Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 29 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Kim Đồng

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 29 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Kim Đồng

I. Mục tiêu: Sau bài học, HS:

- Đọc đúng và rõ ràng bài Cuốn lịch của dê con.

- Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: Dê con tuy còn ngây thơ, ham chơi nhưng đã ý thức được trách nhiệm học tập; tìm được chi tiết và hành động và suy nghĩ của nhân vật; MRVT xưng hô trong giao tiếp; đặt và trả lời được câu hỏi về những việc đã tự làm để chuẩn bị đi học.

- Viết ( chính tả nhìn - viết) đúng đoạn văn; điền đúng d/gi, inh/ich vào chỗ trống.

- Hình thành được ý thức tự giác học tập.

II. Đồ dùng dạy – học:

- GV: Một cuốn lịch.

 Tranh minh họa cho hoạt động 1 trong SGK trang 104.

- HS: Một số tranh ảnh về hoạt động thường ngày của HS dùng cho HĐ viết.

III. Các hoạt động dạy học:

Tiết 1:

 

doc 15 trang Hoàng Chinh 21/06/2023 4131
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 29 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29: TRƯỜNG HỌC CỦA EM.
 CUỐN LỊCH CỦA DÊ CON.
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS:
- Đọc đúng và rõ ràng bài Cuốn lịch của dê con.
- Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: Dê con tuy còn ngây thơ, ham chơi nhưng đã ý thức được trách nhiệm học tập; tìm được chi tiết và hành động và suy nghĩ của nhân vật; MRVT xưng hô trong giao tiếp; đặt và trả lời được câu hỏi về những việc đã tự làm để chuẩn bị đi học.
- Viết ( chính tả nhìn - viết) đúng đoạn văn; điền đúng d/gi, inh/ich vào chỗ trống.
- Hình thành được ý thức tự giác học tập.
II. Đồ dùng dạy – học:
- GV: Một cuốn lịch.
 Tranh minh họa cho hoạt động 1 trong SGK trang 104.
- HS: Một số tranh ảnh về hoạt động thường ngày của HS dùng cho HĐ viết.
III. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Khởi động:
- GV cho HS xem cuốn lịch.
? Cuốn lịch này một tuần có mấy ngày chủ nhật?
- GV: Cuốn lịch của dê con trong câu chuyện sau đây lại có toàn ngày chủ nhật. Vì sao lại như vậy, chúng ta cùng đọc bài Cuốn lịch của dê con để tìm hiểu
- GV ghi đầu bài: Cuốn lịch của dê con.
2) Hoạt động chính.
* Đọc thành tiếng
- YC HS đọc nhẩm bài đọc.
- GV đọc mẫu, chú ỹ phát âm rõ ràng, chính xác, chú ý ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy; nghỉ hơi ở chỗ dấu chấm kết thúc câu, dấu hai chấm xuống dòng. Giọng dê con ngây thơ, vui vẻ; giọng dê mẹ hiền hậu, từ tốn.
- YC HS tìm từ khó đọc.
- HD HS đọc từ khó.
- YC HS giải nghĩa các từ mới: chủ nhật, quy định chung.
- YC HS đọc nối tiếp câu.
- YC HS đọc nối tiếp đoạn.
- YC HS đọc nối tiếp đoạn theo nhóm, GV theo dõi HS đọc kết hợp luyện đọc câu dài.
VD: 
+ Dê con rất thích Chủ nhật/ vì được nghỉ học,/ lại còn được đi chơi công viên.//
+ Chú nhớ bác chuột thợ in/ làm cho một cuốn lịch chỉ có chữ Chủ nhậtđỏ tươi.//
+ Dê con choàng dậy khỏi giường,/ chuẩn bị quần áo,/ sách vở/ rồi đến trường cùng các bạn.//
- GV tổ chức thi đọc.
- GV nhận xét, TD.
- YC HS đọc cả bài.
- Quan sát cuốn lịch và trả lời câu hỏi:
- Cuốn lịch này một tuần có một ngày chủ nhật.
- HS theo dõi.
- HS nhắc lại đầu bài.
- HS đọc thầm.
- HS đọc nhẩm theo.
- HS nối tiếp nhau nêu: nảy ra một kế, làm cho, cuốn lịch, hôm nay, choàng dậy, giường,...
- HS nối tiếp nhau đọc.
- HS nêu:
 + chủ nhật: ngày tiếp sau thứ bảy và là ngày nghỉ hàng tuần của các cơ quan, trường học.
 + quy định chung: điều mà tất cả mọi người đều phải tuân theo.
- HS đọc nối tiếp câu theo hàng dọc.
- HS đọc nối tiếp đoạn theo hàng ngang kết hợp luyện đọc câu dài.
- 3 nhóm thi đọc, HS nhận xét.
- 1 HS đọc.
Tiết 2 : ĐỌC HIỂU, VIẾT, NÓI VÀ NGHE, KIẾN THỨC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1) Trả lời câu hỏi/ Thực hiện bài tập.
1. Để không phải đi học, dê con đã nghĩ ra kế gì?
- YC HS thảo luận theo cặp.
? Ở tranh A, dê con nghĩ ra kế gì?
? Ở tranh B, dê con nghĩ ra kế gì?
- YC HS nêu câu trả lời:
2. Cuối cùng dê con đã hiểu ra điều gì?
3. Em chọn từ nào để điền vào chỗ trống?
- Gọi HS đọc YC của bài và đoạn văn.
- YC HS thảo luận nhóm để làm bài.
- GV: Các em cần dùng đúng từ xưng hô trong khi nói. Ví dụ: Khi nói chuyện với mẹ, em gọi “ mẹ”, xưng 
“ con”.
- Gọi HS báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, chốt đáp án.
Ở nhà, dê con nói với mẹ:
Mẹ ơi, con cứ tưởng sửa được lịch.
Đến lớp, dê con nói với cô giáo:
Thưa cô, bây giờ em đã hiểu một tuần chỉ có một ngày Chủ nhật.
- YC HS đổi vở kiểm tra đáp án.
2) Nói và nghe
? Bạn đã tự làm được việc gì để chuẩn bị đi học?
- GV treo tranh, ảnh về hoạt động thường ngày của HS để gợi ý cho HS nhớ lại những việc thường làm
- YC HS hỏi đáp theo cặp.
- Gọi HS báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, TD.
3/ Củng cố, mở rộng, đánh giá
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực.
+ Trò chơi: Thi kể nhanh.
- HS tính điểm số lượng việc mà HS đã tự làm được, khen ngợi những HS đã tự giác, chủ động ý thức được trách nhiệm với việc học tập của mình, dặn HS về nhà thực hiện việc chuẩn bị đi học thật tốt.
- HS thảo luận cặp đôi, đọc câu trả lời và quan sát tranh minh họa ở đáp án để trả lời.
- Kêu đau bụng.
- Nhờ bác chuột làm giúp cho cuốn lịch chỉ có ngày Chủ nhật.
- Để không phải đi học, dê con đã nghĩ ra kế : Nhờ bác chuột làm giúp cho cuốn lịch chỉ có ngày Chủ nhật.
- 2 HS cùng bàn thảo luận chon câu TL:
Đáp án a: Một tuần chỉ có một ngày Chủ nhật.
- 1 HS đọc.
- HS thảo luận nhóm 4 hoàn thành bài tập.
- 1 HS đọc kết quả, HS khác nhận xét.
- 1 HS đọc lại.
- 2 HS cùng bàn đổi vở kiểm tra.
- 2 HS thực hành làm mẫu trước lớp.
VD: 
+ HS 1: Bạn đã tự làm được việc gì để chuẩn bị đi học?
+ HS 2: Mình tự mặc quần áo.
- 2 HS cùng bàn hỏi đáp.
- Các cặp nối tiếp nhau nêu câu trả lời như: Mình tự mặc quần áo, ăn sáng, đi giày, dọn giường, chải đầu, mang cặp sách, chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập,...
- 2 – 3 cặp HS hỏi đáp trước lớp.
- HS kể nhanh những việc đã tự làm để chuẩn bị đi học theo tổ.
- HS theo dõi.
CHÍNH TẢ: VIẾT ( chính tả)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Nhìn – viết.
- YC HS đọc đoạn văn trong bài 1 SGK trang 105.
- GV HD cách trình bày, lưu ý chữ dễ viết sai chính tả.
- YC HS viết chính tả.
- GV đọc bài.
- YC HS đổi vở soát lỗi.
- GV chấm, nhận xét bài viết của HS.
2. Chọn d hay gi?
- YC HS tự làm bài.
- Gọi HS báo cáo kết quả.
3. Chọn inh hay ich?
- YC HS tự làm bài.
- Gọi HS báo cáo kết quả.
4. Củng cố.
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc.
- HS theo dõi.
- HS nhìn viết vào vở chính tả.
- HS theo dõi, soát lỗi.
- 2 HS cùng bàn đổi vở soát lỗi cho nhau.
- 10 HS.
- HS tự làm vở BT.
- 1 HS nêu: Bà đã già nhưng da dẻ vẫn hồng hào, khỏe mạnh.
- HS tự làm vở BT.
- 1 HS nêu: cái bình, vòng ngọc bích.
 KHI TRANG SÁCH MỞ RA
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS:
- Đọc đúng và rõ ràng bài Khi trang sách mở ra.
- Biết được sách cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho con người, tìm được câu thơ tương ứng với nội dung tranh; nhận biết được bìa sách và tên sách; nói được 2 – 3 câu giới thiệu về một quyển sách mình thích; đọc thuộc lòng được 2 khổ thơ.
- Tô được chữ Ô, Ơ hoa.
- Bước đầu hình thành được tình yêu sách, thói quen ham đọc sách.
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV:
- Một tấm ảnh về đường chân trời trên mặt biển hoặc trên thảo nguyên.
- Tranh minh họa dùng cho HĐ 1, 3 trong SGK trang 107.
- Bảng phụ viết sẵn chữ Ô, Ơ hoa; từ Cửa Ông.
+ HS: Một cuốn sách mà mình thích nhất.
III. Hoạt động dạy học:
TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Khởi động:
? Kể tên một cuốn sách mà em yêu thích?
- GV: Các em đã đọc được rất nhiều sách. Những cuốn sách cho ta biết thêm bao nhiêu điều hay, điều lạ. Các bạn nhỏ trong bài thơ đã thấy những gì trong sách, chúng ta cùng đọc bài Khi trang sách mở ra.
- Ghi tên bài: Khi trang sách mở ra.
2/ Hoạt động chính:
1) Đọc thành tiếng:
- YC HS đọc nhẩm bài thơ.
- GV đọc mẫu, chú ý phát âm rõ ràng, chính xác, nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ. Giọng đọc toàn bài chậm rãi, tha thiết.
- Luyện đọc từ khó:
? Tìm từ khó đọc trong bài.
- YC HS luyện đọc từ khó.
- Giải nghĩa từ: dạt dào, chân trời, 
- GV treo tranh ảnh về thiên nhiên có đường chân trời.
- YC HS đọc nối tiếp câu thơ.
- YC HS đọc nối tiếp khổ thơ, GV HD cách ngắt nhịp trong câu thơ, ngắt cuối mỗi dòng thơ năm chữ:
Trang sách/ không nói được//
Sao/ em nghe điều gì//
Dạt dào như sóng vỗ//
Một chân trời đang đi.//
- YC HS luyện đọc theo cặp.
- YC HS đọc cả bài.
- Tổ chức thi đọc.
- GV nhận xét, TD.
- HS nối tiếp nhau kể.
- HS theo dõi.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS tự đọc nhẩm.
- HS đọc thầm theo.
- HS nối tiếp nhau nêu: bao nhiêu là, lửa, nói, cánh buồm, trang sách, 
- HS nối tiếp nhau đọc – ĐT.
- HS nêu theo ý hiểu:
Dạt dào: ý nói sóng tràn đầy, dâng lên liên tục.
Chân trời: đường giới hạn của tầm mắt ở nơi xa tít, trông tưởng như bầu trời tiếp xúc với mặt đất hay mặt biển.
- HS quan sát chỉ phần có đường “ chân trời”.
- HS đọc nối tiếp theo hàng ngang ( mỗi HS một câu thơ).
- HS đọc nối tiếp theo hàng dọc ( mỗi HS một khổ thơ).
- 2 HS cùng bàn luyện đọc ( mỗi HS đọc một khổ thơ).
- 1 HS đọc cả bài.
- 3 cặp thi đọc nối tiếp khổ thơ.
TIẾT 2: ĐỌC HIỂU, VIẾT, NÓI VÀ NGHE, KIẾN THỨC.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1) Trả lời câu hỏi/ Thực hiện bài tập.
1. Đọc hai câu thơ ứng với nội dung mỗi tranh.
- Trò chơi: Ghép nhanh tranh và thơ.
Cách chơi: HS quan sát kĩ từng bức tranh để hiểu nội dung từng tranh, đọc thầm khổ thơ 1 và 2 để chọn câu thơ phù hợp với tranh.
? Hai câu thơ nào phù hợp với tranh A/ tranh B/ tranh C/ tranh D?
- YC HS chọn bức tranh mà mình thích, đọc các câu ứng với tranh.
2. Học thuộc lòng hai khổ thơ đầu.
- GV xóa dần từ ngữ trong từng câu thơ, chỉ để lại một số từ ngữ làm điểm tựa, cuối cùng xóa hết.
Trong trang sách .
Em ..
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng.
- GV nhận xét, TD.
3. Những hình nào là bìa sách?
- Gọi HS báo cáo.
? Trên bìa sách có những gì?
? Em hãy qua sát quyển sách TV 1 mà chúng ta đang học, em thấy gì trên bìa sách?
Nói và nghe
 Nói 2 – 3 câu về một quyển sách mà em thích.
- Gọi HS nêu YC.
- YC HS lấy cuốn sách mình yêu thích đặt trên mặt bàn.
- GV gợi ý: 
+ Tên quyển sách mà em thích là gì?
+ Trong sách có những gì?
+ Vì sao em thích quyển sách đó?
+ Em giữ gìn sách như thế nào?
- YC HS thảo luận theo cặp. 
- Gọi HS báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, TD.
 Củng cố, mở rộng, đánh giá:
+ GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực.
- YC HS trao đổi sách với bạn để cùng đọc và tham khảo.
- HS theo dõi.
- HS xung phong đọc hai câu thơ phù hợp với từng tranh:
Tranh A: Trong trang sách có biển
 Em thấy những cánh buồm.
Tranh B: Trong trang sách có rừng
 Với bao nhiêu là gió
Tranh C: Trong sách còn có lửa
 Mà giấy chẳng cháy đâu
Tranh D: Trong sách có ao sâu
 Mà giấy không hề ướt.
- HS nối tiếp chỉ ttranh và đọc các câu ứng với tranh mình thích.
- HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng.
- HS đọc thuộc lòng nối tiếp từng câu thơ theo nhóm.
- HS thảo luận cặp đôi, đọc câu hỏi, quan sát 3 hình ảnh ở đáp án để TL.
- HS nêu: Hình A, hình B.
- Bìa sách có tên sách in chữ to, tên tác giả, nhà xuất bản.
- HS quan sát và nêu.
- 1 HS nêu.
- HS đặt sách trên mặt bàn.
- HS theo dõi.
- 2 HS cùng bàn giới thiệu cuốn sách của mình yêu thích cho bạn nghe theo gợi ý của GV.
- 2 – 3 HS nói trước lớp.
VD:
+ Quyển sách mình thích nhất là Đô-ra-ê-mon. Trong sách có chú mèo máy Đô-ra-ê-mon. Chú có nhiều phép thuật.
+ Quyển sách mình thích nhất là 10 vạn câu hỏi vì sao. Sách giải thích cho mình những câu hỏi về thiên nhiên, động vật. Mình giữ sách cẩn thận để sách luôn mới.
- HS theo dõi.
- 2 HS cùng bàn trao đổi sách cho nhau.
LUYỆN VIẾT: Tập viết
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Giới thiệu bài.
- GV: Hôm nay, chúng ta cùng học tô chữ Ô, Ơ hoa.
B. Hướng dẫn tô chữ Ô, Ơ hoa và từ ngữ ứng dụng.
- GV cho HS quan sát mẫu chữ Ô, Ơ hoa cữ vừa.
- GV mô tả: Chữ Ô, Ơ hoa có cấu tạo giống như chữ O đã học, chữ Ô có thêm nét gãy khúc tạo thành dấu mũ ở trên đầu, chữ Ơ có thêm nét móc nhỏ ( nét râu).
- GV nêu quy trình tô chữ Ô, Ơ hoa cữ vừa ( vừa nói vừa dùng que chỉ, chỉ các nét chữ theo chiều mũi tên).
- YC HS tô chữ trên không.
- GV cho HS quan sát mẫu chữ Ô, Ơ hoa cữ nhỏ.
- GV đưa từ ứng dụng: Cửa Ông( viết bảng con).
- GV giải thích: Cửa Ông là tên một phường thuộc thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ở nước ta.
- GV hướng dẫn HS nhận xét độ cao các chữ cái trong từ Cửa Ông, cách đặt dấu thanh, cách nối nét các chữ cái.
C. Viết vào vở tập viết
- GV quan sát hỗ trợ những HS gặp khó khăn.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS.
- HS theo dõi.
- HS nhận xét độ cao, độ rộng.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
- HS dùng ngón trỏ tô lên không trung chữ Ô, Ơ hoa.
- HS nhận xét độ cao, độ rộng.
- YC HS đọc, quan sát từ ứng dụng: Cửa Ông.
- HS nhận xét.
- HS tô, viết vào vở TV trang 23 – 24: Ô hoa ( chữ cỡ vừa và nhỏ), Ơ hoa ( chữ cỡ vừa và nhỏ), Cửa Ông ( chữ cỡ nhỏ).
TẬP ĐỌC: NÓI THẾ NÀO?
A. Mục tiêu: Sau bài học, HS:
- Đọc đúng và rõ ràng bài Nói thế nào?
- Hiểu được chỉ dẫn về âm lượng giọng nói ở trường học; tìm được thông tin chỉ dẫn về giọng nói trong bài; MRVT về âm lượng giọng nói; điền được dấu chấm, dấu chấm hỏi kết thúc câu.
- Viết ( chính tả nghe – viết) đúng một khổ thơ; điền đúng g/gh; n/l vào chỗ trống ( hoặc đặt đúng vị trí dấu hỏi, dấu ngã).
- Kể được câu chuyện ngắn Rùa và thỏ bằng 4 – 5 câu, hiểu được ý nghĩa câu chuyện khuyên ta không nên kiêu ngạo, cần cố gắng kiên trì, nỗ lực, chăm chỉ để đạt được thành công.
- Làm chủ được độ lớn của giọng nói phù hợp trong các tình huống thực tiễn.
B. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa câu chuyện Rùa và thỏ.
C. Hoạt động dạy và học:
TIẾT 1:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Khởi động:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi Mưa rơi.
- GV HD cách chơi: GV đưa tay từ thấp đến cao, HS vỗ tay từ nhỏ đến to( to dần, nhanh dần). Khi GV đưa tay từ cao đến thấp, HS vỗ tay từ to đến nhỏ( nhỏ dần, chậm dần). Khi GV vung tay giơ cao, HS vỗ tay một cái thật to đồng thời hô “ ầm”. 
(GV có thể đưa tay lên cao hay xuống thấp nhiều lần với tốc độ nhanh chậm khác nhau tạo nên những âm thanh to, nhỏ khác nhau).
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- GV: Trò chơi vừa rồi đã cho các em biết độ lớn âm thanh to, nhỏ. Giọng nói của chúng ta cũng to, nhỏ khác nhau. Chúng ta cùng đọc bài Nói thế nào? Để biết cách sử dụng độ lớn giọng nói phù hợp hoàn cảnh.
- Ghi tên bài: Nói thế nào?
B/ Hoạt động chính:
1) Đọc thành tiếng:
- YC HS đọc nhẩm bài thơ.
- GV đọc mẫu giọng đọc chậm rãi, rành mạch, rõ ràng.
- Luyện đọc từ khó:
? Tìm từ khó đọc trong bài.
- YC HS luyện đọc từ khó.
- Giải nghĩa từ: thảo luận, phát biểu, 
( Hoặc YC HS đặt câu với từ thảo luận, phát biểu)
- GV HD cách đọc: Đọc các dòng từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, chú ý ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, sau mỗi cụm từ; nghỉ hơi ở chỗ có dấu chấm và xuống dòng. GV chọn một mục cho HS luyện đọc cá nhân.
VD; Ở trường,/ tùy từng nơi,/ từng lúc,/ giọng nói của em cần có độ lớn khác nhau.//
Im lặng,/ trật tự//
Trong giờ ngủ,/ giờ ăn//
Khi nghe giảng,/ làm bài//
- GV nêu cách chia 4 mục gồm: mục 0, mục 1, mục 2, mục 3, mục 4
- YC HS đọc nối tiếp từng mục.
- YC HS luyện đọc từng mục theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc cả bài.
- GV nhận xét, TD.
- HS theo dõi.
- HS chơi theo chỉ dẫn của GV.
- HS theo dõi.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS tự đọc nhẩm.
- HS đọc thầm theo.
- HS nối tiếp nhau nêu: thảo luận, làm bài, im lặng, hoạt động ngoài trời, phát biểu, cảm xúc, 
- HS nối tiếp nhau đọc – ĐT.
- HS nêu theo ý hiểu:
+ thảo luận: trao đổi ý kiến cùng nhau.
+ phát biểu: nói ra ý kiến của mình cho người khác biết.
Đặt câu:
+ Chúng em đang thảo luận bài học.
+ Trong giờ học, em hăng hái phát biểu ý kiến.
- HS theo dõi.
- HS đọc nối tiếp.
- HS theo dõi.
- HS đọc nối tiếp ( mỗi HS một mục).
- Luyện đọc nhóm 4 ( mỗi HS một mục).
- 3 tổ thi ( mỗi tổ 1 nhóm).
TIẾT 2: ĐỌC HIỂU, VIẾT, NÓI VÀ NGHE, KIẾN THỨC.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1) Trả lời câu hỏi/ Thực hiện bài tập.
1. Bài đọc trên viết về điều gì?
- Gọi HS đọc câu hỏi.
- YC HS thảo luận.
- Gọi HS báo cáo kết quả.
2. Trò chơi: Nói thế nào?
- YC HS hoạt động theo cặp.
- Gọi HS báo cáo.
- GV nhận xét, TD.
- Tổ chức cả lớp chơi trò chơi theo nhóm.
- GV nhận xét tuyên dương những HS tìm nhanh, đọc đúng.
3. Thi tìm những từ có thể đứng sau “ nói”.
- Tổ chức chơi trò chơi: Thi tìm nhanh theo tổ.
- Gọi HS báo cáo.
- GV nhận xét, TD tổ tìm đủ, đúng, nhanh.
Viết
 Chọn dấu chấm hay dấu chấm hỏi?
- Gọi HS nêu YC của hoạt động phần Viết trong SGK.
- GV hướng dẫn: Cuối câu hỏi dùng dấu chấm hỏi, cuối câu trả lời dùng dấu chấm.
- YC HS tự làm bài. 
- Gọi HS báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, KL:
+ Bạn nói thế nào khi chơi kéo co?
+ Tôi nói to theo cảm xúc.
+ Chúng ta cần nói thế nào trong rạp chiếu phim?
+ Chúng ta cần nói khẽ.
- Gọi HS đọc lại bài làm.
- GV chấm bài, nhận xét.
 Củng cố, mở rộng, đánh giá:
+ GV xếp 4 bức tranh minh họa bài đọc lên bảng ( xếp vị trí lộn xộn: Tranh mục 3, mục 1, mục 0, mục 2) YC HS xếp những bức tranh theo thứ tự giọng nói từ nhỏ đến lớn.
- GV cùng HS nhận xét, TD.
- GV: Các em đã biết được độ lớn giọng nói phù hợp ở từng nơi, từng lúc. Đến giờ nghỉ rồi, các em có thế nói to theo cảm xúc.
- 1 HS đọc.
- HS thảo luận theo cặp, đọc câu hỏi, đọc kĩ đáp án và lựa chọn câu TL đúng.
- 1 HS nêu: Đáp án a: Độ lớn của giọng nói ở trường.
- 1 HS nêu tình huống, 1 HS tập trung đọc thầm để tra tìm nhanh thông tin Nói thế nào? Trong bài tập đọc, sau đó đổi vai cho nhau.
- 2 cặp lên bảng, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.
VD:
+ Khi thảo luận trong nhóm đôi? ( Nói vừa đủ nghe)
+ Khi đọc bài trước lớp? ( Nói to)
+ Khi vui chơi ngoài trời? ( Nói to theo cảm xúc).
- 1 nhóm nêu tình huống, 1 nhóm tìm thông tin trả lời thật nhanh.
- Các tổ thảo luận. Đọc kĩ những từ cho trước ( thì thầm, thủ thỉ, oang oang, róc rách, thì thào) để tìm nhanh những từ có thế đứng sau “ nói”.
- Các tổ báo cáo.
+ Kết quả: thì thầm, thủ thỉ, oang oang, thì thào.
- 1 HS nêu.
- HS theo dõi.
- HS làm VBT.
- 1 HS nêu, HS khác nhận xét.
- 2 HS đọc.
- 10 HS.
- HS xung phong lên bảng xếp.
- HS theo dõi.
CHÍNH TẢ: KHI TRANG SÁCH MỞ RA
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Nghe – viết.
- GV đọc khổ thơ cuối trong bài Khi trang sách mở ra.
- YC HS tìm từ khó viết.
- YC HS viết từ khó.
- GV HD cách trình bày vào vở.
- GV đọc bài cho HS viết
- GV đọc bài cho HS soát lỗi.
- YC HS đổi vở soát lỗi.
- GV chấm, nhận xét bài viết của HS.
B. Làm bài tập:
1. Chọn g hay gh?
- YC HS tự làm bài.
- Gọi HS báo cáo kết quả.
2. Chọn l hay n?
- YC HS tự làm bài.
- Gọi HS báo cáo kết quả.
- HS theo dõi.
- HS nối tiếp nhau nêu: điều gì, dạt dào, 
- HS viết BT.
- HS theo dõi.
- HS nghe viết vở chính tả.
- HS nghe tự soát lỗi.
- 2 HS cùng bàn đổi vở soát lỗi cho nhau.
- 10 HS.
- HS tự làm vở BT.
- 1 HS nêu: găng tay, ghim cài áo.
- HS tự làm vở BT.
- 1 HS nêu: lồng chim, chim bồ nông.
KỂ CHUYỆN: Nghe – Kể : Rùa và thỏ
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động – Giới thiệu.
- GV treo tranh: Rùa và thỏ.
? Con nào chạy nhanh hơn?
- GV: Thế mà thỏ lại thua rùa trong một cuộc thi chạy. Để biết vì sao thỏ thua rùa, các em cùng nghe câu chuyện Rùa và thỏ.
2. Nghe GV kể.
- GV kể 2 – 3 lần câu chuyện Rùa và thỏ.( lần 2,3 vừa kể vừa chỉ tranh).
RÙA VÀ THỎ.
1. Vào một buổi sáng mùa thu đẹp trời, thỏ đang dạo chơi thì thấy rùa cố sức tập chạy. Thỏ cười mỉa mai:
- Đồ chậm như sên! Mày mà cũng đòi tập chạy à?
2. Rùa đáp:
- Anh với tôi thử chạy thi, xem ai hơn ai. Anh đừng giễu tôi.
Thở vểnh tai lên tự đắc nói:
- Được! Mày dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mày một nửa đường đó.
3. Rùa không nói gì. Nó biết mình chậm chạp nên miệt mài chạy thật nhanh. Còn thỏ nghĩ: “ Ta chưa cần chạy vội, đợi rùa gần tới đích ta phóng cũng vừa”. Nó nhởn nhơ ngắm nhìn trời mây, hái hoa bắt bướm, nhấm nháp cỏ non. Nó ngả lưng dưới bóng cây thư giãn rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
4. Cuối cùng, khi rùa gần tới đích, thỏ mới tỉnh dậy. Sực nhớ đến cuộc thi, nó vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng không kịp nữa. Rùa đã tới đích trước nó.
Theo Tiếng Việt 1 – Tập hai, NXB Giáo dục, 2004.
3. Kể từng đoạn truyện theo tranh.
- GV treo tranh 1.
? Thấy rùa tập chạy, thỏ nói gì?
- GV treo tranh 2.
? Rùa đáp thế nào?
- GV treo tranh 3.
? Trong khi rùa cố sức chạy thì thỏ làm gì?
- GV treo tranh 4.
? Kết quả của cuộc thi thế nào?
4. Kể toàn bộ câu chuyện.
4.1 Kể tiếp nối câu chuyện trong nhóm.
- GV đi giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.
4.2 Kể toàn bộ câu chuyên trong nhóm.
4.3 Kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- GV gọi HS lên bảng kể.
- GV nhận xét về nội dung câu chuyện, giọng kể, cử chỉ, điệu bộ của từng HS.
- Tổ chức thi kể phân vai.
5. Mở rộng
? Em thích nhân vật nào? Vì sao?
? Vì sao thỏ thua rùa?
6. Tổng kết, đánh giá.
? Qua câu chuyện, em học được điều gì?
- GV tổng kết, TD.
- YC HS về nhà tìm đọc một truyện tranh thiếu nhi.
- HS quan sát.
- 1 HS nêu: Con thỏ.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi và quan sát tranh.
- HS quan sát.
- HS nêu: Thấy rùa tập chạy, thỏ nói: Đồ chậm như sên! Mày mà cũng đòi tập chạy à?
- HS quan sát.
- HS nêu: Rùa đáp: Anh với tôi thử chạy thi xem ai hơn ai.
- HS quan sát.
- HS nêu: Trong khi rùa cố sức chạy thì thỏ hái hoa, bắt bướm, rồi ngủ quên.
- HS quan sát.
- HS nêu: Rùa đã tới đích trước thỏ.
- HS kể theo nhóm 4 ( mỗi HS kể một tranh).
- HS kể liền mạch nội dung của 4 tranh trong nhóm, các bạn khác lắng nghe, góp ý.
- 2 HS lên bảng chỉ tranh, kể toàn bộ câu chuyên; HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.
- HS theo dõi.
- 3 tổ cử các bạn lên kể theo vai ( rùa, thỏ, người dẫn chuyện).
- HS nêu: Em thích rùa vì rùa kiên trì và cố gắng.
- HS nêu: Vì thỏ kiêu căng, ngạo mạn.
- HS nêu: Trong cuộc sống, chúng ta không nên kiêu căng, ngạo mạn mà cần phải kiên trì và cố gắng thì việc gì cũng thành công.
- HS tìm đọc trong thư viện lớp.
 ĐỌC MỞ RỘNG: ĐỔI GIÀY
HS tìm đọc một truyện tranh thiếu nhi.
1. Tìm kiếm nguồn Đọc mở rộng.
Hiện nay nguồn truyện tranh thiếu nhi rất đa dạng, phong phú, HS tìm đọc một số truyện tranh treo ý thích. GV hướng dẫn HS chọn truyện tranh phù hợp độ tuổi. Một số nguồn sách tham khảo để tìm kiếm bài đọc.
- 
2. Trình bày kết quả đọc mở rộng
( Đã chỉ dẫn ở phần chung)
Ví dụ: Đọc truyện tranh Sáng kiến của nhóm con. 
ĐỌC MỞ RỘNG (2 tiết)
MỤC TIÊU 
Sau bài học, giúp HS:
 - Đọc – hiểu được câu chuyện: Sáng kiến của nhím con.
 - Bước đầu hình thành được kĩ năng tự đọc sách.
 - Trình bày được kết quả Đọc mở rộng. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Truyện tham khảo.
 - Tranh minh hoạ.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Tìm kiếm nguồn Đọc mở rộng
- GV giới thiệu nguồn sách tham khảo: 
+ Sáng kiến của nhím con.
GV giới thiệu một số nguồn đọc mở rộng sau:
+ Fujiko- F- Fujio ( 2014). Bộ truyện tranh Đô- ra- ê- mon ( nhiều tập), NXB Kim Đồng.
+ Nguyễn Anh ( sưu tầm) ( 2013). Bộ sách Ước mơ của bé gồm Lớn lên bé làm ca sĩ; Lớn lên bé làm bộ đội; Lớn lên bé làm diễn viên... NXB Thời đại.
Nhiều tác giả ( 2016). Bộ sách Bé tập kể chuyện ( 52 tập) gồm Ba cô gái, Cậu bé mũi dài; Gấu con được thưởng, NXB Trẻ.
+ Emma Chichester Clark ( 2017). Bộ sách Chuột túi xanh, NXB Dân trí.
+ Max Velthuijs, Sơn Khê dịch ( 2018). Tuyển tập& câu chuyện đẹp nhất về Ếch xanh, NXB Dân trí.
+ Magaret, H. A. Rey, Lê Khánh Toàn, Phạm Kim Anh, Thanh Văn dịch ( 2018). Bộ sách 6 câu chuyện vui nhất về Zoco – Chú khỉ hiếu kì, NXB Dân trí.
* Hoạt động 2: Trình bày kết quả Đọc mở rộng.
Ví dụ: Đọc câu chuyện : Sáng kiến của nhím con. ( SGV tr191 )
GV treo bảng phụ có nội dung câu chuyện.
- GV nêu câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu câu chuyện.
1. Nhím con trong truyện tranh trên có đặc điểm gì?
a) Thông minh 
b) Chăm chỉ
c) Vui tính
Đáp án: Thông minh.
Nhận xét, góp ý.
- HS theo dõi.
- HS đọc thầm cá nhân.
- HS thảo luận chọn đọc câu chuyện, đoạn văn phù hợp.
HS đọc thầm câu chuyện.
- HS đọc các từ ngữ khó đọc (nếu có). 
- HS đọc từ mới: sai trĩu, đỏ mọng..
- HS cả lớp đọc tiếp nối từng câu.
- HS hoạt động theo nhóm 4, đọc thầm lại câu chuyện, cùng thảo luận để thống nhất câu trả lời.
.
.
* Củng cố, mở rộng – đánh giá:
- GV hệ thống bài.
- HS thi đọc truyện Sáng kiến của nhím con.
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_1_tuan_29_nam_hoc_2020_2021_truon.doc