Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 26 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Kim Đồng

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 26 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Kim Đồng

A. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS:

- Đọc đúng và rõ ràng bài Bàn tay mẹ.

- Hiểu được tình cảm yêu thương con và sự vất vả của người mẹ; tìm được những việc mẹ đã làm để chăm sóc bạn nhỏ; nêu được điều bạn nhỏ mong muốn ; đặt và trả lời được câu hỏi về điều mẹ đã làm cho mình; điền đúng dấu chấm kết thúc câu.

- Viết (chính tả nhìn - viết) đúng hai câu văn, điền đúng ai/ ay, âm/ âp vào chỗ trống.

– Thể hiện tình cảm yêu thương, biết ơn cha mẹ.

B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Bài hát Bàn tay mẹ .

-Tranh minh họa dùng cho hoạt động Nói và Nghe trong SGK tr 76.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc 14 trang Hoàng Chinh 21/06/2023 4120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 26 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26	Chủ điểm. GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG
BÀ TAY MẸ
A. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS: 
- Đọc đúng và rõ ràng bài Bàn tay mẹ.
- Hiểu được tình cảm yêu thương con và sự vất vả của người mẹ; tìm được những việc mẹ đã làm để chăm sóc bạn nhỏ; nêu được điều bạn nhỏ mong muốn ; đặt và trả lời được câu hỏi về điều mẹ đã làm cho mình; điền đúng dấu chấm kết thúc câu.
- Viết (chính tả nhìn - viết) đúng hai câu văn, điền đúng ai/ ay, âm/ âp vào chỗ trống.
– Thể hiện tình cảm yêu thương, biết ơn cha mẹ. 
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Bài hát Bàn tay mẹ .
-Tranh minh họa dùng cho hoạt động Nói và Nghe trong SGK tr 76. 
C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TIẾT 1: ĐỌC THÀNH TIẾNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KHỞI ĐỘNG
- Hs nghe bài hát Bàn tay mẹ, trả lời câu hỏi: 
- Đố em tên bài hát này là gì?
- Nếu đặt tên cho bài hát, em sẽ đặt thế nào?
- Nhận xét.
- GV: Không chỉ bạn nhỏ trong bài hát , bạn nhỏ trong bài đọc hôm nay cũng rất yêu đôi bàn tay của mẹ. Chúng ta cùng đọc bài Bàn tay mẹ để thể hiện tình cảm của bạn . Gv ghi tên bài lên bảng: Bàn tay mẹ.
2. HOẠT ĐỘNG CHÍNH 
Đọc thành tiếng
- MT: Đọc đúng và rõ ràng bài Bàn tay mẹ.
- GV đọc mẫu toàn bài .Giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm. 
- GV chọn ghi 2 – 4 từ ngữ khó lên bảng. 
Ví dụ: + MB: đi làm, trưa nào, tối nào, ấm nước. + MN: hằng ngày, yêu nhất, gầy gầy.
- Từ mới: rám nắng, ram ráp, xương xương. Giải nghĩa từ.
- GV theo dõi HS đọc, kết hợp cho HS luyện đọc câu dài. 
+ Bình yêu lắm/ đôi bàn tay rám nắng,/ các ngón tay gầy gầy, xương xương của mẹ.//
+ Hai bàn tay ram ráp/ nhưng Bình rất thích áp má vào hai bàn tay ấy.//
+ Bình muốn / trưa nào mẹ cũng được nghỉ, tối nào mẹ cũng đi ngủ sớm.//
- GV linh hoạt lựa chọn hình thức đọc: đọc cá nhân, đọc nối tiếp, đọc tiếp sức. 
- HS nghe và trả lời câu hỏi.
Hs đọc.
- HS đọc nhẩm bài đọc. 
- HS nghe GV đọc mẫu toàn bài và đọc thầm theo. 
 - HS đọc các từ ngữ khó đọc (nếu có). 
- HS đọc các từ mới: rám nắng, ram ráp, xương xương.
- HS đọc tiếp nối từng câu văn trong mỗi đoạn (theo hàng dọc hoặc hàng ngang, theo tổ hoặc nhóm).
- HS đọc tiếp nối từng đoạn trong bài trước lớp, mỗi HS đọc một đoạn. 
 - HS đọc từng đoạn trong nhóm, 3 HS một nhóm, mỗi HS đọc một đoạn tiếp nối nhau đến hết bài.
- HS thi đọc giữa các nhóm (đọc từng đoạn đọc cả bài). 
- HS đọc cả bài.
TIẾT 2: ĐỌC HIỂU, VIẾT, NÓI VÀ NGHE, KIẾN THỨC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Trả lời câu hỏi/ Thực hiện bài tập 
- GV nêu lần lượt các câu hỏi:
 + Đôi bàn tay mẹ đã làm những việc gì?
GV: Bàn tay mẹ đã làm rất nhiều việc cho các con. Mẹ rất vất vả.
+ Bình mong muốn điều gì?
+ Điều Bình mong muốn cho thấy tình cảm của Bình dành cho mẹ thế nào? 
2. Nói và nghe
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi: Hỏi – đáp về việc mẹ đã làm cho bạn.
2 hs thực hành theo mẫu: 
Mẹ đã làm việc gì cho bạn?
Mẹ chăm sóc khi mình bị ốm.
- Nhận xét, tuyên dương cặp nào hỏi và đáp tự tin, mạnh dạn.
3. Viết: Chọn dấu câu nào?
- GV hướng dẫn: Ở cuối câu, em cần đặt dấu chấm.
 - Nhận xét .
4. CỦNG CỐ, MỞ RỘNG, ĐÁNH GIÁ
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực. 
- GV:Mời 1-2 hs đọc lại một câu văn mà em thích nhất trong bài.
-GV : Mẹ rất yêu thương các con . Mẹ chăm sóc các con từng bữa ăn, giấc ngủ, không quản sớm khuya, vất vả. Vậy để thể hiện tình cảm biết ơn mẹ, các em nên làm gì? 
- HS thảo luận nhóm, nêu yêu cầu của bài, đọc kĩ những từ được cho trước để trả lời câu hỏi.
- 2 - 3 HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp: đi chợ, nấu cơm, tắm cho em bé, giặt một chậu quần áo đầy.
- 1 Hs đọc đoạn 3, cả lớp đọc thầm.
- HS thảo luận theo cặp, nêu yêu cầu của bài, đọc thầm để trả lời câu hỏi.
– 2 – 3 HS trả lời trước lớp: Bình muốn trưa nào mẹ cũng được nghỉ, tối nào mẹ cũng đi ngủ sớm.
2-3 Hs trả lời: Bình rất thương mẹ, yêu mẹ, biết ơn mẹ.
- HS hoạt động theo cặp tại bàn dựa theo tranh minh họa trong SGK: 
- 2 – 3cặp HS nói trước lớp.
- Nhận xét.
- HS nêu yêu cầu của đề bài.
- HS làm bài vaod VBT hoặc PBT: Mẹ làm cho tôi nhiều việc. Tôi rất biết ơn mẹ.
- Hs đổi bài kiểm tra chéo .
- 1- 2 hs đọc câu vừa điền.
- Nhận xét.
Học sinh đọc.
-HS trả lời: Em ngoan ngoãn, vâng lời mẹ, chăm học.
TIẾT 3: VIẾT (CHÍNH TẢ)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Nhìn - viết
MT: Viết (chính tả nhìn- viết) đúng hai câu văn
- GV đọc to một lần 2 câu văn.
- Tìm chữ dễ viết sai chính tả: hằng ngày, biết. 
- GV nhận xét, sửa lỗi cho HS. 
- GV hướng dẫn HS cách trình bày vào vở.
- GV đọc chậm cho HS soát bài.
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS, hướng dẫn HS sửa lỗi (nếu có)
2. Chọn ai hay ay?
MT: Điền đúng ai hay ay vào chỗ trống.
- GV treo bảng phụ ND bài tập.
- Nhận xét, đánh giá
Đáp án: Trống choai tập gáy. Các bạn gái tập đan len.
3. Chọn âm hay âp?
MT: Điền đúng âm , âp vào chỗ trống.
- GV treo bảng phụ ND bài tập.
- Nhận xét, đánh giá
Đáp án: nảy mầm, cá mập..
4. Củng cố
- Nhận xét tiết học.
- HS luyện viết chữ dễ viết sai chính tả: hằng ngày, biết.
 - HS nhìn viết vào vở Chính tả. 
- HS viết xong, đổi vở, rà soát lỗi cho nhau, nhắc bạn sửa lỗi (nếu có).
-HS đọc thầm yêu cầu BT trong SGK.
- 1 số HS lên bảng làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào VBT.
- HS trình bày bài của mình trước lớp.
- HS đổi vở nhận xét, đánh giá bài của bạn.
- HS nêu yêu cầu BT trong SGK.
- 2HS lên bảng làm bài trên bảng. HS làm bài vào VBT.
- HS trình bày bài của mình trước lớp.
- HS đổi vở nhận xét, đánh giá bài của bạn.
LÀM ANH
A. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS: 
– Đọc đúng và rõ ràng bài Làm anh.
- Hiểu được tình cảm yêu thương bạn nhỏ dành cho em; nêu được nghĩa của từ người lớn trong bài; tìm được câu thơ phù hợp nội dung mỗi tranh; giới thiệu được về anh chị, em của mình; đọc thuộc lòng một khổ thơ.
- Tô được chữ I, K hoa.
- Hình thành được tình yêu thương, ý thức chia sẻ, nhường nhịn đối với anh, chị em.
 B, ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
– Tranh minh hoạ dùng cho các hoạt động trong SGK tr79.
- Bảng phụ slide viết sẵn: T, U hoa đặt trong khung chữ mẫu, Kiên Giang (theo mẫu chữ trong vở TV1/2).
C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TIẾT 1: ĐỌC THÀNH TIẾNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.KHỞI ĐỘNG
- GV hỏi: Em đã được làm anh ( chị) chưa? Theo em làm anh, ( chị) có khó không?
-GV: Muốn biết làm anh ( chị) có khó không, chúng ta cùng đọc bài Làm anh.
GV ghi tên bài lên bảng: Làm anh.
2.HOẠT ĐỘNG CHÍNH
 Đọc thành tiếng
- GV đọc mẫu toàn bài và đọc thầm theo. Giọng đọc âu yếm, thể hiện cảm xúc vui xen lẫn tự hào của bạn nhỏ khi được làm anh. 
- GV chọn ghi 2 - 4 từ ngữ khó lên bảng. Ví dụ: + MB: làm anh, người lớn, nàng, làm được.. +MN: dịu dàng, dỗ dành, quà bánh, nhường.
- GV hướng dẫn HS cách ngắt nhịp trong câu thơ, ngắt cuối dòng thơ năm chữ:
Làm anh khó đấy//
Phải đâu chuyện đùa//
Với em gái bé//
Phải “ người lớn “ cơ.//
- Nhận xét, đánh giá
- HS cả lớp trả lời câu hỏi .
- HS đọc nhẩm bài thơ.
- HS nghe .
- HS đọc các từ ngữ khó đọc (nếu có).
- HS đọc các từ mới: dỗ dành, nhường.
- HS đọc tiếp nối từng câu thơ (theo hàng dọc hoặc hàng ngang, theo tô hoặc nhóm), mỗi HS đọc một câu.
- HS đọc tiếp nối từng khổ thơ trước lớp, mỗi HS đọc một khổ. 
- HS đọc từng khổ thơ trong nhóm (nhóm đôi hoặc nhóm 4 HS). Lưu ý: HS đọc đầu tiên đọc cả tên bài Làm anh.
- HS đọc cả bài.
- HS thi đọc toàn bài dưới hình thức thi cá nhân hoặc thi theo nhóm, theo tổ hoặc trò chơi Đọc tiếp sức. 
- Nhận xét
TIẾT 2: ĐỌC HIỂU, VIẾT, NÓI VÀ NGHE, KIẾN THỨC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện BT
-MT: trả lời được các câu hỏi về giấc mơ của bạn nhỏ trong bài; đọc thuộc lòng được hai khổ thơ.
- GV nêu lần lượt các câu hỏi: 
CH1:Người lớn trong bài có nghĩa gì?
-GV: Khi được làm anh, làm chị, đối với các em bé, mình luôn nhớ phải yêu em, nhường nhịn em, dỗ dành em. Đó chính là người lớn.
CH2:Đọc hai câu thơ phù hợp với nội dung mỗi tranh? -
- Trò chơi : Ghép nhanh hình và thơ.
Cách chơi: Hs quan sát kĩ từng bức tranh A, B, C , D để hiểu nội dung từng tranh, đọc thầm khổ thơ 2 và 3 để tìm câu thơ phù hợp. Khi giáo viên hỏi : Câu thơ phù hợp tranh 1? Hs nào giơ tay nhanh nhất được chỉ định đọc. Nếu đọc sai. Hs đó chuyện lượt cho bạn tiếp theo.
- Nhận xét.
CH3: Học thuộc lòng một khổ thơ mà em thích.
Nhận xét.
- GV tổng kết, tuyên dương .
NÓI VÀ NGHE
Giới thiệu về anh ( chị, em ) của em.
- GV hướng dẫn, hs trả lời theo câu hỏi gợi ý.
+ Anh, chị của em tên gì? Bao nhiêu tuổi?
+ Hình dáng anh, chị em của em thế nào? 
+ Tính cách anh, chị của em thế nào? 
+ Anh chị em yêu quý em thế nào?
+ Em yêu quý anh chị của em thế nào?
- GV nhận xét.
3. CỦNG CỐ, MỞ RỘNG, ĐÁNH GIÁ
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực.
-Gv cho học sinh nghe bài hát Làm anh khó đấy.
- Gv: Làm anh rất khó phải không các em , nhưng nếu ai yêu em thì đều làm được và còn thấy rất vui nữa.
- HS thảo luận theo cặp, xem đáp án a, b, đọc thầm khổ 1 và 2, 3 để trả lời câu hỏi.
- 2 - 3 HS trả lời trước lớp: 
Chọn b. Người biết nhường nhịn em bé.
Hs đọc thầm và quan sát tranh.
Hs chơi.
Nhận xét.
- Hs nhẩm thuộc lòng.
- Học sinh đọc thuộc khổ thơ trước lớp.
- Nhận xét.
Hs nêu yc hoạt động.
Hs làm việc theo nhóm 2.
2-3 hs nói trước lớp.
Cả lớp nhận xét.
Hs nghe.
TIẾT 3: VIẾT (TẬP VIẾT) 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài
- GV nói: Hôm nay, chúng ta cùng học tô chữ I,K hoa. 
2. Hướng dẫn tô chữ I, K hoa và từ ngữ ứng dụng
- MT: Tô được chữ I, K hoa.
- GV cho HS quan sát mẫu chữ I, K hoa cỡ vừa. 
- GV mô tả:
+ Chữ I hoa gồm 2 nét : nét 1 là kết hợp của nét cong trái và lượn ngang, nét 2 là nét móc ngược.
+ Chữ K hoa gồm 3 nét: nét 1 là kết hợp của nét cong trái và lượn ngang,nét 2 là nét móc ngược trái, nét 3 là kết hợp của nét móc trên và móc dưới nối liền nhau, tạo thành vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ.
- GV nêu quy trình tổ chữ I, K hoa cỡ vừa (vừa nói vừa dùng que chỉ, chỉ các nét chữ theo chiều mũi tên, không yêu cầu HS nhắc lại lời nói của mình).
 - GV cho HS quan sát mẫu chữ I, K hoa cỡ nhỏ.
- GV giải thích: Kiên Giang là tên một tỉnh ven biển thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long nước ta.
- GV hướng dẫn HS nhận xét độ cao các chữ cái trong từ Kiên Giang, cách đặt dấu thanh, cách nối nét các chữ cái,...
3. Viết vào vở Tập viết
- MT: viết được chữ I hoa (cỡ vừa và nhỏ), K hoa ( cỡ vừa và nhỏ), Kiên Giang (cỡ nhỏ).
- GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi tô, viết hoặc tô, viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS.
4. Củng cố:
- GV nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
- HS quan sát, HS nhận xét độ cao, độ rộng.
- HS dùng ngón trỏ tô lên không trung chữ I, K hoa.
- HS nhận xét độ cao, độ rộng.
- HS đọc, quan sát từ ngữ ứng dụng: Kiên Giang (trên bảng phụ). 
- HS nhận xét độ cao các chữ cái trong từ Kiên Giang, cách đặt dấu thanh, cách nối nét các chữ cái,...
- HS viết vào vở TV1/2, tr 21: I hoa (chữ cỡ vừa và nhỏ), K hoa (chữ cỡ vừa và nhỏ), Kiên Giang.
TIẾT KIỆM NƯỚC
A. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS:
- Đọc đúng và rõ ràng bài Tiết kiệm nước. 
- Biết được một số cách tiết kiệm nước; trả lời được câu hỏi về nội dung cơ bản và một số chi tiết trong bài; MRVT có vần oong; viết được lời khuyên về tiết kiệm nước.
- Viết (chính tả nghe – viết) đúng hai khổ thơ; điền đúng i/y, ac/at vào chỗ trống.
- Kể được câu chuyện ngắn Bông hoa cúc trắng bằng 4-5 câu; hiểu được tấm lòng hiếu thảo của nhân vật; hình thành được tình cảm yêu thương gia đình.
- Có ý thức bảo vệ nguồn nước nói riêng, bảo vệ môi trường sống nói chung.
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Tranh minh hoạ dùng cho các hoạt động trong SGK tr.81. 
- Video nhạc nước hấp dẫn.
- Tranh minh họa câu chuyện Bông hoa cúc trắng.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TIẾT 1: ĐỌC THÀNH TIẾNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KHỞI ĐỘNG
- GV hỏi : Các em hãy nhắm mắt và tưởng tượng; Điều gì sẽ xảy ra với cuộc sống của chúng ta nếu không có nước?
- Gv: Nước vô cùng quan trọng với cuộc sống của chúng ta. Nhưng nguồn nước không phải là vô hạn. Nếu không tiết kiệm nước thì một ngày nào đó,chúng ta sẽ không còn nước để sử dụng. Chúng ta cùng đọc bài Tiết kiệm nước để biết một số cách tiết kiệm nước.
Ghi tên bài: Tiết kiệm nước.
2. HOẠT ĐỘNG CHÍNH
 Đọc thành tiếng
- MT: Đọc đúng và rõ ràng bài Tiết kiệm nước.. 
- GV đọc mẫu toàn bài .
Giọng đọc chậm rãi, rõ ràng.Đọc cả mục 1,2,3,4 trước các câu tương ứng.
- GV chọn ghi 2 – 4 từ ngữ khó lên bảng. 
Ví dụ: + MB: vòi nước, chảy liên tục. 
+ MN: sửa, xoong nồi, xát xà phòng, rửa rau.
- GV theo dõi HS đọc, kết hợp cho HS luyện đọc câu dài. Ví dụ: 
Bé cùng bố vừa sửa vòi nước,/ vừa nghĩ được bốn cách tiết kiệm nước trong nhà.//
1./ Tắt vòi nước/ trong khi cọ rửa bát đĩa,/ xoong nồi.//
2. Tắt vòi nước/ trong khi đánh răng,/ xà phòng rửa tay.//
- GV linh hoạt lựa chọn hình thức đọc: cá nhân đọc nối tiếp, đọc tiếp sức.
- 2 – 3 HS trả lời.
- HS đọc nhẩm bài đọc.
- HS nghe GV đọc mẫu toàn bài và đọc thầm theo. 
- HS đọc các từ ngữ khó đọc (nếu có). 
- HS đọc từ mới: rò rỉ( nước chảy ra ngoài từng ít một); tiết kiệm ( sử dụng hợp lí, vừa phải, không lãng phí), vòi hoa sen
- HS cả lớp đọc tiếp nối từng câu văn .
- HS đọc tiếp nối trong nhóm, mỗi hs đọc 1 câu cho hết bài.
- HS đọc cả bài.
TIẾT 2
 ĐỌC HIỂU, VIẾT, NÓI VÀ NGHE, KIẾN THỨC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện bài tập 1.
- GV lần lượt nêu các câu hỏi: 
CH1:Tìm tiếng có vần oong.
Dựa vào gợi ý SGK mỗi nhóm lần lượt nêu 1 tiếng có vần oong. Nhóm nào tìm được nhiều tiếng hơn thì thắng cuộc.
Nhận xét.
CH2: Bài học trên viết về điều gì?
Hd: em cần đọc tiêu đề của bài, đọc thầm lại các mục 1,2,3,4 và xem tranh tương ứng.
CH3: Cần tắt vòi nước những khi nào?
- Nhận xét.
2.Viết .Viết lời khuyên phù hợp với tranh.
-MT: Viết được lời khuyên phù hợp với tranh.
- Yc học sinh quan sát tranh SGK trả lới câu hỏi : 
+ Tranh vẽ gì? 
+ Khi gặp cảnh đó em làm gì?
- Nhận xét.
4. CỦNG CỐ, MỞ RỘNG, ĐÁNH GIÁ
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực.
- HS hoạt động theo nhóm,chơi trò chơi: Thi tìm từ.
- Các nhóm chơi.
- Nhận xét kết quả.
- Hs thảo luận theo cặp.
- 2 - 3 HS trả lời trước lớp: 
+ Bài đọc trên viết về tiết kiệm nước.
- HS hoạt động theo nhóm, đọc thầm lại các mục 1,2,3,4 và xem tranh tương ứng để trả lời câu hỏi.
- 2 - 3 HS trả lời trước lớp: 
- Khi cọ rửa bát đĩa , xoong nồi.
- Khi đánh răng, xát xà phòng rửa tay.
- Khi vòi hoa sen chảy liên tục quá năm phút trong khi tắm.
-
.
Hs quan sát ,2-3 hs trả lời: 
Nước chảy , người bỏ đi.
Tắt vòi nước.
2hs viết lời khuyên lên bảng lớp. Hs viết VBT
+ Không lãng phí nước.
+ Nhớ tắt vòi nước.
Hs đổi bài kiểm tra chéo.
TIẾT 3: VIẾT (CHÍNH TẢ)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Nghe – viết
- MT: Viết (chính tả nghe – viết) đúng đoạn văn.
- GV đọc to một lần hai khổ thơ cuối trong bài Làm anh.
- GV nhận xét, sửa lỗi cho HS. 
- GV hướng dẫn HS cách trình bày vào vở. 
- HS viết xong, GV đọc chậm cho HS soát bài. 
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS, hướng dẫn HS sửa lỗi (nếu có). 
2. Chọn i hay y ?
– MT: Điền đúng i/y
- GV treo bảng phụ ND bài tập.
- Nhận xét, đánh giá.
- Đáp án: quả bí, hoa dã quỳ. 
3. Chọn ac hay at? 
- MT: Điền đúng ac , at.
- GV treo bảng phụ ND bài tập.
- Nhận xét, đánh giá
- Bé đeo vòng bạc. Bố căng bạt làm lều. 4. Củng cố
- Nhận xét tiết học.
- Cho hs xem video nhạc nước .
GV: Nước là tài sản rất quý của chúng ta.Về nhà các em thực hiện tiết kiệm nước theo gợi ý trong bài đọc nhé. 
- HS luyện viết chữ dễ viết sai chính tả: lnhường, luôn.
- HS nghe – viết vào vở Chính tả. 
- HS đổi vở, rà soát lỗi cho nhau, nhắc bạn sửa lỗi (nếu có).
- HS đọc thầm yêu cầu BT trong SGK.
- HS lên bảng làm bài trên bảng. Dưới lớp làm vào VBT.
- HS trình bày bài của mình trước lớp.
- HS đổi vở kiểm tra chéo.
-HS đọc thầm yêu cầu BT trong SGK.
- HS lên bảng làm bài trên bảng. Cảlớp làm bài vào VBT.
- HS trình bày bài của mình trước lớp.
- HS đổi vở nhận xét, đánh giá bài của bạn.
TIẾT 4: NÓI VÀ NGHE (KẺ CHUYỆN) 
Nghe-kể: Bông hoa cúc trắng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động - Giới thiệu
- Hsxem tranh bông hoa cúc trắng
- GV hỏi: Đố các em đây là hoa gì? Các em có đếm được hoa cúc có bao nhiêu cánh
- GV: Để biết vì sao hoa cúc có nhiều cánh, các em nghe câu chuyện sau.
- Ghi tên bài: Bông hoa cúc trắng.
 2. Nghe GV kể 
- GV kể 2 - 3 lần câu chuyện Bông hoa cúc trắng.
- GV lưu ý về kĩ thuật kể chuyện: Giọng người kể chuyện chậm rãi, cảm động, giọng người mẹ yếu ớt; giọng cụ già trìu mến, ôn tồn; giọng cô bé lo lắng, hốt hoảng, buồn rầu khi đếm cánh hoa.
 3. Kể từng đoạn truyện theo tranh
- GV treo (hoặc chiếu) lên tranh 1, nêu câu hỏi: Người mẹ bị ốm nói gì với con?
- GV treo (hoặc chiếu) lên tranh 2, hỏi: Cụ già nói gì với cô bé?
 - GV treo (hoặc chiếu) lên tranh 3, hỏi: Vì sao cô bé xé cánh hoa thành nhiều sợi nhỏ? 
- GV treo (hoặc chiểu) lên tranh 4, hỏi: Câu chuyện kết thúc như thế nào?
4. Kể toàn bộ câu chuyện
- MT: Kể được câu chuyện ngắn 
 4.1. Kể tiếp nối câu chuyện trong nhóm 4
- GV tổ chức cho HS kể tiếp nối câu chuyện trong nhóm 4.
4.2. Kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm
- GV lưu ý hướng dẫn để HS dùng thêm các từ để liên kết các câu. Ví dụ:
+ Ngày xưa có một người mẹ bị ốm nặng, nói với con gái: “ Mẹ mệt quá! Con hãy mời thầy thuốc cho mẹ”. Cô bé đi tìm thì gặp một cụ già. Cụ nói: “ Cháu hãy đến gốc đa đầu rừng, hái một bông hoa đẹp về làm thuốc.” Khi tìm được bông hoa, cô bé bỗng nghe thấy lời cụ già bảo: “ Mỗi cánh hoa là mỗi ngày mẹ cháu được sống thêm.” Cô bé liền xé cánh hoa thành nhiều sợi nhỏ. Cuối cùng, mẹ cô bé đã khỏi bệnh .
4.3. Kể toàn bộ câu chuyện trước lớp
- GV mời một số HS lên bảng vừa chỉ vào tranh vừa kể chuyện. 
- GV có thể tổ chức thi kể chuyện giữa các nhóm.
5. Mở rộng
- MT:
? Cô bé là người như thế nào?
- GV chốt ý đúng, nêu ý nghĩa câu chuyện, nhắc nhở HS liên hệ bản thân.
6. Tổng kết, đánh giá
- GV tổng kết giờ học, tuyên dương ý thức học tập của các em học tốt, động viên cả lớp cùng cố gắng để kê được câu chuyện hay.
- HS xem bức tranh bông hoa cúc trắng (GV sử dụng tranh trong SGK hoặc tranh ảnh bên ngoài) trả lời câu hỏi của GV.
- HS nghe GV kể 2 - 3 lần câu chuyện. 
- HS quan sát bức tranh 1.
- 2 - 3 HS trả lời câu hỏi.(Mẹ mệt quá con hay mới thầy thuốc về đây cho mẹ.)
 - HS quan sát bức tranh 2.
- 2 - 3 HS trả lời câu hỏi. (Cụ già nói: Cháu hãy đến gốc đa đầu rừng, hái cho ta một bông hoa đẹp về làm thuốc.)
- HS quan sát bức tranh 3.
- 2 - 3 HS trả lời câu hỏi. (Cô bé nghe thấy cụ già bảo: Mỗi cánh hoa là mỗi ngày mẹ cháu được sống thêm. Cô bé liền xé cánh hoa thành nhiều sợi nhỏ.)
- HS quan sát bức tranh 4.
- 2 - 3 HS trả lời câu hỏi. (Mẹ cô bé khỏi bệnh)
- HS tạo thành 1 nhóm, hoạt động trong nhóm: HS1 – Kểtranh 1; HS2 – Kể tranh 2, HS3 – Kể tranh 3, HS4 - Kể tranh .
- HS kể liền mạch nội dung của 4 tranh trước nhóm. Khi 1 bạn kể thì các bạn khác lắng nghe và góp ý. 
- Một số HS lên bảng vừa chỉ vào tranh vừa kể chuyện. 
- Các bạn trong lớp lắng nghe, quan sát và cổ vũ bạn.
- HS trao đổi nhóm đôi, nêu nhận xét của mình về cô bé.
 - HS trả lời.
ĐỌC MỞ RỘNG (2 tiết)
MỤC TIÊU 
Học sinh tìm đọc một bài thơ về gia điình.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TIẾT 1
1. Tìm kiếm nguồn Đọc mở rộng
- GV hướng dẫn HS tìm đọc bài thơ về bất kì một người thân nào ( ông , bà, bố, mẹ, anh, chị, em) hoặc về gia đình nói chung. Một số bài thơ phù hợp số chữ và chủ đề.
+ Thương ông: SGK tv2 tập 1.
+ Chơi bóng với bố,trong tập thơ Gọi trăng.NXB Kim Đồng.
+ Lấy tăm cho bà, trong thơ thiếu nhi NXB văn học.
+ Gió từ tay mẹ, trong tuyển tập thơ ca, truyện kể , câu đố cho trẻ mầm non theo chủ đề ..
2. Trình bày kết quả Đọc mở rộng
Ví dụ: Đọc bài Quà của bố
QUÀ CỦA BỐ
Bố em là bộ đội
Ở tận vùng đảo xa
Chưa lần nào về phép
Mà luôn luôn có quà
Bố gửi nghìn cái nhớ	
Gửi cả nghìn cái thương
Bố gửi nghìn lời chúc
Gửi cả nghìn cái hôn.
Bố cho quà nhiều thế
Vì biết em rất ngoan
Vì em luôn giúp bố
Tay súng luôn vững vàng.
Theo Phạm Đình Ân.
TIẾT 2
- Kể ra những món quà mà bố gửi cho bạn nhỏ.
3. Củng cố
-GD hs biết yêu thương mọi người.
- HS tìm đọc một bài thơ về người thân.
- HS đọc
- H s đọc, trình bày.
Quà của bạn nhỏ là nghìn cái nhớ, nghìn cái thương, nghìn lời chúc, nghìn cái hôn.
- HS liên hệ bản thân.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_1_tuan_26_nam_hoc_2020_2021_truon.doc