Giáo án Tiếng Việt Khối 1 - Bài: Ngôi nhà (2 tiết)

Giáo án Tiếng Việt Khối 1 - Bài: Ngôi nhà (2 tiết)

I. MỤC TIÊU: Giúp HS

1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

2. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

3. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: Tình yêu đối với người thân trong gia đình; cảm nhận được giá trị tinh thần của ngôi nhà; khả năng làm việc nhóm; khả năng nêu được thắc mắc về sự vật, hiện tượng.

II. CHUẨN BỊ:

1. Kiến thức ngữ văn:

GV nắm được đặc điểm vần , nhịp và nội dung của bài thơ Ngôi nhà; nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài thơ (xao xuyến, đầu hồi, lảnh lót, mái vàng, rạ, mộc mạc) và cách giải thích nghĩa của từ ngữ này.

3. Phương tiện dạy học:

- Giáo viên: SGK, máy tính có phần mềm các hình trò chơi( ngôi nhà, cái dù, áo mưa, cái võng, rạ), nội dung bài thơ.

- Học sinh: SGK , thẻ từ, giấy A4, bút chì, màu

 

docx 5 trang hoaithuqn72 22412
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Khối 1 - Bài: Ngôi nhà (2 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
Môn: Tiếng Việt - LỚP 1
Bài: Ngôi nhà (2 tiết)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
3. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: Tình yêu đối với người thân trong gia đình; cảm nhận được giá trị tinh thần của ngôi nhà; khả năng làm việc nhóm; khả năng nêu được thắc mắc về sự vật, hiện tượng.
II. CHUẨN BỊ:
1. Kiến thức ngữ văn:
GV nắm được đặc điểm vần , nhịp và nội dung của bài thơ Ngôi nhà; nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài thơ (xao xuyến, đầu hồi, lảnh lót, mái vàng, rạ, mộc mạc) và cách giải thích nghĩa của từ ngữ này.
3. Phương tiện dạy học:
- Giáo viên: SGK, máy tính có phần mềm các hình trò chơi( ngôi nhà, cái dù, áo mưa, cái võng, rạ), nội dung bài thơ. 
- Học sinh: SGK , thẻ từ, giấy A4, bút chì, màu 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1
1. Hoạt động 1: Ôn và khởi động
Mục tiêu:
- Củng cố lại kiến thức bài cũ.
- Tạo hứng thú cho HS và kết nối bài học.
Cách tiến hành:
1.1 Ôn bài cũ: Bữa cơm gia đình
-Gọi 2 HS đọc bài và TLCH trong bài.
HS1: Đọc đoạn 1 và TLCH
H: Ngày Gia đình Việt Nam là ngày nào?
H: Vào ngày này, gia đình Chi làm gì?
HS2: Đọc đoạn 2 và TLCH
H: Theo em, vì sao Chi rất vui khi đến ngày Gia đình Việt Nam?
- GV cùng cả lớp nhận xét.
1.2 Khởi động: Đố vui
- GV yêu cầu HS đọc nội dung câu đố:
 Cái gì để tránh nắng mưa
 Đêm được an giấc, từ xưa vẫn cần?
- Cho HS quan sát 4 tranh gợi ý đáp án và chọn câu trả lời.
- Gọi HS nêu các câu trả lời khác (nếu có)
- Nhận xét, kết luận đáp án: Ngôi nhà
- Dẫn dắt vào bài mới: Mỗi người chúng ta đều có một ngôi nhà, nơi tránh mưa nắng, nơi để chúng ta yên giấc ngủ. Mỗi ngôi nhà lại có những đặc điểm khác nhau, chúng ta cùng tìm hiểu xem ngôi nhà của bạn nhỏ trong bài có gì đẹp, có gì vui, tình cảm của bạn nhỏ như thế nào với ngôi nhà của mình, cô cùng các em đi vào tìm hiểu qua bài học hôm nay. GV giới thiệu bài Ngôi nhà.
- 1 HS đọc lại đoạn 1 văn bản bài Bữa cơm gia đình. Sau đó trả lời câu hỏi 1,2.
- 1 HS đọc lại đoạn 2 văn bản bài Bữa cơm gia đình. Sau đó trả lời câu hỏi .
- 1 - 2 HS đọc 
- Quan sát tranh và trả lời.
- Lắng nghe
- Lắng nghe và nhắc lại tên bài
2. Hoạt động 2: Đọc
Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài. 
- Đọc đúng các từ ngữ: xao xuyến, lảnh lót, mộc mạc. 
- Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu toàn bài.
-GVHD xác định câu :GV đánh dấu số câu.
- Đọc từ khó:
- GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ khó phát âm:
+ GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có tiếng chứa vần khó trong bài: uyên, anh , ôc , ac
+ GV đưa những từ ngữ: xao xuyến, lảnh lót, mộc mạc lên bảng và hướng dẫn HS đọc. GV đọc mẫu lần lượt từng vần và từ ngữ chứa vần đó, HS đọc theo đồng thanh.
- Đọc dòng thơ:
+ GV yêu cầu HS đọc từng dòng nối tiếp lần1
+ GV hướng dẫn HS đọc những dòng thơ có chứa từ khó: Hoa xao xuyến nở
 Đầu hồi lảnh lót
 Gỗ, tre mộc mạc
+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu lần 2.
Giải lao
- Đọc khổ thơ:
+ Yêu cầu HS phát hiện các khổ thơ và đánh số thứ tự
- HD luyện đọc từng khổ thơ.
+ Một số HS đọc nối tiếp từng khổ( 2 lượt)
+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài (xao xuyến: trạng thái xúc động kéo dài; lảnh lót: âm thanh cao, trong và vang; mộc mạc: giản dị, đơn giản; rạ: phần còn lại của cây lúa sau khi gặt)(miêu tả kết hợp với tranh trực quan).
+ GV yêu cầu HS đọc từng khổ thơ theo nhóm.
- Đọc toàn bài:
+ Gọi HS đọc lại toàn bài 
- HS lắng nghe.
- HS xác định câu.
+ HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có tiếng chứa vần mới trong bài: xao xuyến, lảnh lót, mộc mạc
+ HS luyện đọc theo hướng dẫn: 2 - 3 HS đánh vần, đọc trơn, sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần.
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2.
+ Nêu 3 khổ (Khổ 1: từ đầu đến từng chùm, khổ 2: từ Em yêu đến sân phơi, khổ 3: từ Em yêu đến hết.
+ Lắng nghe và quan sát tranh
 + HS đọc theo nhóm đôi, tổ.
 + 1 – 2 HS đọc cả bài, đọc ĐT.
3. Hoạt động 3: Tìm tiếng cùng vần với mỗi tiếng chùm, phơi, nước
Mục tiêu:
- Ôn tập lại các vần đã học: um, ơi, ươc
- Tìm được các tiếng ngoài bài chứa các vần: um, ơi, ươc.
Cách tiến hành:
- Cho HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm tiếng ngoài bài cùng vần với các tiếng: chùm, phơi, nước
- Yêu cầu HS viết những tiếng tìm được vào vở
- Yêu cầu HS trình bày kết quả
- GV và HS cùng nhận xét và thống nhất câu trả lời.
 + HS làm việc theo nhóm.
 + HS tìm và viết
 + 5 – 7 HS nêu kết quả
TIẾT 2 
Hoạt động 4: Trả lời câu hỏi
Mục tiêu: 
-Hiểu được nội dung của bài thơ.
-Biết yêu thương người thân trong gia đình; yêu thương quê hương, đất nước
-Biết giữ gìn ngôi nhà sạch sẽ, gọn gàng
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm 2 để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi:
a. Trước ngõ nhà của bạn nhỏ có gì?
+ Hàng xoan trước ngõ có gì đẹp?
b.Tiếng chim hót ở đầu hồi như thế nào?
+Các em đã bao giờ nghe tiếng chim hót chưa?
c. Câu thơ nào nói về hình ảnh mái nhà?
+ Đọc những câu thơ nói về tình yêu ngôi nhà của bạn nhỏ gắn với tình yêu đất nước.
- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. GV và HS thống nhất câu trả lời.
-GV giáo dục HS biết yêu gia đình, đất nước.
Biết giữ gìn ngôi nhà sạch sẽ, gọn gàng.
Giải lao
 - HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi.
a. Trước ngõ nhà bạn nhỏ có hàng xoan
+có hoa xao xuyến nở
Như mây từng chùm
b. Tiếng chim hót lảnh lót.
+HS trả lời.
c. Mái vàng thơm phức
Em yêu ngôi nhà
Gỗ tre mộc mạc
Như yêu đất nước
Bốn mùa chim ca.
- Đại diện một số nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.
 -HS lắng nghe.
Hoạt động 5: Học thuộc lòng
Mục tiêu:
-Học thuộc long bài thơ
-Gv trình chiếu 2 khổ thơ đầu.
-GV cho HS đọc lại 2 khổ thơ đầu của bài.
-GV hướng dẫn HS học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu bằng cách xóa dần một số từ ngữ trong 2 khổ thơ cho đến khi xóa hết.HS nhớ và đọc thuộc cả những từ bị xóa. Chú ý để lại những từ ngư quan trọng cho đến khi HS học thuộc lòng 2 khổ thơ.
-GV gọi 1 số HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ.
-HS quan sát.
-HS đọc bài.
-HS luyện đọc thuộc lòng theo hướng dẫn củaGV
-HS đọc thuộc lòng
Hoạt động 6: Vẽ ngôi nhà mà em yêu thích và đặt tên cho bức tranh em vẽ.
Mục tiêu:
- Vẽ được ngôi nhà theo ý thích.
-GV đưa ra 1 số bức tranh vẽ ngôi nhà, giới thiệu khái quát về những ngôi nhà có trong tranh.
-GV đưa ra gợi ý để HS vẽ tranh:
+Em vẽ ngôi nhà vào thời điểm nào trong ngày?
+Ngôi nhà có những bộ phận gì?
+Có những cảnh vật gì xung quanh ngôi nhà?
+Em định đặt tên cho bức tranh là gì?
-GV cho HS vẽ ngôi nhà vào giấy và đặt tên cho bức tranh vừa vẽ.
-HS trao đổi sản phẩm với bạn bè bên cạnh, nhận xét sản phẩm của nhau.
-GV gọi 1 số HS trình bày bức tranh của mình trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét bài vẽ.
-HS quan sát tranh.
-HS dựa vào gợi ý của GV vẽ tranh vào giấy
-HS vẽ tranh.
-HS lên bảng trình bày bức tranh
Hoạt động 7: Củng cố
Mục tiêu:
-Nắm được tên và nội dung bài học.
-GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung đã học.
+Hôm nay các em học bài thơ gì?
+ Bài thơ Ngôi nhà gồm mấy khổ thơ
-GV tóm tắt lại những nội dung chính.
-GV cho HS nêu ý kiến về bài học
-GV nhận xét, tuyên dương.
-Dặn HS xem trước bài : Ôn tập. Chuẩn bị một bài thơ, câu chuyện về gia đình.
-Bài thơ Ngôi nhà
-Gồm 3 khổ thơ
-HS lắng nghe
-HS nhận xét.
-HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_khoi_1_bai_ngoi_nha_2_tiet.docx