Giáo án môn Toán Lớp 1 - Chủ đề 5: Các số đến 100 - Bài: Chục-đơn vị
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- HS nhận biết tên gọi chục, đơn vị; quan hệ giữa chục và đơn vị. Sử dụng các thuật ngữ chục, đơn vị khi lập số và phân tích số.
- Làm quen: đếm, lập số, đọc, viết số, phân tích cấu tạo thập phân của các số trong phạm vi 40.
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học
- Trung thực: ghi nhận kết quả việc làm của mình một các trung thực
- Trách nhiệm: ý thức được trách nhiệm của bản thân trong hoạt động nhóm.
3. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề
4. Năng lực đặc thù:
- Nhận thức khoa học: biết được mối quan hệ giữa chục và đơn vị.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: biết phân tích cấu tạo thập phân của các số trong phạm vi 40.
TOÁN CHỦ ĐỀ 5 : CÁC SỐ ĐẾN 100 Bài: Chục – Đơn vị (2 tiết) A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng: - HS nhận biết tên gọi chục, đơn vị; quan hệ giữa chục và đơn vị. Sử dụng các thuật ngữ chục, đơn vị khi lập số và phân tích số. - Làm quen: đếm, lập số, đọc, viết số, phân tích cấu tạo thập phân của các số trong phạm vi 40. 2. Phẩm chất: - Chăm chỉ: tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học - Trung thực: ghi nhận kết quả việc làm của mình một các trung thực - Trách nhiệm: ý thức được trách nhiệm của bản thân trong hoạt động nhóm. 3. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động - Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề 4. Năng lực đặc thù: - Nhận thức khoa học: biết được mối quan hệ giữa chục và đơn vị. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: biết phân tích cấu tạo thập phân của các số trong phạm vi 40. B. THIẾT BỊ DẠY HỌC - GV: bài giảng điện tử, 30 khối lập phương. - HS: SGK, VBT, 20 khối lập phương, bảng con. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Tiết 1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS KHỞI ĐỘNG (3 phút) - HS đếm từ 1 đến 40. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH 1. Giới thiệu số 17 – Chục, đơn vị (5 phút) - Mục tiêu: HS nhận biết tên gọi chục, đơn vị. - PP: trực quan, hỏi đáp. - Hình thức: toàn lớp. - Dự kiến hình thức đánh giá: HS đánh giá HS, GV đánh giá HS. - GV hướng dẫn. - Gv giới thiệu: có 1 chục và 7 đơn vị, ta có số 17. - Gv giới thiệu cách viết (miệng nói tay viết): số 17 được viết bởi hai chữ số: chữ số 1 ở bên trái (chỉ số chục), chữ số 7 ở bên phải (chỉ số đơn vị). - Kiểm tra: GV nhận xét, chốt lại kết hợp với thao tác tay. -HS quan sát tranh (tr102), đếm số quả xoài và nói “có 17 quả xoài”. - HS dùng các khối lập phương thể hiện số 17, sau đó nói: có 1 chục và 7 khối lập phương. - HS chỉ vào khối lập phương, lặp lại lời giáo viên. - HS nhận xét, đánh giá phần trình bày của các bạn. - HS lắng nghe. Đọc và viết số vào bảng con. - Phân tích số: + HS chỉ vào từng chữ số và nói: 17 gồm 1 chục và 7 đơn vị. + HS viết sơ đồ tách gộp. 7 10 17 * Dự kiến sản phẩm: nhận biết tên gọi chục, đơn vị, viết đúng sơ đồ tách gộp. * Tiêu chí đánh giá: nhận biết đúng tên gọi chục, đơn vị, viết chính xác sơ đồ tách gộp. 2. Số 30 (5 phút) (thực hiện tương tự số 17) - Mục tiêu: HS nhận biết tên gọi chục, đơn vị. - PP: trực quan, hỏi đáp. - Hình thức: nhóm đôi. - Hình thức đánh giá: HS đánh giá HS, GV đánh giá HS. 3. Quan hệ giữa chục và đơn vị (7 phút) - Mục tiêu: HS nhận biết quan hệ giữa chục và đơn vị. - PP: trực quan, trò chơi học tập. - Hình thức: toàn lớp. - Hình thức đánh giá: HS đánh giá HS, GV đánh giá HS. - GV hướng dẫn. - Gv chỉ vào mô hình 3 thanh chục, hỏi: + Có mấy chục? + Tức là bao nhiêu đơn vị? * Trò chơi “Đố bạn” - GV phổ biến luật chơi: + Đố bạn đố bạn. + Đố bạn 19 gồm mấy chục và mấy đơn vị. Mời 1 bạn bất kì trả lời. - Kiểm tra: GV nhận xét, chốt lại. - HS quan sát mô hình thanh chục, nhận biết: 10 đơn vị bằng 1 chục 1 chục bằng 10 đơn vị - HS quan sát, trả lời: + 3 chục + 30 đơn vị - HS lắng nghe, đáp: + Đố gì đố gì? + 1 HS trả lời và tiếp tục làm người đố. - HS quan sát biển báo hiệu lệnh và lặp lại. * Dự kiến sản phẩm: nhận biết quan hệ giữa chục và đơn vị. * Tiêu chí đánh giá: xác định đúng quan hệ giữa chục và đơn vị. Tiết 2 LUYỆN TẬP - Mục tiêu: đếm, lập số, đọc, viết số, phân tích cấu tạo thập phân của các số trong phạm vi 40. - PP: luyện tập. - Hình thức: nhóm đôi, cá nhân. - Hình thức đánh giá: HS đánh giá HS, GV đánh giá HS. Bài 1: nhóm đôi - GV hướng dẫn mẫu. - Kiểm tra: GV nhận xét. Bài 2: Hoạt động cá nhân - GV giúp HS tìm hiểu mẫu: a) + Có mấy chục? Nên viết chữ số 1 để chỉ chục. + Có mấy đơn vị? Nên viết chữ số 1 (vào bên phải) để chỉ 1 đơn vị. - Đọc số: mười một - Nói: gộp một chục và một đơn vị được mười một. - Kiểm tra: GV nhận xét, chốt lại. - HS lắng nghe, nhận biết thứ tự các việc cần làm: + Đếm (từng cái) – viết số – đọc số. + Xác định từng chục, nói: hai mươi bảy có hai chục và bảy đơn vị. - HS nói theo nhóm đôi. - HS nhận xét. - HS nhận biết: + 1 chục + 1 đơn vị - HS nhắc lại. - HS nhắc lại. - HS phân tích số: b) Gộp một chục và chín đơn vị được mười chín. c) Gộp hai chục và không đơn vị được hai mươi. - Nếu đúng cả lớp vỗ tay. * Dự kiến sản phẩm: đếm, lập số, đọc, viết số, phân tích cấu tạo thập phân của các số trong phạm vi 40. * Tiêu chí đánh giá: thực hiện đúng thao tác đếm, lập số, đọc, viết số, phân tích cấu tạo thập phân của các số trong phạm vi 40. CỦNG CỐ - Đếm từ 1 đến 40. - Phân tích số 36 (36 gồm 3 chục và 6 đơn vị). Viết sơ đồ tách gộp.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_toan_lop_1_chu_de_5_cac_so_den_100_bai_chuc_don.docx