Giáo án môn Toán Lớp 1 - Chủ đề 2 - Bài: Bằng nhau-nhiều hơn-ít hơn

Giáo án môn Toán Lớp 1 - Chủ đề 2 - Bài: Bằng nhau-nhiều hơn-ít hơn

I. MỤC TIÊU

1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng

- HS nhận biết được quan hệ: bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn.

- Sử dụng được các thuật ngữ “bằng”, “nhiều hơn”, “ít hơn” để so sánh các nhóm đồ vật có số lượng trong phạm vi 5.

- Xác định được các nhóm đồ vật có số lượng nhiều hơn trong cuộc sống.

2. Năng lực

- Năng lực tư duy và lập luận toán học

- Năng lực giao tiếp toán học.

- Năng lực mô hình hóa toán học.

3. Phẩm chất

- HS chăm chỉ, trách nhiệm, tích cực hăng say, tự giác thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được giao

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. GV

- Tranh minh họa các nhóm đồ vật: con thỏ, củ cà rốt, xoong (nồi), đèn, ổ cắm.

- SGK

2. HS

- Bút chì, thước kẻ, SGK.

 

docx 3 trang chienthang2kz 13/08/2022 9162
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 1 - Chủ đề 2 - Bài: Bằng nhau-nhiều hơn-ít hơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN TOÁN
BẰNG NHAU – NHIỀU HƠN – ÍT HƠN ( 1 tiết )
I. MỤC TIÊU
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng
- HS nhận biết được quan hệ: bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn.
- Sử dụng được các thuật ngữ “bằng”, “nhiều hơn”, “ít hơn” để so sánh các nhóm đồ vật có số lượng trong phạm vi 5.
- Xác định được các nhóm đồ vật có số lượng nhiều hơn trong cuộc sống.
2. Năng lực
- Năng lực tư duy và lập luận toán học
- Năng lực giao tiếp toán học.
- Năng lực mô hình hóa toán học.
3. Phẩm chất
- HS chăm chỉ, trách nhiệm, tích cực hăng say, tự giác thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được giao
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. GV
- Tranh minh họa các nhóm đồ vật: con thỏ, củ cà rốt, xoong (nồi), đèn, ổ cắm...
- SGK
2. HS
- Bút chì, thước kẻ, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- HS hát tập thể.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
*Giới thiệu quan hệ bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn.
- Mục tiêu: HS nhận biết được quan hệ bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn.
- PP, kĩ thuật: PP vấn đáp
- Nội dung hoạt động: 
 Nhận biết mối quan hệ “bằng nhau”
- GV cho HS quan sát tranh số 1 và nhận xét tranh:
+ Mỗi chú thỏ được ăn mấy củ cà rốt?
+ GV kết luận: Số chú thỏ đều có 1 củ cà rốt (vừa đủ). 
Ta nói: Số chú thỏ bằng số củ cà rốt
 Số củ cà rốt bằng số chú thỏ.
hay số chú thỏ và số củ cà rốt bằng nhau.
- GV cho HS nhắc lại kết luận.
Nhận biết mối quan hệ “nhiều hơn, ít hơn”
- GV cho HS quan sát tranh số 2 và nhận xét tranh:
+ Tranh số 2 và tranh số 1 có gì khác nhau?
+ Nếu mỗi chú thỏ được 1 củ cà rốt, thì số củ cà rốt sẽ bị thiếu. 
Ta nói: Số thỏ nhiều hơn số củ cà rốt.
 Số cà rốt ít hơn số thỏ.
- GV hỏi:
+ Có mấy chú thỏ?
+ Có mấy củ cà rốt?
- GV kết luận: Số thỏ nhiều hơn số cà rốt. Số cà rốt ít hơn số thỏ.
- Quan sát tranh:
+ Mỗi chú thỏ được 1 củ cà rốt.
+ HS lắng nghe.
+ HS nhắc lại kết luận.
+ Tranh số 2 dư ra 1 chú thỏ (chưa có cà rốt).
- HS lắng nghe.
- Có 4 chú thỏ
- Có 3 củ cà rốt.
- HS lắng nghe và nhắc lại kết luận.
HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP
So sánh các nhóm đồ vật (con vật) có số lượng trong phạm vi 5.
- Mục tiêu: Sử dụng được các thuật ngữ “bằng”, “nhiều hơn”, “ít hơn” để so sánh các nhóm đồ vật có số lượng trong phạm vi 5.
- PP, kĩ thuật: PP vấn đáp, PP thảo luận nhóm.
- Nội dung hoạt động: 
+ GV cho HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi để so sánh số lượng các nhóm đồ vật trong tranh 1, 2, 3, 4.
+ Yêu cầu HS sử dụng bút chì nối các đồ vật theo mối tương quan 1- 1 (một cái nồi – một cái nắp; một đèn – một ổ cắm....).
+ Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận: so sánh các nhóm đồ vật trong từng tranh.
+ GV nhận xét, chỉnh sửa và tuyên dương các nhóm.
- HS thảo luận nhóm đôi, sử dụng bút chì và thước để nối.
- Tranh 1: Số nồi bằng số nắp. 
 Số nắp bằng số nồi 
hay số nồi và số nắp bằng nhau.
- Tranh 2: Số đèn nhiều hơn số ổ cắm
 Số ổ cắm ít hơn số đèn.
- Tranh 3: Số bông hoa ít hơn số chim. 
 Số chim nhiều hơn số bông hoa.
- Tranh 4: Số chim mẹ bằng số chim con.
 Số chim con bằng số chim mẹ.
hay Số chim mẹ và số chim con bằng nhau.
- HS lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG 4: CỦNG CỐ
- Mục tiêu: Xác định được các nhóm đồ vật có số lượng nhiều hơn trong cuộc sống.
- PP, kĩ thuật: PP vấn đáp, trò chơi.
+ GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Đố bạn” (HS có thể sử dụng đồ dùng trong bộ thực hành hoặc sử dụng các vật thật có tại lớp để đố).
- Ví dụ: 
+ HS đặt lên bàn 3 quyển vở và 2 cây bút chì để bạn so sánh.
+ HS để 1 khối hộp chữ nhật và 2 khối lập phương lên bàn để bạn so sánh.
TỔNG KẾT GIỜ HỌC
- Nhận xét ưu - nhược điểm giờ học.
- Dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_toan_lop_1_chu_de_2_bai_bang_nhau_nhieu_hon_it_h.docx