Giáo án môn Toán Lớp 1 - Chủ đề 5 - Bài: Ôn tập cuối năm (Tiết 6)

Giáo án môn Toán Lớp 1 - Chủ đề 5 - Bài: Ôn tập cuối năm (Tiết 6)

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng: Ôn tập

- Số và phép tính :

+ Giải quyết được vấn đề thực tiễn, đơn giản liên quan đến việc so sánh số

- Hình học và đo lường:

+ Đo đồ vật cụ thể bằng thước có vạch cm

+ Ghi nhớ một vài số đo các bộ phận trên cơ thể.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

- Giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, hợp tác nhau trong học tập và làm việc nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin và giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của GV.

 

docx 3 trang chienthang2kz 13/08/2022 4390
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 1 - Chủ đề 5 - Bài: Ôn tập cuối năm (Tiết 6)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: TOÁN
Bài: ÔN TẬP CUỐI NĂM
 (Tiết 6)
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng: Ôn tập
- Số và phép tính :
+ Giải quyết được vấn đề thực tiễn, đơn giản liên quan đến việc so sánh số
- Hình học và đo lường:
+ Đo đồ vật cụ thể bằng thước có vạch cm
+ Ghi nhớ một vài số đo các bộ phận trên cơ thể.
Năng lực: 
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động 
Giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, hợp tác nhau trong học tập và làm việc nhóm.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin và giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của GV. 
Năng lực đặc thù: 
- Giao tiếp toán học: Biết trình bày, diễn đạt (nói và viết) kết quả để người khác hiểu. 
Phẩm chất: 
- Biết giữ gìn đồ dùng học tập và sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.
Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.
Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Mĩ thuật, Tự nhiên và xã hội, Tiếng việt.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- HS: Thước thẳng có vạch chia cm 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (3 phút) 
- Cho cả lớp chơi trò chơi “ dài, ngắn, cao, thấp” 
-GV chuyển ý giới thiệu bài
-Cả lớp cùng chơi.
- Chú ý lắng nghe và ghi tựa
2. Trò chơi
2.1. Mục tiêu: Giải quyết được vấn đề thực tiễn, đơn giản liên quan đến việc so sánh số
2.2. Dự kiến sản phẩm học tập: HS thực hiện theo hiệu lệnh chính xác, nhanh.
2.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS biết so sánh số
2.4. Cách thực hiện 
Bài 14 : Trò chơi
GV hướng dẫn HS chơi trò chơi (SGK/154) 
- Gọi 2 HS lên bảng chơi trước lớp.
- GV nhận xét trò chơi, chốt lại kết quả đúng 
Bài 15 : Tìm hiểu bài
GV gọi HS đọc nội dung bài 15/154
- HS đọc câu hỏi và các yêu cầu cần thông báo về số đo. 
- ( Khi đọc, thay “?” bằng từ “bao nhiêu”. 
VD: Ngón trỏ dài khoảng bao nhiêu xăng-ti-mét? )
- Sau mỗi câu hỏi, GV minh họa cụ thể (bằng cách dùng bàn tay, bước chân, sải tay).
VD: Chiều dài ngón tay là khoảng cách từ đâu tới đâu (Minh họa trên ngón tay giáo viên).
- GV yêu cầu HS nhận biết cần phải viết các số đo theo yêu cầu (4 số đo đầu, đơn vị là xăng-ti-mét; số đo cuối cùng đơn vị là gang tay). 
- GV theo dõi giúp đỡ HS (nếu cần)
- GV nhận xét kết quả của HS 
- Với số đo gang tay, có thể tiến hành như sau: 
+ Gọi 1 HS có số đo trung bình nói số đo của mỉnh (chẳng hạn, bạn Nam nói: Gang tay em dài 15cm).
+ Các bạn nào có gang tay dài bằng bạn Nam? 
+ Các bạn nào có gang tay ngắn hơn bạn Nam? 
+ Lớp ta, bạn nào có gang tay ngắn nhất? 
+ Các bạn nào có gang tay dài hơn bạn Nam?
+ Lớp ta, bạn nào có gang tay dài nhất ?
- GV nhắc HS ghi nhớ ít nhất 2 số đo: gang tay, bước chân.
* Lưu ý: GV luôn nhắc lại độ lớn 1cm khoảng chiều ngang móng tay ngón trỏ.
Bài 16: Em đo hộp bút của em
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.
+ Yêu cầu HS quan sát hình vẽ để bước đầu nhận biết 2 kích thước của hộp bút ( chiều dài,chiều rộng).
+ Cầm hộp bút bằng 1tay, dùng ngón trỏ bàn tay còn lại vuốt theo mép hộp bút, nói: dài, rộng ( GV có làm mẫu ).
+ GV yêu cầu HS không có hộp bút thay bằng SGK Toán 1.
+ HS nhận biết, cần phải đo hai cạnh hộp bút và viết số đo.
- 2 HS lên bảng chơi mẫu
- HS chơi trò chơi theo nhóm đôi và ghi lại kết quả chơi
1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm
\
- HS thực hiện nhóm đôi
- HS nhớ được số đo nào thì viết ngay, sau đó đo lại kiểm tra
- Các số đo không nhớ hoặc chưa đo bao giờ (bước chân, sải tay), các HS giúp nhau đo.
- HS thông báo các số đo. 
- HS theo dõi trả lời câu hỏi.
-1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS theo dõi, làm theo yêu cầu của GV.
- HS thực hành đo, báo cáo kết quả.
3 Củng cố: Trò chơi : “ Đố bạn” ( 5 phút)
3.1.Mục tiêu: HS biết so sánh số và tham gia chơi vui vẻ.
3.2.Dự kiến sản phẩm học tập: HS biết cách tham gia trò chơi.
3.3.Dự kiến tiêu chí đánh giá: biết so sánh số, đọc số, viết số, tham gia chơi nhiệt tình, vui vẻ.
3.4.Cách thực hiện:
-GV hướng dẫn HS cách chơi.
-Yêu cầu 1 bạn nêu 2 số bất kì, bạn khác sẽ trả lời, so sánh 2 số đó.
-Hướng dẫn cách chơi và cho HS bắt đầu chơi:
GV và HS nhận xét, tuyên dương.
4.Hoạt động ở nhà:
GV nhắc HS về nhà thực hành đo đồ vật với thước đo xăng-ti-mét. 
Chú ý lắng nghe.
- Thực hiện.
+ HS tham gia chơi

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_toan_lop_1_chu_de_5_bai_on_tap_cuoi_nam_tiet_6.docx