Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 24 - Năm học 2021-2022

Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 24 - Năm học 2021-2022

Tiết 1: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SINH HOẠT DƯỚI CỜ. VUI CHƠI NGÀY TẾT

I.Yêu cầu cần đạt:

1. Năng lực chung

+ Năng lực tự chủ, tự học: HS nhận nhiệm vụ học tập chuẩn bị tốt để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

 + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

2. Năng lực đặc thù

 * Năng lực thích ứng với cuộc sống:

- Thể hiện sự tự tin và năng khiếu qua thể hiện các tiết mục múa, hát

- Thể hiện được sở thích, hứng thú khi tham gia một số trò chơi, biết tự điều khiển trò chơi; rèn kĩ năng thiết kế, tổ chức, đánh giá hoạt động; rèn tính nhanh nhẹn, khéo léo, tinh thần kỉ luật, kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.

3. Phẩm chất: Trách nhiệm với bản thân, tự tin khi tham gia các hoạt động.

II. Đồ dùng dạy học:

 GV: Triển khai kế hoạch hoạt động trước 1 tuần. thành lập đội chơi, đội văn nghệ theo yêu cầu của nhà trường. Lựa chọn tiết mục văn nghệ, trò chơi.

 HS: Sưu tầm các trò chơi dân gian, năm được luật chơi của trò chơi; tập các tiết mục văn nghệ mà lớp lựa chọn.

 

docx 38 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 6660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 24 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC LỚP 1
TUẦN 24 (Từ ngày 28/2/2022 đến 4/3/2022)
Thứ
Tiết
Môn
Bài dạy
Ghi chú
Hai
1
HĐTN
Sinh hoạt dưới cờ: Vui chơi ngày Tết
5
Toán
Bài 26: Đơn vị đo độ dài
Ba
2
Đao đức
Bài 21: Không tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác
4
Tiếng Việt
Bài 4: Cây bàng và lớp học - Tiết 1
5
Tiếng Việt
Bài 4: Cây bàng và lớp học - Tiết 2
Tư
1
Toán
Bài 27: Thực hành ước lượng và đo độ dài- Tiết 1
2
Tiếng Việt
Bài 5: Bác trống trường - Tiết 1
3
Tiếng Việt
Bài 5: Bác trống trường - Tiết 2
4
Tiếng Việt
Luyện tập, thực hành
5
TNXH
Bài 19: Ôn tập chủ đề thực vật và động vật - tiết 1
BVMT
Năm
1
Tiếng Việt
Bài 5: Bác trống trường - Tiết 3
2
Tiếng Việt
Bài 5: Bác trống trường - Tiết 4
4
TNXH
Bài 19: Ôn tập chủ đề thực vật và động vật - tiết 2+3
BVMT
5
HĐTN
Bài 16: Ứng xử khi được nhận quà ngày Tết
Sáu
1
Tiếng Việt
Bài 6: Giờ ra chơi - Tiết 1
2
Tiếng Việt
Bài 6: Giờ ra chơi - Tiết 2
3
Em nói TV
Bài 6: Bác Hồ rất yêu trẻ em 
4
Em nói TV
Bài 6: Bác Hồ rất yêu trẻ em
5
TĐTV
Cùng đọc
Bảy
1
Toán
Bài 27: Thực hành ước lượng và đo độ dài - tiết 2
2
Tiếng Việt
Ôn tập- tiết 1
3
Tiếng Việt
Ôn tập - tiết 2
4
Tiếng Việt
Luyện tập thực hành các kĩ năng 
5
ATGT- HĐTN
 Sinh hoạt cuối tuần
CM phê duyệt Giáo viên:
Thứ 2 ngày 28 tháng 2 năm 2022
Tiết 1: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SINH HOẠT DƯỚI CỜ. VUI CHƠI NGÀY TẾT
I.Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực chung
+ Năng lực tự chủ, tự học: HS nhận nhiệm vụ học tập chuẩn bị tốt để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
 + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
2. Năng lực đặc thù
 * Năng lực thích ứng với cuộc sống: 
- Thể hiện sự tự tin và năng khiếu qua thể hiện các tiết mục múa, hát
- Thể hiện được sở thích, hứng thú khi tham gia một số trò chơi, biết tự điều khiển trò chơi; rèn kĩ năng thiết kế, tổ chức, đánh giá hoạt động; rèn tính nhanh nhẹn, khéo léo, tinh thần kỉ luật, kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.
3. Phẩm chất: Trách nhiệm với bản thân, tự tin khi tham gia các hoạt động.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV: Triển khai kế hoạch hoạt động trước 1 tuần. thành lập đội chơi, đội văn nghệ theo yêu cầu của nhà trường. Lựa chọn tiết mục văn nghệ, trò chơi.
 HS: Sưu tầm các trò chơi dân gian, năm được luật chơi của trò chơi; tập các tiết mục văn nghệ mà lớp lựa chọn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Biểu diễn văn nghệ
- Tổ chức cho học sinh biểu diễn văn nghệ
- Nhận xét, khen ngợi
Hoạt động 2: Tổ chức các trò chơi
- GV bố trí địa điểm cho HS được tham gia chơi.
- Cử HS làm trọng tài.
- Hướng dẫn trọng tài các tiêu chí đánh giá.
+ Giới thiệu các trò chơi.
+ Trò chơi phù hợp với lứa tuổi học sinh
- Tổ chức cho học sinh chơi. 
- Yêu cầu HS nhận xét, bình chọn đội chơi 
- Nhận xét, tổng hợp công bố đội thắng cuộc
- Tặng phần thưởng cho các đội, tuyên dương
Hoạt động 3: vận dụng – trải nghiệm
- GV yêu cầu học sinh sưu tầm các trò chơi.
- Tích cực tham gia hát ( kết hợp phụ họa) giao lưu văn nghệ.
- Giới thiệu đội chơi của mình.
- Lắng nghe
- Các đội tham gia chơi.
- Nhận xét, bình chọn
- Hs tự sưu tầm một số trò chơi bổ ích để chơi trong giờ giải lao.
IV. Điều chỉnh tiết dạy:
Tiết 5: TOÁN:	Bài 26: ĐƠN VỊ ĐO DỘ DÀI ( tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực chung
+ Năng lực tự chủ, tự học: HS nhận nhiệm vụ học tập chuẩn bị tốt để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
 + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
2. Năng lực đặc thù: 
+ NL giải quyết vấn đề toán học: Nhận biết được đơn vị đo độ đài dạng đơn vị tự quy ước và đơn vị đo cm
(xăng- ti- mét). Có biểu tượng về “độ dài” của vật (theo số đo bằng đơn vị quy ước
hoặc đơn vị đo cm).
+ NL Tư duy và lập luận toán học: Qua hoạt động thực hành đo, HS biết phân tích, so sánh độ dài các vật theo số đo của vật. Phát triển tư duy qua ước lượng, so sánh độ dài của các vật trong thực tế.
+ NL giao tiếp toán học: HS so sánh thảo luận trong nhóm và trình bày KQ trước lớp.
+ NL sử dụng cộng cụ, phương tiện học toán: HS biết cách đo độ dài một số đồ vật theo đơn vị cm hoặc đơn vị tự quy ước
3. Phẩm chất: +Trách nhiệm: HS tham gia và có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm.
+ Chăm chỉ: HS tích cực tham gia các hoạt động học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
GV: 
- Bộ đồ đùng học Toán 1
- Thước kẻ có vạch chia cm.
- Một số đồ vật thật để đo độ dài (như trong SGK) hoặc có trong thực tế phù hợp với điều kiện từng trường.
HS: Đồ dùng học toán 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TIẾT 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu: Trò chơi: “Đoán ý đồng đội”
GV cho 1 học sinh sẽ lựa chọn đồ vật trong túi đưa gợi ý cho các bạn đoán. Các đồ vật trong túi là dồ dùng học tập như bút, thước, gôm........
GVNX: cô muốn đo chiều dài cây viết phải thực hiện như thế nào?- GV giới thiệu tựa bài.
2. Khám phá: Xăng- ti- mét 
- GV giới thiệu để HS nhận biết được thước thẳng có vạch chia xăng - ti- mét, đơn vị đo xăng- ti- mét (ước lượng độ dài khoảng 1 đốt ngón tay của HS), cách viết tắt 1 xăng- ti- mét là cm (1 cm đọc là một xăng- tỉ- mét).
- GV giới thiệu cách đo một vật (bút chì) bằng thước có vạch chia xăng- ti- mét (đặt một đầu bút chì ở vạch 0 của thước, vạch cuối của bút chỉ ứng với số nào của thước, đó là số đo độ dài của bút chì).
- GVNX
GIẢI LAO
3. Luyện tập- thực hành: 
Bài 1: 
- HS kiểm tra cách đo độ dài bút chỉ của ba bạn (đặt thước thẳng và phải áp sát thước với bút chì thẳng hàng, đặt đấu vật cần đo vào đúng số 0 trên thước). Từ đó xác định được ai đặt thước đo đúng.
+ Ai đặt thước sai?
+ Bút chì dài mấy xăng – ti – mét?
- GV yêu cầu HS thực hiện lại cách đo đúng giống như bạn Nam.
* Bài 2: HS nêu yêu cầu
- GV cho HS thực hành bài tập theo nhóm bốn. HS trong nhóm sẽ tự chọn 3 loại bút như yêu cầu trong bài tập. 
a) Dựa vào cách đo độ dài ở phần khám phá, HS biết đùng thước có vạch chia xăng- ti- mét để đo độ đài bút chì, bút mực và bút màu sáp nêu số đo (cm) ở vào trong mỗi ô tương ứng.
b) Từ các số đo độ dài tìm được, HS so sánh các số đo, xác định được bút dài nhất, bút ngắn nhất.
* Bài 3: HS nêu yêu cầu
- GV đưa ra bốn đồ vật trên bảng lớp.
- HS quan sát rồi ước lượng độ dài mỗi vật (dài khoảng bao nhiêu cm). 
- Sau đó HS biết "kiểm tra” lại bằng thước có vạch chia xăng- ti- mét (đo chính xác). Từ
đó nêu “số đo độ dài ước lượng” và “số đo độ dài chính xác” thích hợp trong mỗi ô.
* Bài 4: 
- Trò chơi: “Hoa tay”
HS có thể đếm số ô trong mỗi băng giấy để biết mỗi băng giấy dài bao nhiêu xăng- ti- mét (ước lượng mỗi ô dài 1 cm). Sau đó học sinh sẽ cắt các băng giấy màu.
- Lớp trưởng lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi. 
- HS tham gia.
- HS quan sát 
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS nhắc lại cách đo.
- Bạn Mai, bạn Việt
- 5 cm
- HS tập đo đặt thước lại giống bạn Nam.
- HS thực hành theo nhóm. Ba bạn thay phiên nhau đo. Một bạn làm thư kí kiểm tra lại kết quả làm của nhóm.
- HS tự thảo luận nhận xét trong nhóm.
- HS ghi số ước lượng trong bảng. 
* Bút chì: 6cm; bút mực: 8cm; bút sáp: 4cm
- HS cùng nhau đo kiểm tra lại các vật dụng trong nhóm 4.
- HS thực hành
a. 5cm b. 4cm
c. 7cm d. 11cm
- HS lắng nghe
- HS thực hành.
Băng giấy màu đỏ: 6 cm;
Băng giấy màu xanh: 9 cm;
Băng giấy màu vàng: 4 cm
IV. Điều chỉnh tiết dạy:
Thứ ba ngày 1 tháng 3 năm 2022
Tiết 2: ĐẠO ĐỨC: BÀI 21: KHÔNG TỰ Ý LẤY VÀ SỬ DỤNG ĐỒ CỦA NGƯỜI KHÁC
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: thực hiện được thói quen nói thật
2. Năng lực đặc thù
Năng lực điều chỉnh hành vi
- NL nhận thức chuẩn mực hành vi: Nhận biết được tác hại của việc tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác.
- NL đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Rèn luyện thói quen tôn trọng đồ của người khác.
 - NL điều chỉnh hành vi: Thể hiện thái độ không đồng tình với việc tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác.
3. Phẩm chất chủ yếu	
- Trung thực: Thực hiện được thói quen tôn trọng đồ của người khác.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, bài thơ, bài hát,... gắn với bài học“Không tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác”;
Máy tính, bài giảng powerpoint,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Mở đầu:
GV đặt câu hỏi cho cả lớp: “Đồ dùng không phải của ta lấy dùng không hỏi, đã là đúng chưa?”
Kết luận: Không nên tự ý lấy đồ của người khác, khi muốn dùng đồ của người khác em cần hỏi mượn, nếu được sự đồng ý thì mới lấy dùng.
Khám phá:
Tìm hiểu vì sao không nên tự ý lấy đồ của người khác
GV treo bốn tranh (hoặc dùng các phương tiện dạy học khác để chiếu hình) và kể câu chuyện “Chuyện của Ben”.
+ Tranh 1: Ben là cậu bé ham mê sưu tầm đồ chơi. Một hôm, Ben sang nhà Bi chơi, Ben ngạc nhiên thốt lên: “Bạn có nhiều đồ chơi đẹp thế!”
+ Tranh 2: Thấy chiếc ô tô của Bi đẹp quá, Ben liền giấu đi và đem về nhà.
+ Tranh 3: Bi tìm khắp nhà không thấy ô tô đâu, cậu khóc ầm lên.
+ Tranh 4: Mẹ Ben biết chuyện liền nhắc Ben: “Con không được tự ý lấy đồ chơi của bạn. Con hãy trả lại bạn ngay!”. Ben nghe lời mẹ trả lại đồ chơi cho bạn.
- GV mời một HS kể tóm tắt câu chuyện. Mời các HS trong lớp bổ sung nếu thiếu nội dung chính.
- GV hỏi:
+ Em hãy nhận xét về hành động của Ben trong câu chuyện trên.
+ Theo em, vì sao không nên tự ý lấy đồ của người khác?
GV khen ngợi, tổng kết ý kiến của HS qua lời kết luận sau:
Kết luận: Tự ý lấy đồ của người khác là việc không nên làm, nó sẽ tạo cho mình thói quen xấu. Khi muốn dùng đồ của người khác, em cần hỏi mượn và chỉ lấy khi được sự đồng ý.
Luyện tập- thực hành:
Hoạt động 1: Xác định bạn nào đáng khen, bạn nào cân nhắc nhở
GV cho HS quan sát hai tranh mục Luyện tập trong SGK.
GV chia HS thảo luận theo nhóm (4 hoặc 6 em), giao nhiệm vụ cho các nhóm: Bạn nào đáng khen, bạn nào cẩn nhắc nhở? Vì sao?
GV khen ngợi các ý kiến của HS và tổng kết.
Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn
GV đặt câu hỏi: Đã có khi nào em tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác chưa? Khi đó em cảm thấy như thế nào?
GV nhận xét và khen ngợi những câu trả lời trung thực, nhắc nhở HS không nên tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác.
Vận dụng:
Hoạt động 1 Đưa ra lời khuyên cho bạn
 Em sẽ khuyên bạn điều gì khi gặp tình huống trong các bức tranh.
GV mời đại diện các nhóm thảo luận tranh 1. (GV nên nghe ý kiến của tất cả các nhóm).
GV khen ngợi HS và đưa ra những cách nói với bạn trong mỗi tình huống, GV có thể viết sẵn vào bảng phụ hoặc bật màn hình đã chuẩn bị trước.
- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Em thích lời khuyên nào trong các tình huống trên?
Kết luận: Khi gặp tình huống một người tự ý sử dụng đồ của người khác, chúng ta nên có lời nhắc nhở nhẹ nhàng để người đó hiểu ra và không làm việc sai trái ấy. Chỉ mách người lớn khi người đó cố tình không nghe.
Hoạt động 2: Em không tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác
GV cho HS đóng vai nhắc nhau không tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác. 
Kết luận: HS thực hiện thói quen không tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác,...
Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng. 
HS suy nghĩ, trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh 
 - HS lắng nghe
- 1- 2 HS kể lại
- Hành động của Ben là tự ý lấy đồ chơi của bạn, như vậy là không tốt
- Lấy đồ của người khác là hành động xấu
- Các nhóm lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.
- Học sinh lắng nghe
- HS quan sát.
- HS thảo luận nhóm.
- Bạn nam hỏi mượn bút của bạn nữ rồi mới dùng, hành vi đó đáng khen (tranh 1). 
- Không hỏi mượn mà tự ý lấy thước của bạn thật đáng chê (tranh 2).
- HS tự liên hệ bản thân kể ra.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát
- HS thảo luận, trả lời
+ Bạn ơi! Cô giáo dặn không được lấy sách, truyện của thư viện.
+ Bạn ơi! Bạn phải xin phép mới được mang về.
+ Tớ sẽ mách cô!
- HS chọn
- HS lắng nghe
- HS thực hiện đóng vai. 
- HS lắng nghe
- HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK đọc.
 IV. Điều chỉnh tiết dạy:
Tiết 4+5: TIẾNG VIỆT:	MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU
BÀI 4: CÂY BÀNG VÀ LỚP HỌC
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: Tự thực hiện nhiệm vụ học tập. 
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc với các bạn trong nhóm. 
 + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS dựa vào vốn sống của mình để hoàn thành các nhiệm vụ học tập. 
2. Năng lưc đặc thù: 
* Năng lực ngôn ngữ:
- đọc: thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ, hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng củng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng hai khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận tử tranh được quan sát. 
- nói và nghe: thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. 
* Năng lực văn học: cảm nhận được tình yêu với trường lớp, thầy cô và bạn bè.
3. Phẩm chất: Yêu nước: tình yêu đối với trường lớp, thầy cô và bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học:
- Gv: Tranh minh họa trong sách GK phóng to.
- HS: SGK, vở BT Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học: 
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Mở đầu:
Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó. 
 Khởi động: 
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi.
 a.Tranh vẽ cây gì? 
 b. Em thường thấy cây này ở đâu? . 
+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ Cây bàng và lớp học.
2. Hình thành kiến thức mới: 
- HS nhắc lại.
+ Một số ( 2 - 3 ) HS trả lời câu hỏi. 
- Tranh vẽ cây bàng.
- Em thường thấy ở sân trường, ngoài đường, 
Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa thấy đủ hoặc có câu trả lời khác. .. 
a. Đọc:
GV đọc mẫu toàn bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ. 
HS đọc từng dòng thơ 
+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ 
1. GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (xoe, xanh mướt, quản, buổi, tưng bừng ). 
+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ 
 2. GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ. 
HS đọc từng khổ thơ 
+ GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ. 
+ Một số HS đọc nối tiếp từng khổ, 2 lượt 
+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ ( tán lá: là cây tạo thành hình như cái thân)
 - YC đọc cả bài thơ
HS đọc từng dòng thơ 
Các bạn nhận xét, đánh giá. 
HS đọc từng khổ thơ 
+ HS đọc từng khổ thơ theo nhóm. 
+ Một số HS đọc khổ thơ, mỗi HS đọc một khổ thơ. Các bạn nhận xét, đánh giá. 
HS đọc cả bài thơ 
+1 - 2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ. 
+ Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ. 
- HS đọc cả bài thơ 
b. Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau.
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ về tìm những tiếng cùng vần với nhau ở cuối các dòng thơ. HS viết những tiếng tìm được vào vở. 
- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả. GV và HS nhận xét, đánh giả. 
- HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ về tìm những tiếng cùng vần với nhau ở cuối các dòng thơ. HS viết những tiếng tìm được vào vở
- HS trình bày: giả - ra, bài – mai – lại, nắng - vắng, bừng - mừng
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
c. Trả lời câu hỏi 
GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi: 
a. Trong khổ thơ đầu, cây bàng như thế nào? 
b. Cây hàng ghé cửa lớp để làm gì? 
c. Thứ hai, lớp học như thế nào? 
GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời. Các bạn nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét.
- HS làm việc nhóm ( có thể đọc to từng câu hỏi ), cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi. 
a. Trong khổ thơ đầu, cây bàng trồng đã lâu năm (già) nhưng vẫn xanh tốt.
b. Cây bàng ghé cửa lớp để nghe cô giáo giảng bài.
c. Thứ hai, lớp học nhộn nhịp và vui vẻ (tưng bừng).
3. Luyện tập- thực hành:
 Học thuộc lòng.
GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu hai khổ thơ đầu. 
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ đầu bằng cách xóa, che một số từ ngữ trong hai khổ thơ này cho đến khi xoá / che hết. 
- Một HS đọc thành tiếng hai khổ thơ đầu. 
- HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá / che dần
4. Vận dụng- trải nghiệm:
 Trò chơi Ngôi trường mơ ước: Nhìn hình nói tên sự vật.
- GV sử dụng những hình ảnh không gian trường học trên slide hoặc tranh vẽ, 
Chia nhóm để chơi, nhóm nào đoán nhanh và trúng nhiều nhất là thắng.
- HS nhìn hình ảnh để gọi tên không gian của trường học.
* Củng cố 
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. 
- HS nhắc lại những nội dung đã học. 
- HS lắng nghe.
IV. Điều chỉnh tiết dạy:
 Thứ tư ngày 2 tháng 3 năm 2022 
Tiết 1: TOÁN:	Bài 27: THỰC HÀNH ƯỚC LƯỢNG VÀ ĐO DỘ DÀI ( tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực chung
+ Năng lực tự chủ, tự học: HS nhận nhiệm vụ học tập chuẩn bị tốt để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
 + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
2. Năng lực đặc thù: 
- NL Tư duy và lập luận toán học: Biết phân tích, so sánh các độ dài ước lượng với độ dài thực tế. Có biểu tượng về độ dài các đơn vị đo “quy ước” (gang tay, sải tay, bước chân), đơn vị xăng - ti- mét.
- NL giải quyết vấn đề: HS được trải nghiệm, vận dụng cách đo độ dài vào việc đo các đồ vật có trong thực tế, lớp học, qua đó rèn luyện năng lực giải quyết vấn để trong thực tế. 
+ NL giao tiếp toán học: HS so sánh thảo luận trong nhóm và trình bày KQ trước lớp.
+ NL sử dụng cộng cụ, phương tiện học toán: HS biết cách thực hiện ước lượng và đo độ dài những đồ vật thực tế ở trong lớp học, ở xung quanh, gần gũi các em theo đơn vị “tự quy ước” như gang tay, sải tay, bước chân và theo đơn vị xăng- ti- mét.
3.Phẩm chất: 
+Trách nhiệm: HS tham gia và có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm.
+ Chăm chỉ: HS tích cực tham gia các hoạt động học. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
GV: 
- Bộ đồ đùng học Toán 1
- Thước kẻ có vạch chia cm.
- Một số đồ vật thật để đo độ dài (như trong SGK) hoặc có trong thực tế phù hợp với điều kiện từng trường.
HS: Đồ dùng học toán 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu: 
Trò chơi: “Đoán ý đồng đội”
GV cho 1 học sinh sẽ lựa chọn đồ vật trong túi đưa gợi ý cho các bạn đoán. Các dồ vật trong túi là đồ dùng học tập như bút, thước, gôm........
GVNX: cô muốn đo chiều dài cây viết phải thực hiện như thế nào?
- GV giới thiệu tựa bài.
2. Khám phá:
- HS quan sát các đồ dùng học tập (SGK), ước lượng nhận biết độ dài mỗi đồ vật, từ
đó lựa chọn một trong hai số đo đã cho, số đo nào phù hợp với độ dài thực tế của đồ
vật đó.
- GV tổ chức cho học sinh làm trong phiếu học tập sau đó sửa bài bằng trò chơi “Tìm bạn thân” chọn đồ vật và số đo phù hợp.
- GVNX
GIẢI LAO
3. Luyện tập – thực hành:
* Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu:
- GV gọi một em lên làm mẫu. Hướng dẫn cho học sinh biết thế nào là một sải tay.
- Dựa vào hình bài 1 đặt vấn đề: Các bạn Rôbốt đo bảng lớp bằng hình thức nào?
- Đo chiều dài bảng lớp em bằng sải tay.
HS được đo chiều dài bảng lớp bằng chính sải tay của mỗi em, tử đó cho biết chiều dài của bảng lớp là khoảng bao nhiêu sải tay của em đó.
GVNX: Số đo chiều dài bảng lớp ở các em có thể khác nhau (vì độ dài sải tay của mỗi em có thể dài, ngắn khác nhau).
* Bài 2: HS nêu yêu cầu
- GV cho hoc sinh quan sát tranh bài 2. Đưa ra nội dung cho học sinh phân tích, ngoài việc đo bằng sải tay còn đo bằng bước chân. Đo phòng học lớp em bằng bước chân.
- HS được đo độ dài phòng học từ mép tường đến cửa ra vào bằng chính bước chân của mỗi em, từ đó cho biết một chiều phòng học của lớp em dài khoảng bao nhiêu bước chân của em đó.
- Số đo độ đài phòng học của lớp ở các em có thể khác nhau (vì độ dài bước chân
của mỗi em có thể đài, ngắn khác nhau).
b) Từ các số đo độ dài tìm được, HS so sánh các số đo, xác định được bước dài nhất, bước ngắn nhất.
4. Vận dụng- trải nghiệm:
- GV yêu cầu học sinh đo bằng bước chân chiều dài và chiều rộng phòng thư viện hay một khoảng sân trường. 
- Lớp trưởng lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi.
- HS tham gia.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát 
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS quan sát
- Rô- bốt đo bảng lớp bằng sải tay
- HS thực hành đo bảng lớp theo nhóm 6.
- HS thực hành theo nhóm. Một bạn làm thư kí kiểm tra lại kết quả làm của nhóm.
- HS tự thảo luận nhận xét trong nhóm.
- HS ghi số ước lượng trong bảng.
- HS quan sát
- HS thực hành
- Đại diện 3 nhóm lên đo phòng học bằng bước chân. Các bạn khác quan sát.
- HS thực hành theo nhóm. Một bạn làm thư kí kiểm tra lại kết quả làm của nhóm.
- HS tự thảo luận nhận xét trong nhóm.
- HS ghi số ước lượng trong bảng.
- HS ghi nhớ để thực hiện.
IV. Điều chỉnh tiết dạy:
Tiết 2+3: TIẾNG VIỆT: BÀI 5: BÁC TRỐNG TRƯỜNG (TIẾT 1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: Tự thực hiện nhiệm vụ học tập. 
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc với các bạn trong nhóm. 
 + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS dựa vào vốn sống của mình để hoàn thành các nhiệm vụ học tập. 
2. Năng lực đặc thù:
- đọc: thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin ngắn viết dưới dạng tự sự; đọc đúng vẫn cng và tiếng, từ ngữ có vần này, hiểu và trả lời các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát, 
- viết: thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn. 
nói và nghe: thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
* Năng lực văn học: cảm nhận được 
3. Phẩm chất: Trách nhiệm: Tuân thủ nội quy nhà trường
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Gv: Tranh minh họa trong sách GK phóng to.
- HS: SGK, vở BT Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
HĐ 1. Ôn và khởi động..
- Ôn: Yêu cầu HS nhắc lại một số điều ở bài học trước
- Khởi động:
- Yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi:
a.Em thấy những gì trong tranh? 
b.Trong tranh, đồ vật nào quen thuộc với em nhất? Nó được dùng để làm gì?
- HS nhắc lại tên bài và một số điều thú vị mà HS học được ở bài học trước.
- HS trao đổi nhóm đôi, báo cáo, ví dụ:
a.Em thấy trong tranh có thầy hiệu trưởng đang đánh trống khai giảng. Phía dưới có HS dự lễ khai giảng, tay cầm cờ đỏ
b.Trong tranh, đồ vật quen thuộc với em nhất là: trống trường, sân khấu, bục phát biểu...
2. Hình thành kiến thức mới:
HĐ 2. Đọc.
- GV đọc mẫu toàn VB.
- Hướng dẫn HS luyện phát âm từ ngữ chứa vần mới.
+ GV đưa từ reng reng lên bảng và hướng dẫn HS đọc. GV đọc mẫu vần eng và từ reng reng
- Yêu cầu HS đọc câu.
+ Lần 1: GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ khó như: tiếng, dõng dạc, chuông điện, thỉnh thoảng, reng reng 
+ Lần 2: GV hướng dẫn HS đọc những câu dài.
Yêu cầu HS đọc đoạn:
+ GV chia VB thành 3 đoạn (đoạn 1: từ đầu đến bao giờ, đoạn 2: tiếp theo đến năm học mới, đoạn 3: phần còn lại.)
+ GV giải thích 1 số từ ngữ khó trong bài (đẫy đà: to tròn, mập mạp; nâu bóng: màu nâu và có độ nhẵn, bóng; báo hiệu: cho biết một điều gì đó sắp đến).
HS và GV đọc toàn VB:
+ Gv đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi.
- HS nghe GV đọc VB.
-Thảo luận cặp đôi để tìm từ ngữ chứa vần mới trong VB (reng reng)
- HS đọc đồng thanh: reng reng
- HS đọc câu:
+ Lần 1: một số HS luyện phát âm một số từ khó như: tiếng, dõng dạc, chuông điện, thỉnh thoảng, reng reng 
+ Lần 2: HS đọc câu dài: VD: Ngày khai trường,/ tiếng của tôi dõng dạc/ “tùng tùng tùng ”,/ báo hiệu một năm học mới; Bây giờ/ có thêm anh chuông điện,/ thỉnh thoảng/ cũng “reng reng reng” báo giờ học; Nhưng / tôi vẫn là/ người bạn thân thiết/ của các cô cậu học trò.)
- 1 số HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt. 
- HS đọc đoạn theo nhóm.
- 1-2 HS đọc thành tiếng toàn VB.
TIẾT 2
HĐ 3. Trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi:
a. Trống trường có vẻ ngoài như thế nào? 
b. Hằng ngày, trống trường giúp HS việc gì? 
c. Ngày khai trường, tiếng trống báo hiệu điều gì? 
- HS làm việc nhóm đôi, trao đổi về bức tranh minh họa và trả lời câu hỏi:
a. Trống trường có vẻ ngoài đẫy đà, nước da nâu bóng? 
b. Hằng ngày, trống trường giúp HS ra vào lớp đúng giờ .
c. Ngày khai trường, tiếng trống báo hiệu một năm học mới đã đến? 
3. Luyện tập – thực hành:
HĐ 4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi b ở mục 3.
- GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi b (có thể trình chiếu lên bảng 1 lúc để HS quan sát), hướng dẫn các em viết vào vở.
- Lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí.
- GV kiểm tra và nhận xét bài của 1 số HS.
- HS viết vào vở: Hằng ngày, trống trường giúp HS ra vào lớp đúng giờ .
IV. Điều chỉnh tiết dạy:
Tiết 4: TIẾNG VIỆT: LUYỆN TẬP THỰC HÀNH KỸ NĂNG
CÂY BÀNG VÀ LỚP HỌC
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: Tự thực hiện nhiệm vụ học tập. 
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc với các bạn trong nhóm. 
 + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS dựa vào vốn sống của mình để hoàn thành các nhiệm vụ học tập. 
2. Năng lực đặc thù:
* Nâng lực ngôn ngữ:
- Củng cố và nâng cao một số kiến thức , kĩ năng đã học trong bài Mái trường mến yêu thông qua thực hành nhận biết và đọc, sắp xếp những từ ngữ đã cho thành câu thích hợp rồi viết lại câu.
- Ôn và mở rộng vốn từ ngữ dùng để nói về nhà trường; thực hành tìm và viết những từ trong bài hoặc ngoài bài đọc Cây bàng và lớp học từ ngữ chứa vần oe, uê; Thực hành phân biệt từ ngữ để chọn từ đúng điền vào đoạn văn.
- Bước đầu có khả năng khái quát hoá những gì đã học thông qua một số nội dung được kết nối từ các văn bản đã được học trong bài . 
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: HS yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học:
GV: mẫu chữ số, bảng phụ.
HS: VBT, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Mở đầu: HS hát 
* Bài cũ
- GV tổ chức cho HS đọc lại bài Cây bàng và lớp học.
- GV nhận xét, tuyên dương
- HS hát
HS đọc CN, nhóm, lớp
HS nhận xét
2. Luyện tập - thực hành:
GV yêu cầu HS mở VBT Tiếng Việt 1
Bài tập bắt buộc
- GV yêu cầu HS đọc nhẩm một lần, sau đó đọc to các tiếng: tán lá, như, xòe ra, một chiếc ô,bàng 
- GV trình chiếu (hoặc treo bảng phụ).
- GV hướng dẫn HS sắp xếp các từ ngữ hợp lí để tạo thành câu dựa vào nội dung bài đọc Cây bàng và lớp học.
- GV quan sát, giúp đỡ.
- GV nhận xét, tuyên dương.	
Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết lại câu
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
- HS quan sát
- HS lắng nghe
- HS trao đổi với bạn cùng bàn và viết ra nháp.
- HS báo cáo kq : Tán lá bàng xòe ra như một chiếc ô
- HS tự đánh giá và đánh giá bài của bạn.
- HS lắng nghe
IV. Điều chỉnh tiết dạy:
Tiết 5: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BÀI 19: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ VỀ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: 
 + Nêu được các lợi ích của con vật. Phân biệt được một số con vật theo lợi ích hoặc tác hại của chúng đối với con người.
 - Giao tiếp và hợp tác: Nhận biết được tầm quan trọng của các con vật có ích, từ đó có thái độ yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con vật, đồng thời nhận biết được một số tác hại đối với con người..
2.Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học
+ Nêu được một số việc làm phù hợp để chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.
 - Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
+ Thực hiện được các việc cần làm để đảm bảo an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với động vật.
 - Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng: 
 + Thực hiện được một số việc làm phù hợp để chăm sóc và bảo vệ con vật, thực hiện đối xử tốt nhất với vật nuôi trong nhà..
+ Thực hiện được các việc cần làm để đảm bảo an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với động vật.
* GDBVMT: Yêu quý, tôn trọng động vật, thực vật và môi trường sống xung quanh.
3. Phẩm chất chủ yếu: 
 - Nhân ái: Yêu quý, có ý thức chăm sóc và bảo vệ các con vật, có ý thức giữ
an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với một số động vật.
II. Đồ dùng dạy học:
GV:
+ 2 sơ đồ tư duy để trống như trong SGK cho mỗi nhóm 4 HS.
+ Các bộ tranh, ảnh cây và con vật.
+ Giấy khổ lớn cho các nhóm (nhóm 4 HS)
+ Bút dạ cho các nhóm hoặc bộ thẻ từ (để hoàn thành sơ đồ).
HS: Sưu tầm hình về cây và các con vật.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Mở đầu: 
GV cho học sinh nghe bài hát “gà trống mèo con và cún con”
2. Luyện tập – thực hành:
Hoạt động 1
- GV yêu cầu một HS lên bảng để đố các bạn bên dưới hoặc bạn trên bảng đeo tên cây, con vật vào lưng và các bạn ngồi dưới gợi ý bằng các câu hỏi chỉ có câu trả lời đúng, sai, 
- GV chốt đáp án đúng
Hoạt động 2
- GV cung cấp cho các nhóm 2 sơ đồ tư duy để trống. 
- Yêu cầu các em HS thảo luận và hoàn thành sơ đồ theo gợi ý.
- GV nhận xét
* GDBVMT:
 HS thấy được sự đa dạng của thế giới động vật và thực vật. Có ý thức bảo vệ cây và con vật. Biết yêu thương các con vật, biết chăm sóc các loại cây xung quanh nơi ở của mình
* Tổng kết tiết học
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Lắng nghe và hát theo
- HS thực hiện 
HS nêu được tên các cây, con vật dựa vào đặc điểm của chúng hoặc ngược lại dựa vào tên các cây, con vật nêu đặc điểm của chúng.
- HS theo dõi
- HS thảo luận và hoàn thành sơ đồ theo gợi ý
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
IV. Điều chỉnh tiết dạy:
Thứ năm ngày 3 tháng 3 năm 2022
Tiết 1+2: TIẾNG VIỆT: BÀI 5: BÁC TRỐNG TRƯỜNG (TIẾT 3+4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: Tự thực hiện nhiệm vụ học tập. 
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_cv2345_tua.docx