Giáo án môn Toán Lớp 1 - Chủ đề 5 - Bài: Các phép tính dạng 30+20, 50-20

Giáo án môn Toán Lớp 1 - Chủ đề 5 - Bài: Các phép tính dạng 30+20, 50-20

I . Mục tiêu :

1. Phẩm chất:

- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.

- Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.

2. Năng lực :

a.Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề

b. Năng lực đặc thù:

- Tư duy và lập luận toán học , mô hình hóa toán học .

- Giao tiếp toán học: Trong thực tế biết một số vật tính bằng đơn vị chục .

 

docx 6 trang chienthang2kz 13/08/2022 18683
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 1 - Chủ đề 5 - Bài: Các phép tính dạng 30+20, 50-20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TOÁN .
 Bài : CÁC PHÉP TÍNH DẠNG 30 + 20 , 50 – 20 
 ( 1 Tiết – SGK trang 101) 
I . Mục tiêu :
Phẩm chất:
Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.
Năng lực :
a.Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề
Năng lực đặc thù:
 Tư duy và lập luận toán học , mô hình hóa toán học .
Giao tiếp toán học: Trong thực tế biết một số vật tính bằng đơn vị chục .
Kiến thức , kĩ năng :
Thực hiện được phép cộng , phép trừ các số tròn chục trong phạm vi 100(tính nhẩm )
Nhận biết quan hệ giữa phép cộng và phép trừ , tính giao hoán của phép cộng trong các trường hợp cụ thể .
Làm quen với việc thực hiện tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng và trừ .
 II . Thiết bị dạy học :
GV : 50 khối lập phương .
 HS : SGK , 50 khối lập phương , bảng con ( hoặc thẻ từ ) III. Các hoạt động dạy học :
MỤC TIÊU
TỔ CHỨC CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 Tạo tâm thế phấn khởi cho hs bước vào bài học 
Gv nêu tình huống cho cá nhân thực hiện và tự tìm cách giải quyết – nêu cách giải quyết trước lớp .
Để hs tự rút ra cách thực hiện phép cộng 2 số tròn chục .
Hs tự thực hiện , tìm cách giải quyết – nêu cách giải quyết trước lớp .
Hs tự rút ra cách thực hiện phép trừ 2 số tròn chục .
HS thực hiện tính nhẩm cộng - trừ các số tròn chục trong phạm vi 100 .Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng, quan hệ cộng , trừ trong các trường hợp cụ thể.
Khởi động : Trò chơi
 “ Tôi cần .”
Gv :
- Cần cả lớp vỗ tay 10 cái .
- Cần số lượng khối lập phương ( 20 , 30 ) trên bàn hs .
HOẠT ĐỘNG 1: Biện pháp cộng ( nhẩm ) các số tròn chục .
 Phương pháp : Trực quan , vấn đáp và thực hành 
Hình thức : Hs thao tác trên khối lập phương ( cá nhân và nhóm ) .
-Gv nêu tình huống : 
 Đặt bên trái 30 khối lập phương , bên phải 20 khối lập phương.
-Gv đặt vấn đề : 
Bên trái có 30 khối lập phương , bên phải có 20 khối lập phương.Vậy muốn biết có tất cả bao nhiêu khối lập phương các em sẽ làm như thế nào ? 
Cô mời nhóm đôi thao tác và nêu cách làm .
Gv để hs chủ động và nêu theo suy nghĩ của mình .
-Gv yêu cầu hs thực hiện phép tính ở bảng con (hoặc thẻ từ ) 30 + 20 =
-Gv chốt : Muốn tìm kết quả 30 + 20 ta có thể :
 + Tính nhẩm : 30 là 3 chục , 20 là 2 chục , 3 chục cộng 2 chục bằng 5 chục , vậy 30 + 20 bằng 50 .
+ Hoặc đếm theo chục ( đếm thêm 10 ) 
HOẠT ĐỘNG 2: Biện pháp trừ ( nhẩm ) các số tròn chục .
 Phương pháp : Trực quan , vấn đáp và thực hành 
Hình thức : Hs thao tác trên khối lập phương ( cá nhân và nhóm ) .
-Gv nêu tình huống và đặt vấn đề : 
 Có 50 khối lập phương , bớt đi 20 khối lập phương thì các em sẽ còn lại bao nhiêu khối lập phương ?
.Vậy muốn biết còn lại bao nhiêu khối lập phương các em sẽ làm như thế nào ? 
Cô mời nhóm đôi thao tác và nêu cách làm .
Gv yêu cầu hs thực hiện phép tính ở bảng con ( hoặc thẻ từ ) 50 - 20 =
-Gv chốt : Muốn tìm kết quả 50 - 20 ta có thể :
 + Tính nhẩm : 50 là 5 chục , 20 là 2 chục , 5 chục trừ 2 chục bằng 3 chục , vậy 50 - 20 bằng 30 .
+ Hoặc đếm bớt chục ( đếm bớt 10 ) .
+ Hoặc : 30 + 20 = 50 nên 50 – 20 sẽ bằng 30 .
HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP
Bài 1 : Tính nhẩm 
-Trò chơi : Đối đáp 
Gv nêu cách chơi cho hs nắm : 1 hs đọc đề - 1 hs tính nhẩm và trả lời nhanh .
 Lớp nhận xét : Đúng – lớp vỗ tay , sai – lớp im lặng . 
-Gv đọc đề 60 + 20 =
 20 + 60 =
cho hs thực hiện tính và yêu cầu hs nhận xét 2 phép tính có gì giống nhau , khác nhau .
Gv lưu ý :Trong phép cộng , 2 số đổi chỗ nhau thì kết quả không thay đổi .
Bài 2 : Tính nhẩm 
-Gv hướng dẫn hs làm từ trái qua phải và cho hs thực hiện trên bảng con (hoặc thẻ từ )
MR : Cho hs quan sát tranh đếm số con vật và nêu tên các con vật .Gv sửa sai ( nếu có )
Củng cố : Trò chơi 
Cho 1 hs đưa đề dạng cộng ( trừ ) số tròn chục , 1 hs trả lời kết quả .
Dặn dò hoạt động ở nhà : 
- Cùng người thân tập đếm từ 1 đến 100.
- Hoặc cùng bạn vào giờ chơi (hoặc sau giờ cơm trưa )tập đếm từ 1 đến 100.
Gv tuyên dương , nhận xét tiết học .
Hs :
- Cả lớp vỗ và đếm .
- Đặt đúng số lượng khối lập phương mà gv nêu trên mặt bàn hs .
-Cá nhân thao tác theo tình huống gv nêu .
-Nhóm đôi thao tác trên khối lập phương để suy nghĩ -nêu cách thực hiện tìm kết quả .( dự kiến hs : đếm thêm 10 có 50 hoặc lấy 3 chục cộng 2 chục được 5 chục .)
Đại diện nhóm trình bày trước lớp .
-Hs thực hiện phép tính ở bảng con ( hoặc thẻ từ ) 30 + 20 = 50 
Nhóm đôi thao tác trên khối lập phương để suy nghĩ -nêu cách thực hiện tìm kết quả .( dự kiến hs : 50 tách 20 còn lại 30 hoặc lấy 5 chục trừ 2 chục còn lại 3 chục .)
Đại diện nhóm trình bày trước lớp .
-Hs thực hiện phép tính ở bảng con ( hoặc thẻ từ ) 50 - 20 = 30 
-Hs nghe cách chơi và bắt cặp để chơi Đối đáp .
-Hs thực hiện 60 + 20=
 20 + 60 =
vào bảng con ( hoặc thẻ từ ) , nêu nhận xét : cả 2 đều là phép cộng , có số 60 , ..
-Hs nắm trình tự từ trái qua phải và thực hiện vào bảng con (hoặc thẻ từ )
-Hs quan sát , đếm và nêu tên các con vật ( SGK /101 )
-Cả lớp tham gia củng cố bài vừa học .

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_toan_lop_1_chu_de_5_bai_cac_phep_tinh_dang_3020.docx