về trò chơi em thường chơi ở nhà.
Nghe GV gợi ý: Các em cần nêu tên trò chơi mình hay chơi, trò chơi đó chơi như thế nào?
- Nhóm: Nhóm trưởng mời từng bạn nêu ý kiến.
- Cả lớp: 2 - 3 HS nói trước lớp. GV góp ý thêm về nêu cách chơi.
- GV hướng dẫn HS làm BT trong VBT.
- HS viết câu thơ vào VBT
- HS câu lời khuyên, GV quan sát.
- HS viết câu trả lời (HSHTT)
Thứ .... ngày ..... tháng ..... năm 2021
TIẾNG VIỆT
Tiết 10+11+12: BÀI 29D: ĐIỀU EM GHI NHỚ
I. MỤC TIÊU
- HS đọc trơn và đọc hiểu câu chuyện về chủ điểm Em là búp măng non.
- Nghe - viết đoạn văn Không phá tổ chim.
- Viết đúng các tiếng có vần oang hoặc vần ang (sau âm đầu qu).
- Nhìn tranh, viết được câu theo yêu cầu.
II. TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN
- 4 thẻ vần oang, 4 thẻ vần ang và 4 thẻ tranh (HĐ2c).
- Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
1. Hoạt động khởi động
 * Nghe - nói.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
* Viết
- Viết về một bức tranh.
Tiết 2
3. Hoạt động thực hành
* Viết
Nghe - viết bài Không phá tổ chim.
Tiết 3
4. Hoạt động vận dụng
* Đọc mở rộng.
* Làm bài tập
- Chọn một bức tranh em thích 
- Viết 1- 2 câu kể về việc làm của một người trong tranh. 
- Điền vần oang hoặc ang vào chỗ trống. Chép 3 từ ngữ viết đúng.
- Chọn đọc một bài đồng dao ở SGK trang 99, viết một câu nhận xét về tranh minh họa bài đồng dao đó.
Cả lớp:
- Nghe GV hướng dẫn: Các em nhìn tranh, đọc kĩ các câu trong bóng nói và trả lời câu hỏi: Bé trai đã chào ai, chưa chào ai?
- Đại diện một vài cặp trả lời câu hỏi: Bé trai chỉ chào chú, không chào người đi cùng
- Nghe GV nhận xét ý kiến của các cặp, khen ý kiến nào đúng và nhắc nhở HS những điều cần ghi nhớ.
- Cả lớp: Nghe GV nêu yêu cầu và hướng dẫn (chọn 1 tranh, quan sát kĩ để viết 1 - 2 câu về việc làm của 1 người trong tranh).
- Cá nhân: Viết câu vào vở theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.
- Cả lớp: Nghe - viết bài Không nên phá tổ chim.
Nghe GV đọc cả bài 1 lần.
- Cá nhân: Nghe GV đọc từng cụm từ và viết các cụm từ đó.
 Nghe GV đọc lại bài để rà soát lỗi và sửa lỗi.
- Cả lớp: HS rà soát lỗi theo cặp.
Nghe GV nhận xét một số bài viết của HS và các lỗi mà nhiều HS mắc phải.
Chọn vần oang hoặc ang thích hợp với mỗi tranh.
- Cả lớp: Nhìn GV đính tranh và chữ phóng to của HĐ2c trên bảng.
Nghe GV giải thích cách thi: Lập 2 đội, mỗi đội 4 HS, mỗi HS nhận 1 thẻ vần oang hoặc vần ang. Sau khi nghe hiệu lệnh Bắt đầu!, đại diện mỗi đội chạy nhanh đính vần vào chỗ trống trong các chữ. Đội nào đính xong trước và đính đúng vần là đội thắng cuộc
HS đọc các từ ngữ đã đính vần, nghe GV nhắc nhở: sau âm đầu qu chỉ viết vần ang, không viết vần oang, mặc dù nghe đọc các tiếng chứa hai vần này rất giống nhau.
- Cả lớp: Nghe GV hướng dẫn nhiệm vụ:
Tìm đọc đoạn, bài nói về chủ điểm Em là búp măng non (Về những điều trẻ em yêu thích, quan tâm hoặc cần ghi nhớ).
Giới thiệu tên câu chuyện, bài thơ về chủ điểm Em là búp măng non đã biết, đã đọc cho cả lớp.
Chia sẻ với bạn hoặc người thân về những điều thú vị, đáng nhớ trong bài đọc.
- Cá nhân (làm ngoài giờ học):
Tìm sách, truyện theo hướng dẫn.
Đọc bài về chủ điểm Em là búp măng non (HS có thể đọc hai bài đồng dao Họ nhà chim và Họ nhà quả trong SHS).
Nói với người thân, bạn bè về bài đã đọc.
- GV hướng dẫn HS làm BT trong VBT.
- Cá nhân: HS chọn tranh
- HS viết câu văn vào VBT
- HS điền vần vào chỗ trống, chép từ.
- HS viết câu nhận xét.
- HS đọc câu văn, HS, GV nhận xét.
KÝ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Ngày 9 tháng 9 năm 2020
 ..
Nguyễn Thị Thu
Ngày xưa, ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão cao tuổi mới sinh được một cậu con trai. Cậu bé đã ba tuổi mà đặt đâu nằm đấy, cũng không biết nói, biết cười.
Thuở ấy, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Vua cho sứ giả đi khắp nước tìm người tài giỏi ra đánh giặc cứu nước. Nghe tiếng loa của sứ giả, cậu bé bỗng nhiên ngồi dậy bảo mẹ ra mời sứ giả vào. Cậu nói với sứ giả: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một cái nón sắt và một áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”.
Từ hôm ấy, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã chật. Vợ chồng ông lão không lo đủ nhưng dân làng đã góp cơm nuôi cậu.
Đúng hẹn, nhà vua đem ngựa, roi, nón và áo giáp đến. Cậu bé vươn vai biến thành một tráng sĩ. Tráng sĩ mặc áo giáp, đội nón, cầm roi, nhảy lên lưng ngưạ; ngựa phun lửa, phi thẳng đến chỗ quân giặc. Đánh giặc hồi lâu, roi sắt bị gãy, tráng sĩ nhổ bụi tre bên đường quật vào lũ giặc. Đuổi đến chân núi Sóc thì giặc tan. Tráng sĩ cùng ngựa bay thẳng lên trời.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_1_cung_hoc_de_phat_trien_nang_luc_tua.doc