Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Tuyết Mai

Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Tuyết Mai

Hoạt động trải nghiệm

 Sinh hoạt dưới cờ: Diễn đàn phòng chống bạo lực học đường

I.Mục tiêu: HS có khả năng:

- Nhận biết được các hình thức bạo lực học đường và tác hại của bạo lực học đường.

- Có thái độ không đồng tình với hành vi bạo lực học đường.

- Có ý thức giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực.

- Bước đầu biết cách giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực.

II.Chuẩn bị:

a) Đối với GV:

 - Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động;

 - Kịch bản chương trình.

 - Bảng, bút viết.

 b) Đối với HS

 - HS chuẩn bị nội dung về bạo lực học đường

 - HS thu thập các hiện tượng bạo lực học đường.

 

doc 35 trang Kiều Đức Anh 25/05/2022 8504
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Tuyết Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Buổi sáng Ngày soạn: 19 / 12 / 2020 
 Ngày dạy: Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2020
Hoạt động trải nghiệm
 Sinh hoạt dưới cờ: Diễn đàn phòng chống bạo lực học đường
I.Mục tiêu: HS có khả năng:
- Nhận biết được các hình thức bạo lực học đường và tác hại của bạo lực học đường.
- Có thái độ không đồng tình với hành vi bạo lực học đường.
- Có ý thức giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực.
- Bước đầu biết cách giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực.
II.Chuẩn bị:
a) Đối với GV:
 - Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động;
 - Kịch bản chương trình.
 - Bảng, bút viết.
 b) Đối với HS
 - HS chuẩn bị nội dung về bạo lực học đường
 - HS thu thập các hiện tượng bạo lực học đường.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Chào cờ
-HS điều khiển chào cờ, hát Quốc ca, Đội ca, hô đáp khẩu hiệu Đội.
- TPT hoặc đại diện BGH phổ biến công tác tuần tới.
Hoạt động 2: Nhận biết các biểu hiện bạo lực học đườngvà tác hại bạo lực học đường. 
-Lớp trực tuần dẫn chương trình :
+ Bạo lực học đường thường biểu hiện các hình thức nào ?
+ Bạo lực học đường gây tác hại như thế nào đối với người bị bạo lực, người chứng kiến?
+ Chúng ta có chấp nhận một môi trường nhà trường, hay lớp học xảy ra những hiệ tượng bạo lực không?
Hoạt động 3: Giải quyết mâu thuẫn tích cực đề phòng, tránh bạo lực học đường.
-HS tập hợp các tình huống
- Ghi nhận những ý kiến đúng của các bạn và đưa ra thông điệp: Lúc đó cần tìm kiếm sự giúp đỡ của thầy cô, BGH, TPT, bác bảo vệ .
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
-Yêu cầu HS các lớp tiếp tục vận dụng những hiểu biết sau hoạt động vào giải quyết các mâu thuẫn gặp phải trong quá trình học tập và vui chơi.
ĐÁNH GIÁ
-HS trả lời câu hỏi: Nếu em thấy hiện tượng bạo lực học đường, em sẽ làm gì?
-HS chia sẻ thu hoạch của bản thân sau hoạt động.
HS hát
HS lắng nghe
HS lắng nghe, cổ vũ động viên.
HS lắng nghe.
HS tham gia chơi trò chơi.
HS trả lời
HS lắng nghe để thực hiện
Toán
BÀI 14: KHỐI LẬP PHƯƠNG, KHỐI HỘP CHỮ NHẬT
( tiết 1)
I.Mục tiêu : Giúp HS
1. Năng lực
 - Nhận biết được khối lập phương, khối hộp chữ nhật qua các vật thật và đồ dùng học tập.
 - Bước đầu phát triển trí tưởng tượng không gian, liên hệ với thực tế, có hứng thú học tập qua việc thực hành đếm hình, xếp, ghép khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
2.Phẩm chất
 - HS có hứng thú học tập môn Toán
II. Chuẩn bị:
Mô hình khối lập phương, khối hộp chữ nhật (bằng bìa, nhựa, ).
Sưu tầm những đồ vật có dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
Các khối lập phương nhỏ để xếp, ghép hình.
Bộ đồ dùng học Toán 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu bài:
2. Bài mới:
GV giới thiệu bài – ghi đề bài.
2.1. Khám phá
-Thông qua đồ vật thật (hộp quà, xúc xắc) và hình vẽ (SGK), GV cho HS quan sát giới thiệu biểu tưởng khối lập phương (có mô hình minh họa, nhận dạng tổng thể).
-Thông qua đồ vật thật (bể cá, loa thùng) và hình vẽ (SGK), GV cho HS quan sát giới thiệu biểu tưởng khối hộp chữ nhật (có mô hình minh họa, nhận dạng tổng thể)
2.2.Hoạt động.
*Bài 1: Những hình nào là khối lập phương
- Yêu cầu HS quan sát các hình khối, từ đó nhận ra được hình là khối lập , rồi nêu tên chữ ở dưới mỗi hình thích hợp đó.
- GV mời HS nêu trước lớp 
- GV cùng HS nhận xét
*Bài 2: Những hình nào là khối hộp chữ nhật 
-Yêu cầu HS quan sát các hình khối, từ đó nhận ra được hình nào là khối hộp chữ nhật, rồi nêu tên chữ ở dưới mỗi hình thích hợp đó.
- GV mời HS nêu trước lớp 
- GV cùng HS nhận xét
*Bài 3: 
- GV nêu yêu cầu bài tập
a/HD HS làm BT
- GV mời HS nêu trước lớp 
- GV cùng HS nhận xét
b/Mỗi em có thể nêu tên đồ vật có dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật mà các em biết trong thực tế quanh ta 
3.Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
- Về nhà quan sát và nhận biết các đồ vật dạng khối lập phương và khối hộp chữ nhật
- Hát
- Lắng nghe
-HS quan sát , lắng nghe
-HS đọc khối lập phương
-HS đọc khối hộp chữ nhật
Bài 1: Những hình nào là khối lập phương
-HS thực hiện nhận dạng khối lập phương.
-HS quan sát.
- HS trả lời: A, C
Bài 2: Những hình nào là khối hộp chữ nhật 
-HS thực hiện nhận dạng khối hộp chữ nhật
-HS quan sát.
- HS trả lời: A, B
Bài 3:
-Mỗi HS nêu tên đồ vật có dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật trong hình vẽ nối với khối ở dưới mỗi hình thích hợp đó.
- HS nêu
- HS nhận xét bạn
HS biết được khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
HS lắng nghe về nhà thực hiện.
Tiếng Việt ( tiết 1 +2)
 Bài 66: UÔI, UÔM 
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Năng lực 
- Nhận biết và đọc đúng các vần uôi, uôm; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần uôi, uôm; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần uôi, uôm (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần uôi, uôm.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần uôi, uôm có trong bài học.
- Phát triển kỹ năng nói về việc đi lại trên biển. 
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết cảnh sắc bình minh trên biển, các phương tiện trên biển (thuyền buồm, tàu đánh cá) và các hoạt động trên biển; suy đoán nội dung tranh minh hoạ (cánh buom căng gió, cảnh sắc và các hoạt động lúc bình minh trên biển).
2. Phẩm chất
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và đời sống trên biển thông qua đoạn văn đọc và các hình ảnh trong bài.
II. Chuẩn bị:
- Nắm vững đặc điểm phát âm; cấu tạo, quy trình và cách viết các vần uôi, uôm. Hiểu rõ nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
III. Các hoạt động day – học: 
TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ôn và khởi động 
- HS hát, chơi trò chơi: tìm tiếng có vần ong, ung, iêc, iêp
2. Bài mới:
GV giới thiệu bài – ghi đề bài.
2.1.Nhận biết
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời cầu hỏi Em thấy gì trong tranh? 
- GVgiới thiệu các vần mới uôi, uôm. Viết tên bài lên bảng.
2.2. Đọc
a. Đọc vần
- So sánh các vần
 + GVgiới thiệu vần uôi, uôm.
 GV nhắc lại điểm giống và khác nhau gìữa các vần.
- Đánh vần -Đọc trơn các vần
 + GV đánh vần mẫu các vần uôi, uôm.
- Ghép chữ cái tạo vần 
+ GV: HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần uôi.
b. Đọc tiếng
- Đọc tiếng mẫu 
+ GVgiới thiệu mô hình tiếng xuôi. GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng xuôi.
- Đọc tiếng trong SHS
+ Đánh vần tiếng. 
+ GV đưa các tiếng có trong SHS
- Ghép chữ cái tạo tiếng
 +GV: HS tự tạo các tiếng có chứa vần uôi, uôm.
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: con suối, buổi sáng, quả muỗm. Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn con suối
- GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. GV cho từ ngữ con suối xuất hiện dưới tranh. 
. GV thực hiện các bước tương tự đối với buổi sáng, quả muỗm
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ 
- GV yêu cầu từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đổng thanh một lần.
2.3. Viết bảng
- GV đưa mẫu chữ viết các vần uôi, uôm. GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần uôi, uôm.
- GV yêu cầu HS viết vào bảng con: uôi, uôm, suối, muỗm. (chữ cở vừa). 
- GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS.
- HS chơi.
- HS trả lời.
- HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Thuyền buồm xuôi theo chiều gió.
- So sánh các vần
+ (2-3) HS so sánh vần uôi, uôm để tìm ra điểm giống và khác nhau.
- Đánh vần -Đọc trơn các vần
- HS lắng nghe và quan sát.
+ (4-5) HS nối tiếp nhau đánh vần, đọc trơn. Mỗi HS đánh vần, đọc trơn cả 2 vần.
+ Lớp đánh vần, đọc trơn đồng thanh 2 vần một lần
- Ghép chữ cái tạo vần 
+ HS tháo chữ i, ghép m vào để tạo thành uôm.
+Lớp đọc đồng thanh uôi, uôm một số lần.
- Đọc tiếng mẫu 
- HS lắng nghe.
+ (4 - 5) HS đánh vần, đọc trơn tiếng xuôi.Lớp đánh vần, đọc trơn đồng thanh tiếng xuôi.
- Đọc tiếng trong SHS
+ Mỗi HS đánh vần, đọc trơn một tiếng nối tiếp nhau. Lớp đánh vần, đọc trơn mỗi tiếng một lần.
+ Lớp đọc trơn đồng thanh một lần tất cả các tiếng.
- Ghép chữ cái tạo tiếng
+ 1- 2 HS phân tích tiếng, 1 - 2 HS nêu lại cách ghép.
Đọc từ ngữ
- HS nhận biết tiếng chứa vần uôi trong suối, phân tích và đánh vần tiếng suối, đọc trơn con suối 
- HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3, 4 lượt HS đọc. 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.
- HS đọc.
- HS lắng nghe, quan sát
- HS viết.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
TIẾT 2
2.4. Viết vở
-GV yêu cầu HS viết vào vở Tập viết 1, tập một các vần uôi, uôm từ ngữ con suối, quả muỗm.
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS
2.5. Đọc đoạn
- GV đọc mẫu cả đoạn.
- GV yêu cầu HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần uôi, uôm.
- GV: HS xác định số câu trong đoạn.
 - GV: HS đọc thành tiếng cả đoạn.
- GV: HS trả lời cầu hỏi về nội dung đoạn văn:
+ Buổi sớm mai, mặt biển được miêu tả như thế nào?
+ Có thể nhìn thấy những gì trên trời và trên biển vào lúc đó?
 2.6. Nói theo tranh
- GV: HS quan sát tranh trong SHS. GV đặt từng câu hỏi HS trả lời: 
 + Các em nhìn thấy những phương tiện gì trong tranh? 
 + Em có biết tên những phương tiện đó không? 
 + Em có biết các phương tiện này di chuyển bằng cách nào không?
 + Theo em, phương tiện nào di chuyển nhanh hơn? 
 + Nếu đi lại trên biển, em chọn phương tiện nào? Vì sao?
 3. Củng cố -dặn dò:
- GV: HS tìm một số từ ngữ chứa vần uôi, uôm và đặt câu với từ ngữ tìm được.
- GV nhận xét chung gìờ học, khen ngợi và động viên HS. GV lưu ý HS ôn lại các văn ac, ắc, đc và khuyến khích HS thực hành gìao tiếp ở nhà.
- HS lắng nghe.
- HS viết.
- HS lắng nghe.
Đọc đoạn
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm, tìm.
- (4 -5) HS đọc trơn các tiếng mới. Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng. Từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có vần uôi, uôm trong đoạn văn một số lần.
- HS xác định số câu. Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu, khoảng 1 - 2 lần. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh một lần.
- (2-3) HS đọc thành tiếng cả đoạn.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
Nói theo tranh
- HS quan sát. trả lời các câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS tìm.
- HS lắng nghe.
 –&— 
Buổi sáng Ngày soạn: 20 / 12/ 2020 
 Ngày dạy: Thứ ba ngày 22 tháng 12 năm 2020
Hoạt động trải nghiệm
BÀI 9: PHÒNG TRÁNH BỊ BẮT NẠT
I.Mục tiêu: HS có khả năng:
Nhận diện được các biểu hiện của bắt nạt và bị bắt nạt
Nhận thức được quyền được bảo vệ, không bị xâm phậm thân thể và tổn thương tinh thần
Biết tự bảo vệ để tránh bị bắt nạt
Hình thành phẩm chất trách nhiệm
II.Chuẩn bị:
Giáo viên: -Video băng nhạc bài hát Em ơi hãy kể
Các tranh về các hình thức bắt nạt
Các hình thức bắt nạt thường xuất hiện ở địa phương
Học sinh: -Nhớ lại: Những tình huống bản thân hoặc bạn bè bị bắt nạt
Nhớ lại các quyền của trẻ em liên quan đến quyền được bảo vệ tinh thần và thân thể
III.Các phương pháp dạy dọc:
- Phương pháp tổ chức trò chơi, động não, thảo luận theo cặp, thảo luận nhóm, sắm vai, thực hành, suy ngẫm
III. C ác hoạt động dạy – học:
	Hoạt động của GV	
Hoạt động của HS
KHỞI ĐỘNG
-GV tổ chức cho HS nghe bài hát Em ơi hãy kể. 
-Hỏi: Sau khi nghe bài hát này, em rút ra được điều gì?
-GV chốt và dẫn dắt vào bài mới 
KHÁM PHÁ – KẾT NỐI
Hoạt động 1: Hành động bị bắt nạt và cách ứng xử
Nhận biết các hành động bắt nạt
-GV yêu cầu HS xem tranh ở HĐ1, sử dụng hiểu biết của mình để xác định các hành động biểu hiện sự bắt nạt
-GV yêu cầu thảo luận theo cặp
 GV: HS các em đã từng bị bắt nạt hoặc chứng kiến người khác đã bị bắt nạt như vậy chưa
-GV: các biểu hiện bắt nạt nào khác? Cách ứng xử của người bị bắt nạt như thế nào?
-GV nhận xét bổ sung và chốt lại
b) Lựa chọn cách ứng xử khi bị bắt nạt
bước 1: Làm việc cá nhân
-GV:HS quan sát 3 tranh/SGK/38 
 + khi bị bắt nạt em sẽ làm gì? 
 + Khi nào thì em sẽ chọn thêm cách 2 hoặc cách 3
Bước 2: Làm việc chung toàn lớp
-GV: Ai xung phong nói cách xử lí của mình?
-Lưu ý:
+Yêu cầu “Dừng lại” là phù hợp với quyền trẻ em, không ai có quyền bắt nạt trẻ; nếu kẻ bắt nạt không dừng lại thì phải dọa mách thầy, cô giáo (khi không có ai ở xung quanh giúp đỡ) hoặc kêu nhờ người giúp đỡ nếu có người ở gần đó
+Nếu HS lựa chọn cách yêu cầu: “Dừng lại” là đã khẳng định quyền trẻ em, và “mách cô giáo”. Hoặc kêu người giúp là đã vận dụng kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ
-GV hỏi: Có em nào có cách ứng xử khác ngoài 3 cách trên không?
-GV khen ngợi HS có ý kiến riêng 
-Nếu HS đưa ra những cách khác thì GV cần phân tích mặt tích cực và hạn chế của cách giải quyết mà các em nêu thêm. Hoặc phân tích thêm cách giải quyết nào là phù hợp trong từng bối cảnh khác nhau 
-GV chốt lại những hành động ứng xử cần thiết khi bị bắt nạt:
+Yêu cầu người có hành vi bắt nạt dừng lại
+Mách thầy, cô giáo (hoặc người có trách nhiệm)
+Kêu to để mọi người giúp đỡ
+Khi cần thiết phải gọi điện thoại số 111 để được giúp đỡ
THỰC HÀNH
Hoạt động 2: Xử lí các tình huống bị bắt nạt
-GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu vận dụng cách xử lí tích cực đã tìm hiểu, thảo luận tìm cách xử lí các tình huống nhóm được giao
-GV yêu cầu HS nhận diện thực chất của hiện tượng bắt nạt ở tình huống 2 là sự chế giễu – hình thức bạo lực tinh thần
-Yêu cầu các nhóm xung phong thể hiện cách xử lí của nhóm mình trước lớp. Các nhóm còn lại tập trung quan sát và lắng nghe cách xử lí của nhóm bạn để nhận xét, góp ý
-GV hỏi HS có nhóm nào có cách xử lí khác
Lưu ý:
-Nếu HS lựa chọn phương án xử lí “Từ chối không đưa” trong tình huống 1 hoặc nói “Các bạn không được nói tớ như vậy” trong tình huống 2 thì GV cần hỏi thêm: Nếu người bắt nạt không dừng lại thì em cần làm gì?
-Nếu HS trả lời được tiếp là “Em sẽ thưa cô giáo” hoặc “Kêu to nhờ người khác giúp đỡ” là câu trả lời đúng
-Còn nếu HS không có cách giải quyết khác thì GV cùng cả lớp phân tích cách xử lí của 2 nhóm. GV giải thích, bổ sung và chốt lại cách xử lí phù hợp
-Kết luận: Khi bị bắt nạt, em cần nói để học dừng lại, nếu không được phải báo cho người lớn biết để được giúp đỡ và thoát khỏi tình trạng bị bắt nạt
VẬN DỤNG
Hoạt động 3: Thực hiện ứng xử phù hợp khi bị bắt nạt trong cuộc sống hằng ngày
-Yêu cầu HS về nhà thực hiện ứng xử phù hợp nếu gặp các tình huống bị bắt nạt trong gia đình và ở nơi công cộng
-Yêu cầu các bạn cư xử thân thiện với bạn bè trong và ngoài lớp học
Tổng kết:
-GV yêu cầu HS chia sẻ những điều thu hoạch/ học được/ rút ra bài học kinh nghiệm sau khi tham gia các hoạt động
-GV đưa ra thông điệp và yêu cầu nhắc lại: Khi bị bắt nạt, ép buộc, em phải nói “Không” và tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người đáng tin cậy
CỦNG CỐ - DẶN DÒ
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò chuẩn bị tiết sau
-HS hát bài Em ơi hãy kể. 
-HS tham gia
-HS thực hiện theo yêu cầu
-Thảo luận theo cặp
-HS trình bày
-Lắng nghe
-HS chia sẻ
-Quan sát tranh, trả lời câu hỏi
-Trả lời, nhận xét
-HS lắng nghe
-HS nêu suy nghĩ
-Hs lắng nghe
-HS lắng nghe
-HS thực hiện theo yêu cầu
-HS nhận diện
-HS chia sẻ
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
-HS chia sẻ
-HS lắng nghe, nhắc lại
 Tiếng Việt ( tiết 1 +2) 
 Bài 67: UÔT, UÔC
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Năng lực 
- Nhận biết và đọc dúng các vần uôt, uôc; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần uôt, uôc; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần uôt, uôc (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có các vần uôt, uôc.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần uôt, uôc có trong bài học.
- Phát triển kỹ năng nói theo chủ điểm đi dự sinh nhật bạn như: chuẩn bị quà đi dự sinh nhật bạn, nói lời chúc mừng sinh nhật bạn,...
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết những sự vật, hoạt động liên quan đến những sinh hoạt thường nhật trong gia đình, sự chăm sóc, tình cảm mẹ con qua việc quan sát tranh (1. Mẹ vuốt tóc và buộc nơ cho Hà; 2. Mẹ đưa Hà đi chơi công viên; 3. Chuẩn bị đi dự sinh nhật bạn).
2. Phẩm chất
- Cảm nhận được tình cảm gia đình, nhất là tình cảm giữa mẹ và con và sự chăm sóc của mẹ đối với con qua đoạn văn đọc và hình ảnh trong bài.
II. Chuẩn bị:
- Nắm vững đặc điểm phát âm uôt, uôc cấu tạo và cách viết các vần uôt, uôc hiểu rõ nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách gìải thích nghĩa của những từ ngữ này.
III. Các hoạt động dạy – học: 
TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ôn và khởi động 
- HS hát, chơi trò chơi tìm tiếng có vần uôi, uôm.
- GV cho HS viết bảng uôi, uôm.
2. Bài mới:
GV giới thiệu bài – ghi đề bài.
2.1 Nhận biết
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời cầu hỏi Em thấy gì trong tranh? 
- GVgiới thiệu các vần mới uôt, uôc. Viết tên bài lên bảng.
2.2. Đọc
a. Đọc vần
- So sánh các vần 
+ GVgiới thiệu vần uôt, uôc.
+ GV nhắc lại điểm giống và khác nhau gìữa các vần.
- Đánh vần - Đọc trơn các vần
+ GV đánh vần mẫu các vần uôt, uôc.
- Ghép chữ cái tạo vần
+ GV: HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần uôt.
b. Đọc tiếng
- Đọc tiếng mẫu 
+ GVgiới thiệu mô hình tiếng buộc. GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng buộc.
- Đọc tiếng trong SHS
+ Đánh vần tiếng. GV đưa các tiếng có trong SHS. 
+ Đọc trơn tiếng.
- Ghép chữ cái tạo tiếng
 + HS tự tạo các tiếng có chứa vần uôt, uôc
c. Đọc từ ngữ 
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: ngọn đuốc, viên thuốc, con chuột 
- Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn ngọn đuốc, GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. GV cho từ ngữ ngọn đuốc, xuất hiện dưới tranh. 
GV thực hiện các bước tương tự đối với viên thuốc, con chuột 
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ
- GV yêu cầu từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.
2.3. Viết bảng
- GV đưa mẫu chữ viết các vần uôt, uôc. GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần uôt, uôc.
- GV yêu cầu HS viết vào bảng con: uôt, uôc , đuốc, chuột.(chữ cỡ vừa). 
- HS nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS.
- HS chơi.
- HS viết.
- HS trả lời.
- HS lặp lại cầu nhận biết một số lần: Mẹ vuốt tóc và buộc nơ cho Hà.
- So sánh các vần 
+ (2- 3) HS so sánh các vần uôt, uôc để tìm ra điểm giống và khác nhau.
- Đánh vần - Đọc trơn các vần
+ (4 -5) HS nối tiếp nhau đánh vần, đọc trơn. Mỗi HS đánh vần, đọc trơn cả 2 vần.
+ lớp đánh vần, đọc trơn đồng thanh 2 vần một lần.
- Ghép chữ cái tạo vần
- HS lắng nghe và quan sát.
+ HS tháo chữ t, ghép c vào để tạo thành uôc.
- Lớp đọc đồng thanh uôt, uôc một số lần.
- Đọc tiếng mẫu 
- HS lắng nghe, quan sát.
+ (4-5) HS đánh vần, đọc trơn tiếng buộc. Lớp đánh vần, đọc trơn đồng thanh tiếng buộc.
- Đọc tiếng trong SHS
+ Mỗi HS đánh vần một tiếng nối tiếp nhau. Lớp đánh vần mỗi tiếng một lần.
+HS đọc trơn một tiếng nối tiếp nhau, hai lượt. 
+ Lớp đọc trơn đồng thanh một lần tất cả
- Ghép chữ cái tạo tiếng
+ 1- 2 HS phân tích tiếng, 1-2 HS nêu lại cách ghép.
+lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
Đọc từ ngữ
- HS lắng nghe.
- HS nhận biết tiếng chứa vần uôc trong ngọn đuốc, phân tích và đánh vần tiếng đuốc, đọc trơn từ ngữ ngọn đuốc.
- HS đọc trơn nói tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3- 4 lượt HS đọc. 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần
- HS đọc.
- HS lắng nghe,quan sát.
- HS viết.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
TIẾT 2
2.4. Viết vở
- GV yêu cầu HS viết vào vở Tập viết 1, tập một các vần uôt, uôc; từ ngữ ngọn đuốc, con chuột. GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS.
2.5. Đọc
- GV đọc mẫu cả đoạn.
- GV: HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần uôt, uôc.
.
- GV:HS xác định số câu trong đoạn văn. 
- GV: HS đọc thành tiếng cả đoạn.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn văn:
+ Mẹ cho Hà đi đâu?
+ Từ ngữ nào thể hiện Hà rất vui?
+ Hà mặc gì khi đi chơi?
+ Theo mẹ Hà, khi đi chơi, cần phải ăn mặc như thế nào?
 2.6. Nói theo tranh
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS. GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: 
 + Em nhìn thấy những ai và những gì trong bức tranh? 
 + Các bạn ấy đang làm gì? 
 + Em đã bao giờ làm những việc đó chưa? 
 + Nếu đã làm, em có cảm thấy thích thú khi làm việc đó không?
3. Củng cố - dặn dò:
- GV yêu cầu HS tìm một số từ ngữ chứa các vần uôt, uôc và đặt cầu với từ ngữ tìm được.
- GV nhận xét chung gìờ học, khen ngợi và động viên HS. GV lưu ý HS ôn lại các vần uôt, uôc và khuyến khích HS thực hành gìao tiếp nhà.
- HS viết.
- HS nhận xét.
Đọc
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm, tìm.
- (4 - 5) HS đọc trong các tiếng mới. Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng .Từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có vần uôt, uôc trong đoạn văn một số lần
- HS xác định số câu.
- HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu, khoảng 1-2 lần. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh một lần.
-(2-3) HS đọc thành tiếng cả đoạn.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS tìm.
- HS lắng nghe.
Buổi chiều: 
Toán
BÀI 14: KHỐI LẬP PHƯƠNG, KHỐI HỘP CHỮ NHẬT
( tiết 2)
I.Mục tiêu : Giúp HS
1. Năng lực
 - Nhận biết được khối lập phương, khối hộp chữ nhật qua các vật thật và đồ dùng học tập.
 - Bước đầu phát triển trí tưởng tượng không gian, liên hệ với thực tế, có hứng thú học tập qua việc thực hành đếm hình, xếp, ghép khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
2.Phẩm chất
 - HS có hứng thú học tập môn Toán
II. Chuẩn bị:
Mô hình khối lập phương, khối hộp chữ nhật (bằng bìa, nhựa, ).
Sưu tầm những đồ vật có dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
Các khối lập phương nhỏ để xếp, ghép hình.
Bộ đồ dùng học Toán 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu bài:
2. Bài mới:
GV giới thiệu bài – ghi đề bài.
Luyện tập
* Bài 1: 
 - GV nêu yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn HS HS thực hiện:
 - GV có thể phóng to hình vẽ trong SGK hoặc chiếu lên bảng để HS quan sát, rồi tự trả lời các câu hỏi của bài toán.
- GV cùng HS nhận xét
* Bài 2:
- GV nêu yêu cầu của bài.
- Các khối gỗ lập phương xếp, ghép thành hình các chữ T, H, C. Yêu cầu HS quan sát, đếm số lượng khối lập phương ở mỗi chữ, rồi so sánh và trả lời các câu hỏi. 
 - GV mời HS trình bày
- GV cùng HS nhận xét
* Bài 3 : 
- GV nêu yêu cầu của bài.
- Các khối lập phương xếp thành các hình: A, B, C. 
- GV mời HS trình bày
- GV cùng HS nhận xét
* Bài 4 : 
- GV nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS quan sát để nhận ra quy luật. Xếp lần lượt các hình theo từng nhóm (khối hộp chữ nhật, khối lập phương) rồi tìm ra hình thích hợp đặt vào dấu “?”.
- HS quan sát thấy các khối lập phương được xếp theo quy luật từng nhóm gồm ba màu (đỏ, vàng, xanh, ). Từ đó tìm ra hình thích hợp đặt vào dấu “?”.
 - GV mời HS trình bày
- GV cùng HS nhận xét
3.Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
- Về nhà quan sát và nhận biết các đồ vật dạng khối lập phương và khối hộp chữ nhật.
- Hát
- Lắng nghe
Bài 1: 
-HS theo dõi
- a)HS quan sát, từ đó nhận biết có 5 khối lập phương có trong hình vẽ. 
- b)HS quan sát, từ đó nhận biết qua hai dấu hiệu (khối gỗ dạng khối hộp chữ nhật và có màu đỏ), có 2 khối hộp chữ nhật màu đỏ có trong hình vẽ.
Bài 2: 
- HS trả lời
a/ Chữ H được xếp bởi nhiều khối lập phương nhất
 b/Chữ T và C được xếp bởi số khối lập phương bằng nhau
-HS Nhận xét
Bài 3 : 
- HS nhận ra hình C là khối lập phương trong ba hình đó.
Bài 4 
- HS nhìn hình nhận biết và đếm
-HS ghi kết quả ra giấy: 
a) hình B b) hình A
- HS trả lời
- HS nhận xét bạn
HS biết được khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
HS lắng nghe về nhà thực hiện.
Tăng cường Tiếng Việt
Luyện đọc, viết: Các bài iêt, iêu, yêu, uôi, uôm 
I.Mục tiêu :Giúp học sinh khắc sâu, củng cố về:
- Đọc đúng vần iêt, iêu, yêu, uôi, uôm . Viết từ thiết thực, cánh buồm. 
- GD HS yêu thích môn học.
II.Đồ dùng dạy học:
GV: Nội dung bài học 
HS: Sách TV, bảng con, vở ô ly.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức:
2. Tiến hành tiết học:
Việc 1: Đọc sách vần: iêt, iêu, yêu, uôi, uôm 
T: Hướng dẫn H đọc theo quy trình:
+ H đọc thầm
+ T đọc mẫu
+ H đọc đồng thanh
+ H đọc cá nhân
+H đọc thi đua theo nhóm, tổ
T theo dõi, sửa sai, nhận xét.
Việc 2: Viết vở ô ly
T: H viết mỗi vần iêt, iêu, yêu, uôi, uôm : 1 dòng.
T: H viết mỗi từ 1 dòng: thiết thực, cánh buồm
T: chỉnh sửa lỗi, nêu nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
T nhận xét tiết học.Tuyên dương nhắc nhở
Hát
H: đọc theo thứ tự: từ trái sang phải, từ trên xuống dưới vần: iêt, iêu, yêu, uôi, uôm . H Mỗi bài đọc 7 - 10 em
H: viết vở ô ly- đọc đồng thanh
H lắng nghe.
 –&— 
Buổi sáng Ngày soạn: 21/ 12/ 2020 
Ngày dạy: Thứ tư ngày 23 tháng 12 năm 2020 
Tiếng Việt ( tiết 1 + 2) 
 Bài 68: UÔN, UÔNG
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Năng lực 
- Nhận biết và đọc đúng các vần uôn, uông; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần uôn, uông; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần uôn, uông (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần uôn, uông.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần uôn, uông có trong bài học.
- Phát triển kỹ năng nói về các hiện tượng thời tiết quen thuộc như mưa, nắng.
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết về các hiện tượng thời tiết, đặc biệt là khi trời mưa với những dự báo theo kinh nghiệm dân gian của người Việt.
2. Phẩm chất
- Cảm nhận được những nét đáng yêu của đời sống con người và loài vật được thể hiện qua tranh và phần thực hành nói; từ đó yêu quý hơn cuộc sống.
II Chuẩn bị:
- Nắm vững đặc điểm phát âm, cấu tạo, quy trình và cách viết các vần uôn, uông; hiểu rõ nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách gìải thích nghĩa của những từ ngữ này.
III. Các hoạt động dạy –học: 
TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ôn và khởi động 
- HS hát chơi trò chơi.
- GV cho HS viết bảng uôt, uôc.
2. Bài mới:
GV giới thiệu bài – Ghi đề bài.
2.1.Nhận biết
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời cầu hỏi Em thấy gì trong tranh? 
- GVgiới thiệu các vần mới uôn, uông. Viết tên bải lên bảng.
2.2. Đọc
a. Đọc vần
- So sánh các vần 
+ GVgiới thiệu vần uôn, uông.
GV nhắc lại điểm giống và khác nhau gìữa các vần.
- Đánh vần - Đọc trơn các vần
+ GV đánh vần mẫu các vần uôn, uông.
- Ghép chữ cái tạo vần
+ GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần uôn.
b. Đọc tiếng
- Đọc tiếng mẫu 
+ GVgiới thiệu mô hình tiếng chuồn. GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng chuồn.
- Đọc tiếng trong SHS
+ Đánh vần tiếng. GV đưa các tiếng có trong SHS. 
- Ghép chữ cái tạo tiếng 
+ HS tự tạo các tiếng có chứa vần uôn, uông.
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: cuộn chỉ, buồn chuối, quả chuông. 
Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn cuộn chỉ, GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. GV cho từ ngữ cuộn chỉ xuất hiện dưới tranh. 
- GV thực hiện các bước tương tự đối với buồn chuối, quả chuông.
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ 
- GV yêu cầu từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.
2.3. Viết bảng
- GV đưa mẫu chữ viết các vần uôn, uông.
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần uôn, uông.
- GV yêu cầu HS viết vào bảng con: uôn, uông và cuộn, buồng. (chữ cỡ vừa). 
- HS nhận xét. bài của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS.
- HS chơi.
- HS viết.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lặp lại cầu nhận biết một số lần: Chuồn chuồn bay qua/ các luống rau.
- So sánh các vần 
+ (2-3) HS so sánh các vần uôn, uông để tìm ra điểm giống và khác nhau.
- Đánh vần - Đọc trơn các vần
- HS lắng nghe.
+ (4-5) HS nối tiếp nhau đánh vần, đọc trơn. Mỗi HS đánh vần cả 2 vần.
+ Lớp đánh vần, đọc trơn đồng thanh 2 vần một lần.
- Ghép chữ cái tạo vần
- HS tìm.
+ HS tháo chữ n, ghép ng vào để tạo thành uông.
+Lớp đọc đồng thanh uôn, uông một số lần.
- Đọc tiếng mẫu 
+ (4 - 5) HS đánh vần, đọc trơn tiếng chuồn . Lớp đánh vần, đọc trơn đồng thanh tiếng chuồn.
- Đọc tiếng trong SHS
+Mỗi HS đánh vần, đọc trơn một tiếng női tiếp nhau. Lớp đánh vần, đọc trơn mỗi tiếng một lần.
+ Lớp đọc trơn đồng thanh một lần tất cả các tiếng.
- Ghép chữ cái tạo tiếng
- HS tự tạo.
+ 1-2HS phân tích tiếng, 1 - 2 HS nêu lại cách ghép.
+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
Đọc từ ngữ
- HS lắng nghe, quan sát.
- HS nhận biết tiếng chứa vần uôn trong cuộn chỉ, phân tích và đánh vần tiếng cuộn, đọc trơn từ ngữ cuộn chỉ.
- HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 – 4 lượt HS đọc. 2-3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.
- HS đọc.
- HS lắng nghe, quan sát.
- HS viết.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
TIẾT 2
2.4. Viết vở
- GV yêu cầu HS viết vào vở Tập viết 1, tập một các vần ach, êch,ich ; từ cuộn chỉ, buồng chuối 
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS.
2.5. Đọc đoạn
- GV đọc mẫu cả đoạn.
- GV:HS đọc thẩm và tìm các tiếng có vần uôn, uông.
- GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn văn.
 - GV:HS đọc thành tiếng cả đoạn.
HS trả lời cầu hỏi về nội dung đoạn văn:
+ Những dấu hiệu nào báo hiệu trời sắp mưa?
+ Từ ngữ nào miêu tả tiếng mưa rơi xuống rất mạnh?
+ Cảnh vật sau con mưa được miêu tả như thế nào?
2.6. Nói theo tranh
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS, GV đặt từng câu hỏi và HS trả lời theo từng câu: 
 + Các em nhìn thấy những ai và những gì trong bức tranh? 
 + Bức tranh thể hiện những hiện tượng thời tiết nào? 
 + Em có thích những hiện tượng thời tiết đó không? Vì sao?
3. Củng cố - dặn dò:
- GV yêu cầu HS tìm một số từ ngữ chứa các vần uôn, uông và đặt cầu với từ ngữ tìm được.
- GV nhận xét chung gìờ học, khen ngợi và động viên HS. GV lưu ý HS ôn lại các vần uôn, uông và khuyến khích HS thực hành gìao tiếp ở nhà.
- HS lắng nghe.
- HS viết.
- HS lắng nghe.
Đọc đoạn
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm, tìm.
- (4 - 5) HS đọc trơn các tiếng mới. Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng.Từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có vầ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_15_na.doc