Giáo án môn Toán Lớp 1 - Chủ đề 3: Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 - Bài: Phép trừ
A. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết:
• Ý nghĩa của phép trừ: tách ra.
• Hai thuật ngữ thề hiện ý nghĩa phép trừ: bớt đi, còn lại.
- Quan sát tranh, nói được tình huống xuất hiện phép trừ, thao tác trên đồ dùng học tập thể hiện tách, viết được phép trừ thích hợp.
- Bước đầu nhận biết mối quan hệ cộng trừ qua sơ đồ Ven.
2. Năng lực chú trọng: mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Mĩ thuật, Tiếng Việt.
4. Phẩm chất: Phẩm chất HS hình thành sau bài này là: nhân ái (giáo dục thông qua việc đàn kiến giúp đỡ bạn), trung thực (rèn tính chính xác), trách nhiệm (hoàn thành nhiệm vụ cô giao), chăm chỉ (thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ cô giao), yêu nước (giaó dục thông qua hình ảnh làm việc tập thể, tinh thần đồng đội của đàn kiến, cộng đồng trách nhiệm.)
Ngày soạn:.......... Tuần:..... Ngày dạy:........... Tiết: 1,2 PHÉP TRỪ (2 tiết - SGK trang 62) Mục tiêu Kiến thức, kĩ năng: Nhận biết: Ý nghĩa của phép trừ: tách ra. Hai thuật ngữ thề hiện ý nghĩa phép trừ: bớt đi, còn lại. Quan sát tranh, nói được tình huống xuất hiện phép trừ, thao tác trên đồ dùng học tập thể hiện tách, viết được phép trừ thích hợp. Bước đầu nhận biết mối quan hệ cộng trừ qua sơ đồ Ven. Năng lực chú trọng: mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Mĩ thuật, Tiếng Việt. Phẩm chất: Phẩm chất HS hình thành sau bài này là: nhân ái (giáo dục thông qua việc đàn kiến giúp đỡ bạn), trung thực (rèn tính chính xác), trách nhiệm (hoàn thành nhiệm vụ cô giao), chăm chỉ (thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ cô giao), yêu nước (giaó dục thông qua hình ảnh làm việc tập thể, tinh thần đồng đội của đàn kiến, cộng đồng trách nhiệm.) Thiết bị dạy học HS & GV: 10 khối lập phương. - Giáo viên: + Bài hát “Tập đếm” (HĐ1) + Khối Lego (HĐ2, HĐ3) + Máy chiếu, máy tính. (HĐ1, HĐ2, HĐ3) + Sách giáo khoa (toàn bài). Học sinh: + Bảng con, bút lông (HĐ2, HĐ3) + Sách giáo khoa (toàn bài). c. Các hoạt động dạy học chủ yếu Tiết 1 Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. KHỞI ĐỘNG (5 phút) *Mục tiêu: Ổn định lớp và dẫn vào bài * Cách tiến hành: Có thể dùng trò chơi: Nói “câu chuyện” theo cấu trúc câu: Có... Bớt... Còn lại... Cho 8 HS đứng trước lớp. GV ra hiệu lệnh, 3 HS chạy ra ngoài. *Qua hoạt động trên: - HS làm quen với cách bớt đi làm tính trừ HS dưới lớp nói Ví dụ: Có 8 bạn Bớt 3 bạn Còn lại 5 bạn *Dự kiến sản phẩm: HS nói đúng theo yêu cầu *Tiêu chí đánh giá: - HS nói đúng nội dung và cấu trúc câu. 2. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH - Hình thành phép trừ ở tình huổng dùng từ"bớt" (25 phút) *Mục tiêu: - HS Quan sát tranh, nói được tình huống xuất hiện phép trừ, thao tác trên đồ dùng học tập - HS hiểu bớt đi là làm tính trừ * Cách tiến hành: a/ Giới thiệu phép trừ: (6 phút) HS (nhóm đôi) quan sát tranh, nói “câu chuyện” xảy ra phép trừ theo cấu trúc câu: “Có... bớt... Còn lại ...” Ví dụ: Có 5 con sóc Bớt 2 con sóc Còn lại 3 con sóc GV hướng dẫn HS dùng các khối lập phương thay số sóc, thực hiện thao tác tách (GV gắn các khối lập phương trên bảng lớp, HS xếp trên bàn) Có 5 con sóc (đặt 5 khối lập phương) Bớt 2 con sóc (gạt 2 khối lập phương sang một bên) Còn lại 3 con sóc (tay chỉ vào 3 khối lập phương còn lại). GV giới thiệu phép trừ: - Có 5 con sóc, bớt 2 con sóc, còn lại 3 con sóc. Ta nóí: “5 bớt 2 còn 3”. Ta viết: 5 - 2 = 3. Đây là phép tính trừ, đọc là: "năm trừ hai bằng ba’. b/ Viết dấu trừ, viết phép tính trừ: (4 phút) G\T giới thiệu dấu - GV hướng dẫn cách viết. GV hướng dẫn viết phép tính 5-2 = 3 c/ Thực hành thành lập các phép trừ, viết phép trừ (bài 1/tr 63): (15 phút) - Thực hiện mẫu: GV giúp HS nhận bỉêt và thực hiện được các việc theo trình tự: • Quan sát tranh, nói “câu chuyện” xảy ra phép trừ, đồng thời thực hiện thao tác tách các khối lập phương. Ví dụ: Có 2 con bướm Bớt 1 con bướm Còn lại 1 con bướm Cho HS thành lập phép trừ: Cho HS thực hành các câu a, b theo hình tự mẫu. GV khái quát: 5-2 = 3 tức là có 5, tách bót 2, còn lại 3. *Qua hoạt động trên: - HS hiểu bớt đi là thực hiện phép tính trừ Thảo luận nhóm đôi nói câu chuyện theo + Tranh 1/tr 62 HS làm theo thao tác mẫu cuả GV HS đặt 5 khối lập phương lên bàn Gạt 2 khối lập phương sang một bên Tay chỉ vào 3 khối lập phương còn lại HS nói và đọc trôi chảy: 5 bớt 2 còn 3 năm trừ hai bằng ba. HS viết. HS viết. Đặt 2 khối lập phương Gạt 1 khối lập phương sang một bên. Tay chỉ 1 khối lập phương còn lại. HS nói: 2 bới 1 còn 1 Hai trừ một bằng một. HSviết bảng: 2-1 = 1 HS (đọc đồng thanh: Hai trừ một bằng một. Thực hành cá nhân lần lượt câu a/, b/ *Dự kiến sản phẩm: HS thực hành đúng bài 1/tr 63 *Tiêu chí đánh giá: HS nói đúng nội dung câu chuyện. HS nêu được phép tính. HS tính đúng. 3. Củng cố (5 phút) *Mục tiêu: -HS củng cố được cách thực hiện tính trừ theo cách bớt đi * Cách tiến hành: Dùng các khối lập phương thể hiện phép tính 9-3 = ? NÓI một “câu chuyện” phù hợp phép tính trên. *Qua hoạt động trên: - HS củng cố thao tác trên đồ dùng khi thực hiện tính trừ. Thao tác trên khối lập phương Nêu kết quả phép tính 9-3 = 6 Nói câu chuyện *Dự kiến sản phẩm: HS thực hiện đúng yêu cầu. *Tiêu chí đánh giá: - HS nói đúng nội dung câu chuyện. HS thao tác đúng với khối lập phương Tiết 2 Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. KHỞI ĐỘNG (5 phút) *Mục tiêu: Ổn định lớp và dẫn vào bài * Cách tiến hành: Có thề dùng trò chơi: Nói “câu chuyện” theo cầu trúc câu: Có... Trong dó có... Còn lại... Cho 5 HS đứng trước lớp (GV khéo léo thu xếp đề có cả nam và nữ, cao và thấp, tóc dài và tóc ngắn,...) *Qua hoạt động trên: - HS làm quen với cách “tách” và tìm phần còn lại. HS dưới lớp nói, vi dụ: Có 5 bạn Trong đó có 2 bạn nam Còn lại 3 bạn nữ HS nhận xét và mời tiếp bạn khác nêu *Dự kiến sản phẩm: HS nói đúng theo yêu cầu *Tiêu chí đánh giá: - HS nói đúng nội dung và cấu trúc câu. 2. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH - Hình thành phép trừ ờ tình huống "tách" để tìm phẩn "còn lại" (20 phút) *Mục tiêu: - HS Quan sát tranh, nói được tình huống xuất hiện phép trừ, thao tác trên đồ dùng học tập - HS hiểu tách là làm tính trừ và tìm phần còn lại - HS thực hiện đúng các phép trừ. * Cách tiến hành: a) Giới thiệu phép trừ: HS (nhóm đôi) quan sát tranh, nói “câu chuyện” xảy ra phép trừ theo cấu trúc câu: “Có ... trong đó ... còn lại...(GV yêu cầu nói về số gà trống, số gà mái). GV và HS dùng các khôi lập phương thay số gà, thực hiện thao tác tách GV gắn các khối lập phương trên bảng lớp, Có 6 con gà (đặt 6 khối lập phương) Trong đó có 1 gà trống (gạt 1 khối lập phương sang một bên) Còn lại 5 gà mái (tay chỉ 5 khối lập phương còn lại). GV giới thiệu phép trừ: Có 6 con gà, trong đó có 1 gà trống, còn lại 5 gà mái Ta nói: 6 tách 1 còn 5 Ta viết: 6 - 1 = 5 đọc là : “sáu trừ một băng năm”. HS nói theo yêu cầu Ví dụ: Có 6 con gà Trong (ló có 1 gà trống Còn lại 5 gà mái. HS xếp trên bàn. Đặt 6 khối lập phương Gạt 1 khối lập phương sang một bên Tay chỉ 5 khối lập phương còn lại HS nói và đọc trôi chây: 6 tách 1 còn 5 sáu trừ một bằng nãm. HS viết 6 -1=5. b) Thực hành thành lập các phép trừ, viết phép trừ (bài 2): Thực hiện mẫu GV giúp HS nhận biết và thực hiện được các việc theo trình tự: Quan sát tranh, nói “câu chuyện” xảy ra phép trừ, đồng thời thực hiện thao tác tách các khối lập phương. Ví dụ: Có 4 trái táo Trong đó có 1 trái xanh Còn lại 3 trái táo đỏ . Thành lập phép trừ: HS thực hành các câu a, b theo trình tự mẫu. Lưu ý câu b HS có thể thành lập 4 - 3 = 1 hay 4 - 1 = 3, tuy nhiên phải phù hợp câu chuyện”. GV khái quát: 6-1=5 tức là có 6, tách 1, còn lại 5. *Qua hoạt động trên: - HS biết và vận dụng cách “tách” và tìm phần còn lại. Đặt 4 khối lập phương Gạt 1 khối lập phương sang một bên Tay chỉ 3 khối lập phương còn lại HS nói: 4 tách 1 còn 3 Bốn trừ một bằng ba. HSviết: 4-1=3 HS đọc đồng thanh: Bốn trừ một bằng ba. *Dự kiến sản phẩm: HS thực hành đúng bài 2/tr 63 *Tiêu chí đánh giá: HS nói đúng nội dung câu chuyện. HS nêu được phép tính. HS tính đúng. 3. Tìm hiểu mối quan hệ phép cộng và phép trừ- Sơ đồ Ven (5 phút) *Mục tiêu: - Bước đầu nhận biết mối quan hệ cộng trừ qua sơ đồ Ven. * Cách tiến hành: GV vẽ sơ đồ Ven lẻn bảng lớp, GV vẽ, HS đếm. Ví dụ: GV vẽ 1 chấm tròn, HS đếm 1. GV vẽ thêm 1 chấm tròn, HS đếm 2. GV khoanh 2 châm tròn và hỏi: Có mấy chấm tròn? GV viết (hoặc gắn thẻ) số 2. Tương tự với 1 chấm tròn. GV khoanh và hỏi có tất cả mấy chấm tròn, GV yêu cầu HS viết phép tính từ sơ đồ Ven vào bảng con GV tổng hợp chọn đủ 4 phép tính viết lên bảng lớp. GV giới thiệu mối quan hệ cộng trừ. *Qua hoạt động trên: - HS biết cộng hoặc trừ theo sơ đồ ven - HS hiểu mối quan hệ phép cộng và phép trừ HS đếm. -HS trà lời: 2 chấm tròn HS trả lời: 3 chấm tròn. 1 HS/phép tính. *Dự kiến sản phẩm: HS viết được 1 phép tính đúng *Tiêu chí đánh giá: HS tính đúng theo yêu cầu. 4. CỦNG CỐ (5 phút) *Mục tiêu: - HS củng cố kiến thức bài học, biết câu chuyện theo cấu trúc đã học * Cách tiến hành: Có thể tồ chức thi đua giữa các tổ. Mỗi tổ cử hai bạn lên thể hiện trên bảng lớp (bảng chia thành các khu vực cho các tổ): (Khuyến khích các tổ nói theo hai cẩu trúc: Có ... bớt... còn lại... Có ... trong đó ... còn lại... Qua hoạt động trên: - HS biết xếp các khối lập phương, thao tác tách và nói câu chuyện phù hợp Các tồ thảo luận. Xếp các khối lập phương, thể hiện thao tác tách NÓI một “càu chuyện” phù hợp *Dự kiến sản phẩm: HS nêu được câu chuyện theo yêu cầu *Tiêu chí đánh giá: HS thao tác rõ ràng. HS nêu câu chuyện phù hợp.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_toan_lop_1_chu_de_3_phep_cong_phep_tru_trong_pha.docx