Giáo án môn Toán Lớp 1 - Chủ đề 5 - Bài: Độ dài
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng
- Làm quen biểu tượng độ dài qua việc nhận biết “dài hơn”, “ngắn hơn”.
- Sử dụng đúng các thuật ngữ:
+ Ngắn hơn, dài hơn, ngắn nhất, dài nhất khi so sánh độ dài các vật.
+ Cao hơn, thấp hơn, cao nhất, thấp nhất khi so sánh chiều cao các vật.
- Biết so sánh độ dài các vật tùy ý bằng hai cách: so sánh trực tiếp hoặc so sánh gián tiếp qua độ dài trung gian.
2. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, hợp tác nhau trong học tập và làm việc nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin, bước đầu hình thành các vấn đề cơ bản và giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của GV.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực tư duy và suy luận toán học: bước đầu hiểu được các thuật ngữ trong so sánh: ngắn hơn, dài hơn, cao hơn, thấp hơn, dài bằng, ngắn nhất, dài nhất, cao nhất, thấp nhất,
- Năng lực giao tiếp toán học: trình bày được sự so sánh độ dài một số đồ vật, chiều cao giữa các học sinh.
- Năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện toán học: sử dụng đồ dùng học tập để so sánh các vật.
TOÁN CĐ 5 - Bài: ĐỘ DÀI (2 tiết) (Trang 132-135) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức, kĩ năng - Làm quen biểu tượng độ dài qua việc nhận biết “dài hơn”, “ngắn hơn”. - Sử dụng đúng các thuật ngữ: + Ngắn hơn, dài hơn, ngắn nhất, dài nhất khi so sánh độ dài các vật. + Cao hơn, thấp hơn, cao nhất, thấp nhất khi so sánh chiều cao các vật. - Biết so sánh độ dài các vật tùy ý bằng hai cách: so sánh trực tiếp hoặc so sánh gián tiếp qua độ dài trung gian. 2. Năng lực a. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động - Giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, hợp tác nhau trong học tập và làm việc nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin, bước đầu hình thành các vấn đề cơ bản và giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của GV. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực tư duy và suy luận toán học: bước đầu hiểu được các thuật ngữ trong so sánh: ngắn hơn, dài hơn, cao hơn, thấp hơn, dài bằng, ngắn nhất, dài nhất, cao nhất, thấp nhất, - Năng lực giao tiếp toán học: trình bày được sự so sánh độ dài một số đồ vật, chiều cao giữa các học sinh. - Năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện toán học: sử dụng đồ dùng học tập để so sánh các vật. 3. Phẩm chất - Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài. - Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập. - Yêu nước: Biết một số địa danh và tự hào về giá trị lịch sử - văn hóa của đất nước. - Nhân ái: Yêu thương động vật, có ý thức bảo vệ động vật và môi trường sống. 4. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và xã hội. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - GV: 4 băng giấy 4 màu có (có 2 băng giấy bằng nhau) - HS: SHS, bút. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS TIẾT 1 1. Khởi động: Hát bài Vườn cây của ba (1 phút) * Mục tiêu: Tạo bầu không khí hứng khởi để bắt đầu bài học * HT: Cả lớp * Dự kiến sản phẩm HS: HS tham gia tích cực, câu trả lời của HS - Ban Văn nghệ điều khiển lớp hát. - GV nhận xét chung 2. Bài học và thực hành a/Hoạt động 1: Nhận biết dài hơn, ngắn hơn (10 phút) *Mục tiêu: Làm quen biểu tượng độ dài qua việc nhận biết “dài hơn”, “ngắn hơn”. *PP: Giảng giải, Hỏi - đáp, Trực quan *HT: Cả lớp *Dự kiến sản phẩm HS: HS phân biệt được “dài hơn”, “ngắn hơn”, biết thao tác để so sánh độ dài. * Cách thực hiện: - GV gắn băng giấy đỏ và băng giấy xanh lên bảng (băng giấy xanh dài hơn). - GV cho HS dự đoán: Băng giấy nào dài hơn, băng giấy nào ngắn hơn? - Làm cách nào để biết? - GV hướng dẫn: (hai thao tác) Đặt hai băng giấy sao cho một đầu bằng nhau. Mắt nhìn đầu còn lại. - Băng giấy nào dài hơn, băng giấy nào ngắn hơn? - GV kết luận: Băng giấy xanh dài hơn băng giấy đỏ. Băng giấy đỏ ngắn hơn băng giấy xanh. - Yêu cầu HS lặp lại. - GV nhận xét, chốt ý. b/ Hoạt động 2: Thực hành so sánh độ dài, chiều cao (10 phút) *Mục tiêu: Biết so sánh độ dài, chiều cao của một số vật *PP: Thảo luận nhóm, Hỏi - đáp, Trực quan, Thực hành *HT: Cả lớp, nhóm *Dự kiến sản phẩm HS: HS nói được câu so sánh độ dài, chiều cao của các vật * Cách thực hiện: So sánh độ dài các cây bút chì - Yêu cầu HS quan sát hình ảnh đầu trang 132, nêu các câu so sánh độ dài cây bút chì xanh lá và đỏ, vàng và đỏ bằng cách sử dụng các từ: dài hơn, ngắn hơn. - GV nhận xét, tuyên dương HS. Thực hành 2/132 - GV hướng dẫn HS hiểu “dài nhất”, “ngắn nhất” + GV gắn bốn băng giấy màu khác nhau (đã xếp một đầu bằng nhau). + Băng giấy nào dài nhất? Băng giấy nào ngắn nhất? 2 băng giấy nào dài bằng nhau? - GV chia HS thành các nhóm đôi, yêu cầu mỗi HS lấy 2 đồ dùng học tập và so sánh, nói các câu so sánh với bạn bằng cách sử dụng các từ: dài hơn, ngắn hơn, dài bằng, dài nhất, ngắn nhất. - GV nhận xét, tuyên dương nhóm HS. NGHỈ GIỮA TIẾT c/ Hoạt động 3: Nhận biết và thực hành so sánh chiều cao (8 phút) *Mục tiêu: Biết so sánh chiều cao của con vật và người. *PP: Thảo luận nhóm, Đàm thoại, Thực hành *HT: Cả lớp, nhóm *Dự kiến sản phẩm HS: HS nói được câu so sánh chiều cao các con vật trong tranh và các bạn trong lớp. * Cách thực hiện: Thực hành 3/133 - GV cho HS quan sát tranh Thực hành 3/133. - Trong tranh có những con vật nào? - Hãy so sánh chiều cao các con vật. (GV lưu ý HS sử dụng các từ cao hơn, thấp hơn, cao nhất, thấp nhất khi so sánh chiều cao). - GV nhận xét, chốt ý, tuyên dương. Mở rộng (5 phút) - GV giới thiệu về sự thích nghi của các con vật và tê giác là động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng (biến mất hoàn toàn). - Vì sao tê giác có nguy cơ tuyệt chủng? - Chúng ta cần làm gì? - GV chốt ý, tuyên dương. Thực hành 4/133 - GV chia thành các nhóm 4, cho HS tự so sánh chiều cao trong nhóm. GV chú ý HS cần chú ý tư thế đứng, vị trí đứng và nhìn vào đỉnh đầu để kết luận. - Câu hỏi gợi ý: Bạn nào cao hơn? Bạn nào thấp hơn? Bạn nào cao nhất? Bạn nào thấp nhất? - Yêu cầu nhóm HS lên so sánh và nói trước lớp. - GV chốt, nhận xét, chốt ý, tuyên dương nhóm HS. 3. Củng cố (2 phút) - Tiết học cho em biết điều gì? - Dặn dò: Rèn so sánh độ dài, chiều cao các đồ vật có trong nhà em. - HS hát. - HS dự đoán. - HS trình bày theo hiểu biết của mình. - HS quan sát. - HS trả lời. - HS lắng nghe. - Một số HS lặp lại. - HS quan sát và nêu. Các HS khác lắng nghe và nhận xét. - HS quan sát và trả lời. - Nhóm HS thực hiện. Một số nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét. - HS quan sát. - HS nêu. - HS thực hiện. Một số HS trình bày. Các HS khác nhận xét. - HS lắng nghe. - HS trả lời theo hiểu biết của bản thân. - Nhóm HS thực hiện. - Một số nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét. - HS nêu. Hoạt động của GV Hoạt động của HS TIẾT 2 1. Khởi động: Hát “Năm ngón tay ngoan” (2 phút) * Mục tiêu: Tạo bầu không khí hứng khởi để bắt đầu bài học * HT: Cả lớp * Dự kiến sản phẩm HS: HS tham gia tích cực, câu trả lời của HS * Cách thực hiện: - Ban Văn nghệ điều khiển lớp hát. - GV nhận xét chung 2. Luyện tập Bài 1: (5 phút) *Mục tiêu: So sánh đúng độ dài hai chiếc xe. *PP: Trực quan, Thực hành, Hỏi - đáp *HT: Cả lớp *Dự kiến sản phẩm HS: HS nói được câu so sánh. * Cách thực hiện: - GV gọi HS đọc yêu cầu. - GV giúp HS nhận biết yêu cầu bài. - Yêu cầu HS so sánh và trình bày kết quả và cách so sánh. - GV sửa bài, nhận xét, chốt ý, tuyên dương. Bài 2: (5 phút) *Mục tiêu: So sánh đúng độ dài hai đoàn tàu. *PP: Hỏi - đáp, Trực quan, Giảng giải *HT: Cả lớp, nhóm *Dự kiến sản phẩm HS: HS nói được câu so sánh. * Cách thực hiện: - GV gọi HS đọc yêu cầu. - GV giúp HS nhận biết yêu cầu bài. - GV chia nhóm đôi, yêu cầu nhóm HS so sánh, trình bày kết quả và cách so sánh. GV sửa bài, nhận xét, chốt ý, tuyên dương nhóm HS. NGHỈ GIỮA TIẾT Bài 3: (10 phút) *Mục tiêu: So sánh độ dài các vật *PP: Hỏi-đáp, Trực quan, Luyện tập, Trò chơi, Nhóm *HT: Cả lớp *Dự kiến sản phẩm HS: HS nói được câu so sánh. * Cách thực hiện: - GV gọi HS đọc yêu cầu. - GV giúp HS nhận biết yêu cầu bài. - Trong tranh có những vật dụng nào? - GV lưu ý HS các vật dụng được vẽ trên nền các ô vuông. - Làm thế nào để so sánh độ dài các vật dụng? - GV chia nhóm đôi, yêu cầu HS thảo luận so sánh đồ dùng trong tranh. - GV sửa bài bằng trò chơi: Rung chuông trả lời - GV chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử 1 đại diện. - Cách chơi. GV sẽ để một chiếc chuông ở giữa. Sau khi hô “bắt đầu”, đội nào giành được chuông thì được quyền nêu câu trả lời trước (nói câu so sánh). Đội nào có nhiều câu trả lời đúng hơn là đội chiến thắng. GV sửa bài, nhận xét, chốt ý, tuyên dương nhóm HS. ĐẤT NƯỚC EM (6 phút) *Mục tiêu: Ôn lại nội dung bài học *PP: Hỏi - đáp *HT: Cả lớp *Dự kiến sản phẩm HS: Câu trả lời của HS * Cách thực hiện: - Yêu cầu HS kể chất liệu để làm vật dụng nhà bếp mà em biết. - GV giới thiệu chất liệu thân thiện với môi trường: cây dừa và tỉnh Bến Tre-biệt danh “Xứ dừa” và cho HS quan sát hình ảnh cây dừa. - Yêu cầu HS kể tên một số vật dụng, công dụng của cây dừa. - Nếu còn thời gian, GV cho HS xác định vị trí tỉnh Bến Tre trên bản đồ SGK/157. 3. Củng cố (2 phút) - Tiết học cho em biết điều gì? - Chuẩn bị bài ĐO ĐỘ DÀI và 7 khối lập phương. - HS hát. - HS đọc. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. Một số HS trình bày. Các HS khác nhận xét. - HS đọc. - HS lắng nghe. - Nhóm HS thực hiện. Đại diện nhóm HS trình bày. Các HS khác nhận xét. - HS đọc. - HS lắng nghe. - HS nêu. - HS nêu. - HS thảo luận. - HS chơi. - HS nêu. - HS lắng nghe. - HS nêu theo sự hiểu biết của bản thân. - HS nêu.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_toan_lop_1_chu_de_5_bai_do_dai.docx