Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1 (Cánh Diều) - Bài 84: ong, oc (Tiết 1) - Nguyễn Thị Bích Đầy

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1 (Cánh Diều) - Bài 84: ong, oc (Tiết 1) - Nguyễn Thị Bích Đầy

I. Mục tiêu:

1. Phẩm chất

- Giáo dục học sinh yêu quý và bảo vệ các con vật có lợi.

- Biết lợi ích của tập thể dục thể thao đối với bản thân.

2. Năng lực

• Đọc:

 - Nhận biết các vần ong, oc: đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ong, oc .

 - Đọc đúng tiếng có mô hình “âm đầu + vần + dấu thanh”: bóng và âm đầu + vần + dấu thanh”: sóc.

• Nói và nghe:

 - Nghe hiểu yêu cầu bài tập 2 tìm tiếng có vần ong, vần oc.

 - Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp (trao đổi được với bạn kết quả lựa chọn tiếng có vần ong, oc).

• Viết: Viết đúng các vần ong, oc, các tiếng bóng, sóc (trên bảng con)

 

doc 5 trang chienthang2kz 13/08/2022 7670
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1 (Cánh Diều) - Bài 84: ong, oc (Tiết 1) - Nguyễn Thị Bích Đầy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Tiếng Việt ( Lớp 1- Sách Cánh Diều)
Bài 84: ong, oc (Tiết 1)
Giáo viên dạy: Nguyễn Thị Bích Đầy
Ngày dạy: 23/12/2020
I. Mục tiêu:
 Phẩm chất
Giáo dục học sinh yêu quý và bảo vệ các con vật có lợi. 
Biết lợi ích của tập thể dục thể thao đối với bản thân.
 Năng lực
Đọc:
	- Nhận biết các vần ong, oc: đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ong, oc . 
	- Đọc đúng tiếng có mô hình “âm đầu + vần + dấu thanh”: bóng và âm đầu + vần + dấu thanh”: sóc.
Nói và nghe: 
	- Nghe hiểu yêu cầu bài tập 2 tìm tiếng có vần ong, vần oc. 
	- Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp (trao đổi được với bạn kết quả lựa chọn tiếng có vần ong, oc).
Viết: Viết đúng các vần ong, oc, các tiếng bóng, sóc (trên bảng con)
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Máy chiếu, thẻ từ bài tập 2, chữ viết mẫu ông, oc, bóng, sóc.
	- Học sinh: SGK, bảng con, phấn, 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1
1. Khởi động: 5’
Mục tiêu: Khơi gợi hứng thú và dẫn vào bài học cho học sinh.
- Cho học sinh chơi trò chơi “Tìm đường về nhà”: Trên đường có các bảng hướng dẫn, các em phải đọc được thì mới đi đúng đường về nhà.
- Nêu cách chơi
- Cho học sinh thực hiện
- Gọi học sinh nhận xét
- Nhận xét
- Lắng nghe 
+ HS 1: xiếc, củ riềng
+ HS 2: yểng, gõ chiêng
+ HS 3: Cô xẻng làm việc rất siêng năng.
+ HS 4: Nhìn chị gió ủ rũ, cô xẻng nhẹ nhàng:
 - Chị chớ buồn. Chị luôn giúp nhà nhà mát mẻ mà.
+ Lớp viết bảng con: diệc
- Nhận xét
2. Khám phá: 14’’
Mục tiêu: 
- Nhận biết các vần ong, oc: đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ong, oc . 
- Đọc đúng tiếng có mô hình “âm đầu + vần + dấu thanh”: bóng và âm đầu + vần + dấu thanh”: sóc.
- Liên hệ: Giới thiệu vần: ong, oc.
- Chiếu vần: iêng, gọi 1 học sinh đọc và phân tích.
- Vừa nói vừa thực hiện: cô thay âm đôi iê bằng âm o ta được vần mới, đó là vần ong.
- Đọc: iêng, âm đôi iê đứng trước, âm ng đứng sau.
- Quan sát
- Giới thiệu bài: vần ong, oc
- Lắng nghe
+ GV chỉ vần ong, phát âm: ong / Làm tương tự với oc
- HS (cá nhân): ong, oc
Bài tập 1: Làm quen 
Dạy vần ong, tiếng bóng
- GV gọi HS đọc, nhận xét đọc mẫu o - ngờ - ong/ ong.
- Gọi HS phân tích vần ong. / Đánh vần, đọc: o - ngờ - ong/ ong.
- GV đưa hình hỏi đây là gì?
- Yêu cầu học sinh tìm tiếng chứa vần vừa học. Phân tích, đánh vần.
- HS đọc: o - ngờ - ong/ ong.
- HS phân tích vần ong. / Đánh vần, đọc: o - ngờ - ong/ ong.
- HS: bóng
- HS nói: bóng. Phân tích tiếng bóng có âm b đứng trước, vần ong đứng sau và thanh sắc trên âm o./ Đánh vần, đọc trơn: bờ - ong – bong – sắc - bóng / bóng.
- Gọi HS đọc lại bài: ong
 o - ngờ - ong/ ong; bóng.
- HS đọc
Dạy vần oc, tiếng sóc
- Hỏi vần ong và oc giống và khác nhau thế nào?
- GV cho HS đọc, nhận xét đọc mẫu o – cờ - oc/ oc
- Gọi HS phân tích và đánh vần vần oc
- GV đưa hình và hỏi đây là gì?
- Yêu cầu học sinh phân tích, đánh vần.
- HS: giống đều có âm đôi o, khác là âm: ng và c.
- HS đọc: o– cờ - oc/ oc.
- HS phân tích vần oc. / Đánh vần, đọc: o– cờ - oc/ oc.
- HS: con sóc
- HS nói phân tích tiếng sóc có âm s đứng trước, vần oc đứng sau và thanh sắc trên âm o./ Đánh vần, đọc trơn: sờ - oc - soc - sắc – sóc/ sóc.
Củng cố kiến thức: 
- Các em vừa làm quen 2 vần gì?
- Vậy 2 tiếng mới vừa học là tiếng gì?
- Cho học sinh đọc lại bài.
- ong, oc
- bóng, sóc
 - Đọc cá nhân, tổ, cả lớp: đánh vần, đọc trơn.
Thư giãn
3. Luyện tập: 12’
Mục tiêu: HS thực hiện đúng yêu cầu BT 2 tìm tiếng có vần ong, oc.
Hình thức: Thảo luận nhóm đôi.
Mở rộng vốn từ 
Bài tập 2:Tìm tiếng có vần ong, oc:
- Yêu cầu HS quan sát màn hình và đọc thầm tiếng, từ dưới hình.
- Cho học sinh thảo luận theo nhóm đôi tìm tiếng có chứa vần ong, oc.
- Cho nhóm trình bày
- Nhận xét tuyên dương
- Cho HS đọc cá nhân, đọc từng tiếng thứ tự, không theo thứ tự.
- GV chỉ từng từ, yêu cầu HS đọc kết hợp giải nghĩa các từ: cóc, chong chóng, ong, đọc, hạt ngọc, võng.
 + Cóc: con vật có lớp da sần sùi, sống trên cạn.
 + Chong chóng: đồ chơi có nhiều cánh, quay bằng sức gió: làm bằng giấy, nhựa, 
 + Ong: côn trùng cánh màn, có ngòi đốt ở đuôi, sống thành đàn, có một số loài hút mật hoa để tạo mật.
 + Đọc: Phát thành lời những điều đã được viết ra theo đúng trình tự.
 +Hạt ngọc: một vật hình cầu, cứng được một số loài vật tạo ra, chủ yếu là loại thân mềm: ngọc trai.
 + Võng: Đồ dùng bện bằng sợi hoặc bằng vải dai, dày, hai đầu mắc lên cao, ở giữa chùng xuống, để nằm, ngồi, đưa.
* Củng cố kiến thức: Em đã nhận diện được vần gì ?
- HS quan sát và đọc theo yêu cầu của GV.
- Thảo luận nhóm đôi tìm tiếng có chứa vần ong, oc
- Nhóm trình bày kết quả 
- HS lắng nghe – nhận xét
- Đọc cá nhân, cả lớp đọc: Cả lớp: Tiếng cóc, đọc, ngọc có vần oc. Tiếng chong, chóng, ong, võng có vần ong. 
- Quan sát, đọc, lắng nghe
- Trả lời: ong, oc
Tập viết (bảng con - BT 4)
- Cho HS quan sát chữ mẫu: ong, bóng. Hỏi con chữ nào cao 5 ô li? Các con chữ con lại mấy ô li?
- Nhận xét
- GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu: lưu ý nét nối giữa o và ng. Thực hiện tương tự với tiếng bóng: viết b trước, vần ong sau, dấu sắc đặt trên o. 
- Cho hs viết ong, bóng vào bảng con
- Cho HS quan sát lần lượt chữ mẫu: oc, sóc hướng dẫn: viết o gần với c; Viết sóc: viết s trước, oc sau, dấu sắc đặt trên o.
- Nhận xét
- Quan sát, trả lời: chữ g, b cao 5 ô li, các con chữ con lại 2 ô li.
- Nhận xét
- Quan sát.
- Viết ong, bóng.
- HS viết trên bảng con: oc, sóc
4. Vận dụng: 5’
Mục tiêu: Giúp HS nhận diện và đọc được tiếng có vần ong, oc. Ứng dụng vào việc học tập và biết các sự vật có chứa vần đã học. 
-Yêu cầu HS nói vần và tiếng mới học.
- HS nói: ong, oc, tiếng mới học: bóng, sóc.
- Chiếu câu gọi HS đọc: 
Em đọc bài và làm xong bài tập.
- Yêu cầu học sinh tìm tiếng có chưa vần vừa học viết vào bảng con
- Nhận xét
- Liên hệ giáo dục: Cho HS đọc tiếng có vần ong, oc: nóng, dòng, lòng, sóng, cọc, bọc, lọc, ..
- Nhận xét tiết học 
- HS đọc
- Viết: đọc, xong
- Tham gia nhận xét
- Đọc đồng thanh
 Hồng Ngự, ngày 21 tháng 12 năm 2020
 Duyệt của BGH Người soạn
Nguyễn Văn Nghĩa Nguyễn Thị Bích Đầy

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_1_canh_dieu_bai_84_ong_oc_tiet_1.doc