Giáo án Tiếng việt Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 28 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm
1.1. Thảo luận nhóm ()
- GV khuyến khích HS nói tự do về thầy, cô giáo. GV nhận xét khích lệ, không đánh giá đúng - sai.
1.2. Giới thiệu bài
- Hôm nay, các em sẽ đọc truyện kể về một thầy giáo. (GV đưa lên bảng tranh minh hoạ bài đọc).
2. Khám phá và luyện tập
2.1. Luyện đọc
a) GV đọc mẫu: Giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm.
b) Luyện đọc từ ngữ:
TIẾT 2
c) Luyện đọc câu
- Bài đọc có bao nhiêu câu?
d) Thi đọc đoạn, bài
2.2. Tìm hiểu bài đọc
- GV hỏi - HS trong lớp trả lời:
+Vì sao các bạn HS rất thích thầy giáo của mình? HS:
a) Vì thầy dạy buổi đầu tiên.
b) Vì thấy rất quan tâm tới HS.
c) Vì thấy dịu dàng bảo bạn khi học trò nghịch ngợm.
+ Bạn nhỏ mắc lỗi sẽ nói gì khi được thầy tha lỗi?
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 28 MÔN: TẬP ĐỌC BÀI: THẦY GIÁO Tiết 1+ Tiết 2 Ngày: - - 2021 I. MỤC TIÊU - Đọc trơn bài với tốc độ 40 – 50 tiếng / phút, phát âm đúng các tiếng, không phải đánh vần. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu. - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Làm đúng bài tập đọc hiểu. - Hiểu câu chuyện nói về tình cảm của bạn HS với thầy giáo: Các bạn HS rất yêu quý thầy giáo vì thầy rất quan tâm tới HS, ân cần, dịu dàng, độ lượng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy chiếu / hoặc giấy khổ to, bảng phụ. - Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1 1. Chia sẻ và giới thiệu bài (gợi ý) 1.1. Thảo luận nhóm () - GV khuyến khích HS nói tự do về thầy, cô giáo. GV nhận xét khích lệ, không đánh giá đúng - sai. 1.2. Giới thiệu bài - Hôm nay, các em sẽ đọc truyện kể về một thầy giáo. (GV đưa lên bảng tranh minh hoạ bài đọc). 2. Khám phá và luyện tập 2.1. Luyện đọc a) GV đọc mẫu: Giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm. b) Luyện đọc từ ngữ: TIẾT 2 c) Luyện đọc câu - Bài đọc có bao nhiêu câu? d) Thi đọc đoạn, bài 2.2. Tìm hiểu bài đọc - GV hỏi - HS trong lớp trả lời: +Vì sao các bạn HS rất thích thầy giáo của mình? HS: a) Vì thầy dạy buổi đầu tiên. b) Vì thấy rất quan tâm tới HS. c) Vì thấy dịu dàng bảo bạn khi học trò nghịch ngợm. + Bạn nhỏ mắc lỗi sẽ nói gì khi được thầy tha lỗi? - (Lặp lại) 1 HS hỏi - cả lớp đáp. 2.3. Luyện đọc lại (theo vai) - GV mời 3 HS đọc truyện theo vai: người dẫn chuyện, thầy giáo, 1 HS. - Lặp lại với tốp thứ hai. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn tốp đọc tốt. 3. Củng cố, dặn dò - Chỉ một số câu, từ cho HS đọc lại. Thảo luận nhóm HS nói về thầy, cô giáo - HS quan sát tranh, nói những gì mình quan sát được: Tranh vẽ thầy giáo hiền hậu nhìn một bạn HS đang khoanh tay xin lỗi thầy. HS lắng nghe Cá nhân, cả lớp đọc từ ngữ: dãy bàn, đỏ ửng, ngừng đọc, sau lưng, múa may, quay lại, cúi gằm mặt, nhẹ nhàng, chuông báo, rụt rè, mỉm cười. Bài đọc có 14 câu HS đọc vỡ từng câu. -Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 hoặc 3 câu ngắn) (cá nhân, từng cặp). - Từng cặp HS nhìn SGK cùng luyện đọc trước khi thi. - Các cặp, tổ thi đọc tiếp nối 3 đoạn. (Từ đầu đến ... có sốt không. Tiếp theo đến ... nữa nhé!”. / Còn lại).. - Các cặp, tổ thi đọc cả bài. / 1 HS đọc cả bài. / Cả lớp đọc đồng thanh. - 1 HS đọc yêu cầu của BT. - Cả lớp đọc lại. - Từng cặp HS trao đổi, làm bài trong VBT. Sai Đúng Đúng HS có thể nói: Cảm ơn thầy đã tha lỗi cho em. Chào thầy em về ạ”. Hoặc “Em cảm ơn thầy. Em về ạ”. HS đọc truyện theo vai: người dẫn chuyện, thầy giáo, 1 HS. - Lặp lại với tốp thứ hai. GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 28 MÔN: CHÍNH TẢ BÀI: CÔ GIÁO VỚI MÙA THU ( nghe viết) Ngày: - - 2021 I. MỤC TIÊU - Nghe viết lại đúng 4 dòng thơ (15 chữ) Cô giáo với mùa thu, không mắc quá 1 lỗi. - Nhớ quy tắc chính tả g, gh; điền đúng g, gh vào chỗ trống để hoàn thành câu. - Tìm trong bài Thầy giáo tiếng có vần ai, vần ay; viết lại cho đúng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng lớp viết các dòng thơ cần viết chính tả, viết các chữ cần điền âm đầu (BT 2): đứng lên ...ế; cúi ...ằm mặt; bước lại ...ần. - Bảng con / hoặc 2 băng giấy để 2 HS thi làm BT 3 trước lớp. - Vở Luyện viết 1, tập hai. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2. Luyện tập 2.1. Nghe viết chính tả (cỡ chữ nhỏ) - GV hỏi HS về nội dung khổ thơ (ca ngợi cô giáo hiền, giọng nói đầm ấm). - GV chỉ cho HS đọc những chữ các em dễ viết sai, VD: giáo, hiền, giọng, lời. Nhắc HS viết hoa chữ Tấm. GV đọc mỗi dòng không quá 3 lần. Với dòng thơ 4 chữ, có thể đọc liền cả dòng hoặc đọc 2 chữ một: Hiền như- cô Tấm / Giọng cô – đầm ấm,.... Trong khi đó, GV chữa bài cho HS. 2.2. Làm bài tập chính tả a) BT 2 (Em chọn chữ nào: g hay gh?). - GV nêu YC; các từ ngữ: đứng lên ...ế, cúi gằm mặt, bước lại ...ần. b) BT 3 (Tìm nhanh, viết đúng) - (Chữa bài) GV phát thẻ giấy cho 2 HS làm bài trên bảng lớp, nói kết quả: 1 tiếng có vần ai (lại); 2 tiếng có vần ay (2 trong các tiếng: ngay, dãy, may, quay, nãy). 3, Củng cố, dặn dò - Chỉ cho HS đọc một số tiếng. - Tuyên dương những HS tích cực. HS lắng nghe HS đọc cá nhân, cả lớp khổ thơ cần viết chính tả. - HS nhẩm đánh vần, đọc thầm từng tiếng mình dễ viết sai. - HS gấp SGK, nghe GV đọc từng dòng thơ, viết vào vở Luyện viết 1, tập hai, tô những chữ hoa đầu câu - HS viết xong, cầm bút chì, nghe GV đọc chậm từng dòng thơ, soát lỗi. Gạch dưới chữ viết sai bằng bút chì, viết lại cho đúng ra lề vở, ghi số lỗi bên bài viết. - HS đổi bài với bạn để sửa lỗi cho nhau. - 1 HS nhắc lại quy tắc chính tả: gh + e, ê, i; g+a, o, ô, u,... - HS làm bài. - Sữa bài 1 HS lên bảng điền chữ g, gh vào chỗ trống để hoàn thành câu, đọc kết quả: đứng lên ghế, cúi gằm mặt, bước lại gần. - Cả lớp đọc lại 3 câu văn; sửa bài theo đáp án. - HS đọc yêu cầu. - Tìm trong bài đọc, viết vào vở Luyện viết 1, tập hai 1 tiếng có vần ai, 2 tiếng có vần ay (viết nhiều hơn 2 vần ay càng tốt). - Cả lớp nói lại kết quả. GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 28 MÔN: TẬP ĐỌC BÀI: KIẾN EM ĐI HỌC Tiết 1+ Tiết 2 Ngày: - - 2021 I. MỤC TIÊU - Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu. - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc. - Hiểu nội dung câu chuyện vui: Kiến em rất buồn vì thầy giáo chế chữ kiến quá nhỏ, thầy không đọc được. Thì ra thầy giáo của kiến em là thầy voi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, máy chiếu. - Các thẻ chữ để HS làm BT chọn ý đúng. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1 1. Chia sẻ và giới thiệu bài (gợi ý) 1.1. Chọn 1 trong 2 cách - Ngày đầu tiên em đến trường là ngày nào? Ấn tượng rõ nhất của ngày đầu em đến trường là ai, là cái gì? Ấn tượng đó là vui hay buồn? Về nhà em đã kể những gì cho người thân nghe về ngày đầu đi học? - GV nhận xét khích lệ, không kết luận đúng - sai. 1.2. Giới thiệu bài 2. Khám phá và luyện tập 2.1. Luyện đọc a) GV đọc mẫu: b) Luyện đọc từ ngữ: buồn lắm, oà lên, nức nở, nằm sát đất, giương kính lên,... c) Luyện đọc câu - GV: Bài đọc có mấy câu? GV sửa lỗi phát âm cho HS. Nhắc HS nghỉ hơi đúng ở câu: Thầy nằm sát đất, giường kính lên / cũng không đọc được. TIẾT 2 2.2. Tìm hiểu bài đọc - Vì sao từ trường trở về, kiến em rất buồn? -Nếu em là kiến anh, em sẽ làm gì? - GV (nêu lại câu hỏi 2, mời HS 2). - GV (nêu lại câu hỏi 2, mời HS 3) 2.3. Luyện đọc lại (theo vai) GV khen tốp đọc hay. Tiêu chí: (1) Mỗi bạn đều đọc đúng vai, đúng lượt lời. (2) Đọc đúng từ, câu. (3) Đọc rõ ràng, biểu cảm. 3. Củng cố, dặn dò - Chia sẻ câu chuyện với bạn bè, người thân. a) Nghe hát hoặc hát bài Ngày đầu tiên đi học (Tác giả: Nguyễn Ngọc Thiện). b) Thảo luận nhóm: Nói về ngày đầu tiên em đi học HS quan sát tranh HS lắng nghe b) HS đọc từ ngữ: buồn lắm, oà lên, nức nở, nằm sát đất, giương kính lên,... c) Luyện đọc câu Bài đọc có 11 câu. - HS đọc vỡ từng câu. - Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân / từng cặp). d) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (5 câu / 6 câu); thi đọc cả bài (theo cặp / tô). HS đọc cả bài, cả lớp đọc đồng thanh. - 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 câu hỏi và các phương án trả lời. - HS suy nghĩ, chọn ý trả lời đúng, ý mình thích. HS: Vì thầy chê chữ kiến em nhỏ quá. HS có thể chọn ý bất kì. VD: HS 1 (chọn ý a): Nói với mẹ xin chuyển kiến em sang lớp của thầy kiến. HS 2 (có thể chọn ý b): Khuyên em đừng buồn vì thầy là voi thì không đọc được chữ của kiến. HS 3 (có thể nêu ý kiến khác). VD: Nói với kiến em: Anh sẽ dẫn em đến học lớp cô giáo ong. Cô giáo ong chắc chắn sẽ đọc được chữ của em. Rồi em sẽ thấy đi học rất vui thôi. - 1 tốp (3 HS) làm mẫu: đọc theo 3 vai (người dẫn chuyện, kiến anh, kiến em). - 2 tốp thi đọc truyện theo vai. GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 28 MÔN: TẬP VIẾT BÀI: TÔ CHỮ HOA C Ngày: - - 2021 I. MỤC TIÊU - Biết tô chữ viết hoa C theo cỡ chữ vừa và nhỏ. - Viết đúng các từ, câu ứng dụng: buồn bã, nức nở; Chữ kiến nhỏ quá, thầy chê bằng kiểu chữ viết thường, cỡ nhỏ; chữ viết rõ ràng, đều nét; đặt dấu thanh đúng vị trí: đưa bút theo đúng quy trình viết; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Máy chiếu (hoặc bảng phụ) để chiếu / viết mẫu chữ viết hoa C đặt trong khung chữ; từ, câu ứng dụng cỡ nhỏ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Giới thiệu bài - GV gắn bìa chữ in hoa C, hỏi HS: Đây là mẫu chữ gì? - GV: Bài 35 đã giới thiệu mẫu chữ C in hoa và viết hoa. Hôm nay, các em sẽ học tô chữ viết hoa C (chỉ khác C in hoa ở các nét uốn mềm mại) và luyện viết các từ ngữ, câu ứng dụng cỡ nhỏ. 2. Khám phá và luyện tập 2.1. Tô chữ viết hoa C - GV dùng bìa chữ mẫu, hướng dẫn HS quan sát cấu tạo nét chữ, cách tô chữ (kết hợp mô tả và cầm que chỉ “tô” theo từng nét để HS theo dõi): Chữ viết hoa C gồm 1 nét có sự kết hợp của 2 nét cơ bản: cong dưới và cong trái nối liền nhau. Đặt bút trên ĐK 6, tô nét cong dưới rồi chuyển hướng tô tiếp nét cong trái, tạo vòng xoắn to ở đầu chữ, phần cuối nét lượn vào trong. 2.2. Viết từ ngữ, câu ứng dụng (cỡ nhỏ) - GV hướng dẫn HS nhận xét độ cao của các chữ cái (b, h, k: cao 2,5 li; q: cao 2 li); khoảng cách giữa các chữ (tiếng), viết liền mạch, nối nét giữa các chữ, vị trí đặt dấu thanh. 3. Củng cố, dặn dò - GV khen ngợi những HS viết đúng, viết đẹp. - Dặn HS hoàn thiện bưu thiếp đã làm và không quên mang đến lớp để tham gia trưng bày bưu thiếp trong tiết tới. HS lắng nghe HS: Đây là mẫu chữ in hoa C. HS quan sát, lắng nghe HS: Đây là mẫu chữ in hoa C - HS tô chữ viết hoa C cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1, tập hai. - HS đọc từ, câu ứng dụng (cỡ nhỏ): buồn bã, nức nở; Chữ kiến nhỏ quá... - HS viết vào vở Luyện viết 1, tập hai, hoàn thành phần Luyện tập thêm. GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 28 MÔN: TẬP ĐỌC BÀI: ĐI HỌC Ngày: - 0 - 2021 I. MỤC TIÊU - Đọc trơn bài thơ, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dòng thơ. - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Hiểu, trả lời đúng các câu hỏi về bài thơ. - Hiểu nội dung bài thơ: Bạn nhỏ đã biết tự đến trường. Đường đến trường thật đẹp. Bạn yêu mái trường, yêu cô giáo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC SGK, SGV, Bảng con, phấn, bút dạ III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Chia sẻ và giới thiệu bài (gợi ý) 1.1. HS nghe hoặc hát bài hát Đi học (Lời: Minh Chính, nhạc: Bảo An). 1.2. Giới thiệu bài GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ: Các bạn nhỏ ở vùng đồi núi trung du đi học. Đường đến trường thật đẹp, có cọ xoè ô che nắng trên đường các bạn đi học. 2. Khám phá và luyện tập 2.1. Luyện đọc a) GV đọc mẫu: Giọng đọc vui, nhẹ nhàng, tình cảm. b) Luyện đọc từ ngữ đọc: dắt tay, từng bước, một mình, tới lớp, nằm lặng, hương rừng, nước suối, thầm thì, xoè ô, râm mát. c) Luyện đọc các dòng thơ Bài thơ có bao nhiêu dòng? 2.2. Tìm hiểu bài đọc GV hỏi - HS trong lớp trả lời: +GV: Vì sao hôm nay bạn nhỏ tới lớp một mình? +GV: Trường của bạn nhỏ ở đâu? +GV: Đường đến trường có những gì? Những ý nào đúng? - GV: Bài thơ nói điều gì? GV: Bài thơ nói về tình cảm của bạn HS với mái trường, với thầy cô. Bạn yêu con đường dẫn đến trường, yêu trường học, yêu cô giáo. * Nếu còn thời gian, GV có thể hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết KC Ba món quà, nhắc HS nhớ mang bưu thiếp đến lớp, tham gia tiết trưng bày bưu thiếp. 1.1. HS hát một bài hát. HS lắng nghe HS lắng nghe HS đọc cá nhân, cả lớp: dắt tay, từng bước, một mình, tới lớp, nằm lặng, hương rừng, nước suối, thầm thì, xoè ô, râm mát. Bài thơ có 12 dòng - cá nhân, cặp đọc tiếp nối 2 dòng thơ một. d) Thi đọc tiếp nối 3 khổ thơ; Thi đọc cả bài. - 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 câu hỏi trong SGK. - Từng cặp HS trao đổi, cùng trả lời các câu hỏi. HS: Bạn nhỏ đến lớp một mình vì hôm nay mẹ bạn lên nương. HS: Trường của bạn nhỏ nằm lặng giữa rừng cây. HS: b) Có hương rừng thơm, dòng suối trong. c) Có những cây cọ xoè ô che nắng cho bạn nhỏ. - 1 HS hỏi – cả lớp đồng thanh đáp. HS phát biểu. - HS tự nhẩm HTL. - HS thị đọc thuộc lòng 6 dòng thơ (hoặc cả bài thơ). GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 28 MÔN: TIẾNG VIỆT BÀI: TRƯNG BÀY BƯU THIẾP “LỜI YÊU THƯƠNG” Ngày: - - 2021 I. MỤC TIÊU - Biết cùng các bạn trong nhóm trưng bày bưu thiếp. - Biết bình chọn bưu thiếp mình yêu thích. - Biết giới thiệu tự tin, đọc bưu thiếp to, rõ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai. - Các viên nam châm, kẹp hoặc ghim, băng dính để đính sản phẩm lên bảng. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Giới thiệu bài - Trong tiết học này, các em sẽ cùng trưng bày bưu thiếp Lời yêu thương. Chúng ta sẽ xem bưu thiếp của bạn nào được nhiều bạn yêu thích. - GV kiểm tra: HS nào quên sản phẩm ở nhà, HS nào đã sửa chữa, viết lại phần lời để nâng chất lượng bưu thiếp. 2. Luyện tập 2.1. Tìm hiểu yêu cầu của bài học (5, 6 phút) - Cả lớp quan sát bưu thiếp - HS 2 đọc YC của BT 2 (bắt đầu từ Cùng xem, cùng đọc và bình chọn... ). GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc lời trong 4 bưu thiếp. Nhắc HS: Khi bình chọn, cần chú ý cả hình thức và lời viết trên bưu thiếp. - HS 3 đọc YC của BT 3. GV: Những bưu thiếp được bình chọn nhiều nhất sẽ được giữ lại, gắn lên bảng lớp. - HS 4 đọc YC của BT 4. Cả lớp quan sát hình ảnh các bạn HS có bưu thiếp được bình chọn đang cầm trên tay sản phẩm của mình, nhận lời chúc mừng. 2.2. Trưng bày GV chỉ vị trí cho các tổ gắn bưu thiếp: Một vài tổ gắn lên bảng lớp, một vài tổ gắn lên bảng nhóm, lên tường hoặc bày trên mặt bàn của tổ trưởng. Khuyến khích cách trưng bày mới lạ. (Nhắc những HS đính bưu thiếp trong VBT thì gỡ ra để trưng bày. Bạn nào làm bài trong VBT thì mở trang vở đó). 2.3. Bình chọn Các thành viên trao đổi nhanh, chọn tổ trưng bày đẹp; chọn 3 bưu thiếp ấn tượng của tổ mình, một vài bưu thiếp ấn tượng của tổ khác. GV đánh dấu những sản phẩm được chọn. 2.4. Tổng kết GV gắn lên bảng lớp những bưu thiếp được đánh giá cao. Kết luận về nhóm trưng bày đẹp (có đủ sản phẩm; sắp xếp hợp lý, sáng tạo). 2.5. Thưởng thức * GV nên nhận xét khéo léo để HS nào được giới thiệu bưu thiếp trước lớp cũng vui vì được thầy cô và các bạn động viên. Không em nào phải khóc, phải buồn vì được ít bình chọn. Có thể thay đổi cách tổ chức: chọn 1 tổ có nhiều sản phẩm hay, mời tất cả các thành viên giới thiệu sản phẩm, đọc lời trong sản phẩm. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học; khen ngợi những HS tham gia tích cực buổi trưng bày, hoàn thành tốt BT sáng tạo. - Nhắc HS chuẩn bị cho tiết Góc sáng tạo tuần tới (đọc trước nội dung bài - SGK, tr. 105, 106 và 115); tìm tranh, ảnh (hoặc vẽ) một con vật hoặc loài cây, loài hoa yêu thích. - Nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết KC Ba món quà. HS lắng nghe HS quan sát HS đọc yêu cầu của BT 1. Cả lớp quan sát bưu thiếp HS trả lời HS 2 đọc yêu cầu của BT 2. Cả lớp quan sát 4 bưu thiếp trong SGK để hiểu cách trang trí bưu thiếp (cắt dán hoặc vẽ). HS đọc yêu cầu của BT 3 (đọc cả lời trong 3 bưu thiếp mẫu). - HS 4 đọc yêu cầu của BT4. - HS gắn bưu thiếp lên bảng lớp, bảng nhóm hoặc bày lên mặt bàn. Có thể gắn các bưu thiếp lên tường như một phòng tranh. - Các tổ trưng bày sản phẩm. - Cả lớp đếm số bưu thiếp của mỗi tổ xem tổ nào có đủ sản phẩm (1 tiêu chí thi đua). Lần lượt từng tổ đi xem bưu thiếp của tổ mình và các tổ bạn. Tổ trưởng báo cáo kết quả - Các bạn có bưu thiếp được bình chọn lần lượt giới thiệu trước lớp bưu thiếp của mình (làm tặng ai, trang trí thế nào), đọc lời ghi trong bưu thiếp. - Cả lớp bình chọn những bưu thiếp được yêu thích nhất minh hoạ, trang trí, tô màu ấn tượng, lời viết hay). GV đếm số HS giơ tay bình chọn cho từng bạn. - Cả lớp hoan hô tất cả các bạn được gắn bài lên bảng lớp. Cả lớp nhận xét.. GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 28 MÔN: KỂ CHUYỆN BÀI: BA MÓN QUÀ Ngày: - 0 - 2021 I. MỤC TIÊU - Nghe hiểu câu chuyện Ba món quà. - Nhìn tranh, kể được từng đoạn, toàn bộ câu chuyện theo tranh. Bước đầu biết thay đổi giọng kể để phân biệt lời của người dẫn chuyện, lời của người cha. - Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Sách vở, kiến thức là món quà quý nhất, là kho của dùng mãi không cạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC SGK, SGV III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện (gợi ý) 1.1. Quan sát và phỏng đoán - Hãy đoán nội dung câu chuyện. - GV chỉ tranh 1 giới thiệu hình ảnh ba người con trai: - Người mặc áo đỏ là con cả. + Người mặc áo màu vàng là con út. + Người mặc áo xanh lá cây là con thứ hai. 1.2. Giới thiệu câu chuyện: Ba món quà là câu chuyện kể về ba món quà của ba người con trai tặng cha mẹ. Đó là quà gì? Món quà nào được người cha đánh giá là quý nhất? 2. Khám phá và luyện tập 2.1. Nghe kể chuyện GV kể chuyện 3 lần với giọng diễn cảm. 2.2. Trả lời câu hỏi theo tranh - Tranh 1: Người cha gọi ba con trai lại và nói gì? Các con nghe lời cha, đã làm gì?. -Tranh 2: Năm sau trở về, người em út tặng cha mẹ quà gì? Người cha nói thế nào về món quà đó? -Tranh 3: Anh thứ hai tặng cha mẹ quà gì? Người cha nói thế nào về món quà của anh? - Tranh 4: Quà của người anh cả có gì lạ? Trước khi mở quà, anh làm gì? Tranh 5: Món quà của anh cả là gì mà khiến mọi người sửng sốt? Người cha nói thế nào về món quà đó? 2.3. Kể chuyện theo tranh (GV không nêu câu hỏi) a) Mỗi HS nhìn 2 tranh, tự kể chuyện. b) HS kể chuyện theo tranh bất kì (trò chơi Ô cửa sổ hoặc bốc thăm). c) 1 HS tự kể toàn bộ câu chuyện theo tranh (GV mời thêm 1 HS nữa kể chuyện). 2.4. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện - Cả lớp bình chọn những bạn HS kể chuyện hay, hiểu câu chuyện. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết KC Chuyện của hoa hồng. Nhắc lại yêu cầu chuẩn bị cho tiết Tự đọc sách báo (Tìm và mang đến lớp 1 quyển truyện, đọc cho các bạn nghe đoạn truyện, câu chuyện thú vị vừa đọc). HS quan sát, lắng nghe HS lắng nghe Người cha gọi ba con lại, bảo: “Các con đã lớn rồi. Từ mai, hãy đi đó đi đây mà học những điều khôn ngoan. Vào ngày này sang năm, mỗi con hãy mang về cho cha mẹ một món quà mà mình cho là quý nhất Ba anh em vâng lời cha, ra đi Một xe thức ăn quý hiếm. Ai ăn cũng nức nở khen ngon Người cha nói: “Xe thức ăn này có thể dùng được mươi ngày” Anh thứ hai tặng cha mẹ một hộp đầy châu báu. Ai nấy trầm trồ Người cha bảo: “Châu báu này dùng được mươi năm” Quà của anh cả là một tay nải nặng. Nhưng anh chưa vội mở ra Trước khi mở quà, anh kể chuyện cho mọi người nghe. Anh nói những điều ít ai biết. Chuyện anh kể hay quá, cả xóm kéo đến nghe Mọi người sửng sốt vì quà của anh cả toàn sách là sách Người cha khen: “Quà con mang về là món quà quý nhất. Bởi vì kiến thức mới là kho của dùng mãi không cạn” a) Mỗi HS nhìn 2 tranh, tự kể chuyện. b) 1- 2 HS kể chuyện theo tranh bất kì (trò chơi Ô cửa sổ hoặc bốc thăm). c) 1 HS nhìn tranh, tự kể chuyện HS phát biểu - Cả lớp bình chọn HS, nhóm HS kể chuyện hay trong tiết học. GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 28 MÔN: TẬP VIẾT BÀI : TÔ CHỮ HOA D, Đ Ngày: - 0 - 2021 I. MỤC TIÊU - Biết tô chữ viết hoa D, Đ theo cỡ chữ vừa và nhỏ. - Viết đúng các từ ngữ, câu ứng dụng (rừng cây, đồi vắng, Đường đến trường thật đẹp) chữ thường, cỡ nhỏ, đúng kiểu, đều nét; đưa bút đúng quy trình viết; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy chiếu (hoặc bảng phụ) chiếu / viết mẫu chữ hoa D, Đ đặt trong khung chữ; từ, câu ứng dụng cỡ nhỏ. - Bìa chữ viết hoa C (để kiểm tra bài cũ). III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Giới thiệu bài GV gắn bìa chữ in hoa D, Đ Đây là mẫu chữ gì? - GV: Bài 35 đã giới thiệu mẫu chữ D, Đ in hoa và viết hoa. Hôm nay, các em sẽ học tô chữ viết hoa D, Đ (chỉ khác chữ D, Đ in hoa ở các nét uốn); luyện viết các từ ngữ và câu ứng dụng cỡ nhỏ. 2. Khám phá và luyện tập 2.1. Tô chữ viết hoa D, Đ - GV vừa mô tả vừa cầm que chỉ “tô” theo từng nét: + Chữ viết hoa D gồm 1 nét là kết hợp của 2 nét cơ bản: lượn hai đầu (dọc) và cong phải. Đặt bút trên ĐK 6 tô nét lượn hai đầu từ trên xuống dưới, sau đó lượn sang phải để tô tiếp nét cong phải, tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ, phần cuối nét cong lượn hắn vào trong. + Chữ viết hoa Đ gồm 2 nét: Nét đầu tô như chữ viết hoa D. Nét 2 là nét thẳng ngang (ngắn), tô ngang thân chữ. 2.2. Viết từ ngữ, câu ứng dụng (cỡ nhỏ) - GV hướng dẫn HS nhận xét độ cao của các con chữ, khoảng cách giữa các chữ (tiếng), viết liền mạch, nối nét giữa các chữ, giữa chữ viết hoa Đ và chữ ư, cách đặt dấu thanh. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết Tự đọc sách báo. HS: Đây là mẫu chữ in hoa D, Đ HS nhìn bảng, theo dõi, quan sát. - HS tô chữ viết hoa D, Đ cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1, tập hai. - HS theo dõi, quan sát. - HS đọc từ ngữ, câu ứng dụng: rừng cây, đồi vắng, Đường đến trường thật đẹp. 1 HS nhìn bảng, đọc; nói cách viết, độ cao con chữ. - HS viết vào vở Luyện viết 1, tập hai; hoàn thành phần Luyện tập thêm. GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 28 MÔN: TIẾNG VIỆT BÀI: LÀM QUEN VỚI VIỆC ĐỌC SÁCH BÁO Tiết 1+ Tiết 2 Ngày: - - 2021 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn quyển sách mình mang tới lớp. - Đọc to, rõ cho các bạn nghe những gì vừa đọc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV và HS mang đến lớp một số đầu sách hay, phù hợp với tuổi thiếu nhi. Hình thành 1 giá sách, một thư viện mini của lớp. - Truyện đọc lớp 1, NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, 2020. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1 1. Giới thiệu bài 2. Luyện tập 2.1. Tìm hiểu yêu cầu của bài học GV giới thiệu truyện Cậu bé và đám cháy. Nếu không có sách mang đến lớp, các em có thể đọc truyện này. Phân công 3 bạn đọc rồi đọc lại cho cả lớp nghe. Khi về nhà, các em nên đọc truyện này). 2.2. Giới thiệu tên truyện - GV yêu cầu mỗi HS đặt trước mặt quyển truyện mình mang đến lớp; hỏi các nhóm đã trao đổi sách báo, hỗ trợ nhau đọc sách như thế nào. . * GV vẫn khen ngợi nếu có HS mang truyện tranh hoặc một quyển thơ, tờ báo đến lớp. Vì điều quan trọng là các em có sách báo để đọc trong giờ học. * Thời gian dành cho các hoạt động trên khoảng 10 phút. 2.3. Tự đọc sách - GV dành thời gian yên tĩnh cho HS tự đọc sách. Nhắc HS chọn đọc kĩ, đọc đi đọc lại một đoạn truyện hay để có thể tự tin đọc to, rõ trước lớp. Với những HS không mang sách đến lớp, GV nhắc các em mượn sách của lớp đặt trên giá (thư viện mini); có thể đọc lại truyện Cậu bé và đám cháy. Có thể cho phép 1, 2 nhóm HS đọc sách dưới gốc cây trong sân trường. - GV đi tới từng nhóm giúp HS chọn đoạn đọc. TIẾT 2 * HS có thể đọc thêm 5 – 7 phút nữa ở tiết 2. 2.4. Đọc cho các bạn nghe một đoạn em thích - GV mời HS đọc truyện trước lớp, ưu tiên HS đã đăng kí đọc từ tuần trước. - Cả lớp bình chọn bạn đọc truyện hay, thú vị. (GV nhận xét khéo léo để HS nào cũng thấy mình được thầy cô và các bạn động viên). - GV mời HS đăng kí đọc trước lớp trong tiết học sau. 3. Củng cố, dặn dò - GV khen ngợi những HS đã thể hiện tốt trong tiết học. - Nhắc HS chuẩn bị trước cho tiết Tự đọc sách báo tuần sau (đọc truyện tranh): tìm 1 quyển truyện tranh, mang đến lớp. Nếu không tìm được truyện tranh, em có thể mang những quyển sách khác đến lớp. - HS đọc 4 yêu cầu của bài học trong SGK. - HS nhìn bìa sách, đọc tên truyện: Cây khế, Truyện đọc lớp 1, Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Nàng tiên cá, Truyện cười dân gian Việt Nam, Dế Mèn phiêu lưu kí,... HS bày trước mặt quyển sách mình mang đến Một vài HS giới thiệu tên truyện của mình HS đọc yêu cầu 4. Đọc lại cho các bạn nghe. HS có thể đọc sách ở ngoài lớp học, dưới gốc cây trong sân trường. Lần lượt từng HS đứng trước lớp (hướng về các bạn), đọc lại to, rõ những gì vừa đọc (HS có thể đọc cả một mẩu truyện ngắn GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_1_canh_dieu_tuan_28_nam_hoc_2020_2021.doc