Giáo án môn Toán Lớp 1 - Chủ đề 5 - Bài: Bảng các số từ 1 đến 100

Giáo án môn Toán Lớp 1 - Chủ đề 5 - Bài: Bảng các số từ 1 đến 100

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1.1 Kiến thức, kĩ năng:

 - Hệ thống dãy số từ 1 đến 100.

 - Đọc,viết số,nhận biết thứ tự các số trong phạm vi 100.

 - So sánh hai số trong phạm vi 100.

• Khái quát hóa cách so sánh 3 số trong phạm vi 100.

• Vận dụng thứ tự các số trong dãy số, dự đoán quy luật, hoàn thiện dãy số.

 1.2 Phẩm chất:

 - Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.

 - Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.

 1.3 Năng lực chung:

 - Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.

 - Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

 1.4. Năng lực đặc thù:

 - Tư duy và lập luận toán học: Thực hiện được các thao tác và nêu được lí do thực hiện các thao tác đó.

 - Giao tiếp toán học: Nghe và hiểu được thông tin giáo viên thông báo. Thảo luận các nội dung toán học.

 - Mô hình hoá toán học: Giải quyết các nhiệm vụ GV yêu cầu.

 

doc 5 trang chienthang2kz 7230
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 1 - Chủ đề 5 - Bài: Bảng các số từ 1 đến 100", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TOÁN
CHỦ ĐỀ 5 – BÀI: BẢNG CÁC SỐ TỪ 1 ĐẾN 100 
MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1.1 Kiến thức, kĩ năng:
 - Hệ thống dãy số từ 1 đến 100.
 - Đọc,viết số,nhận biết thứ tự các số trong phạm vi 100.
 - So sánh hai số trong phạm vi 100.
Khái quát hóa cách so sánh 3 số trong phạm vi 100.
Vận dụng thứ tự các số trong dãy số, dự đoán quy luật, hoàn thiện dãy số.
 1.2 Phẩm chất:
 - Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
 - Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.
 1.3 Năng lực chung:
 - Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.
 - Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
 1.4. Năng lực đặc thù:
 - Tư duy và lập luận toán học: Thực hiện được các thao tác và nêu được lí do thực hiện các thao tác đó.
 - Giao tiếp toán học: Nghe và hiểu được thông tin giáo viên thông báo. Thảo luận các nội dung toán học.
 - Mô hình hoá toán học: Giải quyết các nhiệm vụ GV yêu cầu.
 2. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 - Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án.
 - Học sinh: Sách, bút, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
TIẾT 1
1. Khởi động 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (3 phút) 
- Cho cả lớp hát bài “ Đếm sao”.
-GV chuyển ý giới thiệu bài.
-Cả lớp hát.
- Chú ý lắng nghe và ghi tựa.
2. Khám phá 1: Tìm hiểu bảng các số từ 1 đến 100 và đọc và đếm được các số từ 1 đến 100 (10 phút)
2.1. Mục tiêu: Học sinh đọc, đếm được bảng các số từ 1 đến 100. 
2.2. Dự kiến sản phẩm học tập: HS thực hiện theo hiệu lệnh chính xác, nhanh.
2.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: Biết đếm thêm, đếm bớt ;đọc, đếm được bảng các số từ 1 đến 100-HS đánh giá HS, GV đánh giá HS.
2.4. Cách thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Tìm hiểu bảng các số từ 1 đến 100
- Cho HS quan sát bảng trong SGK trang 116 và cho HS thảo luận nhóm đôi. GV gợi ý thảo luận: 
+ Các số được sắp theo thứ tự từ bé đến lớn (từ trái sang phải, từ trên xuống dưới).
+ Các số trong cùng một hàng thì: Số bên trái như thế nào so với số bên phải?
Các số trong cùng một cột thì: Số trên lớn hơn hay bé hơn số dưới?
- Sau khi các nhóm thảo luận xong GV cho các nhóm chơi trò chơi “hỏi nhanh – đáp gọn”, cho HS so sánh các số trong cùng một hàng hay cùng một cột.
- Yêu cầu nhóm này đố nhóm khác.
- Gọi các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét, chốt ý.
*Đọc số:
- Cho HS đọc lần lượt đọc các số từ bé đến lớn (từ 1 đến 100 )
- Cho HS đọc lần lượt các số chẵn từ bé đến lớn (từ 2 đến 100).
- Cho HS đọc các số ở 3 cột tô màu:
Một, mười một, hai mươi mốt, , chín mươi mốt.
Bốn, mười bốn, hai mươi tư, ..,chín mươi bốn.
GV lưu ý HS: chín mươi bốn còn được đọc là chín mươi tư.
Năm, mười lăm,hai mươi lăm, ., chín mươi lăm.
* Đếm
- GV cho HS dựa vào bảng và chọn số 45 để đếm thêm ( thêm 1, thêm 2, thêm 5, thêm 10). Sau đó đếm bớt ( bớt 1, bớt 10).
-GV chọn số 45 và yêu cầu HS đếm:
 Từ 45 đến 100.
 Từ 1 đến 45.
 Từ 45 về 1.
-Hướng dẫn HS đếm thêm:
 ( 2,4,6,8 hay 1,3,5,7 )
-Hướng dẫn HS đếm thêm 5 (5,10,15 )
-Hướng dẫn HS đếm thêm 10 (7,17,27 )
Hướng dẫn HS đếm bớt 10 (97,87,77 )
-HS lắng nghe
-HS chú ý.
-Thảo luận trong nhóm.
-Thảo luận trong nhóm.
- Chơi trò chơi.
-Đại diện thay phiên đố nhau.
-Thực hiện.
-Thực hiện.
-Lắng nghe.
-HS đọc các số từ 1 đến 100
-HS đọc các số chẵn từ 2 đến 100
-HS đọc
-Chú ý.
-HS chú ý nghe hướng dẫn.
-HS đếm 
-HS đếm
-HS đếm
-HS đếm thêm
-HS đếm 5,10,15 
-HS đếm 7,17,27 
HS đếm bớt 97,87,77 .
2. Khám phá 2: Thực hành, luyện tập ( 17 phút)
2.1. Mục tiêu: Học sinh viết,đọc được dãy số ; biết thứ tự và cấu tạo của số; biết so sánh ba số với nhau, biết nói tên dãy số theo quy luật.
2.2. Dự kiến sản phẩm học tập: đọc, viết được các số; biết thứ tự và cấu tạo của số; biết so sánh các số trong bài tập đúng.
2.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: Nêu được cách làm và làm đúng bài tập- HS đánh giá HS, GV đánh giá HS. 
2.4 Cách thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài tập 1:
-Cho cả lớp đọc thầm dãy số ở bài tập 1:
+Gọi 1 HS đọc dãy số 
+Dãy số được xếp theo thứ tự nào?
Bài tập 2:
-GV đọc số và yêu cầu HS viết số vào bảng con.
-GV nhận xét, chốt ý.
Bài tập 3:
-Cho HS thảo luận nhóm đôi theo gợi ý của GV:
+ Mỗi mảnh giấy là 1 phần của bảng các số từ 1 đếm 100, muốn biết số nào thiếu phải nhớ vị trí các số được xếp thế nào? Theo hàng hay theo cột?
-GV cho các nhóm sửa bài.
Bài 4:
-Cho HS thảo luận nhóm đôi theo gợi ý của GV:
+Mỗi hàng trong bình có 5 viên kẹo, đếm số kẹo có trong mỗi bình.
+So sánh để nhận ra thêm 2 viên kẹo vào bình 1 thì được bình 2, thêm 2 viên kẹo vào bình 2 thì được bình 3, bình cuối cùng có 41 viên kẹo. 
+ Hướng dẫn cho HS hiểu số kẹo trong bình là dãy đếm thêm 2 ; 31; 33; 35;37;39;41.
-Yêu cầu các nhóm sửa bài và nêu cách làm của nhóm.
Bài 5
-Yêu cầu HS đọc thầm bài tập: so sánh các số.
-GV yêu cầu HS nói lại câu: “hả họng bên nào bên đó lớn”
-GV lưu ý HS ở cột 3 : 90 + 4 cũng bằng 4 + 90
40+ 2 > 40 +1 vì “cộng 2 sẽ được kết quả lớn hơn cộng 1”
-Yêu cầu HS sửa bài và giải thích cách so sánh.
Bài 6:
-GV yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài
-Viết 2 dấu phẩy vào bảng con để xác định vị trí 3 số sẽ viết.
-Yêu cầu HS so sánh 3 số:
+ So sánh số chục: 62,58,67.
5 chục bé hơn 6 chục nên số nào bé nhất?
-Cho HS viết vào bảng con: . , .. , 58.
+ So sánh số đơn vị: 67,62,58
2 bé hơn 7 nên 62 như thế nào so với 67? Số nào lớn nhất?
-Cho HS viết bảng con: 67,62,58.
-GV kiểm tra xem HS viết có đúng theo thứ tự từ lớn đến bé không.
Bài 7:
- Cho HS quan sát tranh thảo luận nhóm đôi.
- Gọi đặt câu hỏi cho nhóm trả lời:
+ Bên trái là hình ảnh của ai?
+ Bên phải là gì? Các số đó được sắp xếp như thế nào?
+ Chúng ta cần tìm gì?
- Cho HS làm vào vở.Và cho 1 bạn lên bảng sửa bài.
-GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn và lưu ý HS: càng già thì tuổi càng lớn, các em không lẫn lộn chiều cao với số tuổi.
Bài 8: 
-Cho HS quan sát tranh để nhận biết : khinh khí cầu, xe hơi 
( xe ô tô), thuyền buồm.
-GV giới thiệu: đây là một số phương tiện giao thông đường không, đường bộ và đường thủy.
- Hướng dẫn HS nhận ra mỗi dãy phương tiện là 1 dãy số, cần phải tìm số còn thiếu.
-Hướng dẫn và cho HS lại dãy số xem có phù hợp với quy luật hay chưa.
-GV cho HS sửa bài và cho HS nói tên dãy số theo quy luật 
-Cả lớp đọc thầm
-1 HS đọc
-Trả lời.
-HS viết số vào bảng con.
-Lắng nghe.
-Chú ý lắng nghe và thảo luận nhóm đôi.
-Đại diện các nhóm sửa bài.
-Thảo luận theo gợi ý.
- Chú ý theo hướng dẫn.
-Chú ý lắng nghe và đếm thêm 2 vào mỗi bình.
-Đại diện các nhóm sửa bài và nói cách làm của nhóm.
-Chú ý đọc thầm bài tập
-Nói lại câu đó
-Chú ý
-HS lần lượt lên bảng sửa bài.
-Nếu yêu cầu:sắp xếp các số từ lớn tới bé.
-HS viết : , ,
-HS:Số 58 bé nhất
-Viết bảng con: . , .. , 58
-HS: 62 bé hơn 67. Số 67 lớn nhất.
-HS viết bảng con: 67,62,58.
-Chú ý để GV kiểm tra.
-HS: Ba, Ông và Cháu.
-HS: là số tuổi của mỗi người.
-HS: Cần tìm xem mỗi người bao nhiêu tuổi.
-HS làm bài.1 HS sửa bài ở bảng.
- Nhận xét bài bạn và chú ý GV.
-HS quan sát tranh và nhận biết: khinh khí cầu, xe hơi 
( xe ô tô), thuyền buồm.
-Chú ý lắng nghe.
-HS nhận ra mỗi dãy phương tiện là 1 dãy số.
-HS đọc lại cho phù hợp với quy luật ( dãy số tròn chục từ bé đến lớn ; dãy số đếm thêm 2; dãy số đếm thêm 5).
-HS sửa bài.
3 Củng cố: Trò chơi : “Bạn là ai” ( 5 phút)
3.1.Mục tiêu: HS biết viết, đọc số, thứ tự số, cấu tạo số và tham gia chơi vui vẻ.
3.2.Dự kiến sản phẩm học tập: HS biết cách tham gia trò chơi.
3.3.Dự kiến tiêu chí đánh giá: biết viết, đọc số, thứ tự số, cấu tạo số đúng, tham gia chơi nhiệt tình, vui vẻ.
3.4.Cách thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-GV hướng dẫn HS cách chơi.
-Yêu cầu 1 bạn đố, bạn khác sẽ trả lời xem bạn đố mình là ai.
-Hướng dẫn cách chơi và cho HS bắt đầu chơi:
+ Tôi là số lớn nhất có trong bảng số từ 1 đến 100. Đố các bạn tôi là số mấy?
+ Tôi là số có 2 chữ số giống nhau mà khi đọc có tiếng “ lăm”.Đố các bạn tôi là số mấy?
+ Tôi là số có 7 đơn vị và 2 chục. Đố các bạn tôi là số mấy?
-Chú ý lắng nghe.
- Thực hiện.
+ HS tham gia chơi
+ HS tham gia chơi
+ HS tham gia chơi.
4.Hoạt động ở nhà:
GV nhắc HS về nhà cùng người thân tập đếm thêm, đếm bớt.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_lop_1_chu_de_5_bai_bang_cac_so_tu_1_den_100.doc