Giáo án Mĩ thuật Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022

Giáo án Mĩ thuật Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Gọi tên được các màu. Pha được màu và chỉ ra được màu có cảm giác đậm, nhạt.

- Tạo được bức tranh thiên nhiên có sử dụng màu đậm,màu nhạt.

- Bước đầu phân tích được sự phối hợp màu đậm, màu nhạt trong tranh, ảnh.

- Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên trong tranh, ảnh.

- Bước đầu hình thành một số tư duy về chấm, nét, hình, màu trong mĩ thuật

- Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về cảnh vật và sự sống dưới đại dương theo nhiều hình thức.

 - Bồi dưỡng tình yêu thương giữa con người và các con vật sống dưới đại dương mênh mông.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

 1. Giáo viên

 - Giáo án, SGK, SGV.

 - Ảnh, tranh vẽ bầu trời và biển, video về các con vật dưới đại dương.

 2. Học sinh.

 - SGK.

 - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, kéo, hồ dán.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 1. Hoạt động mở đầu: Khởi động, kết nối

*Khởi động:

-Tổ chức trò chơi “Tôi là ai”. GV phổ biến luật chơi (hs chơi).

*GV chốt: Đây cũng chính là chủ đề mà ngày hôm nay cô giới thiệu với các em

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.

* Khám phá:

+ Nhận biết màu sắc.

- GV cho hs quan sát bảng pha màu. Chia nhóm thảo luận

Bảng pha màu Màu cơ bản

- GV để sẵn các hình tròn có nhiều màu sắc yêu cầu

+ Nhóm 1: Tìm 3 màu cơ bản

+ Nhóm 2: Tìm những màu nhạt

+ Nhóm 3: Tìm những màu đậm

+ Sau khi pha các màu cơ bản, ta có những màu gì?

+ Theo em có mấy bước để vẽ tranh về bầu trời và mặt biển.

+ Bước nào được vẽ bằng nhiều nét? Bước nào có vẽ màu đậm, màu nhạt? .

*GV chốt: Các màu cơ bản có thể pha trộn với nhau để tạo ra các màu sắc mới có độ đậm, nhạt khác nhau.

- Có thể gợi ý HS chia sẻ những kỷ niệm hay câu chuyện liên quan đến những dự báo thời tiết thông qua độ đậm, nhạt của cảnh vật ngoài thiên nhiên.

- Nêu câu hỏi để HS thảo luận. Hs trả lời

+ Những khi trời sắp mưa, khung cảnh thường có màu như thế nào?

+ Màu sắc đậm, nhạt trong thiên nhiên cho ta cảm giác thế nào về thời gian trong ngày?

+ Bức ảnh nào cho ta cảm giác nhiều màu nhạt?

+ Bức ảnh nào có màu đậm, màu nhạt xen kẻ?

- Hs trả lời theo yêu cầu bài học

*GV chốt: Vậy là các em đã hiểu, để ghi nhớ độ đậm nhạt của màu sắc có thể diễn tả được thời gian trong tranh.

 

docx 63 trang Kiều Đức Anh 6070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN MĨ THUẬT- LỚP 2
CHỦ ĐỀ: ĐẠI DƯƠNG MÊNH MÔNG (3 TIẾT)
BÀI 1: BẦU TRỜI VÀ BIỂN (TIẾT 1)
Từ ngày đến ngày tháng năm 2021
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Gọi tên được các màu. Pha được màu và chỉ ra được màu có cảm giác đậm, nhạt.
- Tạo được bức tranh thiên nhiên có sử dụng màu đậm,màu nhạt.
- Bước đầu phân tích được sự phối hợp màu đậm, màu nhạt trong tranh, ảnh.
- Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên trong tranh, ảnh.
- Bước đầu hình thành một số tư duy về chấm, nét, hình, màu trong mĩ thuật
- Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về cảnh vật và sự sống dưới đại dương theo nhiều hình thức.
 - Bồi dưỡng tình yêu thương giữa con người và các con vật sống dưới đại dương mênh mông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Giáo viên
 - Giáo án, SGK, SGV.
 - Ảnh, tranh vẽ bầu trời và biển, video về các con vật dưới đại dương. 
 2. Học sinh.
 - SGK.
 - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, kéo, hồ dán. 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 1. Hoạt động mở đầu: Khởi động, kết nối
*Khởi động: 
-Tổ chức trò chơi “Tôi là ai”. GV phổ biến luật chơi (hs chơi). 
*GV chốt: Đây cũng chính là chủ đề mà ngày hôm nay cô giới thiệu với các em
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
* Khám phá:
+ Nhận biết màu sắc.
- GV cho hs quan sát bảng pha màu. Chia nhóm thảo luận
Bảng pha màu Màu cơ bản
- GV để sẵn các hình tròn có nhiều màu sắc yêu cầu
+ Nhóm 1: Tìm 3 màu cơ bản 
+ Nhóm 2: Tìm những màu nhạt
+ Nhóm 3: Tìm những màu đậm
+ Sau khi pha các màu cơ bản, ta có những màu gì? 
+ Theo em có mấy bước để vẽ tranh về bầu trời và mặt biển. 
+ Bước nào được vẽ bằng nhiều nét? Bước nào có vẽ màu đậm, màu nhạt? .
*GV chốt: Các màu cơ bản có thể pha trộn với nhau để tạo ra các màu sắc mới có độ đậm, nhạt khác nhau.
- Có thể gợi ý HS chia sẻ những kỷ niệm hay câu chuyện liên quan đến những dự báo thời tiết thông qua độ đậm, nhạt của cảnh vật ngoài thiên nhiên. 
- Nêu câu hỏi để HS thảo luận. Hs trả lời
+ Những khi trời sắp mưa, khung cảnh thường có màu như thế nào?
+ Màu sắc đậm, nhạt trong thiên nhiên cho ta cảm giác thế nào về thời gian trong ngày?
+ Bức ảnh nào cho ta cảm giác nhiều màu nhạt? 
+ Bức ảnh nào có màu đậm, màu nhạt xen kẻ?
- Hs trả lời theo yêu cầu bài học
*GV chốt: Vậy là các em đã hiểu, để ghi nhớ độ đậm nhạt của màu sắc có thể diễn tả được thời gian trong tranh.
3. Hoạt động luyện tập- thực hành.
+ Cách vẽ tranh về bầu trời và biển.
- Hướng dẫn HS thực hành bài vẽ và cách phối hợp các màu hài hòa, linh hoạt khi vẽ. 
- Khuyến khích hổ trợ HS vẽ và cắt dán hình thuyền để dán vào mặt biển trong bài vẽ sau khi vẽ xong màu.
+ Em chọn những màu nào để vẽ phần bầu trời? Màu nào để vẽ mặt biển? Vì sao?
+ Tại sao mặt biển cần màu đậm?
+ Em vẽ chiếc thuyền to hay nhỏ để cắt dán vào sản phẩm mĩ thuật? Hình dáng thuyền như thế nào? Có buồm không?
+ Em có muốn trang trí thêm gì cho bức tranh không?
- Trước khi vào bài thực hành, GV yêu cầu HS trảlời một số câu hỏi để nắm chắc kiến thức lí thuyết cho bài vẽ của mình hơn.
+Vẽ và cắt, dán tranh về bầu trời.
+ Chọn màu vẽ.
+ Tạo bức tranh về bầu trời và biển theo ý thích.
+ Vẽ và cắt, dán thêm thuyền, máy để bức tranh về bầu trời và biển sinh động hơn.
* GV chốt: Vậy là các em đã thực hiện các cách vẽ tranh về bầu trời và biển theo ý thích ở hoạt động 3.
+ Trưng bày sản phẩm và chia sẻ. 
* Phân tích- đánh giá.
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm, hoặc trưng bày chung cả lớp.- Khuyến khích HS giới thiệu, chia sẻ cảm nhận của cá nhân về màu sắc, độ đậm nhạt trong các sản phẩm của mình hay của các bạn.
+ Tìm hiểu màu đậm, màu nhạt trong tự nhiên.
- Nêu câu hỏi cho HS thảo luận để nhận biết thêm vẻ đẹp trong cách phối hợp màu sắc.
- GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.Yêu cầu HS giới thiệu, chia sẻ cảm nhận của cá nhân về màu sắc, độ đậm, nhạt trong các sản phẩm của mình và của các bạn. (Hs trả lời và thực hiện yêu cầu của GV).
+ Em ấn tượng với sản phẩm mĩ thuật nào? Vì sao? 
+ Sản phẩm mĩ thuật của bạn/của em có những màu nào là màu đậm, màu nhạt? +Sản phẩm mĩ thuật mang đến cho em cảm giác gì? 
+Em thích nhất chi tiết nào ở sản phẩm của mình/của bạn?
+Em còn muốn điều chỉnh gìở sản phẩm của mình để rõ màu đậm, nhạt hơn không? - - GV thu một số sản phẩm của HS để trưng bày
* GV chốt:-Vậy là các em đã thực hiện các cách trưng bày sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn, về bầu trời và biển theo ý thích.
4. Hoạt động vận dụng- sáng tạo.
- GV kết hợp nhận xét, tuyên dương các HS có biểu hiện tích cực, tiến bộ, khuyến khích HS còn chưa hoàn thành sản phẩm.
+ Sản phẩm của nhóm em vẽ bầu trời hay biển? 
+ Trong các sản phẩm của bạn, em thích sản phẩm nào nhất? Vì sao? 
+ Em đã học tập hay chia sẻ gì cùng bạn? 
+ Em có thích sản phẩm của mình không? Có thể làm gì để sản phẩm đẹp hơn?
- Hs trả lời theo yêu cầu bài học
*GV chốt: - Qua bài học giúp học sinh biết phân biệt được bầu tròi và biển. Biết quý trọng thời gian. Có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.
*Dặn dò: HS về quan sát hoặc tìm hiểu thêm về hiện tượng nắng, mưa trong thiên nhiên, chuẩn bị đồ dung học tiết sau: SGK, SBT hoặc giấy trắng, màu.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
MÔN MĨ THUẬT- LỚP 2
CHỦ ĐỀ: ĐẠI DƯƠNG MÊNH MÔNG (3 TIẾT)
BÀI 2: NHỮNG CON VẬT DƯỚI ĐẠI DƯƠNG (TIẾT 2)
Từ ngày đến ngày tháng năm 2021
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Gọi tên được các màu. Pha được màu và chỉ ra được màu có cảm giác đậm, nhạt.
- Tạo được bức tranh thiên nhiên có sử dụng màu đậm,màu nhạt.
- Bước đầu phân tích được sự phối hợp màu đậm, màu nhạt trong tranh, ảnh.
- Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên trong tranh, ảnh.
- Bước đầu hình thành một số tư duy về chấm, nét, hình, màu trong mĩ thuật
- Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về cảnh vật và sự sống dưới đại dương theo nhiều hình thức.
 - Bồi dưỡng tình yêu thương giữa con người và các con vật sống dưới đại dương mênh mông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Giáo viên
 - Giáo án, SGK, SGV.
 - Ảnh, tranh vẽ bầu trời và biển, video về các con vật dưới đại dương. 
 2. Học sinh.
 - SGK.
 - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, kéo, hồ dán. 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 1. Hoạt động mở đầu: Khởi động, kết nối.
*Khởi động
- Tổ chức HS chơi trò chơi. HS tham gia trò chơi.
GV chốt: Đây cũng chính là chủ đề mà ngày hôm nay cô giới thiệu với các em
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
* Khám phá
+ Nhận biết vẻ đẹp của các con vật dưới đại dương.
- GV giới thiệu hình ảnh các loài vật sống trên cạn và sống dưới đại dương để HS quan sát. HS quan sát, trả lời câu hỏi?
+ Trong những hình trên, hình nào là hình các con vật sống dưới đại dương? 
+ Trong các con vật đó, em thích con vật nào? Vì sao?
+ Con vật em thích có hình dáng, màu sắc họa tiết như thế nào?
+ Ngoài những con vật trên, em còn biết những con vật nào sống dưới đại dương?
- GV khuyến khích HS kể thêm những con vật sống dưới đại dương mà các em biết.
- GV đặc câu hỏi? HS suy nghĩ trả lời.
* GV chốt:-Vậy là các em đã biết, và hiểu các con vật sống dưới nước có hình dáng và màu sắc như thế nào rồi ở hoạt động 2.
3. Hoạt động luyện tập- thực hành.
+ Cách vẽ con vật dưới đại dương.
- GV yêu cầu HS quan sát ở SGK (Trang 11) 
Thảo luận để nhận biết các bước thực hiện bài vẽ.
- GV gợi ý HS nhắc lại và cùng ghi nhớ các bước thực hành bài vẽ cũng như sử dụng các loại chấm, nét, màu để trang trí con vật.
+ Hình con vật được vẽ ở vị trí nào trên trang giấy? To hay nhỏ?
+ Có thể vẽ con vật bằng chấm, nét gì?
+ Ngoài hình con vật, còn có hình ảnh gì để bức tranh thêm xinh động?
+ Màu sắc trong tranh con vật dưới đại dương được diễn ra như thế nào?
- Hs trả lời theo yêu cầu bài học.
- GV yêu cầu HS quan sát hình ở SGK (trang 11), thảo luận để nhận biết các bước thực hiện bài vẽ.
- GV thị phạm các bước vẽ và yêu cầu học sinh nhắc lạ các bước.
* Bước 1: Vẽ hình con vật bằng nét.
* Bước 2: Trang trí bằng các nét, chấm màu. 
* Bước 3: Vẽ nền để hình con vật thêm xinh động.
+Vẽ con vật dưới đại dương mà em thích.
- GV gợi ý để HS nhắc lại và cùng ghi nhớ các bước thực hành bài vẽ cũng như sử dụng các loại chấm, nét, màu để trang trí con vật dưới đại dương mà em thích.
- GV đặt các câu hỏi gợi mở:
+ Hình con vật được vẽ ở vị trí nào trên trang giấy? To hay nhỏ?
+ Có thể vẽ con vật bằng chấm, nét gì?
+ Các chấm, nét được vẽ và trang trí trên con vật như thế nào?
- HS lựa chọn các loại nét, màu đa dạng để trang trí con vật.
+ Ngoài hình con vật, còn có hình ảnh gì để bức tranh thêm sinh động?
+ Màu sắc trong tranh con vật dưới dại dương được diễn tả như thể nào?
- Hs trả lời theo yêu cầu bài học.
*GV chốt: Vậy là các em biết cách kết hợp hình với chấm, nét, màu có thể diễn tả được đặc điểm và hình dáng của một số loài vật dưới nước ở hoạt động.
+ Trưng bày sản phẩm và chia sẻ.
- GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.Yêu cầu HS giới thiệu, chia sẻ cảm nhận của cá nhân về màu sắc, độ đậm, nhạt trong các sản phẩm của mình và của các bạn. (Hs trả lời HS và thực hiện yêu cầu của GV.
*Phân tích-Đánh giá
+ Nêu cảm nhận của em về bài vẽ yêu thích
+ Hình dáng, màu sắc của con vật dưới đại dương
*GV chốt: Vậy là các em đã thực hiện các cách trưng bày sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn, về con vật dưới biển theo ý thích.
4. Hoạt động vận dụng- sáng tạo.
- GV kết hợp nhận xét, tuyên dương các HS có biểu hiện tích cực, tiến bộ, khuyến khích HS còn chưa hoàn thành sản phẩm.
+ Sản phẩm của nhóm em vẽ về con vật gì? 
+ Trong các sản phẩm của bạn, em thích sản phẩm nào nhất? Vì sao? 
+ Em đã học tập hay chia sẻ gì cùng bạn? 
- Hs trả lời theo yêu cầu bài học
+ Xem tranh của họa sĩ 
- Em có cảm nhận gì khi xem tranh của các họa sĩ?
- GV tổ chức trò chơi. HS tham gia trò chơi.
*GV chốt: - Qua bài học giúp học sinh biết phân biệt được đặc điểm, hình dáng của các con vật dưới đại dương.Vẽ được tranh và trang trí tranh ở góc học tập,làm bưu thiếp tặng bạn 
- Có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.
*Dặn dò: - HS về quan sát hoặc tìm hiểu thêm về đại dương.
 - Chuẩn bị đồ dung học tiết sau: SGK, SBT hoặc giấy trắng, màu.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
MÔN MĨ THUẬT- LỚP 2
CHỦ ĐỀ: ĐẠI DƯƠNG MÊNH MÔNG (3 TIẾT)
BÀI 3: ĐẠI DƯƠNG TRONG MẮT EM (TIẾT 3)
Từ ngày đến ngày tháng năm 2021
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Gọi tên được các màu. Pha được màu và chỉ ra được màu có cảm giác đậm, nhạt.
- Tạo được bức tranh thiên nhiên có sử dụng màu đậm,màu nhạt.
- Bước đầu phân tích được sự phối hợp màu đậm, màu nhạt trong tranh, ảnh.
- Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên trong tranh, ảnh.
- Bước đầu hình thành một số tư duy về chấm, nét, hình, màu trong mĩ thuật
- Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về cảnh vật và sự sống dưới đại dương theo nhiều hình thức.
 - Bồi dưỡng tình yêu thương giữa con người và các con vật sống dưới đại dương mênh mông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Giáo viên
 - Giáo án, SGK, SGV.
 - Ảnh, tranh vẽ bầu trời và biển, video về các con vật dưới đại dương. 
 2. Học sinh.
 - SGK.
 - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, kéo, hồ dán. 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 1. Hoạt động mở đầu: Khởi động, kết nối
*Khởi động: - Tổ chức trò chơi “Tôi là ai”
- GV phổ biến luật chơi (hs chơi). 
*GV chốt: Đây cũng chính là chủ đề mà ngày hôm nay cô giới thiệu với các em
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
* Khám phá
+Khám phá các con vật dưới đại dương.
- Hướng dẫn HS sử dụng kéo để cắt hình con vật các em đã vẽ ở bài trước ra khỏi giấy.Tập hợp hình các con vật theo nhóm để cùng thực hiện hoạt động tiếp theo.
- GV đặt câu hỏi gợi mở:
+ Nhóm em có những con vật nào được vẽ từ bài học trước?
+ Các con vật đó có hình dáng màu sắc thế nào?
+ Nhóm em sẽ tạo sản phẩm mĩ thuật chung về các loài vật dưới đại dương như thế nào?
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
*GV chốt: Có thể cắt hình con vật dưới đại dương trong sách báo cũ đã sử dụng để bổ sung cho tư liệu hỉnh ảnh thêm phong phú.
2. Hoạt động kiến tạo kiến thức – kĩ năng
- Hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK (trang 15), thảo luận để nhận biết cách tạo nền và sắp xếp hình động vật biển tạo bức tranh về sự sống dưới đại dương.
-Cát hình các con vật em đã vẽ ở bài trước ra khỏi giấy vẽ.
- GV đặt câu hỏi gợi mở:
+ Theo em,có thể sử dụng hình ảnh các con vật này để làm gì?
+ Để bức tranh sinh động hơn, cần làm thế nào? 
- GV gọi đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp.
*GV chốt: -Từ những hình có sẵn, có thể sắp xếp để tạo thành bức tranh.
3. Hoạt động luyện tập – thực hành.
+ Cách tạo các bức tranh với hình có sẵn.
- GV cho học sinh quan sát hình trong sgk trang 15
+ Tạo bức tranh với hình có sẵn cần mấy bước? Bước nào sử dụng hình có sẵn?
- GV thị phạm các bước trên bảng. Yêu cầu hs nhắc lại các bước:
+ Vẽ màu nền tạo nước và sóng biển.
+ Sắp xếp và dán hình ảnh các con vật trên nền vừa tạo ra.
+ Vẽ, cắt, dán thêm hình trang trí để bức tranh thêm sinh động hơn.
- Khuyến khích HS nhắc lại và cùng ghi nhớ các bước thực hiện tạo bức tranh với hình có sẵn.
+ Tạo sản phẩm mĩ thuật về sự sống dưới đại dương.
- GV tổ chức cho HS lập nhóm 4 hoặc 5 em; thảo luận, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm để thực hiện bài tập.
-	GV khuyến khích các em tưởng tượng câu chuyện cho những con vật của mình và dán chúng vào nền màu của đại dương.
-	GV khơi gợi cho HS hình dung và nhớ lại sự sống dưới đại dương để các em thấy sự phong phú, đa dạng về hình, màu của các loài sinh vật biến.
-	GV khuyến khích các em vẽ và cắt dán thêm hình rong rêu, san hô, bong bóng nước,... cho phần nền của sản phẩm sinh động hơn.
+ Trưng bày sản phẩm và chia sẻ.
* Phân tích- đánh giá.
- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm của nhóm để giới thiệu, chia sẻ cảm nhận của mình vẻ đẹp của sản phẩm mĩ thuật được tạo ra từ các phối hợp các loại chấm, nét, màu.
- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận và chia sẻ về hoạt động hợp tác nhóm.
- GV đặt câu hỏi gợi ý:
+ Nhóm em sẽ tạo sản phẩm mĩ thuật về cuộc sống dưới đại đương với những con vật nào?
+ Ngoài các con vật, các em sẽ trang trí thêm những gì cho sản phẩm mĩ thuật?
+ Trong nhóm em, bạn nào sẽ vẽ nền cho sản phẩm? Ai sắp xếp các con vật vào nền sản phẩm?
+ Các em sẽ vẽ thêm gì cho phần nền của sản phẩm?
- GV gọi HS trả lời. Nhận xét câu trả lời của HS.
4. Hoạt đông vận dụng – sáng tạo.
+ Khám phá cuộc sống dưới đại dương.
- GV cho HS xem một video về cuộc sống sinh vật dưới đại dương.
- GV yêu cầu HS chia sẻ câu chuyện về cuộc sống của các loài vật dưới đại dương mà em biết
-	Chọn 1 con vật yêu thích trong sản phẩm chung của nhóm và diễn tả sự vận động của con vật dưới đại dương theo cảm nhận của mình.
- GV đặt câu hỏi: 
+ Em ấn tượng với con vật nào dưới biển? Hình dáng, màu sắc của nó thế nào?
+ Cuộc sống của các loài vật dưới đại dương cho em thấy vẻ đẹp của thiên nhiên như thế nào?
+ Cách di chuyển của con vật nào khiến em thấy thú vị? Em có thể mô tả bằng động tác cơ thể của mình cách vận động của con vật đó như thế nào?
- GV yêu cầu HS nhìn lại các sản phẩm vẽ của các bạn trong lớp. Yêu cầu HS nhận xét các sản phẩm theo các câu hỏi gợi ý:
+ Em ấn tượng với sản phẩm nào? Vì sao?
+ Sản phẩm của nhóm nào có cách sắp xếp hình, màu thú vị, độc đáo?
+ Chấm, nét, màu nào dược lặp lại nhiều trong sản phẩm?
+ Sản phẩm của nhóm bạn khác sản phẩm của nhóm em ở điểm gì?
+ Em thích nhất chi tiết nào trong sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn?
+ Em còn muốn điều chỉnh gì ở sản phẩm chung?
+ Màu đậm và màu nhạt trong sản phẩm có tác dụng gì?
+ Điều gì khiến em thấy thú vị khi làm việc chung với các bạn?
- Hs trả lời theo yêu cầu bài học
*GV chốt: Các con vật dưới đại dương có nhiều hình dạng, màu sắc và đặc điểm bên ngoài khác nhau. Chúng cần có môi trường sống trong lành.
*Dặn dò: - HS về quan sát hoặc tìm hiểu thêm về đại dương. 
 - Chuẩn bị đồ dung học tiết sau: SGK, SBT hoặc giấy trắng, màu.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
MĨ THUẬT-LỚP 2
CHỦ ĐỀ : ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG EM (3 TIẾT)
BÀI 1: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG (TIẾT 1)
Từ ngày đến ngày tháng năm 2021
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kể tên được một số phương tiện giao thông. Chỉ ra được cách kết hợp hình các phương tiện giao thông để vẽ tranh và làm được các sản phẩm mĩ thuật.
- Thực hiện được bài vẽ có phương tiện giao thông trên đường.
- Nêu được cảm nhận sự phong phú và sinh động của các phương tiện giao thông trong tranh. 
- Bước đầu hình thành một số tư duy về chấm, nét, hình, màu trong mĩ thuật
- Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về có phương tiện giao thông trên đường.
- Có ý thức chấp hành luật khi tham gia giao thôngvà bảo vệ các phương tiện giao thông
- Có văn hóa trong ứng sử nơi công cộng và khi tham gia giao thông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Ảnh, video về các phương tiện và hoạt động giao thông.
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Giấy, bút vẽ, bút chì, tẩy, kéo, hồ dán, kéo thủ công. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động, kết nối. 
*Khởi động
- Tổ chức trò chơi: “Kể tên các phương tiện giao thông”
 - GV phổ biến luật chơi. (Hs tham gia chơi).
*GV chốt: Giới thiệu bài học mới
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
* Khám phá
+ Nhận biết các pương tiện giao thông.
- HS quan sát và thảo luận để nhận biết hình dạng, màu sắc và đặc điểm riêng của mỗi phương tiện giao thông.
- GV cho HS quan sát hình ảnh, video hoặc mô hình phương tiện giao thông do GV chuẩn bị để các em khám phá và chia sẻ cảm nhận về hình dáng, màu sắc, đặc điểm riêng của mỗi phương tiện giao thông.
- Nêu câu hỏi để HS nói tên phương tiện giao thông các em biết, tìm hiểu thêm về loại hình và phương tiện giao thông khác nhau:
+ Em thường đến trường bằng phương tiện nào?
+ Em thường gặp phương tiện giao thông nào trên đường đi học?
+ Hình dáng, màu sắc của các phương tiện đó như thế nào?
+ Phương tiện đó di chuyển trên địa hình nào?
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. GV cho HS đại diện trả lời
*GV chốt: - GV phân tích phương tiện giao thông đặc thù tại địa phương: do Hà Nội là thành phố lớn nên các phương tiện giao thông tương đối đa dạng, ở các vùng nông thông ít phương tiện giao thông hơn.
3. Hoạt động luyện tập- thực hành.
+ Cách vẽ tranh về phương tiện giao thông.
-	GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận để nhận biết các bước vẽ tranh về phương tiện giao thông trong SGK (trang 19).
- GV vẽ thị phạm các bước trên bảng. Yêu cầu học sinh nhắc lại các bước:
+ Vẽ hình phương tiện giao thông.
+ Vẽ them người và cảnh phù hợp.
+ Vẽ màu cho bức tranh.
- GV đặt câu hỏi:
+ Hình ảnh chính cần diễn tả trong bức tranh là hình gì?
+ Bức tranh diễn tả cảnh vật ở đâu? Gồm có những hình gì?
+ Vẽ màu như thế nào để hình ảnh chính được nổi bật trong bức tranh?
- GV gọi HS trả lời câu hỏi.
-	GV yêu cầu HS nhắc lại các bước vẽ tranh về phương tiện giao thông.
-	Minh hoạ nhanh các bước vẽ nét trên bảng để HS quan sát
*GV chốt: Các phương tiện giao thông có hình dáng, màu sắc phong phú, được thể hiện đa dạng trong tranh
+ Cách vẽ tranh về phương tiện giao thông.
- HS biết cách lựa chọn phương tiện giao thông mình biết và yêu thích để thực hiện bài vẽ.
- GV cho HS quan sát hình ảnh phương tiện giao thông do giáo viên chuẩn bị hoặc hình dung về hình dáng, màu sắc phương tiện giao thông mình yêu thích để thực hiện bài vẽ.
- GV gợi ý cho HS ý tưởng về bài vẽ.
GV đưa ra câu hỏi gợi ý:
+ Em chọn phương tiện giao thông nào để vẽ?
+ Phương tiện đó có đặc điểm gi? Hỉnh dáng màu sắc của phương tiện đó?
+ Em sẽ vẽ hình phương tiện đó ở vị trí nào trong bài vẽ?
+ Xung quanh phương tiện giao thông em vẽ có những cảnh vật gì?
+ Em sẽ sử dụng màu sắc như thế nào để thực hiện bài vẽ?
- GV hướng dẫn HS thực hành bài vẽ và cách phối hợp các màu hài hòa, linh hoạt khi vẽ.
*GV chốt: Bài vẽ có thể bao gồm nhiều phương tiện giao thông.
+ Trưng bày sản phẩm và chia sẻ.
* Phân tích – đánh giá.
- HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ cảm nhận về bài vẽ phương tiện giao thông.
- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm bài vẽ.
+ Mô tả hoạt động giao thông trong sản phẩm của em.
+ Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, chúng ta phải làm gì?
- GV khuyến khích HS giới thiệu, chia sẻ cảm nhận của các bạn.
+ Em ấn tượng với bài vẽ nào? Vì sao?
+ Em thích hình phương tiện giao thông trong bài vẽ nào? Đó là phương tiện gì?
+ Hình dáng, màu sắc của phương tiện giao thông và cảnh vật trong bài vẽ được thể hiện như thế nào?
+ Cảnh vật và phương tiện giao thông nào thường có ở nơi em đang sinh sống?
- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận để nhận biết thêm vẻ đẹp trong cách phối hợp màu sắc.
4. Hoạt động vận dụng – sáng tạo.
+Tìm hiểu các loại hình giao thông ở Việt Nam.
- HS biết được các loại hình giao thông ở Việt Nam.
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh:
+ Gọi tên các loài hình giao thông trong ảnh?
+ Chia sẻ điều em biết về mỗi loại hình đó.
- GV gợi ý để HS nhận ra 4 loại hình giao thông chính ở Việt Nam.
- GV đặt tiếp câu hỏi:
+ Em biết những loại hình giao thông nào? Đó là các phương tiện gì?
+ Các phương tiện đó di chuyền trên địa hình nào?
+ Em đã được tham gia giao thông bằng phương tiện gì?
+ Em mong muốn được trải nghiệm bằng phương tiện gì?
*Gv chốt: - Có 4 loại hình giao thông chính ở Việt Nam: đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thuỷ.
- GV nhận xét, tổng kết bài học.
*Dặn dò: - Chuẩn bị đồ dung học tiết sau: SGK, SBT hoặc giấy trắng, màu
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
MĨ THUẬT-LỚP 2
CHỦ ĐỀ : ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG EM (3 TIẾT)
BÀI 2: CẶP SÁCH XINH XẮN (TIẾT 2)
Từ ngày tháng năm2021
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kể tên được một số phương tiện giao thông. Chỉ ra được cách kết hợp hình các phương tiện giao thông để vẽ tranh và làm được các sản phẩm mĩ thuật.
- Thực hiện được bài vẽ có phương tiện giao thông trên đường.
- Nêu được cảm nhận sự phong phú và sinh động của các phương tiện giao thông trong tranh. 
- Bước đầu hình thành một số tư duy về chấm, nét, hình, màu trong mĩ thuật
- Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về có phương tiện giao thông trên đường.
- Có ý thức chấp hành luật khi tham gia giao thôngvà bảo vệ các phương tiện giao thông
- Có văn hóa trong ứng sử nơi công cộng và khi tham gia giao thông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Ảnh, video về các phương tiện và hoạt động giao thông.
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Giấy, bút vẽ, bút chì, tẩy, kéo, hồ dán, kéo thủ công. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động, kết nối. 
*Khởi động
- Tổ chức trò chơi: “Ô chữ”
 - GV phổ biến luật chơi. (Hs tham gia chơi).
*GV chốt: Giới thiệu bài học mới
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
* Khám phá
+ Khám phá chiếc cặp sách
- HS quan sát và thảo luận để nhận biết hình dạng, màu sắc, chất liệu, vai trò của cặp sách của mình, của bạn trong lớp và trả lời các câu hỏi để chỉ ra hình dáng, các bộ phận, màu sắc của cặp sách:
+ Chiếc cặp của em có hình gì?
+ Chiếc cặp có những bộ phận nào?
+ Các bộ phận đó có hình dạng giống nhau không? Vi sao?
+ Chiếc cặp cùa em và chiểc cặp của bạn giống và khác nhau ở điểm nào?
+ Theo em, có thể tạo hình và trang trí được chiếc cặp bằng những vật liệu gì?...
- GV gọi HS đại diện trả lời.
- GV gợi ý để HS miêu tả rõ hơn về hình dạng, màu sắc và tính năng các bộ phận có trên cặp sách.
3. Hoạt động luyện tập - thực hành.
+ Cách tạo hình chiếc cặp sách.
-	GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK (trang 23) và thảo luận để nhận biết cách tạo hình chiếc cặp sách.
-	Hướng dẫn và thao tác mẫu để HS quan sát, ghi nhớ các bước tạo hình chiếc cặp sách.
- GV đặt câu hỏi:
+ Có mấy bước để tạo được chiếc cặp sách bằng giấy?
+ Chiếc cặp sách có những bộ phận chính nào cần vẽ và gấp?
+ Những bộ phận nào sử dụng giấy màu khác? Vì sao?
+ Hoàn thiện sản phẩm chiếc cặp sách bằng cách nào?
- GV gọi HS trả lời câu hỏi.
- GV đánh giá, nhận xét, kết luận: Gấp, cắt, dán giấy có thể tạo được hình chiếc cặp sách.
- GV gợi ý cho HS lựa chọn giấy màu yêu thích để thực hiện bài tập.
- GV nêu câu hỏi gợi mở để HS có thêm ý tưởng và chủ động, tự tin trong thực hành sáng tạo:
+ Em chọn giấy màu nào làm thân cặp? Giấy màu nào làm quai đeo?
+ Cặp sách em sẽ làm có hình gì? Có loại quai gì? Quai cặp có tác dụng gì?
+ Em sẽ chọn giấy màu nào làm khoá cặp? Vị trí khoá ở đâu trên thân cặp? 
+ Các bộ phận của cặp sách có tỉ lệ như thế nào với nhau?
+ Em sẽ trang trí cho cặp sách thêm ấn tượng bàng cách nào?
- GV hỗ trợ HS các thao tác gấp, cắt chiếc cặp sách theo ý thích.
- GV lưu ý HS có thể kết hợp các vật liệu khác nhau để hoàn thiện sản phẩm.
* GVchốt: HS biết cách cắt, dán cặp, trang trí cặp sách theo ý thích.
+Trưng bày sản phẩm và chia sẻ.
* Phân tích – đánh giá
- HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ cảm nhận về bài cặp sách.
- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm bài vẽ. 
- GV khuyến khích HS giới thiệu, chia sẻ cảm nhận về hình dáng, màu sắc chiếc cặp; cách trang trí cặp sách, theo các gợi ý:
4. Hoạt động vận dụng – sáng tạo.
+ Trò chơi bán hàng.
- GV tổ chức trò chơi cho hs. Yêu cầu hs tham gia và trả lời câu hỏi (Gv tích hợp môn toán vào trò chơi).
+ Em thích sản phẩm cặp sách nào?
+ Chiếc cặp đó có hình dáng gì?
+ Chiếc cặp có các bộ phận gì? Tác dụng của mỗi bộ phận thế nào?
+ Màu sắc, cách trang trí cặp sách có gì nổi bật và ấn tượng với em?
+ Để tạo ra chiếc cặp, theo em khó hay dễ? Vì sao?
+ Em có kinh nghiệm gì khi sử dụng và bảo quản chiếc cặp sách của mình?
*GV chốt: - GV tổ chức cho HS chia sẻ tác dụng và cách giữ gìn cặp sách.
- HS biết được cách lựa chọn chiếc cặp có nhiều giá trị sử dụng.
- GV gợi ý để HS hình dung và nhớ về các hoạt động mua bán của cửa hàng trong thực tế trên cơ sở sản phẩm đang trưng bày ở HĐ trước.
-GV khuyến khích HS đóng vai người bán và mua hàng đế cùng nhau chia sẻ cảm nhận về hình dáng, màu sắc chiếc cặp yêu thích; kĩ thuật và cách trang trí trên cặp.
- GV tạo cơ hội để HS chia sẻ việc lựa chọn cặp sách mình yêu thích và nói về giá trị sử dụng, tính năng của chiếc cặp như cách người bán giới thiệu cho người mua hàng trong thực tế.
*GV chốt: Có nhiều cách để tạo hình và trang trí chiếc cập. Cặp sách là đồ dùng học tập thân thiết, em cần giữ gìn.
- GV nhận xét, tổng kết bài học.
Dặn dò: - Chuẩn bị đồ dung học tiết sau: SGK, SBT hoặc giấy trắng, màu
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
BÀI 3: CỔNG TRƯỜNG NHỘN NHỊP( TIẾT 3)
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động, kết nối. 
*Khởi động
- GV cho học sinh múa hát bài hát “Trường em”. Hs hát
*GV chốt: Giới thiệu bài học mới
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
* Khám phá
+ Mô tả các hoạt động quen thuộc ở cổng trường.
- GV cho HS quan sát hình ảnh về các hoạt động ở cổng trường trong SGK.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu qua các câu hỏi: 
+ Cổng trường thường có hình dạng thế nào?
+ Cổng trường gồm có những bộ phận chính nào?
+ Hình dáng và màu sắc của các bộ phận đó như thế nào?
+ Biển của cổng trường viết nội dung gì?
+ Khi đến trường các em thường gặp những ai ở cổng trường?
+ Khi gặp nhau ở cổng trường chúng ta thường làm gi?
+ Khi tan học, các em chia tay ở cổng trường như thế nào?
+ Chúng ta có thể diễn tả hoạt động nhộn nhịp ở cổng trường như thế nào?
+ Để vẽ lại một hoạt động ở cổng trường chúng ta làm như thế nào?
- GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm: diễn lại các hoạt động mình ấn tượng để cả lớp cùng quan sát và hình dung được nội dung hoạt động cho bài tập.
- GV gọi nhóm đại diện lên trả lời.
- GV tổng kết một số hoạt động ở cổng trường: cởi mũ bảo hiểm trước khi vào lớp, nói cười vui vẻ cùng bạn bè, chào ba mẹ trước khi vào lớp 
-	Gợi ý để HS hướng đến những hoạt động có tính nhân văn ở cổng trường để thể hiện trong bài vẽ.
3. Hoạt động luyện tập - thực hành.
+ Cách tạo sản phẩm mĩ thuật có nhiều người.
-	GV khuyến khích HS quan sát hình trong SGK (trang 27), thảo luận để nhận biết cách tạo sản phẩm mĩ thuật có nhiểu nhân vật từ những hình tròn.
-	GV minh hoạ trên bảng cho HS quan sát và nhận biết cách tạo dáng nhân vật từ các hình tròn ở vị trí khác nhau.
-	Khuyến khích HS nêu lại cách tạo sản phẩm mĩ thuật có nhiều người.
- GV đặt câu hỏi:
+ Vì sao các hình tròn to, nhỏ được vẽ ở vị trí khác nhau?
+ Dáng người được vẽ từ các hình tròn to, nhỏ giống hay khác nhau? Vỉ sao?
+ Có thể vẽ thêm cảnh vật gì để tạo được quang cảnh cổng trường?
+ Màu sắc được diễn tả thế nào trong sản phẩm mĩ thuật để có cảm giác đông vui, nhộn nhịp?
- GV gọi HS trả lời câu hỏi.
-	GV yêu cầu HS nhắc lại các bước vẽ SPMT có nhiều người.
- GV khuyến khích HS tưởng tượng, nhớ lại hình ảnh những nhân vật sẽ được vẽ và khung cảnh cổng trường.
-	Nêu câu hỏi để HS hình dung và có sự liên tưởng đến hình dáng, cảnh vật cho bài vẽ:
+ Em sẽ vẽ các nhân vật từ bao nhiêu hình tròn? Mỗi hình tròn ở vị trí nào trên giấy?
+ Hình tròn nào vẽ người ở trước, ở sau? Đó là các bạn trai hay gái? Hình dáng bạn đó thế nào? Tóc bạn đó dài hay ngắn?
+ Hình tròn nào có thể vẽ thầy, cô giáo hay ngưởi lớn tuổi? Vị trí người đó ở xa hay gần?
+ Em sẽ vẽ cổng trường và cảnh vật xung quanh các nhân vật như thế nào?
+ Em chọn những màu nào để vẽ các nhân vật chính trong bài vẽ?
- GV khuyến khích HS thực hiện bài vẽ theo ý thích.
 *GV chốt: Kết hợp nhiều dáng người và cảnh vật có thể diễn tả được sự nhộn nhịp trong SPMT. Có thể tham khảo các bài vẽ để có ý tưởng sáng tạo riêng cho bài của mình
+ Trưng bày sản phẩm bài vẽ và chia sẻ.
* Phân tích – đánh giá
- GV hướng dẫn HS cách trưng bày bài vẽ ngay ngắn trên bảng hoặc trên tường lớp học.
- GV khuyến khích HS chia sẻ cảm nhận cùa mình về:
+ Cách vẽ dáng người bắt đầu từ những hình tròn.
+ Bài vẽ yêu thích.
+ Nét, hình, màu trong bài vẽ.
+ Cách sắp xếp vị trí, hình dáng các nhân vật tạo nhịp điệu trong mỗi bài vẽ.
- GV khuyến khích HS giới thiệu, chia sẻ cảm nhận của các bạn.
+ Cách vẽ dứng người bắt đầu từ những hình tròn cho em cảm giác thế nào?
+ Em thích bài vẽ nào? Vì sao?
+ Màu sãc bài vẽ nào tạo cảm giác vui nhộn?
+ Em sẽ thực hiện và nói với những người xung quanh em điểu gì khi tham gia giao thông và ở nơi công cộng?
- GV gọi HS chia sẻ. GV nhận xét .
4. Hoạt động vận dụng – sáng tạo.
+ Xem tranh dân gian.
-	GV yêu cầu HS quan sát tranh và nêu câu hỏi gợi mở kích thích trí tò mò để HS tìm hiểu màu sắc, hình dáng và cách sắp xếp nhân vật trong bức tranh dần gian Trẻ con chơi rồng rắn.
+ Em

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_chuong_trinh.docx