Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 29 - Năm học 2021-2022

Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 29 - Năm học 2021-2022

Bài 5: NHỮNG CÁNH CÒ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung văn bản.

2. Kĩ năng

- Đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản, kể lại một trải nghiệm của người kể ở ngôi thứ ba.

3. Hình thành và phát triển phẩm chất

- Ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên.

4. Góp phần phát triển các NL

- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

5. BVMT: Bảo vệ loài vật biết bay.

II. ĐỒ DÙNG:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở Tập viết.

 

docx 23 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 15740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 29 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Thứ hai ngày 28 tháng 3 năm 2022
Tiết 1+2: Tiếng Việt
Chủ đề 7: THẾ GIỚI TRONG MẮT EM
Bài 5: NHỮNG CÁNH CÒ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung văn bản.
2. Kĩ năng
- Đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản, kể lại một trải nghiệm của người kể ở ngôi thứ ba.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên.
4. Góp phần phát triển các NL
- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
5. BVMT: Bảo vệ loài vật biết bay.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở Tập viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5p)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi. 
a. Em thấy gì trong mỗi bức tranh?
b. Em thích khung cảnh ở bức tranh nào hơn? Vì sao? 
- GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Những cánh cò.
- HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi
2. Đọc (30p)
- GV đọc mẫu toàn VB. Chú ý ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.
- GV hướng dẫn HS luyện phát âm: luỹ tre, cao vút, cao tốc, mịt mù,.... 
- GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. 
- GV chia VB thành 2 đoạn
- GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB: luỹ tre, cao vút, cao tốc, mịt mù, 
- GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang Tiết 2
- Hs lắng nghe
- HS luyện đọc từ khó 
- HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.
- HS đọc nối tiếp từng câu lần 2.
- HS đọc đoạn theo nhóm, CN. 
- HS đọc cả bài 
TIẾT 2
3. Trả lời câu hỏi (15p)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi 
- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. 
a. Hằng ngày, cò đi mò tôm, bất cả ở đâu? 
b. Bây giờ ở quê của bé, những gì đã thay thế cho hồ đầm? 
c. Điều gì khiến đàn cò sợ hãi? 
Chúng ta cần làm gì để bảo vệ đàn cò?
- HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi
- HS trả lời
a. Hằng ngày, cò đi mô tôm, bất cả ở các ao, hồ, đầm.
b. Bây giờ ở quê của bé, thay thế cho ao, hồ, đẫm là những toà nhà cao vút, những con đường cao tốc, những nhà máy toả khói mịt mù.
c. Những âm thanh ồn ào khiến đàn cò sợ hãi
- HS chia sẻ 
4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a và c ở mục 3 (24p)
- GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở. 
 - GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu; đặt dấu chấm đúng vị trí. GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
- HS viết câu trả lời vào vở. 
Hằng ngày, cò đi mò tôm, bắt cá ở các ao, hồ, đầm. Những âm thanh ồn ào khiến đàn cò sợ hãi. 
* Củng cố (1p)
- GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
Tiết 3: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Giải quyết được các vấn đề thực tế đơn giản liên quan đến đọc giờ đúng và xem lịch.
2. Kĩ năng
- Biết đọc giờ đúng và xem lịch.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn,
4. Góp phần phát triển các NL
- Bước đầu biết chỉ ra chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu nội dung các BT.
- HS: Vở BTT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra: (5p)
- Cho HS đọc đúng giờ của đồng hồ đã cho.
a, 6giờ b, 5giờ, c, 11 giờ d, 9 giờ
- GV nhận xét, tuyên dương
3. Luyện tập : (34p)
Bài 1:Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- GV nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS quan sát tranh từng đồng hồ – cá nhân
- HS nêu kết quả BT 
- GV nhận xét và tuyên dương.
Bài 2:
- GV nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh
- GV hỏi:
- GV hướng dẫn HS xác định thời gian bạn Việt làm những hoạt động đó.
Bài 3:
- GV nêu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS quan sát các bức tranh trong bảng để gọi tên các môn thể thao.
- HS dựa vào bảng để trả lời các câu hỏi – nhóm đôi
- GV nhận xét, tuyên dương
4. Củng cố, dặn dò (1p)
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- HS đọc
- HS đọc yêu cầu BT.
- Hs quan sát tranh.
- HS thảo luận, nêu miệng KQ
- HS đọc
- HS quan sát 
- HS nêu miệng KQ
- HS đọc
- HS quan sát và trả lời 
- HS trả lời
Tiết 4: Hoạt động trải nghiệm
HĐGDTCĐ: CÙNG HỢP TÁC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
	- Biết cùng nhau hợp tác trong các hoạt động hằng ngày ở trường, ở nơi công cộng 
- Bước đầu biết được ý nghĩa ngày Giải phóng miền Nam 30 – 4 – 1975.
2. Kĩ năng
 - Giao tiếp, hợp tác.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Tự hào được hát về ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 
4. Góp phần phát triển các NL
- Biết thể hiện thái độ nhiệt tình, say mê trong hoạt động cùng nhau.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu nội dung các bài.
- HS: Vở BT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5p)
- Cho HS nghe đọc thơ bài: Lời chào
- HS nghe
- Giới thiệu bài
2. Khám phá(15p)
Hoạt động 1. Quan sát và liên hệ 
- YC HS xem tranh trong SGK và nói về những việc làm cụ thể của các bạn trong tranh.
- YC HS liên hệ bản thân về những việc làm thể hiện sự hợp tác với mọi người trong cuộc sống hằng ngày.
- GV cho HS lên trình bày kết quả làm việc.
Kết luận: HS hiểu được rằng chúng ra sẽ cùng nhau thực hiện rất nhiều hoạt động hợp tác cụ thể trong đời sống hằng ngày.
3. Luyện tập và vận dụng. (15p)
Hoạt động 2. Chia sẻ 
- GV tổ chức cho HS chia sẻ cặp đôi về những việc đã làm cùng nhau ở lớp. 
- GV cho HS lên chia sẻ trước lớp.
- GV và HS nhận xét 
Kết luận: HS học được cách hợp tác cùng các bạn khi làm việc tập thể sẽ mang lại nhiều điều lí thú và bổ ích.
Hoạt động 3: Trò chơi “Đưa bóng vào rổ”
- GV hướng dẫn cách chơi 
- GV tổ chức cho học sinh chơi.
Kết luận: Nếu chúng ta biết hợp tác cùng nhau khi chơi trò chơi hay làm bất kì việc nào thì sẽ đạt được kết quả.
4. Hoạt động nối tiếp: (1p)
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- HS xem tranh trong SGK. Các em nói về những việc làm cụ thể của các bạn trong tranh: 
+ Bạn thì bỏ rác vào thùng đựng rác, bạn tưới cây
+ Bạn nhổ cỏ cho vườn cây 
- HS tự liên hệ bản thân về những việc làm cụ thể của bản thân 
- HS lần lượt lên chia sẻ.
- Lắng nghe.
- HS chia sẻ với bạn trong nhóm. HS trao đổi về công việc cụ thể đã làm như: 
+ Cùng tưới cây, cùng dọn vệ sinh và bỏ rác vào thùng rác (cùng trực nhật). + Cùng nhau tập văn nghệ, làm vòng làm hộp bút.
- Đại diện từng cặp lần lượt lên chia sẻ trước lớp.
- HS nhận xét nhóm bạn
- HS lắng nghe để chủ động tham gia trò chơi.
- HS chia thành 2 hàng
- HS chơi khi có hiệu lệnh
Tiết 5: Đạo đức
PHÒNG, TRÁNH NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
	- Nêu được các tình huống nguy hiểm dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
2. Kỹ năng	
	- Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của ngộ độc thực phẩm.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
	 - Rèn luyện thói quen phòng, tránh ngộ độc thực phẩm.
4. Góp phần phát triển các NL
 - Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh ngộ độc thực phẩm.
II. ĐỒ DÙNG: 
	- Tranh ảnh, (các hình ảnh an toàn và hình ảnh vê' điện giật), truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, bài thơ, bài hát, trò chơi,... gắn với bài học “Phòng, tránh ngộ độc thực phẩm”;
	- Máy tính, ti vi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động (5p)
- GV cho HS nghe đọc vè bài"Về ngộ độc thực phẩm"
- GV dấn dắt, giới thiệu bài.
2.Khám phá (15p)
GV chiếu tranh mục Khám phá lên bảng để HS nhìn 
- GV đặt câu hỏi:
?Em hãy quan sát tranh và cho biết những tình huống nào có thể dẫn tới ngộ độc thực phẩm?
?Em hãy nêu hậu quả của ngộ độc thực phẩm.
?Theo em, còn những tình huống nào khác có thể dấn đến ngộ độc thực phẩm?
?Em cần làm gì để phòng, tránh ngộ độc thực phẩm?
Kết luận: Bảo vệ thức ăn khỏi ruồi muỗi, ăn chín, uống sôi, để riêng thịt và rau quả, rửa sạch thực phẩm, rửa taỵ sạch sẽ trước khi ăn để tránh vi khuẩn và ngộ độc thực phẩm.
3. Luyện tập: (10p)
Hoạt động 1 Em chọn việc nên làm 
GV yêu cầu HS xem tranh ở mục Luyện tập trong SGK.
GV đặt câu hỏi: Hãy quan sát các bức tranh, thảo luận và lựa chọn việc nào nên làm, việc nào không nên làm và giải thích vì sao.
Kết luận: - Việc nên làm: Rửa tay sạch trước khi ăn (tranh 1); Đậy kín thức ăn để tránh ruồi (tranh 2); Uống nước đã được đun sôi (tranh 4).
Việc không nên làm: Uống nước trực tiếp từ vòi (tranh 3); Ăn bắp ngô bị ruồi đậu (tranh 5).
Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn
GV nêu yêu cầu: Em đã phòng, tránh ngộ độc thực phẩm như thế nào? Hãy chia sẻ với bạn.
GV mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi.
GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết cách phòng, tránh điện giật.
4. Vận dụng: (9p)
Hoạt động 1 xử lí tình huống
GV giới thiệu tình huống: Hiếu và em đi hội chợ gần nhà. Em của Hiếu rất thích nước ngọt có màu xanh đỏ và đòi Hiếu mua. Nếu là Hiếu, em sẽ nói gì?
GV gợi ý các phương án trả lời và nhận xét tính hợp lí của phương án.
1/ Em ơi, mình không nên uống nước không rõ nguồn gốc .
- GV cho HS trình bày các lời khuyên khác nhau và phân tích chọn ra lời khuyên hay nhất.
Kết luận: Không nên sử dụng đồ ăn, nước uống không rõ nguồn gốc.
Hoạt động 2: Em thực hiện một số cách phòng, tránh ngộ độc thực phẩm
HS đóng vai nhắc nhau phòng, tránh ngộ độc thực phẩm. HS có thể tưởng tượng và đóng vai nhắc bạn cách phòng, tránh ngộ độc thực phẩm (ăn chín, uống sôi, khô ) trong các tình huống khác nhau.
Kết luận: Em thực hiện phòng, tránh ngộ độc thực phẩm để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Thông điệp: GV chiếu thông điệp lên bảng 
5. Hoạt động nối tiếp: (1p)
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
HS nghe, 
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh 
- HS trả lời
- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.
- HS lắng nghe
- Học sinh trả lời
- HS lắng nghe.
- HS tự liên hệ bản thân kể ra.
- HS thảo luân nhóm đưa cách giải quyết tình huống phù hợp
- HS trình bày các lời khuyên khác nhau và phân tích chọn ra lời khuyên hay nhất.
- HS lắng nghe
- HS thực hành đóng vai
- HS lắng nghe
- HS đọc thông điệp
Thứ ba ngày 29 tháng 3 năm 2022
Tiết 1: Mĩ thuật (GVBM)
Tiết 2+3: Tiếng Việt
Chủ đề 7: THẾ GIỚI TRONG MẮT EM
Bài 5: NHỮNG CÁNH CÒ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Kĩ năng
- Rèn KN viết, nghe và nói.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên,
4. Góp phần phát triển các NL
- Hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở Tập viết, vở BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 3
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở (20p)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu, 
- GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả, các bạn nhận xét đánh giá. 
- GV và HS thống nhất câu hoàn chỉnh. 
a, Đàn chim đậu trên những ngọn cây cao vút.
b. Từng cống mây trắng nhẹ trôi trên bầu trời trong xanh. 
- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở 
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 
- HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả,
- HS viết câu hoàn chỉnh vào vở TV 
6. Quan sát tranh và nói việc làm nào tốt và việc lắm nào chưa tốt (20p)
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, quan sát các bức tranh, thảo luận và phân loại tranh (tranh nào thể hiện những việc làm tốt, tranh nào thể hiện những việc làm chưa tốt), 
- GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh. 
- GV và HS nhận xét. 
- HS làm việc theo nhóm, quan sát các bức tranh, thảo luận và phân loại tranh theo yêu cầu của bài
- Đại diện HS trình bày KQ
TIẾT 4
7. Nghe viết (25p)
- GV đọc to bài chính tả 
- Đọc và viết chính tả:
- GV đọc lại một lần cả hai câu và yêu cầu HS rà soát lỗi. 
-GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 
- HS theo dõi
- HS viết 
- HS đổi soát lỗi. 
8. Chọn vần phù hợp thay cho ô vuông (5p)
- GV chiếu để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu. GV nêu nhiệm vụ. 
- Yc HS lên trình bày kết quả trước lớp 
-HS thực hiện yêu cầu
-HS đánh vần, đọc trơn các TN chứa vần vừa tìm được
9. Em thích nông thôn hay thành phố? Vì sao? (9p)
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, nói về sở thích nông thôn hay thành phố của mình và giải thích lí do vì sao 
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
10. Củng cố (1p)
- GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- HS thảo luận nhóm, nói về sở thích nông thôn hay thành phố) của mình và giải thích lí do vì sao 
- Đại diện một vài nhóm nói trước lớp
Tiết 4: Tự nhiên xã hội
ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CĐ CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Ôn lại những kiến thức đã học về: giữ cơ thể khỏe mạnh. 
2. Kĩ năng
- Hợp tác, tự chủ, tự học.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể.
4. Góp phần phát triển các NL
- Biết một số việc cân làm để giữ cơ thể khỏe mạnh.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
1.Khởi động(5p)
- Cho HS nghe hát bài: Bé tập đánh răng.
- Dẫn dắt, giới thiệu bài
2. Luyện tập, vận dụng:(30p)
Hoạt động 3 : Em cần làm gì để giữ cơ thể khỏe mạnh
Bước 1 : Làm việc nhóm đôi
- GV YC HS đọc câu hỏi 3 SGK
- GV theo dõi, giúp đỡ 
Bước 2 : Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu các nhóm nhận xét 
KL: Để cơ thể khỏe mạnh, em cần vận động và nghỉ ngơi hợp lí, ăn uống đủ chất, giữ VS thân thể 
Hoạt động 4 : Xử lí tình huống
Bước 1 : Làm việc nhóm 
- GV YC HS đọc câu hỏi 3 và QS tranh trang 127 SGK
- GV theo dõi, giúp đỡ 
Bước 2 : Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu các nhóm nhận xét 
KL: Không nên nhận và sử dụng đồ của người không quen biết cho mình, . 
3. Củng cố: (1p)
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương Hs
- Dặn Hs chuẩn bị bài Ôn tập tiếp theo
- HS nghe hát
- HS đọc 
- Thảo luận theo nội dung gợi ý nói về những việc em cần làm để giữ cơ thể khỏe mạnh
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp .
- Hs lắng nghe
- HS đọc, quan sát
- Thảo luận theo nội dung hỏi và các nhóm tập đóng vai xử lí TH
- Đại diện các nhóm lên đóng vai
- Hs lắng nghe
Tiết 5: TC Tiếng Việt
ÔN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
	- Viết được một khổ thơ trong bài: Những cánh cò.
2. Kĩ năng
- Đọc đúng bài: Những cánh cò.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Tình yêu đối với thiên nhiên, có cảm xúc trước những đổi thay của đời sống xung quanh. 
4. Góp phần phát triển các NL
- Phát triển năng lực văn học.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: SGK, Vở Luyện viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5p)
- Cho HS nghe đọc thơ bài: việt Nam đất nước ta ơi
- GV dẫn dắt vào bài học.
- HS nghe 
2. Đọc (17p)
- GV đọc mẫu cả bài. 
- YC HS đọc từng câu
- GV hướng dẫn HS cách đọc. 
- YC HS từng khổ thơ.
- HD HS đọc toàn bài
3. Nghe-viết (17p)
- GV đọc to bài chính tả 
- Đọc và viết chính tả:
- GV đọc lại một lần cả hai câu và yêu cầu HS rà soát lỗi. 
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
4.Củng cố: (1p)
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương Hs
- HS lắng nghe
- HS đọc nối tiếp câu
- HS lắng nghe
- HS đọc cá nhân
- HS đọc trong nhóm, trước lớp. 
- HS lắng nghe
- HS viết 
- HS soát lỗi
Thứ tư ngày 30 tháng 3 năm 2022
Tiết 1: Thể dục: GVBM
Tiết 2+3: Tiếng Việt
Chủ đề 7: THẾ GIỚI TRONG MẮT EM
Bài 6: BUỔI TRƯA HÈ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ, nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau.
- Thuộc lòng bài thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ.
2. Kĩ năng
- Đọc đúng, rõ ràng một bài thơ.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Tình yêu đối với thiên nhiên.
4. Góp phần phát triển các NL
- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở Tập viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5p)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi.
a. Em thấy những gì trong tranh?
b. Cảnh vật và con người ở đây như thế nào? 
- GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ: Buổi trưa hè
- HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi
2. Đọc (30p)
- GV đọc mẫu cả bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ. 
- HS đọc từng dòng thơ 
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ: lim dim, ngẫm nghĩ .
+ GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ. 
+ GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ 
+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài thơ: chập chờn; rạo rực 
- YC HS đọc cả bài thơ 
- HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1.
- HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2.
- HS đọc từng khổ thơ theo nhóm, CN. 
- HS đọc cả bài thơ 
3. Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng củng vần với nhau (5p)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm tiếng ngoài bài cùng vần với nhau: dim – im, lả - ả, nghỉ – nghĩ, hơn – chờn,
- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả, GV và HS nhận xét, đánh giá 
- HS làm việc nhóm
- HS viết những tiếng tìm được vào vở TV. 
TIẾT 2
4. Trả lời câu hỏi (10p)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi 
a. Những con vật nào được nói tới trong bài thơ?
b. Những từ ngữ nào trong bài thơ cho thấy buổi trưa hè rất yên tĩnh? 
c. Em thích khổ thơ nào trong bài? Vì sao? 
- GV và HS nhận xét, đánh giá, thống nhất câu trả lời.
- HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi
a. con bò, con bướm; 
b. Từ ngữ cho thấy buổi trưa hè rất yên tĩnh: lim dim, êm ả, vắng.
c. Câu trả lời mở 
5. Học thuộc lòng (20p)
- GV chiếu hai khổ thơ cuối. 
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ bằng cách xoá / che dần một số từ ngữ trong hai khổ thơ cho đến khi xóa / che hết, HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá / che dần. 
- HS đọc thành tiếng hai khổ thơ. 
- HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá
6. Nói về điều em thích ở mùa hè (9p)
- GV yêu cầu HS chia sẻ nói về điều em thích ở mùa hè
- Gv cùng Hs nhận xét.
7. Củng cố (1p)
- GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- HS chia sẻ
Tiết 24: Tiếng Việt
Chủ đề 7: THẾ GIỚI TRONG MẮT EM
Bài 7: HOA PHƯỢNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ, nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau.
- Thuộc lòng bài thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ.
2. Kĩ năng
- Đọc đúng, rõ ràng một bài thơ.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Tình yêu đối với thiên nhiên.
4. Góp phần phát triển các NL
- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở Tập viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5p)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi.
a. Tranh vẽ hoa gì?
b. Em biết gì về loài hoa này? 
- GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ: Hoa phượng
-HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi
2. Đọc (30p)
- GV đọc mẫu cả bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ. 
- HS đọc từng dòng thơ 
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ: Lấm tấm, lẫn, rừng rực, nở, lửa,...
+ GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ. 
+ GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ 
+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài thơ: lấm tấm, bừng, rừng rực cháy 
- YC HS đọc cả bài thơ 
- HS theo dõi
- HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1.
- HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2.
- HS đọc từng khổ thơ theo nhóm, CN. 
- HS đọc cả bài thơ 
3. Tìm tiếng cùng vần với mỗi tiếng xanh, lửa, cây (5p)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ về tìm tiếng trong hoặc ngoài bài thơ cùng vần với các tiếng xanh, lửa, cây. 
- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả
- GV và HS nhận xét, đánh giá 
- HS làm việc nhóm
- HS viết những tiếng tìm được vào vở TV
- HS trình bày kết quả. 
Tiết 5: Tự nhiên xã hội
BẦU TRỜI BAN NGÀY VÀ BAN ĐÊM (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Kế ra những gì thường thấy trên bầu trời ban ngày và ban đêm.
2. Kĩ năng
- Hợp tác, tự chủ, tự học.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- So sánh được ở mức độ đơn giản bầu trời ban ngày và ban đêm 
4. Góp phần phát triển các NL
- Nêu được ví dụ về vai trò của Mặt Trời đối với Trái Đất (sưởi ấm và chiếu sáng).
- Biết cách quan sát, đặt câu hỏi và mô tả, nhận xét được về bầu trời ban đêm 
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
1.Khởi động(5p)
- Cho HS nghe hát bài: Cháu vẽ ông Mặt Trời
- Dẫn dắt, giới thiệu bài
2. Khám phá: (30p)
- Cho HS quan sát hình 1- SGK.trang 130, thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi:
?Vào ban ngày, em nhìn thấy gì trên bầu trời ?
? Lúc Mặt Trời mọc và lặn được gọi là gì ?
- GV cho HS xem một số hình ảnh về bầu trời ban ngày (bầu trời lúc bình minh, hoàng hôn, khói trên bầu trời, ... ) 
?Vật nào đã chiếu sáng Trái Đất, giúp ban ngày chúng ta nhìn thấy được mọi vật ? 
? Con người đã sử dụng ánh sáng và sức nóng của Mặt Trời để làm gì ?
- GV có thể nêu câu hỏi gợi ý cho HS quan sát hình 1 trang 130 ( SGK ) : 
Người lớn trong hình đang làm gì ? Nhằm mục đích gì ? 
?Bạn nhỏ trong hình đang làm gì ? Nhờ vật nào chiếu sáng giúp bạn nhỏ đọc được sách ? 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về bầu trời ban đêm
- Cho HS làm việc theo nhóm đôi, quan sát hình 2 trang 131 ( SGK ) và trao đổi
?Hình vẽ thể hiện ban ngày hay ban đêm? 
? Em nhìn thấy những gì trên bầu trời và cảnh vật xung quan? 
? Hình 2 có gì khác so với hình 1 ?
 - YC HS thảo luận nhóm, trao đổi về những gì các em thường thấy trên bầu trời vào ban đêm. 
3. Củng cố: (1p)
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương Hs
- Dặn Hs chuẩn bị bài Ôn tập tiếp theo
- HS nghe hát
- HS quan sát, thảo luận, trả lời: 
- Vào ban ngày, có thể nhìn thấy mây, Mặt trời, chim bay,.. 
- Bình minh và hoàng hôn.
- HS xem 
- Mặt Trời . 
- Người lớn đang phơi thóc, phơi quần áo ..
- HS kết hợp với quan sát thực tế kể thêm một số hoạt động chúng ta thường làm vào ban ngày .
- Học tập, vui chơi, đi lại, xây dựng, đánh bắt cá , ...
-HS làm việc theo nhóm đôi, quan sát hình 2 trang 131 ( SGK ) và trao đổi theo HD của GV
- Một số HS trả lời trước lớp . 
- Thảo luận, một số nhóm báo cáo kết quả
Thứ năm ngày 31 tháng 3 năm 2022
Tiết 1: Âm nhạc GVBM
Tiết 2: Tiếng Việt
Chủ đề 7: THẾ GIỚI TRONG MẮT EM
Bài 7: HOA PHƯỢNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ, nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau.
- Thuộc lòng bài thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ.
2. Kĩ năng
- Đọc đúng, rõ ràng một bài thơ.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Tình yêu đối với thiên nhiên.
4. Góp phần phát triển các NL
- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
5. BVMT: Bảo vệ cây trồng ở thôn, xóm, 
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở Tập viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4. Trả lời câu hỏi (10p)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi 
a. Những câu thơ nào cho biết hoa phượng nở rất nhiều?
b. Trong bài thơ, cây phượng được trồng đâu?
c. Theo bạn nhỏ, chị gió và mặt trời đã làm gì giúp cây phượng nở hoa? 
- GV và HS nhận xét, đánh giá, thống nhất câu trả lời.
Để đường làng râm mát chúng ta cần làm gì?
Cần chăm sóc và bảo vệ chúng như thế nào?
- HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi
a, Phượng nở nghìn mắt lửa, một trời họa,....
b, Ở góc phố.
c. Chị gió quạt cho cây, mặt trời ủ lửa
- HS chia sẻ
5. Học thuộc lòng (20p)
- GV chiếu hai khổ đầu. 
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ bằng cách xoá / che dần một số từ ngữ trong hai khổ thơ cho đến khi xóa / che hết, HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá / che dần. 
- HS đọc thành tiếng hai khổ thơ. 
- HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá
6. Vẽ một loài hoa và nói về bức tranh em vẽ (9p)
- GV đưa ra một số bức tranh về loài hoa.
- GV giới thiệu khái quát về những loài hoa có trong tranh: tên gọi, màu sắc, hương thơm, thường nở vào mùa nào. 
- GV đưa ra gợi ý để HS vẽ tranh: 
Tên loài hoa em định về là gi? 
Em thường thấy hoa được trồng ở đâu? 
Loài hoa ấy có màu gì? 
- Gv cùng Hs nhận xét.
7. Củng cố (1p)
- GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- HS vẽ loài hoa mình biết hoặc tưởng tượng vảo vở. 
- HS vẽ theo HD của GV
- Chia sẻ bài trước lớp
Tiết 3: Tiếng Việt
ÔN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học trong chủ đề: Thế giới trong mắt em thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa được học; ôn và mở rộng vốn từ ngữ dùng để thể hiện cảm nhận của con người trước những đổi thay của cuộc sống xung quanh.
2. Kĩ năng
- Nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. 
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Tình yêu đối với thiên nhiên.
4. Góp phần phát triển các NL
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Tìm từ ngữ có tiếng chứa vần uyên, uân, uôm, ước, ươm (15p)
- GV cho HS làm việc nhóm
- YC HS nêu KQ
- Cho Hs đọc lại
- HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc từ ngữ có tiếng chứa các vần uyên, uân, uôm, ước, ươm
- HS đọc lại các tiếng vừa tìm được
2. Xếp các từ ngữ vào nhóm phù hợp (15p)
- GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi, trao đổi để xếp từ ngữ vào nhóm phù hợp (nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy) 
- GV làm mẫu một trường hợp, ví dụ tia nắng. Có thể đặt câu hỏi gợi ý: Ta có thể nghe được tia nắng không? Ta có thể ngửi được tia nắng không? Tia nắng được xếp vào nhóm nào? 
- GV nhận xét, đánh giá và thống nhất với HS các phương án đúng. 
* Củng cố (1p)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết tiếp theo.
- HS làm việc nhóm đôi, trao đổi để xếp từ ngữ vào nhóm phù hợp (nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy) 
- Một số HS trình bày kết quả trước lớp
Từ ngữ chỉ những gì nhìn thấy 
nghe thấy 
ngửi thấy
tia nắng, ông mặt trời, ông sao, bầu trời, trăng rằm, đàn cò, hoa phượng đỏ
Tiếng chim hót, âm thanh ồn ào
Hương thơm ngát
Tiết 4: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Giải quyết được các vấn đề thực tế đơn giản liên quan đến đọc giờ đúng và xem lịch.
2. Kĩ năng
- Biết đọc giờ đúng và xem lịch.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn,
4. Góp phần phát triển các NL
- Bước đầu biết chỉ ra chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu nội dung các BT.
- HS: Vở BTT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra: (5p)
- Cho HS kể tên các ngày trong tuần 
- GV nhận xét, tuyên dương
3. Luyện tập : (34p)
Bài 1:Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- GV nêu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS quan sát các bức tranh trong bảng để gọi tên các ngày và số lượng củ cà rốt.
- GV nhận xét và tuyên dương.
Bài 2: Số?
- GV nêu yêu cầu của bài.
- GV HD HS dựa vào lời đối thoại của các nhân vật trong bức tranh thu được câu hỏi “Hôm qua là thứ tư, vậy ngày mai là thứ mấy?”
- GV gợi ý HS bằng câu hỏi: “ Hôm qua là thứ tư thì hôm nay là thứ mấy?”, “Ngày mai là thứ mấy”
*Chơi trò chơi: Đưa ong về tổ
- GV nêu tên trò chơi và cách chơi:
- GV phân chia nhóm HS chơi 
- GV giám sát HS chơi, nhóm nào thắng sẽ được tuyên dương. 
4. Củng cố, dặn dò (1p)
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- HS nêu
- HS đọc yêu cầu BT.
- Hs quan sát tranh.
- HS thảo luận, nêu miệng KQ
- HS đọc
- HS nêu miệng
- HS nhận xét bạn 
- HS theo dõi
- HS chơi theo nhóm
- HS chọn ra nhóm thắng 
Tiết 5: TC Toán
ÔN TẬP 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Đặt tính và thực hiện phép tính cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số.
2. Kĩ năng
- Tính nhẩm được các phép cộng trừ (không nhớ) số có hai chữ số.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn,
4. Góp phần phát triển các NL
- Đọc hiểu và tự nêu phép tính các bài toán yêu cầu đặt phép tính.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu nội dung các BT.
- HS: Vở BTT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
Trò chơi Bắn tên
- Thực hiện nhanh các phép tính khi được gọi tới tên mình.
20 + 5 = ... 20 + 7 = ....
55 –50 = ... 40 - 20 = .....
- GVNX
2. Thực hành – luyện tập:(34p)
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV gọi 4 HS lên bảng thực hiện phép tính, dưới lớp HS thực hiện vào vở.
- GV yêu cầu HS cùng bàn đổi vở kiểm tra kết quả lẫn nhau.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét.
Bài 2: Số
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 thực hiện vào VBT 
- GV chữa BT trên hành trang số.
- Nhận xét.
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống
- Gọi

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_29_na.docx