Giáo án Tiếng việt Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 3 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm
Phân tích: - GV viết bảng chữ lê và mô hình chữ lê
- GV chỉ tiếng lê và mô hình tiếng lê
lê
l ê
- GV hỏi: Tiếng lê gồm những âm nào?
Yêu cầu HS nhắc lại
b) Đánh vần: GV hướng dẫn cách đánh vần kết hợp động tác tay lê: – lờ – ê – lê
3. Luyện tập
Mở rộng vốn từ: Bài tập 2
Gv yêu cầu học sinh làm việc nhóm, GV chỉ từng hình
GV cho Hs đọc lại từ vừa đọc
4. Tập đọc: Bài tập 3
GV chỉ hình trong SGK,
GV đọc mẫu la, lá, lồ ô, le le, dế, dê, đê, lọ, lê la
GV nhận xét
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 2
Tập đọc: GV đọc mẫu la, lá, lồ ô, le le, dế, dê, đê, lọ, lê la
Hướng dẫn HS thi đọc giữa các nhóm
GV cho hs đọc lại hai trang vừa học.
Tập viết : Bài tập 4 GV giới thiệu chữ ê, l, lê (mẫu chữ), nêu quy trình dạy viết chữ ê, l, lê về độ cao, các nét. Hướng dẫn HS viết bảng
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 3 MÔN: TIẾNG VIỆT BAØI 10 : Ê, L Tiết 1+ Tiết 2 Ngày: 21 - 09 - 2020 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1/ Phát triển năng lực đặc thù - năng lực ngôn ngữ Nhận biết các âm và chữ cái ê, l; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có ê, l với mô hình “âm đầu+ âm chính”. Nhìn hình minh họa, phát âm và tự phát hiện được tiếng có âm ê, âm l. Đọc đúng bài Tập đọc. Viết được các chữ ê, l, lê 2/ Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất Phát triển năng lực tiếng việt. Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm. Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bộ đồ dùng, SGK, SGV, Bảng con, phấn, bút dạ III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Tiết 1 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài học và ghi tựa bài 2. Chia sẻ - Khám phá Bài tập 1: Làm quen GV cho học sinh xem tranh. Tranh vẽ quả gì?. GV ghi chữ l, chữ ê lên bảng Phân tích: - GV viết bảng chữ lê và mô hình chữ lê - GV chỉ tiếng lê và mô hình tiếng lê lê l ê - GV hỏi: Tiếng lê gồm những âm nào? Yêu cầu HS nhắc lại b) Đánh vần: GV hướng dẫn cách đánh vần kết hợp động tác tay lê: – lờ – ê – lê 3. Luyện tập Mở rộng vốn từ: Bài tập 2 Gv yêu cầu học sinh làm việc nhóm, GV chỉ từng hình GV cho Hs đọc lại từ vừa đọc 4. Tập đọc: Bài tập 3 GV chỉ hình trong SGK, GV đọc mẫu la, lá, lồ ô, le le, dế, dê, đê, lọ, lê la GV nhận xét CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 2 Tập đọc: GV đọc mẫu la, lá, lồ ô, le le, dế, dê, đê, lọ, lê la Hướng dẫn HS thi đọc giữa các nhóm GV cho hs đọc lại hai trang vừa học. Tập viết : Bài tập 4 GV giới thiệu chữ ê, l, lê (mẫu chữ), nêu quy trình dạy viết chữ ê, l, lê về độ cao, các nét. Hướng dẫn HS viết bảng 5. CỦNG CỐ DẶN DÒ GV củng cố đọc lại bài nhận xét tiết học HS nhận diện được âm ê, âm l, phát âm đúng âm ê, âm l, các tiếng có âm ê, âm l rõ ràng, mạch lạc. Tranh vẽ quả lê Tiếng lê gồm âm l, âm ê. Âm l đứng trước, Âm ê đứng sau Đánh vần tiếng lê: – lờ – ê – lê HS nhận diện hình chứa từ có âm ê âm l HS đọc to, đoán hình ảnh chứa từ có âm ê, âm l đọc nhỏ tiếng không có âm ê, âm l. HS luyện đọc các từ theo tranh - HS đọc cá nhân, nhóm đôi - HS đọc cá nhân, nhóm đôi Cho hs viết bảng con Lưu ý : Điểm đặt bút, điểm kết thúc, nét nối giữa các con chữ và khoảng cách giữa các chữ 3 – 4 bạn lên giới thiệu bài viết của mình GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 3 MÔN: TIẾNG VIỆT BAØI 11 : B, BỄ Tiết 1+ Tiết 2 Ngày: 22 - 09 - 2020 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Nhận biết các âm và chữ cái b; nhận biết thanh ngã, dấu ngã, đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có âm b “mô hình “âm đầu + âm chính”; “âm đầu + âm chính + thanh”. - Nhìn hình, phát âm và tự phát hiện được tiếng có âm b, có thanh ngã. - Đọc đúng bài tập đọc Ở bờ đê - Biết viết trên bảng con các chữ, tiếng và chữ số: b, bễ; 2, 3. 2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất: - Khơi gợi tình yêu thiên nhiên. - Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bộ đồ dùng, SGK, SGV, Bảng con, phấn, bút dạ III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 1 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1/ Giới thiệu bài Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay các em sẽ học bài về âm b và chữ b; thanh ngã và dấu ngã – chữ bễ + GV ghi chữ b, nói: bờ + GV ghi chữ bễ, nói: bễ + GV giới thiệu chữ B in hoa 2/ Chia sẻ và khám phá (Bài tập 1: Làm quen) a) Âm b và chữ b GV chỉ hình con bê hỏi: Đây là con gì? GV viết bảng: bê. * Phân tích - GV viết bảng chữ bê và mô hình chữ bê - GV chỉ tiếng bê và mô hình tiếng bê bê b ê - GV hỏi: Tiếng bê gồm những âm nào? * Đánh vần. - Giáo viên hướng dẫn cả lớp vừa nói vừa thể hiện động tác tay: b) Tiếng bễ - GV chỉ tiếng bễ. Giới thiệu đây là tiếng bễ. - Tiếng bễ khác bê ở điểm nào? - GV: đó là dấu ngã - GV đọc : bễ * Phân tích - GV viết bảng chữ bễ và mô hình chữ bễ - GV chỉ tiếng bễ và mô hình tiếng bễ - GV hỏi: Tiếng bễ gồm những âm nào? * Đánh vần. - Giáo viên hướng dẫn cả lớp vừa nói vừa thể hiện động tác tay: 3/ Luyện tập Mở rộng vốn từ (Bài tập 2: Tìm tiếng có âm b) GV: BT2 yêu cầu các em tìm những tiếng có âm b. GV chỉ từng hình, GV chỉ hình lần 2 (TT đảo lộn), cả lớp nói lại tên từng sự vật. Mở rộng vốn từ (BT3: Tiếng nào có thanh ngã?) GV: BT3 yêu cầu các em tìm những tiếng có thanh ngã. GV chỉ từng hình, GV chỉ hình lần 2 (TT đảo lộn), cả lớp nói lại tên từng sự vật. GV chỉ hình theo TT đảo lộn, cả lớp đồng thanh: Tiếng nhãn có thanh ngã. Tiếng vẽ có thanh ngã. Tiếng quạ không có thanh ngã... Tập đọc (BT 4) Luyện đọc từng câu, từng lời dưới tranh GV: Mời 1 HS đọc tên bài: Ở bờ đê . Cả lớp đọc lại. GV chỉ trên bảng 3 hình minh hoạ bài Tập đọc, hỏi: Đây là hình ảnh những con vật gì? GV (chỉ từng hình) đọc mẫu từng câu: đọc chậm, giọng nhẹ nhàng. Luyện đọc từ ngữ: GV giải nghĩa: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 2 - Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp): GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS. Thi đọc cả bài (theo cặp, tổ) Tìm hiểu bài đọc. Gợi ý các câu hỏi: Con dê la cà ở đâu? . Dê gặp những con gì? Con bê kêu thế nào? Tập viết (bảng con - BT5) Viết: b, bê, bễ GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn quy trình: Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà đọc cho người thân nghe bài Tập đọc Ở bờ đê; xem trước bài 12 (g, h). HS nhận diện được âm b phát âm đúng âm b, các tiếng có âm b rõ ràng, mạch lạc. HS (cá nhân, tổ, lớp) nhắc lại: b. HS (cá nhân, tổ, lớp) nhắc lại: bễ. Con bê. Cả lớp đọc: b, ê = bê. âm ê. HS trả lời nối tiếp: Tiếng bê gồm có âm b và âm ê. Âm b đứng trước và âm ê đứng sau. + HS (cá nhân, tổ, lớp) nhắc lại: bê. HS (cá nhân, tổ, lớp đánh vần, đọc trơn): bờ - ê - bê / bê. Tiếng bễ có thêm dấu. Tiếng bễ gồm có 2 âm: âm b đứng trước, âm ê đứng sau, dấu ngã đặt trên âm ê - 1 số HS nhắc lại. HS đánh vần nhanh (bê - ngã - bễ), thể hiện bằng động tác tay: HS nói tên từng sự vật: bò, lá, bàn, búp bê, bóng HS nói tên từng sự vật dưới hình: vẽ, đũa, quạ, sữa, võ, nhãn. Từng cặp HS chỉ hình, nói tiếng, nối dấu ngã với hình chứa tiếng có thanh ngã trong Vở bài tập. HS nói thêm 3 - 4 tiếng ngoài bài có thanh ngã (dễ, khẽ, lễ, vẫn,...). HS đọc tên bài: Ở bờ đê . Cả lớp đọc lại. Tranh 1: con dê. Tranh 2: con dế. Tranh 3: con bê. HS nhìn bài đọc trên bảng lớp đọc các từ ngữ theo thước chỉ của GV: bờ đê, la cà, có dế, có cả bê, be be. .Cả lớp đọc. HS đọc thành tiếng Cả lớp đọc. + Từng HS tiếp nối nhau đọc từng câu, từng lời dưới tranh: HS1 đọc tên bài và câu 1, các bạn khác tự đứng lên đọc tiếp nối. Có thể lặp lại vòng 2 với những HS khác. Từng cặp HS (nhìn SGK) cùng luyện đọc trước khi thi. GV hướng dẫn HS chỉ chữ trong SGK cùng đọc. Con dê la cà ở bờ đê Dê gặp con dế, con bê Con bê kêu “be be” HS đọc trên bảng lớp chữ b, các tiếng bê, bễ, chữ số 2, 3. HS viết bảng con b, bễ (2 hoặc 3 lần). Viết các chữ số: 2, 3 GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 3 MÔN: TIẾNG VIỆT BAØI : TẬP VIẾT Ngày: 22 - 09 - 2020 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1/ Phát triển năng lực đặc thù - năng lực ngôn ngữ Tô đúng, viết đúng các chữ ê, l, b các tiếng lê, bễ số 2, 3, chữ viết thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu trong vở Luyện Viết 1, tập một. 2/ Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết. Rèn cho học sinh tính kiên nhẫn, cẩn thận, có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bộ đồ dùng, SGK, SGV, Bảng con, phấn, bút dạ, Tranh chữ mẫu. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Giới thiệu bài GV giới thiệu bài học và ghi tên bài: Tập Viết ê, l, b, lê, bê, bễ số 2, 3. 2. Khám phá và Luyện tập Tập Viết ê, l, lê. GV viết mẫu trên bảng lần lượt từng chữ, tiếng vừa hướng dẫn. Chữ ê: - Chữ ê cao 2 ô ly, rộng 1 ô li rưỡi. Tạo bởi 3 nét là nét thắt, nét móc ngược và nét ngang. - Cách viết: + Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ ngang 1 một chút, viết nét cong phải tới đường kẻ ngang 3 chuyển sang viết nét cong trái xuống đến đường kẻ 1, dừng bút giữa đường kẻ dọc 2 và 3 + Nét 2: Trên đường kẻ 3 viết nét hất đến giữa đường kẻ 3 và 4. + Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, viết nét xiên trái đến trên đường kẻ 3 (bằng với điểm đặt bút của nét 2). Chữ l: - Chữ l cao 5 ô ly, rộng 2 ô li. Là nét khuyết trên liền với nét cong dưới - Cách viết: Đặt bút trên dòng kẻ 2, bên trái đường kẻ 1, viết nét khuyết trên chạm dòng kẻ 6 xuống đến dưới dòng kẻ 1 lượn cong sang phải, dừng bút ở đường kẻ 2. Chữ l: - Chữ l cao 5 ô ly, rộng 2 ô li. Là nét khuyết trên liền với nét cong dưới - Cách viết: Đặt bút trên dòng kẻ 2, bên trái đường kẻ 1, viết nét khuyết trên chạm dòng kẻ 6 xuống đến dưới dòng kẻ 1 lượn cong sang phải, dừng bút ở đường kẻ 2. Tập Viết b, bê, bễ. Chữ b cao 5 ô ly, rộng 2 ô li rưỡi. Tạo bởi 2 nét là nét khuyết trên và nét thắt trên. Cách viết: + Nét 1: Đặt bút trên dòng kẻ 2, bên trái đường kẻ 1, viết nét khuyết trên chạm dòng kẻ 6 xuống đến dưới dòng kẻ 1 lượn cong sang phải. + Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, viết tiếp nét thắt trên, dừng bút dưới dòng kẻ 3 GV viết mẫu trên bảng lần lượt từng chữ, tiếng vừa hướng dẫn. Chú ý các chữ đều có dộ cao 2 li, viết đúng dấu ngã đặt dấu cân đối, đúng vị trí. Tập tô, tập viết Yêu cầu học sinh nhắc lại tư thế ngồi viết GV hướng dẫn, dặn dò học sinh mở vở TV tô và viết à Nhận xét phần viết 3. Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học HS lắng nghe HS đọc ê, l, b, lê, bê, bễ số 2, 3. HS lắng nghe HS viết bảng con HS viết bảng con HS mở vở luyện viết để tô và viết Lưu ý : Điểm đặt bút, điểm kết thúc, nét nối giữa các con chữ và vị trí dấu thanh và khoảng cách giữa các chữ GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 3 MÔN: TIẾNG VIỆT BAØI 12 : G, H Tiết 1+ Tiết 2 Ngày: 23 - 09 - 2020 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1/ Phát triển năng lực đặc thù - năng lực ngôn ngữ Nhận biết các âm và chữ cái g, h; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có mô hình “âm đầu+ âm chính” với mô hình “âm đầu+ âm chính + thanh” ga, hồ Nhìn hình minh họa, phát âm và tự phát hiện được tiếng có âm g, âm h. Đọc đúng bài Tập đọc. Viết được chữ g, h, tiếng ga, hồ 2/ Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất Phát triển năng lực tiếng việt. Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. HS yêu thích học tiếng việt. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bộ đồ dùng, SGK, SGV, Bảng con, phấn, bút dạ III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Tiết 1 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài học và ghi tựa bài 2/ Chia sẻ và khám phá (Bài tập 1: Làm quen) Dạy âm g, chữ g Học sinh xem tranh Đây là gì?. Vậy cô có tiếng ga. Trong tiếng ga có âm gì chúng ta đã được học? Còn một âm chưa được học là âm g. Hôm nay chúng ta học âm g. GV ghi chữ g lên bảng nói: (gờ) a) Phân tích: - GV viết bảng chữ ga và mô hình chữ ga - GV chỉ tiếng ga và mô hình tiếng ga, Tiếng ga gồm những âm nào? ga g a - GV cho HS ghép bảng tiếng ga b) Đánh vần: GV giới thiệu mô hình tiếng ga. GV hướng dẫn cách đánh vần kết hợp động tác tay : ga – gờ - a – ga Dạy âm h, chữ h tương tự dạy âm g, chữ g 3. Luyện tập: Mở rộng vốn từ: Bài tập 2 GV Chỉ từng hình theo thứ tự cho cá nhân – lớp nói tên từng sự vật: hổ, gấu, hoa hồng, hành, gừng, gà. - GV chỉ từng hình, cả lớp: Tiếng hổ có âm h, tiếng gấu có âm g, ... GV nhận xét CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 2 Tập đọc Bài tập 3 GV chỉ hình minh họa bài Bé Hà, bé Lê giới thiệu bài: Có mấy người trong tranh? GV xác định lời nhân vật trong từng tranh: Tranh 1 là lời Hà. Tranh 2: câu 1 lời bà, câu 2 lời Hà. Tranh 3 lời của Hà. Tranh 4: Lời ba Hà. - GV đọc mẫu từng lời, kết hợp giới thiệu từng tình huống. - Luyện đọc từ ngữ: Tập viết : Bài tập 4 GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn HS viết. - Chữ g: Cao 5 li gồm 2 nét: nét cong kín như chữ o, thêm một nét khuyết dưới. - Chữ h: Cao 5 li gồm 2 nét, nét khuyết trên và nét móc hai đầu. - GV vừa viết mẫu, vừa hướng dẫn HS cách viết. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học, khen những HS học tốt. Dặn học sinh đọc lại bài ở nhà. Xem trước bài 13 chuẩn bị cho bài sau. - Khuyến khích các em tập viết trên bảng con. 5. CỦNG CỐ DẶN DÒ Gv củng cố đọc lại bài nhận xét tiết học HS nhận diện được âm g, h, phát âm và đánh vần đúng âm g, h, các tiếng có âm g, h rõ ràng, mạch lạc. Nhà ga Âm a HS đọc cả lớp, cá nhân: gờ Tiếng ga gồm âm g, âm a. Âm g đứng trước, Âm a đứng sau HS đánh vần ga – gờ - a – ga (thể hiện bằng động tác tay 1 lần) HS đánh vần, đọc trơn (cá nhân, tổ, lớp): gờ - a – ga/ ga HS nói tên từng sự vật: hổ, gấu, hoa hồng, hành, gừng, gà. Từng cặp HS làm bài; báo cáo kết quả: HS1 chỉ các hình trên bảng lớp, nói các tiếng có âm g (gấu, gừng, gà), HS2 nói các tiếng có âm h (hổ, hoa hồng, hành) - Cho HS nói thêm tiếng có âm g, có âm h Có bốn nhân vật: Hà, bà, bé Lê, ba của Hà. HS (cá nhân, lớp) nhìn bài trên bảng, đọc các từ ngữ (đã gạch chân) theo thước chỉ của GV: Hà ho, bà bế, cả Hà, cả bé Lê. Thi đọc bài. HS (cá nhân, nhóm, tổ) thi đọc bài. - Cả lớp đọc đồng thanh cả bài. - HS viết bảng con g, h. HS giơ bảng, GV nhận xét. - Viết ga, hồ. - HS đọc ga và nói chữ nào viết trước, chữ nào viết sau . Đọc hồ và nói cách viết tiếng hồ. Lưu ý : Điểm đặt bút, điểm kết thúc, nét nối giữa các con chữ và khoảng cách giữa các chữ 3 – 4 bạn lên giới thiệu bài viết của mình GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 3 MÔN: TIẾNG VIỆT BAØI 13 : I, IA Tiết 1+ Tiết 2 Ngày: 24 - 09 - 2020 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1/ Phát triển năng lực đặc thù - năng lực ngôn ngữ Nhận biết các âm và chữ cái i, ia; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có mô hình “âm đầu+ âm chính” “âm đầu+ âm chính+ thanh ” bi, bia. Nhìn hình minh họa, phát âm và tự phát hiện được tiếng có âm i, âm ia. Đọc đúng bài Tập đọc. Viết được âm bi, bia, số 4, 5 2/ Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất - Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi. - Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày bài tập viết. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bộ đồ dùng, SGK, SGV, Bảng con, phấn, bút dạ III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Tiết 1 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài học và ghi tựa bài 2/ Chia sẻ và khám phá (Bài tập 1: Làm quen) Dạy âm i, chữ i Học sinh xem tranh Đây là gì?. Vậy cô có tiếng bi. Trong tiếng bi có âm gì chúng ta đã được học? Còn một âm chưa được học là âm i. Hôm nay chúng ta học âm i. GV ghi chữ g lên bảng nói: i a) Phân tích: GV phân tích tiếng bi; gồm những âm nào? Âm nào đứng trước, Âm nào đứng sau? Yêu cầu HS nhắc lại b) Đánh vần: GV giới thiệu mô hình tiếng bi. bi b i bờ - i – bi GV hướng dẫn cách đánh vần kết hợp động tác tay : bi – bờ - i – bi Dạy âm ia, chữ ia tương tự dạy âm i, chữ i 3. Luyện tập: Mở rộng vốn từ: Bài tập 2 GV Chỉ từng hình theo thứ tự cho cá nhân – lớp nói tên từng sự vật: - GV chỉ từng hình, cả lớp: Tiếng bí có âm i, tiếng ví có âm i, ... GV nhận xét CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 2 3/ Tập đọc Bài tập 3 GV chỉ hình minh họa bài Bé Bi, bé Li giới thiệu bài: Có mấy người trong tranh? GV xác định lời nhân vật trong từng tranh: Tranh 1 là lời bé Li. Tranh 2: lời Bé Bi, - GV đọc mẫu từng lời, kết hợp giới thiệu từng tình huống. - Luyện đọc từ ngữ: Tập viết : Bài tập 4 GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn HS viết. i, ia, bi, bia - Chữ i: Chữ i cao 2 ô ly, rộng 1 ô li rưỡi. Tạo bởi 3 nét là nét hất, nét móc ngược và nét chấm. - Chữ ia: viết chữ i trước a sau chú ý nét nối giữa chữ i và chữ a. - GV vừa viết mẫu, vừa hướng dẫn HS cách viết. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học, khen những HS học tốt. Dặn học sinh đọc lại bài ở nhà. Xem trước bài 13 chuẩn bị cho bài sau. - Khuyến khích các em tập viết trên bảng con. 5. CỦNG CỐ DẶN DÒ Gv củng cố đọc lại bài nhận xét tiết học HS nhận diện được âm i, ia, phát âm và đánh vần đúng âm i, ia, các tiếng có âm i, ia rõ ràng, mạch lạc. Hòn bi Âm b HS đọc cả lớp, cá nhân: i Tiếng bi gồm âm b, âm i. Âm b đứng trước, Âm i đứng sau HS đánh vần bi – bờ - i – bi (thể hiện bằng động tác tay 1 lần) HS đánh vần, đọc trơn (cá nhân, tổ, lớp): bi : bờ - i – bi HS nói tên từng sự vật: bí, ví, chỉ khỉ, hành, đĩa, mía. Từng cặp HS làm bài; báo cáo kết quả: HS1 chỉ các hình trên bảng lớp, nói các tiếng có âm i (bí, ví, chỉ, khỉ), HS2 nói các tiếng có âm ia (dĩa, mía) - Cho HS nói thêm tiếng có âm i, có âm ia Có hai nhân vật: bé Li, bé bi. HS (cá nhân, lớp) nhìn bài, đọc các từ ngữ (đã gạch chân) theo thước chỉ của GV Thi đọc bài. HS (cá nhân, nhóm, tổ) thi đọc bài. - Cả lớp đọc đồng thanh cả bài. HS đọc i, ia, bi, bia - HS viết bảng con i, ia. HS giơ bảng, GV nhận xét. - Viết bi, bia. - HS đọc và nói cách viết tiếng. Lưu ý : Điểm đặt bút, điểm kết thúc, nét nối giữa các con chữ và khoảng cách giữa các chữ 3 – 4 bạn lên giới thiệu bài viết của mình GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 3 MÔN: TIẾNG VIỆT BAØI : TẬP VIẾT Ngày: 24 - 09 - 2020 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1/ Phát triển năng lực đặc thù - năng lực ngôn ngữ Tô đúng, viết đúng các chữ g, h, i, ia các tiếng ga, hồ, bi, bia số 4, 5 - chữ viết thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu trong vở Luyện Viết 1, tập một. Tô, viết đúng các chữ số 4, 5 2/ Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất Rèn cho học sinh tính kiên nhẫn, cẩn thận, có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bộ đồ dùng, SGK, SGV, Bảng con, phấn, bút dạ, Tranh chữ mẫu. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Giới thiệu bài GV giới thiệu bài học và ghi tên bài: Tập Viết g, h, i, ia, ga, hồ, bi, bia số 4, 5. 2. Khám phá và Luyện tập Tập Viết g, ga, h, hổ. GV viết mẫu trên bảng lần lượt từng chữ, tiếng vừa hướng dẫn. Chữ g: Chữ g cao 5 ô li, rộng 2 ô li. Gồm nét cong kín và nét khuyết dưới. - Cách viết: + Nét 1: Đặt bút dưới đuongè kẻ 3, viết nét cong kín rộng 1 ô li rưỡi cao 2 ô li. + Nét 2: Đặt bút trên đường kẻ 3, viết nét khuyết Chữ h: Chữ h cao 5 ô li, rộng 3 ô li. Gồm nét khuyết trên và nét móc hai đầu - Cách viết: + Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 2, bên trái đường kẻ dọc 1, viết nét khuyết trên chạm dòng kẻ 6 xuống đến dòng kẻ 1 + Nét 2: Rê bút đến giữa đường kẻ ngang 1 và 2, viết nét móc hai đầu rộng 2 ô li rưỡi (phần móc xuôi rộng 1 ô li rưỡi). - Chữ ga: viết chữ g trước a sau chú ý nét nối giữa chữ g và chữ a. - Chữ hổ: viết chữ h trước ô sau chú ý nét nối giữa chữ h và chữ ô, dấu hỏi đặt trên chữ ô. Tập Viết i, ia, bi, bia số 4, 5 GV viết mẫu trên bảng lần lượt từng chữ, tiếng vừa hướng dẫn. Chú ý dộ cao * Chữ i: cao 2 ô ly, rộng 1 ô li rưỡi. Tạo bởi 3 nét là nét hất, nét móc ngược và nét chấm. - Cách viết: + Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ ngang 2, viết nét xiên lên đến đường kẻ ngang 3. + Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, viết nét móc ngược xuống đến đường kẻ 1, dừng bút ở đường kẻ 2 + Nét 3: Rê bút đến trên nét móc ngược, giữa đường kẻ ngang 3, 4 viết nét chấm. - Chữ ia: viết chữ i trước a sau chú ý nét nối giữa chữ i và chữ a. - Chữ bi: viết chữ b trước i sau chú ý nét nối giữa chữ b và chữ i. - Chữ bia: viết chữ b trước ia sau chú ý nét nối giữa chữ b và chữ ia - GV treo mẫu số 4, số 5 lên bảng. + Số 4 cao bao nhiêu ô li? Rộng bao nhiêu ô li? + Số 5 được tạo bởi bao nhiêu nét? Đó là những nét nào? - GV hướng dẫn cách viết số 4, 5. Hướng dẫn lấy tọa độ trên bảng con: Yêu cầu học sinh nhắc lại tư thế ngồi viết Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học, khen những HS học tốt. Dặn học sinh đọc lại bài ở nhà. Xem trước bài 14 chuẩn bị cho bài sau. HS lắng nghe HS đọc g, ga, h, hổ, i, ia, bi, bia số 4, 5 HS quan sát, lắng nghe HS quan sát, nhận xét. HS quan sát, nhận xét. HS quan sát, nhận xét. Cao 4 ô li, rộng 1 ô li) Tạo bởi 2 nét là nét xiên và nét thẳng HS quan sát, nhận xét. + Số 5 cao 4 ô li, rộng 2 ô li + Số 5 được tạo bởi 3 nét ngang, nét thẳng và nét cong phải. - HS tập vẽ bảng con. HS viết vào vở Lưu ý : Điểm đặt bút, điểm kết thúc, nét nối giữa các con chữ và vị trí dấu thanh và khoảng cách giữa các chữ GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 3 MÔN: KỂ CHUYỆN BAØI 14 : HAI CHÚ GÀ CON Ngày: 25 - 09 - 2020 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Nghe hiểu và nhớ câu chuyện Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi dưới tranh Nhìn tranh, không cần GV hỏi, có thể tự kể từng đoạn của câu chuyện. Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Anh em phải yêu thương nhường nhịn nhau, đừng tranh giành, nghĩ xấu về nhau để khỏi phải xấu hổ, ân hận Phát triển năng lực tiếng việt đặc biệt khả năng sử dụng ngôn ngữ Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SGK, GSV III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Chia sẻ - giới thiệu câu chuyện: GV giới thiệu bài học và ghi tên đề bài: Hai chú gà con Giới thiệu các nhân vật trong chuyện qua tranh ảnh GV giới thiệu bối cảnh câu chuyện, tạo hứng thú cho học sinh. Khám phá và luyện tập a/ GV kể từng đoạn GV cho HS vừa xem tranh vừa nghe GV kể chuyện GV kể nhiều lần b/ Trả lời câu hỏi theo tranh GV dựa vào tranh nêu câu hỏi dưới tranh HS trả lời câu hỏi theo từng tranh c/ Kể chuyện theo tranh không dựa vào câu hỏi Hướng dẫn, khuyến khích HS nhìn tranh kể câu chuyện GV nhận xét – tuyên dương d/ Tìm hiểu ý nghĩa câu truyện Câu chuyện khuyên các em điều gì? Lớp bình chọn bạn nêu ý nghĩa đúng Lời khuyên của câu chuyện : Anh em phải yêu thương nhường nhịn nhau, đừng tranh giành, nghĩ xấu về nhau để khỏi phải xấu hổ, ân hận 3/ Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học Tuyên dương những HS kể đúng ý chính của câu chuyện. Vể nhà kể cho gia đình mình nghe câu chuyện này Dặn học sinh đọc lại bài ở nhà. Xem trước bài 15 chuẩn bị cho bài sau. Hs đọc theo Hs nhắc và phân biệt các nhân vật Hs ghi nhớ Hs chú ý quan sát/ lắng nghe Học sinh lắng nghe Giáo viên kể. Học sinh quan sát Hs lắng nghe và trả lời câu hỏi Học sinh kể lại theo từng tranh Hs kể cá nhân, nhóm, tổ Thảo luận nhóm đôi, trình bày Học sinh nêu lại ý nghĩa câu chuyện Lớp bình chọn bạn nêu ý nghĩa đúng Hs lắng nghe GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 3 MÔN: TIẾNG VIỆT BAØI 15 : ÔN TẬP Ngày: 25 - 09 - 2020 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1/ Phát triển năng lực đặc thù - năng lực ngôn ngữ Biết ghép các âm đã học âm đầu: l, b, g ,h,âm chính: a,o,ô,ơ,e,ê,i,ia thành tiếng theo mô hình “âm đầu+ âm chính”, “âm đầu+ âm chính+ dấu thanh”. Đọc đúng bài Tập đọc. Tìm đúng từ ứng với mỗi hình, viết đúng từng từ 2/ Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất - Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi. - Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày bài tập viết. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bộ đồ dùng, SGK, SGV, Bảng con, phấn, bút dạ III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1/ Giới thiệu bài: 2/ Luyện tập Bài tập 1: Ghép các âm đã học thành tiếng a o ô ơ e ê i ia l la lo lô lơ le lê li lia b ba bo bô bơ be bê bi bia h ha ho hô hơ he hê hi hia g ga go gô gơ Ghép thêm dấu thanh vào tiếng vừa tìm được Bài tập 2: Tập đọc GV cho HS quan sát tranh Tranh vẽ gì? Bài có mấy câu GV giải nghĩa từ Bài tập 3: Tìm từ ứng với hình GV cho HS tham gia trò chơi tìm từ đúng Tuyên dương bạn tìm đúng 3/ Củng cố, dặn dò Nhận xét tiết học về nhà tập viết các chữ vừa ôn vào bảng con Chuẩn bị bài 16 Học sinh lắng nghe Học sinh quan sát . Học sinh ghép tiếng 1 Học sinh đọc âm cần ôn. Học sinh thực hiện hoàn thành bảng ôn. cá nhân ,dãy bàn , đồng thanh . Học sinh đọc bảng ôn Ghép thêm dấu thanh vào tiếng vừa tìm được Đọc cá nhân –nhóm đôi – dãy bàn Cả lớp đọc đồng thanh tiếng mới HS quan sát tranh Tranh vẽ bể cá Bài có 4 câu HS xung phong đọc từ ngữ trong sách giáo khoa Đọc cá nhân –nhóm đôi – dãy bàn Cả lớp đọc đồng thanh Các nhóm chơi trò chơi tìm từ đúng với hình Cho Học sinh thực hiện ghép từ và hình phù hợp GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_1_canh_dieu_tuan_3_nam_hoc_2020_2021.doc