Giáo án Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 2 - Năm học 2022-2023

Giáo án Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 2 - Năm học 2022-2023

A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng âm e, ê; đọc trơn các tiếng, từ ngữ, câu của bài học. Đọc hiểu từ ngữ, câu qua tranh.

- Viết đúng e, ê, dê.

- Nói được tên con vật, tên hoạt động chứa e, ê.

* GDQPAN: HS hiểu từ ngữ “tre ngà”hay còn gọi là cây Tre vàng. Tre ngà cũng giống với nhiều loại tre khác, nó là một loại thực vật có hoa, nhưng chỉ nở hoa một lần duy nhất vào lúc cuối đời. Tre Ngà là một loài cây cảnh có nhiều ý nghĩa đối với mỗi người dân Việt Nam. Nhắc đến Tre Ngà là nhắc đến Lăng Bác, nhắc đến những nơi trang nghiêm.

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

2. Phẩm chất: nhân ái, trung thực

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu chữ e, ê, dê, số 5 phóng to.

- SGK Tiếng Việt tập 1.

- Vở bài tập TV tập 1.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx 23 trang Hải Thư 21/11/2023 5262
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 2 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2 Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2022
Tiết 1. Hoạt động trải nghiệm
Sinh hoạt dưới cờ
Tiết 2 + 3 Tiếng Việt 
	Bài 2A: e ê
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT	
- Đọc đúng âm e, ê; đọc trơn các tiếng, từ ngữ, câu của bài học. Đọc hiểu từ ngữ, câu qua tranh.
- Viết đúng e, ê, dê.
- Nói được tên con vật, tên hoạt động chứa e, ê.
* GDQPAN: HS hiểu từ ngữ “tre ngà”hay còn gọi là cây Tre vàng. Tre ngà cũng giống với nhiều loại tre khác, nó là một loại thực vật có hoa, nhưng chỉ nở hoa một lần duy nhất vào lúc cuối đời. Tre Ngà là một loài cây cảnh có nhiều ý nghĩa đối với mỗi người dân Việt Nam. Nhắc đến Tre Ngà là nhắc đến Lăng Bác, nhắc đến những nơi trang nghiêm.
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
2. Phẩm chất: nhân ái, trung thực
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Mẫu chữ e, ê, dê, số 5 phóng to.
- SGK Tiếng Việt tập 1.
- Vở bài tập TV tập 1.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1
I. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
1. HĐ1: Nghe - nói (5’)
- HS quan sát tranh ở phần nghe - nói trong SGK, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
+ Đây là gì? (Đây là chiếc bè)
+ Những con vật nào chạy nhảy trên bãi cỏ? (Dê và bê)
- Gọi 1 số cặp lên bảng chỉ tranh hỏi - đáp.
- HS, GV nhận xét, tuyên dương
- GV giới thiệu vào bài: Giờ học hôm nay chúng ta học âm e, ê.
- GV viết tên bài lên bảng, HS nhắc lại đầu bài 
II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
2. HĐ2. Đọc 
a) Đọc tiếng, từ (17’)
* Đọc tiếng bè
- GV cô có tiếng mới bè và viết lên bảng chữ: bè (viết phía trên mô hình)
- GV đọc trơn, HS lắng nghe
- HS đọc trơn cá nhân, nhóm 2, cả lớp
+ Tiếng bè có âm gì, vần gì và dấu thanh gì? (âm b, vần e, dấu thanh huyền)
- GV đưa âm b, vần e, dấu thanh huyền vào mô hình
- GV đánh vần mẫu: bờ - e - be - huyền - bè
- HS đánh vần cá nhân, nhóm 2, cả lớp
- GV HD HS đọc chữ ở mô hình.
- 2 HS lên bảng chỉ mô hình đọc, sau đó chỉ bảng cho cả lớp đọc
* Đọc tiếng dê (tương tự tiếng bè)
* Giới thiệu chữ e, ê in thường và in hoa
- GV cho HS QS chữ e, ê in thường và in hoa, hỏi:
+ Trên bảng cô có chữ gì?
+ Chữ nào là chữ viết in hoa, chữ viết in thường? 
b) Tạo tiếng mới (13’)
- GV treo bảng phụ có nội dung b ở phần đọc
- GV HD HS từ tiếng mẫu dẻ trong bảng
- HS thảo luận nhóm 2, tạo các tiếng mới còn lại trong bảng
- Đại diện các nhóm báo bài (hoặc báo bài bằng hình thức chơi trò chơi gắn thẻ).
- HS, GV nhận xét, sửa sai (nếu có)
- HS đọc trơn các tiếng mới vừa ghép (chỉ xuôi, ngược): dẻ, dè, de, để, đế, đề.
* GDQPAN: 
- GV cho HS quan sát hình ảnh cây “tre ngà”
- Tre ngà hay còn gọi là cây Tre vàng. Tre ngà cũng giống với nhiều loại tre khác, nó là một loại thực vật có hoa, nhưng chỉ nở hoa một lần duy nhất vào lúc cuối đời. Tre Ngà là một loài cây cảnh có nhiều ý nghĩa đối với mỗi người dân Việt Nam. Nhắc đến Tre Ngà là nhắc đến Lăng Bác, nhắc đến những nơi trang nghiêm.
Tiết 2
III. LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH 
c) Đọc hiểu (10’)
- HS QS tranh ở mục c phần đọc và hỏi:
+ Em thấy ai ở hình 1? 
+ Em thấy con gì ở hình 2?
+ Em thấy vật gì ở hình 3? 
- GV viết lên bảng cho HS đọc.
- HS, GV nhận xét, tuyên dương
- HS luyện đọc theo cặp từ: bé, dế, bể cá.
- Cả lớp đọc từ: bé, dế, bể cá.
3. HĐ 3: Viết (13’)
- GV cho HS quan sát mẫu chữ, hướng dẫn cách viết
- GV viết mẫu từng chữ e, ê, dê, chữ số 5 (lưu ý HS cách nối nét giữa chữ d và ê trong tiếng dê)
- HS QS, lắng nghe
- HS tập viết trên bảng con (2-3 lần)
- GV QS sửa sai cho HS.
IV. VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM
* HĐ 4: Đọc (10’)	
- HS QS các hình ảnh trong mục 4, hỏi:
+ Em thấy những gì trong bức tranh? 
- GV đọc mẫu câu ứng dụng: Dế ở bờ đê, dế có cỏ. Cò ở bè cá, cò có cá.
- Cho HS nhận ra các dấu phẩy, dấu chấm có trong câu này, nhắc HS khi đọc ngắt sau dấu phẩy, nghỉ sau dấu chấm
- Bài có mấy câu? (2 câu)
- Đọc nối tiếp các câu
Trong câu có các tiếng nào chứa âm vừa học? (Dế, đê, bè)
GV gạch chân các tiếng có chứa âm e, ê. HS luyện đọc cá nhân các tiếng đó
- Đọc trong nhóm đôi cho nhau nghe
- Gọi đại diện 2 – 3 nhóm thi đọc trước lớp 
- HS luyện đọc nối tiếp, đọc đồng thanh: cá nhân, tổ, cả lớp.
- HS, GV nhận xét, tuyên dương
* Tổng kết tiết học (2’)
+ Hôm nay chúng ta được học những âm nào?
- Nhắc nhở HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài cho bài học sau.
D. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 5 Toán
 Tiết 4: CÁC SÔ: 1, 2, 3
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học, HS:
- Nhận dạng, đọc, viết được các số 1, 2, 3.
- Đếm được các số từ 1 đến 3 và từ 3 đến 1.
- Bước đầu vận dụng được các số 1, 2, 3 vào cuộc sống.
 1. phẩm chất chăm chỉ; năng lực toán học
2. Năng lực tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
HS + GV: SGK Toán 1/1; VBT Toán 1/1.
GV: Máy chiếu hoặc tranh vẽ phóng to nội dung bài học trong SGK.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I. MỞ ĐẦU (3’)
- GV tổ chức cho cả lớp múa hát tập thể bài “Một con vịt”.
- HS thực hiện.
- GV giới thiệu bài
- GV tổ chức cho cả lớp múa hát tập thể bài “Một con vịt”
II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1) Hình thành biểu tượng các số 1, 2, 3 (7’)
* Bước 1: 
- GV hướng dẫn HS quan sát các nhóm chỉ có một đồ vật ở bức tranh trong SGK (hoặc máy chiếu) và yêu cầu HS nêu số lượng.
- GV chỉ vào từng đồ vật vẽ ở bức tranh và đọc: “một cái ba lô, một cái thước kẻ, một cái hộp bút, một chấm tròn, một khối lập phương”. Ta viết, đọc là “một” (viết lên bảng lớp).
* Bước 2
- GV hướng dẫn HS quan sát số 1 in, số 1 viết thường và yêu cầu HS chỉ vào từng số và đều đọc là “một”
- Hình thành biểu tượng số 2, số 3 làm tương tự đối với số 1.
2) Đếm từ 1 đến 3 và đếm từ 3 đến 1 (5’)
- GV yêu cầu HS nhìn SGK hoặc hướng lên bảng lớp quan sát tranh vẽ các khối lập phương như trong SGK đã được phóng to trên máy chiếu.
- GV chỉ vào hình vẽ các cột khối lập phương để đếm từ 1 đến 3 (một, hai, ba) rồi đếm từ 3 đến 1 (ba, hai, một), Sau đó cho HS nhắc lại như vậy với hình vẽ trong SGK.
III. LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH (13’)
* Bài 1. Viết số
- GV hướng dẫn HS viết theo mẫu lần lượt số 1, số 2, số 3.
* Bài 2. Số?
- GV hướng dẫn HS nêu yêu cầu của BT (nhìn tranh, tìm số thích hợp thay cho dấu ? theo mẫu) rồi làm bài vào VBT Toán.
- GV chữa bài, nhận xét.
- GV cần tập cho HS nhận ra ngay số lượng đối tượng trong mỗi tranh vẽ.
* Bài 3. Số?
- GV tập cho HS biết đếm theo thứ tự 1, 2, 3 và đếm ngược lại 3, 2, 1 để từ đó tìm số thay cho dấu ? phù hợp với thứ tự 1, 2, 3 và ngược lại 3, 2, 1. 
IV. VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM (5’)
* Bài 4. Số?
- Dạng bài tập này thường được sử dụng trong các bài học về số trong phạm vi 10, vì vậy trước hết cần hướng dẫn HS nắm được yêu cầu cầu của bài và cách làm bài.
- GV tập cho HS biết quan sát bức tranh tổng thể để tìm ra được số lượng (1, 2, 3) những đối tượng dùng loại theo yêu cầu của bài (khối ru-bic, quả bóng, ô tô thay cho dấu ? )
* Củng cố (4’)
- GV cho HS nhắc lại các số 1, 2, 3 đã học 
- GV yêu cầu HS tìm những đồ vật ở lớp (bảng lớp, cửa ra vào, cửa sổ, khẩu hiệu, ), dụng cụ cá nhân (cặp sách, bút, vở, ) có số lượng tương ứng là 1, 2, 3 (có thể trả lời bằng miệng).
 D. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2022
Tiết 1 + 2 Tiếng Việt 
 Bài 2B: h - i 
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Đọc đúng các âm h, i; đọc trơn các tiếng, từ ngữ chứa âm h, i. Đọc hiểu từ ngữ, câu qua tranh
- Viết đúng h, i, hè.
- Nói, viết được tên cây, tên con vật chứa h, i.
1. Phẩm chất chăm chỉ, nhân ái;
2. Năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh phóng to.
- SGK Tiếng Việt tập 1.
- Vở bài tập TV tập 1.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1
I. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
1. Hoạt động 1: Nghe – nói (7’)
- GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát tranh
+ Tranh vẽ gì? Cảnh vật đó ở đâu? (Tranh vẽ cảnh đường phố, có vỉa hè, có xe cộ qua lại, có mọi người đang đi trên vỉa hè, có đèn chỉ báo giao thông)
+ Con đã đi qua đoạn đường có đèn chỉ báo như trong tranh này chưa?
+ Vì sao người đi ô tô màu đỏ phải dừng lại trước vạch trắng? (Vì đèn chỉ báo giao thông chuyển sang màu đỏ)
+ Vì sao người đi bộ được đi qua đường? (Vì đèn chỉ báo giao thông chuyển sang màu xanh cho phép người đi bộ sang đường)
+ Một số người đi bộ khác đang đi ở đâu? (Đang đi trên hè đường)
- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét tuyên dương.
=> Tranh vẽ vừa rồi các con quan sát thấy mọi người đang đi trên vỉa hè. Vậy từ tranh vẽ này cô có 2 tiếng khóa: “hè”, “đi”.
- Trong tiếng “hè”, “đi” có âm nào con đã học?
- GV âm “h” và âm “i” các con chưa được học, vậy hôm nay các con sẽ được học 2 âm mới này qua bài 2B: h - i
- GV ghi đầu bài, HS nối tiếp nhắc lại tên bài.
II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
2. HĐ 2. Đọc
a) Đọc tiếng, từ: (16’)
* Tiếng “hè”
- GV cô có tiếng mới hè và viết lên bảng: hè
- GV đọc trơn tiếng hè
- HS đọc trơn cá nhân, tổ, cả lớp.
- GV đánh vần mẫu (hoặc HS đánh vần): hờ -e-he- huyền-hè.
- HS đánh vần cá nhân, tổ, cả lớp.
+ Bạn nào cho cô biết cấu tạo của tiếng “hè”? (Tiếng hè có âm h, vần e, dấu thanh huyền).
+ Trong tiếng “hè”có âm nào chúng mình đã học rồi?
- Gọi HS nhận xét.
- GV đưa tiếng hè vào mô hình.
- GV cho HS đọc tiếng trong mô hình
* Tiếng “đi” (GV hướng dẫn tương tự tiếng “hè”)
+ Cô và lớp mình vừa học 2 âm mới nào?
- HS đọc lại các từ trên bảng.
* Giới thiệu chữ h, i in thường và in hoa
- GV cho HSQS chữ h, i in thường và in hoa, hỏi:
+ Trên bảng cô có chữ gì?
+ Chữ nào là chữ viết in hoa, chữ viết in thường? 
b) Tạo tiếng mới (12’)
- GV treo bảng phụ có nội dung b ở phần đọc
- GV HD HS cách ghép tiếng hồ trong bảng
- HS thảo luận nhóm 2, ghép các tiếng còn lại
- Đại diện các nhóm báo bài (hoặc báo bài bằng hình thức chơi trò chơi gắn thẻ)
- HS, GV nhận xét, sửa sai (nếu có)
- HS đọc trơn các tiếng mới vừa ghép (chỉ xuôi, ngược): hồ, hố, hổ, bi, bí, bi.
- GV nhận xét sửa sai sau mỗi lần HS đọc
Tiết 2
III. LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH 
c) Đọc hiểu (8’)
- GV cho HS quan sát các tranh
+ Trong tranh 1 vẽ gì? (Tranh vẽ hòn bi.)
+ Quan sát tranh 2 em thấy vẽ gì? (Tranh vẽ chú hề)
+ Hình 3 vẽ gì? (Vẽ bờ hồ)
- Yêu cầu HS đánh vần, đọc các từ ngữ dưới mỗi tranh. 
- Nối tiếp đọc: bi, hề, bờ hồ.
- Giáo viên lấy các thẻ từ ra khỏi tranh đặt lẫn lộn vào nhau yêu cầu HS đọc lại các thẻ từ và ghép lại vào dưới mỗi tranh cho phù hợp
- HS thực hiện dưới dạng trò chơi ai nhanh ai đúng (3 HS được GV phát cho mỗi bạn 1 thẻ từ, HS đọc thẻ của mình và gắn lại vào tranh cho phù hợp)
3. HĐ 3. Viết (10’)
- GV cho HS quan sát mẫu chữ, hướng dẫn cách viết
- GV viết mẫu từng chữ h, i, hè, chữ số 6 (lưu ý HS cách nối nét giữa chữ h và e 
trong tiếng hè)
- HS QS, lắng nghe
- HS tập viết trên bảng con (2-3 lần)
- GV QS sửa sai cho HS.
IV. VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM
4. HĐ 4. Đọc (10’)
- GV cho HS quan sát tranh và hỏi:
+ Em thấy những gì trong bức tranh này? 
- GV: Trong tranh có bò, bê, hồ cá, người đàn ông, bé, bể cá. Những hình ảnh này giúp các con hiểu rõ nội dung các câu mà chúng ta sẽ đọc dưới đây.
- GV đưa câu ứng dụng: Bố có hồ cá. Bé Bi có bể cá.
* Luyện đọc trơn (5’)
- GV đọc mẫu câu
- Cho HS nhận ra các dấu phẩy, dấu chấm có trong câu này, nhắc HS khi đọc ngắt sau dấu phẩy, nghỉ sau dấu chấm.
+ Bài có mấy câu?
- Đọc nối tiếp các câu
+ Trong câu có các tiếng nào chứa âm vừa học?
- HS lên bảng gạch chân các tiếng có chứa âm h, i 
- HS luyện đọc trong nhóm đôi cho nhau nghe
- Gọi đại diện 2 - 3 nhóm thi đọc trước lớp 
- Nhận xét tuyên dương HS đọc tốt
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi thời gian 1 phút câu hỏi: Bố có gì?
* Tổng kết, dặn dò (2’)
+ Hôm nay chúng ta được học những âm nào?
- Nhắc nhở HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài cho bài học sau.
D. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 5 Toán
Tiết 5: LUYỆN TẬP
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học, HS:
- Đọc, viết được các số 1, 2, 3.
- Đếm thành thạo các số từ 1 đến 3 và từ 3 đến 1.
- Vận dụng được các số 1, 2, 3 vào cuộc sống.
1. Phẩm chất chăm chỉ;
2. Năng lực toán học, năng lực tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của học sinh
- SGK Toán 1/1; VBT Toán 1/1. Bộ ĐDHT cá nhân.
2. Chuẩn bị của giáo viên
- SGK Toán 1/1; VBT Toán 1/1.
- Các tấm bìa có hình con vật, hoa, quả, và bìa ghi các số 1, 2, 3.
- Tranh vẽ phóng to nội dung bài học trong SGK.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I. MỞ ĐẦU (5’)
- GV tổ chức hoạt động trò chơi “Kết bạn/Kết hai, kết ba” một cách sinh động, linh hoạt tùy thuộc tình hình của lớp.
- HS chơi trò chơi, tự chọn bạn để kết thành nhóm đôi, nhóm ba theo hiệu lệnh của GV.
II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Luyện tập, củng cố kiến thức về các số 1, 2, 3 đã học (15’)
* Bài 1. Số?
- GV tập cho HS đọc thầm nội dung BT rồi nêu yêu cầu của BT này (nhận biết số lượng rồi tìm số thích hợp điền vào ô trống). Đây là tiết 5 (tuần 2 của năm học) nên GV hướng dẫn cụ thể, từng bước để HS hiểu được yêu cầu của BT này.
- GV cho HS làm việc cá nhân, sau đó từng cặp đôi HS kiểm tra kết quả của nhau. Có thể hướng dẫn HS đọc kết quả theo hàng, chẳng hạn: hàng trên cùng đọc là: có ba chấm tròn, số 3 thích hợp; có 1 cái thìa, số 1 thích hợp; có hai khối lập phương, số 2 thích hợp (hoặc chỉ cần đọc một, hai, ba)
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 2. Viết số?
- GV hướng dẫn HS viết số 1, 2, 3 theo thứ tự trong VBT Toán. GV uốn nắn những trường hợp viết sai, chưa chuẩn.
- GV chữa bài.
* Bài 3. Khoanh vào số thích hợp (theo mẫu)
- Tương tự BT 1 nhưng nhắc HS thay lệnh “Tìm số thích hợp cho dấu ? bằng lệnh “Chọn số thích hợp” theo mẫu.
- Có thể yêu cầu HS đọc các số 1, 2, 3 hoặc 3, 2, 1 ở dưới mỗi hình trước khi chọn số thích hợp.
- GV chữa bài.
* Bài 4. Số?
- GV hướng dẫn HS tương tự BT 1 nhưng đối tượng là các hình tam giác, khối lập phương, hình chữ nhật, khối hộp chữ nhật. GV có thể kiểm tra bằng cách cho HS trả lời miệng sau khi đã làm xong.
IV. VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM (6’)
* Bài 5. Số?
- GV hướng dẫn HS biết quan sát bức tranh tổng thể để tìm ra được số lượng (1, 2, 3) những đối tượng cùng loại theo yêu cầu của BT (bánh xe đạp, người và bông hoa) và tìm được số thích hợp điền vào ô trống.
- GV chữa bài.
* Củng cố (5’)
- GV tổ chức trò chơi: Trò chơi nhận biết số lượng.
- GV giơ tờ bìa có vẽ một (hoặc hai, ba) đối tượng nào đó (con mèo, quả na, ), HS thi nhau giơ các tờ bìa có số tương ứng (1 hoặc 2, 3)
* Củng cố (4’)
- GV cho HS nhắc lại các số 1, 2, 3 đã học 
- GV yêu cầu HS tìm những đồ vật ở lớp (bảng lớp, cửa ra vào, cửa sổ, khẩu hiệu, ), dụng cụ cá nhân (cặp sách, bút, vở, ) có số lượng tương ứng là 1, 2, 3 
(có thể trả lời bằng miệng).
D. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 14 tháng 9 năm 2022
Tiết 2 + 3 Tiếng Việt 
Bài 2C: g - gh
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Đọc đúng âm “gờ” – viết là g và gh; đọc trơn các tiếng, từ ngữ, câu.
- Đọc hiểu từ ngữ câu qua tranh.
- Viết đúng g, gh, gà, ghẹ.
- Nói, viết tên các đồ vật chứa g, gh.
1. Phẩm chất chăm chỉ; nhân ái
2. Năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh phóng to trang 24 (HĐ1); tranh trang 25 (HĐ2C; HĐ4)
- Mẫu chữ g, gh.
- Bảng phụ.
- Vở bài tập TV
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1
I. MỞ ĐẦU
* Kiểm trài cũ: (4’)
- Gọi HS đọc nội dung trang 22, 23.
- GV đọc cho HS viết bảng: /h/; /i/; /hè/. 
- Nhận xét, đánh giá
1. HĐ 1. Nghe – nói (5’)
- GV cho học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Quan sát và cho cô biết em thấy gì trong 2 bức tranh?
(Trong 2 bức tranh có 1 đống rơm, gà mẹ và gà con đang đi kiếm ăn; con ghẹ, con tôm và con ốc đang ở dưới biển)
+ Theo em 2 cảnh vật đó được vẽ ở đâu? (Cảnh đàn gà được vẽ ở trên bờ c̣n cảnh con tôm, ghẹ, ốc được vẽ dưới biển.
+ Đây là bức tranh vẽ lại cảnh gà mẹ cùng với gà con đang đi kiếm mồi ở vườn và cảnh các chú ghẹ, tôm, ốc đang tung tăng bơi ở dưới biển. (GV chỉ vào tranh)
- GV: Các tiếng gà, ghẹ có âm nào đã học? (Âm a, e đã học)
	- GV: Âm g (gờ đơn) trong tiếng gà, âm gh (gờ kép) trong tiếng ghẹ là nội dung bài hôm nay cô giới thiệu, GV ghi đầu bài lên bảng
II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
2. HĐ2. Đọc
a) Đọc tiếng, từ (16’)
* Đọc tiếng“gà”
- Yêu cầu HS đọc tiếng gà.
+ Em hãy nêu cấu tạo tiếng gà? (Tiếng gà có âm g phần đầu, âm a ở phần vần và thanh huyền)
- GV ghi tiếng gà vào mô hình
- GV hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng gà: gờ (g) – a – ga – huyền - gà.
+ Trong tiếng gà có âm nào đã học?
- Âm g (gờ đơn) là âm thứ nhất mà hôm nay cô hướng dẫn các con.
- GV cho HS đọc nối tiếp âm g.
- GV cho HS quan sát tranh vẽ con gà.
+ Trong tranh vẽ gì?
- GV giải thích: gà là loại gia cầm, nuôi để đẻ trứng hoặc lấy thịt. Nó có mỏ cứng, nhọn, bay kém. Gà có hai loại gà trống và gà mái. Gà trống biết gáy, gà mái thì đẻ trứng.
- GV viết lên bảng: gà.
- GV yêu cầu đọc gà.
	- HS đọc trơn âm g, tiếng gà trênbảng.
* Đọc tiếng “ghẹ”
+ Trong tiếng ghẹ có âm nào học rồi, âm nào chưa học?
- HS đọc tiếng ghẹ.
	+ Nêu cấu tạo của tiếng ghẹ? (GV viết vào mô hình)
- GV đánh vần: gờ (gờ kép) - e- ghe–nặng–ghẹ.
- GV: Trong tiếng ghẹ có chứa âm gh (gờ kép) là âm thứ hai mà chúng ta học ngày hôm nay. 
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp.
	- GV đưa tranh và hỏi:
+ Trong tranh vẽ con gì?
	- GV giải thích: ghẹ là động vật sống dưới biển, nó gần giống với cua biển. Nó có vỏ hồng, có hoa, càng dài.
	- GV đưa tiếng ghẹ yêu cầu HS đọc.
	- HS đọc âm gh, tiếng ghẹ.
	+ Vừa rồi cô đã dạy các con hai âm mới nào?
	+ Em hãy nêu điểm khác nhau của hai âm này?
	* GV giới thiệu chữ g, gh in thường và in hoa.
	- HS đọc bài trên bảng.
b) Tạo tiếng mới (10’)
	- GV đưa bảng phụ.
- Giáo viên hướng dẫn HS cách ghép tiếng: gô
- HS ghép bảng gài tiếng gô và đọc tiếng vừa ghép được.
- Phần đầu g, phần vần ô, thanh ngang ghép vào ta được tiếng gì mới
- Yêu cầu HS ghép và đọc tiếng gô
+ Các em đã ghép tiếng gô như thế nào?
- Nhận xét tuyên dương HS ghép đúng
- Yêu cầu HS ghép các tiếng còn lại trong bảng theo thứ tự lần lượt các bàn
- Yêu cầu giơ bảng kiểm tra, nhận xét, tuyên dương
- Tương tự cho HS ghép nối tiếp (nhóm bàn) lần lượt các tiếng ở hai bảng.
- GV tổ chức cho HS thi đọc theo nhóm tổ.
- Tuyên dương tổ đọc tốt.
- Gọi nối tiếp HS đọc lại các tiếng đã ghép
+ Ngoài các tiếng trên còn có những tiếng, từ nào chứa âm g, gh mà em biết?
Tiết 2
III. LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH 
c) Đọc hiểu (12’)
- GV cho HS quan sát tranh
+ Trong tranh vẽ ai? (Tranh vẽ bạn nhỏ đang gõ trống)
+ Quan sát tranh 2 vẽ đồ vật gì? (Tranh vẽ cái ghế gỗ)
- Yêu cầu HS đọc các từ ngữ dưới mỗi tranh: gõ, ghế gỗ.
- GV lấy các thẻ từ ra khỏi tranh đặt lẫn lộn vào nhau yêu cầu HS đọc lại các thẻ từ và ghép lại vào dưới mỗi tranh cho phù hợp.
3. HĐ 3. Viết (10’)
- GV cho HS quan sát mẫu chữ, hướng dẫn cách viết
- GV viết mẫu từng chữ g, gh, gà, ghẹ chữ số 7 (lưu ý HS cách nối nét giữa chữ g và h trong trong âm gh )
- HS QS, lắng nghe
- HS tập viết trên bảng con (2-3 lần)
- GV QS sửa sai cho HS.
IV. VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM
4. HĐ 4. Đọc (10’)
- HS quan sát tranh và trả lời:
+ Em thấy những gì trong bức tranh này? (Có cô đi bộ ở bờ hồ và có ghế đá)
- GV: Trong tranh có cô Hà đi bộ ở cạnh bờ hồ. Bờ hồ có ghế đá
- GV đưa câu: Cô Hà đi bộ ở bờ hồ. Bờ hồ có ghế đá.
* Luyện đọc trơn
- GV đọc mẫu câu.
- Cho HS nhận ra các dấu chấm có trong câu này, nhắc HS khi đọc nghỉ sau dấu chấm.
+ Bài ứng dụng có mấy câu?
- HS đọc nối tiếp các câu
+ Trong câu có các tiếng nào chứa âm vừa học?
- GV gạch chân các tiếng có chứa âm g, gh.
- Luyện đọc cá nhân các tiếng.
- Đọc trong nhóm đôi cho nhau nghe. (Đọc trơn trong nhóm)
- Gọi đại diện 2 – 3 nhóm thi đọc trước lớp
- Nhận xét tuyên dương HS đọc tốt
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi thời gian 1 phút câu hỏi: Bờ hồ có:
- Thảo luận nhóm đôi trả lời: Bờ hồ có ghế đá. (ý a)
*Tổng kết, dặn dò (3’)
+ Hôm nay chúng ta được học những âm nào?
- Nhắc nhở HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
D. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4 Tập viết 
Tập viết tuần 2 (Tiết 1)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Luyện cho học sinh cách cầm bút và ngồi viết đúng tư thế
	- Biết viết các chữ: e, ê, h, i
	- Biết viết các từ: dê, hè. 
1. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ
2. Năng lực: tự học và tự chủ; NL ngôn ngữ...
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Mẫu chữ cái viết thường.
	- Bộ thẻ chữ kiểu in thường và viết thường, thẻ từ các chữ: e, ê, h, i, dê, hè.
	- Vở tập viết, bút chì
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I. MỞ ĐẦU (5’)
1. HĐ 1. Chò chơi Ai nhanh? 
+ Em hãy kể tên các chữ cái đã học trong tuần 2 ? (e, ê, h, i)
- Tổ chức và hướng dẫn học sinh chơi trò chơi ai nhanh ai đúng
- GV nêu luật chơi: Chia lớp thành các nhóm 3, mỗi nhóm được phát 1 bộ thẻ chữ cái, nghe GV đọc tên chữ nào các thành viên trong nhóm tìm và gắn thẻ chữ lên bảng
- Nhận xét tuyên dương đội chơi tốt
III. LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH (7’)
HĐ 3. Viết chữ cái 
- GV nêu cách viết và viết mẫu 
- HS viết ở bảng con 
- GV nhận xét, sửa lỗi của các em
IV. VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM (28’)
HĐ 4: Viết tiếng 
- GV đọc từng từ và làm mẫu, hướng dẫn viết từng tiếng: dê, hè
- HS viết ở bảng con 
* Luyện viết vở tập viết
- Gọi học sinh nêu nội dung bài viết trong vở
- Nhắc nhở học sinh viết bài
- GV theo dõi và kiểm soát học sinh viết bài 
* Đánh giá bài viết
- Giáo viên cho học sinh ngồi cùng bàn đổi chéo vở nhận xét bài viết cho nhau.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá tuyên dương HS viết đẹp
- Nhận xét tiết học
D. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 15 tháng 9 năm 2022
Tiết 1 Toán
Tiết 6: SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 3
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học, HS:
- Nhận biết được các dấu nhiều hơn, ít hơn,bằng nhau và các dấu , =.
- So sánh được các số trong phạm vi 3.
- Vận dụng được việc so sánh các số trong phạm vi 3 vào cuộc sống.
1. Phẩm chất chăm chỉ;
2. Năng lực toán học, năng lực tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của học sinh
- SGK Toán 1/1; VBT Toán 1/1, bộ đồ dùng học Toán. 
2. Chuẩn bị của giáo viên
- SGK Toán 1/1; VBT Toán 1/1.
- Các tấm bìa ghi từng số 1, 2, 3 và các tấm bìa ghi từng dấu , =.
- Tranh vẽ phóng to nội dung bài học trong SGK.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I. MỞ ĐẦU (5’)
- GV yêu cầu HS tự tìm những đồ vật quen thuộc trong cuộc sống mà em quan sát được có số lượng tương ứng là 1, 2, 3 (có thể trả lời bằng miệng).
II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (11’)
* Nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau
a). So sánh số lượng cốc và thìa
- GV cho HS quan sát tranh ở phần bên trái và hỏi: Nếu bỏ mỗi thìa vào một cốc, còn cốc nào không có thìa?
- GV nêu: Khi đặt mỗi cái cốc vào một cái thìa thì vẫn còn cốc chưa có thìa. Ta nói: “số cốc nhiều hơn số thìa”. GV gọi một vài HS nhắc lại.
- GV nêu: Khi đặt vào mỗi cái cốc một cái thìa thì không còn thìa để đặt vào cốc còn lại. Ta nói: “số thìa ít hơn số cốc”. GV gọi một vài HS nhắc lại.
b) So sánh số lượng ca và bàn chải
- GV cho HS quan sát tranh ở phần bên phải và cách làm tương tự cách so sánh số lượng cốc và thìa. Ở đây, số ca vừa vặn với số bàn chải. Ta nói: “số ca bằng số bàn chải”. GV gọi một vài HS nhắc lại.
* So sánh các số trong phạm vi 3
a) GV hướng dẫn HS quan sát tranh ở phần bên trái để nhận biết số lượng của từng nhóm trong hai nhóm đồ vật rồi so sánh các số chỉ số lượng đó. Hướng dẫn HS trả lời từng câu hỏi:
- Trong tranh có mấy cái cốc?
- Cốc và đĩa loại nào ít hơn?
- GV nhận xét. Cho một vài HS nhắc lại 2 cái đĩa ít hơn 3 cái cốc.
- GV giới thiệu: “2 cái đĩa ít hơn 3 cái cốc”, ta nói: “2 bé hơn 3” và viết là “2 < 3”.
- GV viết lên bảng: 2 < 3 và giới thiếu dấu < đọc là “bé hơn”.
- GV chỉ vào 2 < 3 và gọi lần lượt HS đọc.
- GV hỏi: “3 cái cốc có nhiều hơn 2 cái đĩa không?” 
- GV cho một vài HS nhìn tranh và nhắc lại: “3 cái cốc nhiều hơn hai cái đĩa”.
- GV giới thiệu: “3 cái cốc nhiều hơn 2 cái đĩa”, ta nói: “3 lớn hơn 2” và viết là 3 > 2.
- GV viết lên bảng: 3 > 2 và giới thiếu dấu > đọc là “lớn hơn”.
- GV chỉ vào 3 > 2 và gọi lần lượt HS đọc.
Chú ý: Hướng dẫn HS nhận xét sự khác nhau giữa dấu (tên gọi, cách sử dụng) và lưu ý khi đặt dấu giữa hai số thì bao giờ chiều nhọn cũng chỉ vào số bé hơn.
b) GV hướng dẫn HS quan sát tranh có xe máy và ô tô để nhận biết số lượng của từng nhóm trong hai nhóm đồ vật (xe máy, ô tô) rồi so sánh các số chỉ số lượng đó. Cách làm tương tự ở trên, từ đó ta có 2 = 2 để giới thiệu dấu = và đọc là “hai bằng hai”.
III. LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH (12’)
* Bài 1. Viết dấu
- GV hướng dẫn HS viết theo mẫu lần lượt dấu >, <, dấu =. 
* Bài 2. , = ?
- GV hướng dẫn HS nêu yêu cầu của BT: So sánh hai số rồi chọn dấu , = thích hợp điền vào ô trống.
- GV chữa bài: cho HS đổi vở kiểm tra chéo kết quả của nhau và GV dùng máy chiếu hoặc bảng phụ chữa bài.
* Bài 3. Nối (theo mẫu)
- GV chiếu BT lên màn hình hoặc hoặc cho HS nhìn vào SGK (hay VBT Toán) thảo luận nhóm và lần lượt làm theo yêu
IV. VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM DỤNG (5’)
* Bài 4. Đ-S?
- Bài này yêu cầu HS so sánh giữa 2 nhóm đối tượng để tìm được đáp án Đ – S.
- GV hướng dẫn cách làm và yêu cầu HS hoàn thành bài vào VBT Toán.
* Củng cố (2’)
- GV chốt lại nội dung bài học, cách sử dụng các dấu , =.
D. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2 + 3 Tiếng Việt 
Bài 2D: k – kh
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Đọc đúng các âm k, kh; đọc trơn các tiếng, từ ngữ chứa âm k, kh. Đọc hiểu từ ngữ, câu qua tranh.
- Viết đúng k, kh, kê, khế.
- Nói, viết được tên vật chứa k, kh.
1. Phẩm chất chăm chỉ; nhân ái
2. Năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh phóng to trang 26 (HĐ1); tranh trang 27 (HĐ2C; HĐ4)
- Mẫu chữ k, kh, kê, khế, số 8.
- Bảng phụ ghi nội dung luyện đọc trang 27.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1
I. MỞ ĐẦU
* Kiểm tra bài cũ (4’)
- Gọi 2 HS đọc nội dung trang 24, 25.
- GV đọc cho HS viết bảng: /g/; /gh/; /gà/; /ghẹ/.
- Nhận xét, đánh giá
1. HĐ1: Nghe - nói (5’)
- HS quan sát tranh trang 26 trong SGK, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
+ Trong tranh có những con vật nào? (Có con gà và con chim.)
+ Các con vật đang làm gì? (Con gà đang nhặt kê để ăn, con chim đang đậu trên cây mổ khế để ăn).
- GV: Bức tranh có các con vật là gà, chim đang trong vườn cây, ba con gà đang nhặt kê để ăn và hai chú chim đang mổ khế để ăn)
+ Các tiếng kê, khế có âm nào đã học?
GV: Âm k trong tiếng kê, âm kh trong tiếng khế là nội dung bài hôm nay cô giới thiệu, GV ghi đầu bài lên bảng k - kh
II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
2. HĐ2. Đọc 
a) Đọc tiếng, từ (15’)
* Giới thiệu tiếng kê
- HS đọc tiếng kê
+ Em hãy nêu cấu tạo tiếng kê?
- GV ghi tiếng kê vào mô hình
- GV hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng kê: ca - ê – kê.
+ Trong tiếng kê có âm nào đã học?
- GV: Âm k là âm thứ nhất mà hôm nay cô hướng dẫn các con.
- HS đọc nối tiếp âm k.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ bó kê.
+ Trong tranh vẽ gì? (Trong tranh vẽ bó kê)
 GV giải thích: kê là tên gọi của một loại ngũ cốc có thân cỏ giống lúa, hạt nhỏ. Hạt kê làm lương thực như gạo cho người ăn và chim chóc 
- GV viết lên bảng: kê
- GV yêu cầu đọc kê.
- HS đọc trơn âm k, tiếng kê trên bảng .
* Giới thiệu tiếng khế
+ Trong tiếng khế có âm nào học rồi, âm nào chưa học? (Trong tiếng khế có âm ê học rồi, âm kh chưa học)
- HS đọc tiếng khế.
+ Em hãy nêu cấu tạo của tiếng khế? (GV viết vào mô hình)
- GV đánh vần: kh - ê- khê - sắc–khế.
- Trong tiếng khế có chứa âm kh là âm thứ hai mà chúng ta học ngày hôm nay.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp tiếng khế.
- GV đưa tranh
+ Trong tranh vẽ quả gì? (Trong tranh vẽ quả khế)
- GV giải thích: khế là một loại quả có vị chua thanh mát ...
- GV đưa tiếng khế yêu cầu HS đọc.
- HS đọc âm kh, tiếng khế.
+ Vừa rồi cô đã dạy các con hai âm mới nào? (Âm k, kh)
+ Em hãy nêu điểm khác nhau của hai âm k và âm kh? (Khác nhau: âm kh kết hợp thêm con chữ h ở sau)
* GV giới thiệu chữ k, kh in thường và in hoa.
- HS đọc toàn bài trên bảng.
b) Tạo tiếng mới (12’)
- GV đưa bảng phụ.
- GV: Trên đây là cấu tạo của các tiếng đã biết phần đầu, phần vần và phần thanh.
- Giáo viên hướng dẫn HD cách ghép tiếng:
+ Phần đầu k, phần vần ê, thanh sắc ghép vào ta được tiếng gì mới?
- HS ghép và đọc tiếng kế
+ Các em đã ghép tiếng kế như thế nào?
- Nhận xét tuyên dương HS ghép đúng
- HS ghép các tiếng còn lại trong bảng theo thứ tự lần lượt các bàn
- HS giơ bảng kiểm tra, nhận xét, tuyên dương.
- Tương tự cho HS ghép nối tiếp (nhóm bàn) lần lượt các tiếng ở hai bảng.
- Giáo viên tổ chức cho HS chơi ghép thi giữa 2 đội trên bảng
- GV nêu luật chơi: 2 đội chơi, mỗi đội 5 HS nối tiếp để hoàn thành bảng, dưới lớp làm trọng tài cổ vũ và nhận xét các bạn
- Các đội đọc to cho cả lớp nghe các tiếng đã ghép được.
- Tuyên dương các đội 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_tuan_2_nam_hoc_2022_2023.docx