Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 26 - Năm học 2021-2022 (Mới nhất)

Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 26 - Năm học 2021-2022 (Mới nhất)

Bài 1: LOÀI CHIM CỦA BIỂN CẢ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung văn bản.

2. Kĩ năng

- Đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin đơn giản và ngắn.

3. Hình thành và phát triển phẩm chất

- Tình yêu đối với động vật và thiên nhiên nói chung, ý thức bảo vệ thiên nhiên.

4. Góp phần phát triển các NL

- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

II. ĐỒ DÙNG:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở Tập viết, BTTV

 

docx 23 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 4851
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 26 - Năm học 2021-2022 (Mới nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2022
Tiết 1+2: Tiếng Việt
Chủ đề 6: THIÊN NHIÊN KÌ THÚ
Bài 1: LOÀI CHIM CỦA BIỂN CẢ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung văn bản.
2. Kĩ năng
- Đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin đơn giản và ngắn.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Tình yêu đối với động vật và thiên nhiên nói chung, ý thức bảo vệ thiên nhiên.
4. Góp phần phát triển các NL
- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở Tập viết, BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5p)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi: Quan sát tranh và cho biết điểm khác nhau giữa chim và cá
 - GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc: Kiến và chim bồ câu
-HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi
2. Đọc (30p)
- GV đọc mẫu toàn VB. -GV hướng dẫn HS luyện phát âm: loài, biển, thời tiết,.... 
- GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. 
- GV chia VB thành 2 đoạn
- GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB (sải cánh: đại dương; đập dềnh; bão), 
- GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang Tiết 2
- Hs lắng nghe
- HS luyện đọc từ khó 
- HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.
- HS đọc nối tiếp từng câu lần 2.
- HS đọc đoạn theo nhóm, CN. 
-HS đọc cả bài 
TIẾT 2
3. Trả lời câu hỏi (25p)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi 
- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. 
a. Hải âu có thể bay xa như thế nào? 
b. Ngoài bay xa, hải âu còn có khả năng gì?
c. Vì sao hải âu được gọi là loài chim báo bão?
-HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi
-HS trả lời
a. Hải âu có thể bay qua những đại dương mênh mông 
b. Ngoài bay xa, hải âu còn bởi rất giỏi; 
c. Khi trời sắp có bão, hải âu bay thành đàn tìm chỗ trú ẩn
4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a ở mục 3 (14p)
- GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở. 
 - GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu; đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí. GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
- HS viết câu trả lời vào vở. 
Hải âu có thể bay qua những đại dương mênh mông.
* Củng cố (1p)
-GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
-GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
Tiết 3: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Củng cố quy tắc tính và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
2. Kĩ năng
- Đặt tính và thực hiện được phép tính cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số.
- Tính nhẩm được các phép cộng và trừ (không nhớ) số có hai chữ số.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn,
4. Góp phần phát triển các NL
- Thực hiện được phép trừ và phép cộng số có hai chữ số cho số có hai chữ số.
- Làm được các bài toán thực tế liên quan đến phép trừ. 
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu nội dung các BT.
- HS: Vở BTT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
- Trò chơi – Bắn tên
- Thực hiện nhanh các phép tính khi được gọi tới tên mình.
50 – 30 = 64 – 40 = 
25 + 21 = 12 + 32 = 
-GV nhận xét, tuyên dương
-HS tham gia chơi.
2. Luyện tập: (34p)
Bài 1: Tính
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV gọi 4 HS lên bảng thực hiện phép tính, dưới lớp HS thực hiện vào vở.
- GV yêu cầu HS cùng bàn đổi vở kiểm tra kết quả lẫn nhau.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét.
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV lưu ý HS lại cách đặt tính.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi, viết kết quả lên bảng con.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, sửa sai.
Bài 3: Viết phép tính thích hợp
- Gọi 2 HS đọc đề bài toán.
- HD HS tìm hiểu đề ghi phé tính thích hợp
- GV yêu cầu HS viết phép tính và kết quả ra vở.
- HS kiểm tra vở 1 số HS.
- GV chốt đáp án.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
- Gọi 2 HS đọc đề bài toán.
- HD HS tìm hiểu đề ghi phé tính thích hợp
- GV yêu cầu HS viết phép tính và kết quả ra vở.
- HS kiểm tra vở 1 số HS.
- GV chốt đáp án.
3. Củng cố, dặn dò (1p)
-Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
-Nhận xét, tuyên dương HS.
- HS nêu yêu cầu.
- HS thực hiện.
 53 30 67 85
 + + - -
 4 31 7 13 
 59 61 60 72
- HS nhận xét
- HS lắng nghe, sửa (nếu sai).
- HS nêu yêu cầu.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện trên bảng
 50 33 48 62
 + + - -
 7 45 2 12 
 57 78 46 50
- HS thực hiện.
- HS đọc to trước lớp.
- HS thực hiện.
15
+
31
=
46
- HS đọc to trước lớp.
- HS thực hiện.
34
+
25
=
59
Tiết 4: Hoạt động trải nghiệm
HĐGDTCĐ: NHỮNG NGƯỜI BẠN CỦA EM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
	- Hiểu hơn về sở thích, khả năng của bạn mình và làm cho mối quan hệ bạn bè thân tình, gắn bó hơn. 
2. Kĩ năng
 - Giao tiếp, hợp tác.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Giúp HS cởi mở, thân thiện khi nói về bạn của mình một cách tự nhiên.	
4. Góp phần phát triển các NL
- Biết cùng nhau tham gia các hoạt động tập thể, biết kể về những người bạn của mình.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu nội dung các bài.
- HS: Vở BT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5p)
- Cho HS hát bài: Chào gười bạn mới đến
- HS hát
- Giới thiệu bài
2. Khám phá(15p)
Hoạt động 1: Trò chơi “Hiểu ý bạn”
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi 
- GV cho HS chơi 
GV kết luận: HS phấn khởi và thích thú với hoạt động chơi trò chơi “Hiểu ý bạn” và hiểu hơn về sở thích của nhau.
3. Luyện tập và vận dụng. (15p)
Hoạt động 2: Kể về những người bạn của em
- GV YC HS trong nhóm kể cho nhau nghe về những người bạn của mình. 
- Yc HS chia sẻ trước lớp
- Cho HS cả lớp cùng nghe hát bài Mời bạn vui múa ca sáng tác: Phạm Tuyên.
Kết luận: HS trong nhóm kể cho nhau nghe về những người bạn của mình. 
4. Hoạt động nối tiếp: (1p)
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- Lắng nghe 
- 2 HS lên thực hiện mẫu
- HS chơi trò chơi.
-HS theo dõi, lắng nghe
- HS thực hiện theo gợi ý của GV
- Chia sẻ 
- HS nghe hát
-HS theo dõi, lắng nghe
Tiết 5: Đạo đức
PHÒNG,TRÁNH BỎNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
	- Nêu được các tình huống nguy hiểm có thể khiến em bị bỏng.
2. Kỹ năng	
	- Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, bỏng.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
	 - Rèn luyện thói quen phòng, tránh bỏng.
4. Góp phần phát triển các NL
 - Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của bỏng.
II. ĐỒ DÙNG: 
	- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, bài thơ, trò chơi, âm nhạc (“Lính cứu hoả” - sáng tác: Nguyễn Tiến Hưng),... gắn với bài học “Phòng, tránh bỏng”.
	- Máy tính, ti vi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động (5p)
- GV cho HS nghe hát bài" Lính cứu hoả "
GV đặt câu hỏi: Lính cứu hoả làm gì để dập lửa?
Chúng ta cần phải làm gì để phòng chống cháy?...
 tránh tai nạn giao thông bằng cách nào?
Kết luận: Cháy là một trong những nguyên nhân gây ra bỏng.
2.Khám phá (15p)
Hoạt động 1: Nhận biết những nguyên nhân có thể gây bỏng và hậu quả của nó
- GV chiếu hình (đầu mục Khám phá) lên bảng để HS quan sát hoặc yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK.
+ Em hãy quan sát tranh và chỉ ra những tình huống có thể gây bỏng.
+ Em hãy nêu một số hậu quả khi bị bỏng.
+Theo em, ngoài ra còn có những tình huống nào khác có thể gây bỏng?
GV mời một đến hai HS phát biểu, các HS khác lắng nghe và bổ sung ý kiến.
Kết luận: Nước sôi, bật lửa, bếp điện, ổ cắm điện, ống pô xe máy là các nguồn có thể gây bỏng. Chúng ta không nghịch hay chơi đùa gần những vật dụng này. Khi bị bỏng vết bỏng sẽ bị sưng phồng, đau rát, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Hoạt động 2: Em hành động để phòng, tránh bị bỏng
GV chiếu (cuối mục Khám phá) lên bảng, yêu cầu HS quan sát.
GV giới thiệu về nội dung của từng bức tranh.
GV đặt câu hỏi: Với những tình huống nguy hiểm có thể gây bỏng trong tranh, em sẽ làm gì để phòng, tránh bị bỏng?
GV mời đại diện nhóm lên bảng trả lời.
Kết luận: Kết luận: Em cần tránh xa nguồn gây bỏng như bình nước sôi, chảo thức ăn nóng, bàn là, ống pô xe máy,... Cất diêm và bật lửa ở nơi an toàn để phòng, tránh bỏng.
3. Luyện tập, vận dụng(15p)
Hoạt động 1: Hoạt động 1 Em chọn việc nên làm
GV chiếu mục Luyện tập lên bảng, HS quan sát trên bảng hoặc trong SGK. 
Hãy quan sát các bức tranh, thảo luận và lựa chọn Quan sát các bức tranh, thảo luận và lựa chọn việc nào nên làm, việc nào không nên làm và giải thích vì sao.
GV gọi các HS khác nhận xét, bổ sung và sau đó đưa ra kết luận.
Đồng tình với việc làm:Tranh 3: Tranh 4: 
Không đồng tình với việc làm: Tranh 1:Tranh 2: 
Tranh 5
Kết luận: Để phòng, tránh bị bỏng, Em cần học tập các bạn trong tranh 3,4, không nên làm theo các bạn trong tranh 1, 2 và 5.
Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn
- GV nêu yêu cầu: Em hãy chia sẻ với các bạn cách em phòng, tránh bị bỏng.
GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết phòng, tránh bỏng.
Thông điệp:GV chiếu thông điệp lên bảng 
4. Hoạt động nối tiếp: (1p)
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
HS nghe hát, 
-HS trả lời
-HS lắng nghe 
- HS quan sát tranh 
HS thảo luận theo cặp
- HS trả lời
- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.
 -HS lắng nghe
-HS quan sát
- Học sinh trả lời
- HS tự liên hệ bản thân
-HS lắng nghe.
HS quan sát trên bảng hoặc trong SGK. 
- HS thảo luận, cử đại diện nhóm lên bảng, dán sticker mặt cười vào hành vi an toàn, sticker mặt mếu vào hành vi không an toàn
-HS lắng nghe
HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.
-HS đọc thông điệp
Thứ ba ngày 8 tháng 3 năm 2022
Tiết 1: Mĩ thuật (GVBM)
Tiết 2+3: Tiếng Việt
Chủ đề 6: THIÊN NHIÊN KÌ THÚ 
Bài 1: LOÀI CHIM CỦA BIỂN CẢ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Kĩ năng
- Nhận biết được trình tự của các sự việc trong VB.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Tình yêu đối với động vật và thiên nhiên nói chung, ý thức bảo vệ thiên nhiên.
4. Góp phần phát triển các NL
- Hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở Tập viết, vở BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 3
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở (20p)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu, 
- GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả, các bạn nhận xét đánh giá. 
- GV và HS thống nhất câu hoàn chỉnh. 
- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở 
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 
6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh (20p)
-GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh 
 -GV yêu cầu HS làm việc nhóm, sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý 
-GV gọi một số HS trình bày kết quả nổi theo tranh 
- GV và HS nhận xét.
- HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả,
- HS viết câu hoàn chỉnh vào vở TV 
a. Ít loài chim nào có thể bay xa như hải âu 
b. Những con tàu lớn cỏ thể đi qua các đại dương.
-HS làm việc nhóm, sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý 
-HS trình bày kết quả nổi theo tranh 
-HS lắng nghe
TIẾT 4
7. Nghe viết (25p)
- GV đọc to bài chính tả 
- Đọc và viết chính tả:
-GV đọc lại một lần cả hai câu và yêu cầu HS rà soát lỗi. 
-GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 
-HS theo dõi
-HS viết 
-HS đổi soát lỗi. 
- GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu 
- Yêu cầu HS trình bày kết quả trước lớp 
- Yêu cầu HS đọc các từ ngữ. 
- HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc thành tiếng từ ngữ có tiếng chứa các vần ăn, ăng, oat, oăt.
-HS đánh vần, đọc trơn các từ vừa tìm được
9. Trao đổi: Cần làm gì để bảo vệ các loài chim? (9p)
- GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh.
Em nhìn thấy gì trong tranh ? 
Cần làm gì để bảo vệ các loài chim? 
-GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh. Các nội dung nói theo tranh có thể là: 
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
10. Củng cố (1p)
- GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
-HS quan sát tranh.Trả lời câu hỏi
-HS trình bày kết quả nói theo tranh.
Tiết 4: Tự nhiên xã hội
THỰC HÀNH: RỬA TAY, CHẢI RĂNG, RỬA MẶT (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Nêu được lợi ích của việc rửa tay.
2. Kĩ năng
- Hợp tác, tự chủ, tự học.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Có ý thức giữ gìn vệ cá nhân.
4. Góp phần phát triển các NL
- Thực hiện được một trong những quy tắc giữ vệ sinh cơ thể là rửa tay đúng cách. 
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
1.Khởi động (5p)
- Cho HS xem video Vũ điệu rửa tay
- Dẫn dắt, giới thiệu bài
2. Khám phá (15p)
Hoạt động 1: Thảo luận về lợi ích của việc rửa tay 
Bước 1: Làm việc theo cặp
- YC HS làm việc theo cặp,cùng quan sát hình và nói về nội dung của hình vẽ trang 116 (SGK) 
 + Có nên dụi mắt, cầm thức ăn ngay sau khi chơi như các bạn trong hình không? Tại sao? 
+ Hãy nói về lợi ích của việc rửa tay,
+ Hằng ngày bạn thường rửa tay khi nào? 
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- GV chốt lại những ý chính.
- Cho HS đọc mục “Em có biết? ” ở cuối trang 116 (SGK).
3. Luyện tập, vận dụng:(10p)
Hoạt động 2 Thực hành rửa tay
Bước 1: Làm việc theo cặp 
- GV gợi ý cho HS làm ướt tay, lấy xà phòng và thực hiện các động tác theo hình trang 117 (SGK) Bước 2: Làm việc cả lớp
 - YC HS lên làm từng động tác theo các bước rửa tay như hình vẽ, GV nhận xét.
Bước 3: Làm việc theo nhóm
- GV chia lớp thành các nhóm ; phát vật dụng (hình “Chúng mình cần ” trang (117 (SGK)) dùng để thực hành rửa tay. 
- GV quan sát và giúp đỡ các nhóm thực hành. 
- Cho HS đọc lời con ong ở trang 117 (SGK). 
4.Củng cố: (1p)
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương Hs
- HS xem video
-HS làm việc theo cặp
-Đại diện các cặp trình bày kết quả thảo luận, các bạn khác bổ sung.
-HS đọc mục “Em có biết? ” ở cuối trang 116 (SGK).
- HS trao đổi với nhau những việc cần làm khi rửa tay.
- HS lên làm từng động tác theo các bước rửa tay như hình vẽ, HS khác nhận xét.
- HS thực hành rửa tay với xà phòng và nước sạch theo nhóm. 
-HS đọc lời con ong ở trang 117 (SGK). 
Tiết 5: TC Tiếng Việt
ÔN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
	- Viết được một đoạn trong bài: Loài chim của biển cả.
2. Kĩ năng
- Đọc đúng bài: Loài chim của biển cả.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Ý thức giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn.
4. Góp phần phát triển các NL
- Phát triển năng lực văn học.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: SGK, Vở Luyện viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5p)
- Cho HS nghe hát bài: Thật là hay
- GV dẫn dắt vào bài học.
-HS nghe hát
2. Đọc (17p)
- GV đọc mẫu cả bài. 
- YC HS đọc từng câu
- GV hướng dẫn HS cách đọc. 
-YC HS toàn đoạn 
- HD HS đọc toàn bài
3. Nghe-viết (17p)
- GV đọc to bài chính tả 
- Đọc và viết chính tả:
-GV đọc lại một lần cả hai câu và yêu cầu HS rà soát lỗi. 
-GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
4.Củng cố: (1p)
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương Hs
- HS lắng nghe
- HS đọc nối tiếp câu
- HS lắng nghe
-HS đọc cá nhân
-HS đọc trong nhóm, trước lớp. 
- HS lắng nghe
- HS viết 
- HS soát lỗi
Thứ tư ngày 9 tháng 3 năm 2022
Tiết 1: Thể dục: GVBM
Tiết 2+3: Tiếng Việt
Chủ đề 6: THIÊN NHIÊN KÌ THÚ 
Bài 2: BẢY SẮC CẦU VỒNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ, nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau
- Thuộc lòng một số khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ.
2. Kĩ năng
- Đọc đúng, rõ ràng một bài thơ
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Yêu quý vẻ đẹp và sự kì thủ của thiên nhiên;.
4. Góp phần phát triển các NL
- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở Tập viết, BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ôn và khởi động (5p)
* Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó. 
* Khởi động:
- GV chiếu câu đố 
- GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ: Bảy sắc cầu vồng.
-HS nhắc lại
- HS đọc nối tiếp, sau đó HS giải đố
2. Đọc (30p)
- GV đọc mẫu cả bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ. 
- HS đọc từng dòng thơ 
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ: tươi thắm, màu chàn, bừng tỉnh,...
+ GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ. 
+ GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ 
+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài thơ (dần hiện: bừng tỉnh; mưa rào; )
- YC HS đọc cả bài thơ 
- HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1.
- HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2.
- HS đọc từng khổ thơ theo nhóm, CN. 
-HS đọc cả bài thơ 
3. Tìm trong bài thơ những tiếng có vần ông, ơi, ưa (5p)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm tiếng có vần ông, ơi, ưa
- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả, GV và HS nhận xét, đánh giá 
- HS làm việc nhóm
- HS viết những tiếng tìm được vào vở TV. 
TIẾT 2
4. Trả lời câu hỏi (10p)
-GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi 
a. Cầu vồng thường xuất hiện khi nào? 
b. Cầu vồng có mấy màu? Đó là những màu nào?
c. Câu thơ nào cho thấy cầu vồng thường xuất hiện và tai đi rất nhanh?
- GV và HS nhận xét, đánh giá, thống nhất câu trả lời.
-HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi
a. Cầu vồng thường xuất hiện khi trời “ vừa mưa lại nắng " 
b, Cầu vồng có bảy màu, là các màu đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím; 
c. Câu thơ cho thấy cầu vồng xuất hiện và tan đi rất nhanh là " Cầu vồng ẩn hiện / Rồi lại tân mất. "
5. Học thuộc lòng (20p)
- GV chiếu hai khổ thơ cuối. 
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ bằng cách xoá / che dần một số từ ngữ trong hai khổ thơ cho đến khi xóa / che hết, HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá / che dần. 
- HS đọc thành tiếng hai khổ thơ. 
-HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá
6. Viết vào vở tên từng màu trong bảy máu của cầu vồng (9p)
- GV yêu cầu HS nhắc lại tên của bảy màu cầu vồng 
- GV và HS nhận xét, đánh giá. 
7. Củng cố (1p)
-GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
-GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
-HS nói trước lớp.
-HS viết tên của từng màu ở vở
Tiết 4: Tiếng Việt
Chủ đề 6: THIÊN NHIÊN KÌ THÚ 
Bài 3. CHÚA TỂ RỪNG XANH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh.
2. Kĩ năng
- Đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin ngắn và đơn giản. 
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Tình yêu đối với động vật.
4. Góp phần phát triển các NL
- Phát triển năng lực văn học.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ôn và khởi động (5p)
* Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó. 
*Khởi động:
- GV chiếu câu đố 
- GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc : Chúa tể rừng xanh,
-HS nhắc lại
-HS đọc và giải đố 
2. Đọc (35p)
- GV đọc mẫu toàn VB: Lưu ý nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ sức mạnh của hổ. Âm hưởng chung của toàn bài là mạnh mẽ, thể hiện được uy lực của loài chúa sơn lâm
- GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ: vuốt, đuôi, di chuyển, thường 
- GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. 
- HD chia đoạn văn thành 2 đoạn
- GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài (chúa tể; vuốt: ). 
-GV đọc toàn VB 
-GV nhận xét, tuyên dương
- HS lắng nghe
- HS đọc nối tiếp từng câu lần 1
- HS đọc nối tiếp từng câu lần 2
-HS đọc đoạn trong nhóm, cá nhân
-HS đọc thành tiếng toàn VB. 
Tiết 5: Tự nhiên xã hội
THỰC HÀNH: RỬA TAY, CHẢI RĂNG, RỬA MẶT (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Nêu được lợi ích của việc chải răng 
2. Kĩ năng
- Hợp tác, tự chủ, tự học.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng.
4. Góp phần phát triển các NL
- Thực hiện được một trong những quy tắc giữ vệ sinh cơ thể là chải răng đúng cách, 
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
1.Khởi động(5p)
- Cho HS xem video: Bé tập đánh răng
- Dẫn dắt, giới thiệu bài
2. Khám phá (15p)
2. Các bữa ăn trong ngày
Hoạt động 3: Thảo luận về lợi ích của việc chải răng 
Bước 1: Làm việc theo cặp
 - Cho HS quan sát hình trang 118 (SGK) và nói với nhau về lợi ích của việc chải răng. Tiếp theo, các em liên hệ bản thân trả lời câu hỏi: Hằng ngày, em chải răng vào lúc nào?
Bước 2: Làm việc cả lớp
 - YC đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận với cả lớp. 
- YC HS đọc mục kiến thức chủ yếu ở trang 118 (SGK). 
3. Luyện tập, vận dụng:(10p)
Hoạt động 4: Thực hành chải răng 
Bước 1: Làm việc cả lớp
 - GV yêu cầu cả lớp quan sát mô hình hàm răng và lần lượt đặt câu hỏi: 
+ Hãy chỉ và nói đâu là mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai của răng trên mô hình hàm răng. 
+ Hằng ngày em quen chải răng như thế nào?
- GV làm mẫu lại các động tác chải răng trên mô hình hàm răng, vừa làm, vừa nói các bước:
Bước 2: Làm việc theo nhóm 
- GV phân chia khu vực cho các nhóm thực hành chải răng thật bằng nước sạch và bàn chải răng do các em mang theo,
- GV đi đến các nhóm và giúp đỡ. 
- YC HS đọc lời con ong ở trang 119 (SGK). 
4.Củng cố: (1p)
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương Hs
- HS xem video
- HS quan sát hình trang 118 (SGK) và nói với nhau về lợi ích của việc chải răng. Tiếp theo, các em liên hệ bản thân trả lời câu hỏi: Hằng ngày, em chải răng vào lúc nào?
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận 
- HS đọc mục kiến thức chủ yếu ở trang 118 (SGK). 
- cCả lớp quan sát mô hình hàm răng và lần lượt TL câu hỏi: 
-HS theo dõi
- Lần lượt HS chải răng theo quy trình GV hướng dẫn trên mô hình, các bạn trong nhóm quan sát, nhận xét.
- HS đọc lời con ong ở trang 119 (SGK). 
Thứ năm ngày 10 tháng 3 năm 2022
Tiết 1: Âm nhạc GVBM
Tiết 2+3: Tiếng Việt
Chủ đề 6: THIÊN NHIÊN KÌ THÚ 
Bài 3. CHÚA TỂ RỪNG XANH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi về nhân vật; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh.
- Quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Kĩ năng
- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. 
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Tình yêu đối với động vật.
4. Góp phần phát triển các NL
- Hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 2
3. Trả lời câu hỏi (15p)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài đọc và trả lời các câu hỏi 
a. Hổ ăn gì và sống ở đâu?
b. Đuổi hố tử tư thế nào? 
c. Hổ có những khả năng gì đặc biệt 
- GV và HS thống nhất câu trả lời, nhận xét, tuyên dương.
-HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài đọc và trả lời các câu hỏi
a. Hổ ăn thịt và sống trong rừng; 
b. Hổ có thể nhảy rất xa, di chuyển nhanh và săn mồi rất giỏi; 
c. Hổ được xem là chúa tể rừng xanh và các loài vật trong rừng đều sợ hồ
4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a, b ở mục 3 (24p)
- GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi 
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 
-HS quan sát và viết câu trả lời vào vở Tập viết
Hổ ăn thịt và sống trong rừng. Đuôi hổ dài và cứng như roi sắt.
TIẾT 3
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở (20p)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu, 
-GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả, các bạn nhận xét đánh giá. 
-GV và HS thống nhất câu hoàn chỉnh. 
- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở 
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 
-HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu
-Đại diện một số nhóm trình bày kết quả,
a. Gấu, khỉ, hổ, báo đểu sống trong rừng: 
b. Trong đêm tối, hồ vẫn có thể nhìn rõ mọi vật. 
-HS viết câu hoàn chỉnh vào vở TV 
6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh (20p)
- GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh. Yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm để nói theo nội dung tranh
-GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh.
- HS và GV nhận xét. 
* Củng cố (1p)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết tiếp theo.
- HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm để nói theo nội dung tranh
- HS trình bày kết quả nói theo tranh.
Tiết 4: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Đặt tính và thực hiện phép tính cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số.
2. Kĩ năng
- Tính nhẩm được các phép cộng trừ (không nhớ) số có hai chữ số.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn,
4. Góp phần phát triển các NL
- Đọc hiểu và tự nêu phép tính các bài toán yêu cầu đặt phép tính.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu nội dung các BT.
- HS: Vở BTT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
Trò chơi – Bắn tên
- Thực hiện nhanh các phép tính khi được gọi tới tên mình.
20 + 30 = ... 20 + 5 = ....
90 – 20 = ... 64 - 24 = .....
- GVNX
- Cả lớp cùng chơi
2. Thực hành – luyện tập:(34p)
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV gọi 4 HS lên bảng thực hiện phép tính, dưới lớp HS thực hiện vào vở.
- GV yêu cầu HS cùng bàn đổi vở kiểm tra kết quả lẫn nhau.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét.
Bài 2: Só?
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 thực hiện nhẩm hoặc viết phép tính vào vở nháp sau đó điền vào chỗ chấm (phiếu học tập)
- GV yêu cầu hs lên bảng chia sẻ.
- Nhận xét.
Bài 3: Số?
- Gv đọc đề bài.
- Gv gợi ý hs: Số nào cộng với 2 bằng 6?
- Gv yêu cầu học sinh nhẩm trong 2 phút 
- GV chia lớp thành 2 đội tham gia trò chơi Tiếp sức đồng đội để sửa bài.
-Gv nhận xét, tuyên dương.
Bài 4: 
- GV nêu bài toán.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài. Tìm phép tính thích hợp
- HS tự thực hiện bài vào vở.
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò (1p)
-Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
-Nhận xét, tuyên dương HS.
- HS nêu yêu cầu.
- HS thực hiện.
 23 67 43 95
 + + - -
 5 2 3 41 
 28 69 40 54
- HS nhận xét
- HS lắng nghe, 
- HS nêu
- HS tự thực hiện
37
+12
49
-23
26
37
-23
14
+12
26
-HS tham gia trò chơi.
- HS quan sát và nhắc lại bài toán.
 12 43 68 + + -
 24 13 21 
 36 46 47 
- HS thực hiện
74
-
21
=
63
Tiết 5: TC Toán
ÔN TẬP 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Đặt tính và thực hiện phép tính cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số.
2. Kĩ năng
- Tính nhẩm được các phép cộng trừ (không nhớ) số có hai chữ số.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn,
4. Góp phần phát triển các NL
- Đọc hiểu và tự nêu phép tính các bài toán yêu cầu đặt phép tính.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu nội dung các BT.
- HS: Vở BTT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
Trò chơi Bắn tên
- Thực hiện nhanh các phép tính khi được gọi tới tên mình.
10 + 30 = ... 40 + 5 = ....
70 – 20 = ... 43 - 23 = .....
- GVNX
- Cả lớp cùng chơi.
2. Thực hành – luyện tập:(34p)
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV gọi 4 HS lên bảng thực hiện phép tính, dưới lớp HS thực hiện vào vở.
- GV yêu cầu HS cùng bàn đổi vở kiểm tra kết quả lẫn nhau.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét.
Bài 2: Nối phép tính với KQ của phép tính đó
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 thực hiện vào VBT 
- GV chữa BT trên hành trang số.
- Nhận xét.
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 thực hiện thực hiện vào VBT 
- GV yêu cầu hs lên bảng chia sẻ.
-Gv nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò (1p)
-Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
-Nhận xét, tuyên dương HS.
- HS nêu yêu cầu.
- HS thực hiện.
 40 16 79 48
 + + - -
 5 32 6 26 
 45 48 73 22
- HS nhận xét
- HS lắng nghe, 
- HS nêu
- HS tự thực hiện vào VBT
-HS KQ
-HS nêu yêu cầu bài.
- HS tự thực hiện vào VBT
69
-9
60
+23
83
75
-15
60
+20
80
Thứ sáu ngày 11 tháng 3 năm 2022
Tiết 1: Tiếng Việt
Chủ đề 5: BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG
Bài 3. CHÚA TỂ RỪNG XANH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Chúa tể rừng xanh từ ngữ có tiếng chữa vần ăt, ăc, oai, oay
2. Kĩ năng
- Rèn KN viết
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Tình yêu đối với động vật.
4. Góp phần phát triển các NL
- Nghe viết một đoạn ngắn.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 4
7. Nghe viết (25p)
- GV đọc to bài chính tả
- Đọc và viết chính tả:
-GV đọc lại một lần cả hai câu và yêu cầu HS rà soát lỗi. 
-GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 
-HS theo dõi
-HS viết 
-HS đổi soát lỗi. 
8. Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Chúa tể rừng xanh từ ngữ có tiếng chữa vần ăt, ăc, oai, oay (7p)
- GV chiếu để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu. - GV nêu nhiệm vụ. 
- YCHS đọc to các từ ngữ. Sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_26_na.docx