Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Tuần 4 - Năm học 2020-2021

Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Tuần 4 - Năm học 2020-2021

Bài 10. LỚN HƠN, DẤU >

BÉ HƠN, DẤU <

BẰNG NHAU, DẤU =

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Biết so sánh số lượng; biết sử dụng các từ (lớn hơn, bé hơn, bằng nhau) và

các dấu (>, <, =) để so sánh các số.

- Thực hành sử dụng các dấu (>, <, =) để so sánh các số trong phạm vi 5.

- Phát triển các NL toán học.

II. CHUẨN BỊ

Các thẻ số và các thẻ dấu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Hoạt động khởi động

- HS xem tranh, chia sẻ theo cặp đôi những gì các em quan sát được từ bức tranh. Chẳng hạn: Bức tranh vẽ 3 bạn nhỏ đang chơi với các quả bóng, bạn thứ nhấttay phải cầm 4 quả bóng xanh, tay trái cầm 1 quả bóng đỏ, .

- HS nhận xét về số quả bóng ở tay phải và số quả bóng ở tay trái của mỗi bạn.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Nhận biết quan hệ lớn hơn, dấu >

GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt các thao tác sau:

- Quan sát hình vẽ thứ nhất và nhận xét: “Bên trái có 4 quả bóng. Bên phải có1 quả bóng, số bóng bên trái nhiều hơn số bóng bên phải”.

- Nghe GV giới thiệu: “4 quả bóng nhiều hơn 1 quả bỏng”, ta nói: “4 lớn hơn 1”,viết 4 > 1. Dấu > đọc là “lớn hơn”.

- HS lấy thẻ dấu > trong bộ đồ dùng, gài vào thanh gài 4 >1, đọc “4 lớn hơn 1”

- Thực hiện tương tự, GV gắn bên trái có 5 quả bóng, bên phải có 3 quả bóng.

HS nhận xét: “5 quả bóng nhiều hơn 3 quả bóng”, ta nói: “5 lớn hơn 3”, viết 5 >

 

doc 57 trang Kiều Đức Anh 7250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Tuần 4 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày tháng năm 2020
Bài 16: gh
 (2 tiết)
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Nhận biết âm và chữ gh; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có gh.
Nhìn chữ, tìm đúng tiếng có g, gh.
Nắm được quy tắc chính tả: gh + e, ê, i / g + a, o, ô, ơ,...
Đọc đúng bài Tập đọc Ghế.
Viết đúng các chữ gh, tiếng ghế gỗ; chữ số: 6, 7 (trên bảng con).
ĐỒ DUNG DạY học
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Tiết 1
KIỂM TRA BÀI CŨ:
GV kiểm tra 2 HS đọc bài Tập đọc Bể cá (bài 15).
DẠY BÀI MỚI
Giới thiệu bài: GV viết lên bảng chữ gh, giới thiệu bài học về âm gờ và chữ gh (tạm gọi là gờ kép để phân biệt với chữ g là gờ đơn).
GV chỉ chữ gh, phát âm: gờ
GV lưu ý: Ở đây, âm gờ được ghi bằng chữ gờ kép.
Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
GV chỉ hình ghế gỗ, hỏi: Đây là cái gì? (Ghế gỗ).
GV: Trong từ ghế gỗ, tiếng nào có chữ gờ kép (Tiếng ghế).
GV chỉ: ghế.
HS phân tích: Tiếng ghế có âm gờ đứng trước, âm ê đứng sau, dấu sắc đặt trên ê. Âm gờ viết bằng chữ gờ kép. Một số HS nhắc lại.
HS (cá nhân, tổ, cả lớp) nhìn mô hình, đánh vần và đọc tiếng: gờ - ê - ghê - sắc - ghế / ghế; // gờ - ô - gô - ngã - gỗ / gỗ. HS gắn lên bảng cài chữ gh mới học.
Luyện tập
Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có chữ g? Tiếng nào có chữ gh?)
GV chỉ từng chữ dưới hình. 
GV giải nghĩa từ: gà gô (loại chim rừng, cùng họ gà nhưng nhỏ hơn, đuôi ngắn, sống ở đồi cỏ gần rừng); ghẹ (gần giống cua biển, mai màu sáng, có vân hoa, càng dài).
GV chỉ từng chữ, cả lớp nói: Tiếng gà có “g đơn”... Tiếng ghi có “gh kép”...
Quy tắc chính tả (BT 3: Ghi nhớ)
GV giới thiệu quy tắc chính tả g / gh, giải thích: Cả 2 chữ g (gờ đơn) và gh (gờ kép) đều ghi âm gờ. Bảng này cho các em biết khi nào âm gờ viết là gờ đơn (g); khi nào âm gờ viết là gờ kép (gh).
GV chỉ sơ đồ 1: Khi đứng trước các chữ e, ê, i, âm gờ viết là gh kép. 
GV chỉ sơ đồ 2: Khi đứng trước các chữ khác (a, o, ô, ơ,...), âm gờ viết là g đơn. 
3.3/Tập đọc (BT 4)
GV chỉ hình, giới thiệu: Bài đọc có Hà, ba Hà, bà Hà và bé Lê (em trai Hà). Mồi người trong nhà Hà ngồi một loại ghế khác nhau.
GV đọc mẫu; kết hợp chỉ từng hình giới thiệu các loại ghế: ghế gỗ (của Hà), ghế da (của ba Hà), ghế đá (ở bờ hồ).
Tiết 2
Luyện đọc từ ngữ: ghế gỗ, ghế da, ghế đá, bờ hồ.
Luyện đọc câu
GV: Bài có 4 tranh và 4 câu bên tranh.
(Đọc vỡ từng câu) GV chỉ chậm từng tiếng trong câu 1. 
Thi đọc đoạn, bài
g) Tìm hiểu bài đọc 
Hà có ghế gì? 
Ba Hà có ghế gì? 
Bờ hồ có ghế gì? 
Bà bế bé Lê ngồi ghế nào? 
Tập viết (bảng con)
Cả lớp đọc trên bảng các chữ, tiếng, chữ số: gh, ghế gỗ; 6, 7.
GV vừa viết chữ mẫu trên bảng lớp vừa hướng dẫn
Chữ gh: là chữ ghép từ hai chữ cái g và h. Viết chữ g trước (1 nét cong kín, 1 nét khuyết ngược), chữ h sau (1 nét khuyết xuôi, 1 nét móc hai đầu).
Tiếng ghế: viết gh trước, ê sau, dấu sắc đặt trên ê, chú ý nối nét giữa gh và ê.
Tiếng gỗ: viết chữ g trước, chữ ô sau, dấu ngã đặt trên ô.
Số 6: cao 4 li. Là kết hợp của 2 nét cơ bản: cong trái và cong kín.
Số 7: cao 4 li. Gồm 3 nét: nét 1 thẳng ngang, nét 2 thẳng xiên, nét 3 thẳng ngang (ngắn) cắt giữa nét thẳng xiên.
GV cùng Hs nhận xét
3.Củng cố, dặn dò: GV nhắc HS ghi nhớ quy tắc chính tả g / gh.
2 hs đọc bài Bể cá.
HS theo dõi lắng nghe.
Hs đọc lại đề bài
. HS (cá nhân, cả lớp): gờ.
 Hs trả lời Ghế gỗ.
Hs trả lời Tiếng ghế 
-HS phân tích
-HS đọc: gà gô, ghi, gõ,...
HS làm bài trong VBT. / Báo cáo kết quả: HS 1 nói các tiếng có g (gờ đơn): gà gô, gõ, gỗ, gỡ cá. 
HS 2 nói các tiếng có gh (gờ kép): ghi, ghẹ.
HS (cá nhân, cả lớp): gờ - e - ghe - nặng - ghẹ / gờ - ê - ghê - sắc - ghế / gờ - i - ghi.
HS (cá nhân, cả lớp): gờ - a- ga - huyền - gà / gờ - o - go - ngã - gõ / gờ - ô - gô ngã - gỗ / gờ - ơ - gơ - ngã - gỡ,...
Cả lớp nhìn sơ đồ, nhắc lại quy tắc trên: gh + e, ê, i / g + a, o, ô, ơ,...
Cả lớp đọc thầm; sau đó 1 HS đọc, cả lớp đọc. / Tiếp tục với câu 2, 3, 4.
(Đọc tiếp nối từng câu) HS (cá nhân, từng cặp) luyện đọc tiếp nối từng câu.
HS(Làm việc nhóm đôi) Từng cặp HS nhìn SGK, cùng luyện đọc.
Các cặp, tổ thi đọc tiếp nối 2 đoạn (mỗi cặp, tổ đọc lời dưới 2 tranh).
Các cặp, tố thi đọc cả bài.
1 HS đọc cả bài.
Cả lớp đọc đồng thanh.
* Cả lớp đọc nội dung 2 trang của bài 16.
-Hà có ghế gồ
-Ba Hà có ghế da
-Bờ hồ có ghế đá
-Bà bế bé Lê ngồi ở ghế đá
-HS Cả lớp đọc trên bảng các chữ, tiếng, chữ số: gh, ghế gỗ; 6, 7.
-HS viết: gh (2 - 3 lần). Sau đó viết: ghế gỗ (2 lần); 6, 7 (2 lần).
Bài 10. LỚN HƠN, DẤU >
BÉ HƠN, DẤU <
BẰNG NHAU, DẤU =
MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Biết so sánh số lượng; biết sử dụng các từ (lớn hơn, bé hơn, bằng nhau) và
các dấu (>, <, =) để so sánh các số.
Thực hành sử dụng các dấu (>, <, =) để so sánh các số trong phạm vi 5.
Phát triển các NL toán học.
CHUẨN BỊ
Các thẻ số và các thẻ dấu.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động khởi động
HS xem tranh, chia sẻ theo cặp đôi những gì các em quan sát được từ bức tranh. Chẳng hạn: Bức tranh vẽ 3 bạn nhỏ đang chơi với các quả bóng, bạn thứ nhấttay phải cầm 4 quả bóng xanh, tay trái cầm 1 quả bóng đỏ, ...
HS nhận xét về số quả bóng ở tay phải và số quả bóng ở tay trái của mỗi bạn.
Hoạt động hình thành kiến thức
Nhận biết quan hệ lớn hơn, dấu >
GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt các thao tác sau:
Quan sát hình vẽ thứ nhất và nhận xét: “Bên trái có 4 quả bóng. Bên phải có1 quả bóng, số bóng bên trái nhiều hơn số bóng bên phải”.
Nghe GV giới thiệu: “4 quả bóng nhiều hơn 1 quả bỏng”, ta nói: “4 lớn hơn 1”,viết 4 > 1. Dấu > đọc là “lớn hơn”.
HS lấy thẻ dấu > trong bộ đồ dùng, gài vào thanh gài 4 >1, đọc “4 lớn hơn 1”
Thực hiện tương tự, GV gắn bên trái có 5 quả bóng, bên phải có 3 quả bóng.
HS nhận xét: “5 quả bóng nhiều hơn 3 quả bóng”, ta nói: “5 lớn hơn 3”, viết 5 > 3.
Nhận biết quan hệ bé hơn, dấu <
GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ thứ hai và nhận xét: “Bên trái có 2 quảbóng. Bên phải có 5 quả bóng, số bóng bên trái ít hơn số bóng bên phải. 2 quả bóngít hơn 5 quả bóng”, ta nói: “2 bé hơn 5”, viết 2 < 5. Dấu < đọc là “bé hơn”.
HS lấy thẻ dấu < trong bộ đồ dùng, gài vào bảng gài 2 < 5, đọc “2 bé hơn 5”.
Nhận biết quan hệ bằng nhau, dấu =
GV hướng dần HS quan sát hình vẽ thứ ba và nhận xét: “Bên trái có 3 quảbóng. Bên phải có 3 quả bóng, số bóng bên trái và số bóng bên phải bằng nhau”.
Ta nói: “3 bằng 3”, viết 3 = 3. Dấu “=” đọc là “bằng”.
HS lấy thẻ dấu = trong bộ đồ dùng, gài vào bảng gài 3 = 3, đọc “3 bằng 3”.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1
HS quan sát hình vẽ thứ nhất, so sánh số lượng khối lập phương bên trái vớisố lượng khối lập phương bên phải bằng cách lập tương ứng một khối lập phươngbên trái với một khối lập phương bên phải. Nhận xét: “3 khối lập phương nhiều hơn 1 khối lập phương”. Ta có: “3 lớn hơn 1 viết 3 >1.
HS thực hành so sánh số lượng khối lập phương ở các hình vẽ tiếp theo vàviết kết quả vào vở theo thứ tự: 2 3.
Đổi vở cùng kiểm tra và chia sẻ với bạn cách làm.
Bài 2
HS quan sát hình vẽ thứ nhất, lập tương ứng mỗi chiếc xẻng với một chiếc xô.
Nhận xét: “Mỗi chiếc xẻng tương ứng với một chiếc xô, thừa ra một chiếc xô. Vậysố xẻng ít hơn số xô”. Ta có: “2 bé hơn 3”, viết 2 < 3.
HS thực hiện tương tự với các hình vẽ tiếp theo rồi viết kết quả vào vở:3>2;2= 2.
Đổi vở cùng kiểm tra và chia sẻ với bạn cách làm.
Khuyến khích HS diễn đạt bằng ngôn ngữ của các em sử dụng các từ ngữ:
nhiều hơn, ít hơn, lớn hơn, bé hơn, bằng nhau.
Bài 3
HS tập viết các dấu (>, <, =) vào bảng con.
Cá nhân HS suy nghĩ, tự so sánh hai số, sử dụng các dấu (>, <, =) và viết kếtquả vào vở. Đổi vở cùng kiểm tra, đọc kết quả và chia sẻ với bạn cách làm.
Lưu ỷ: Khi đặt dấu (>, <) vào giữa hai số, bao giờ đầu nhọn cũng chỉ vào sốbé hơn.
D. Hoạt động vận dụng
Bài 4
Cá nhân HS quan sát tranh, nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì?
HS chọn đồ vật có ghi số lớn hơn, rồi chia sẻ với bạn cách làm.
Tìm các ví dụ xung quanh lớp học, trong gia đình về so sánh số lượng rồi chiasẻ với các bạn.
E. Củng cố, dặn dò
Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?	
Từ ngữ toán học nào em cần chú ý? Kí hiệu toán học nào em cần nắm chắc?
Để không nhầm lẫn khi sử dụng các kí hiệu đó em nhắn bạn điều gì?
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua việc so sánh hai số sử dụng quan hệ lớn hơn, bẻ hơn, bằng nhauvà các kí hiệu (>, <, =), HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hoá toán học, NL
phương tiện học toán.
LƯUÝ 
Bài này được thiết kế cho 2 tiết học. Căn cứ vào đối tượng HS của lớp mình,GV có thể ngắt tiết cho phù hợp. Chẳng hạn, tiết 1 có thể kết thúc khi hết hoạt độnghình thành kiến thức, cũng có thể kết thúc khi hết bài 1.
Nếu còn thời gian, GV có thế đưa thêm các ví dụ về so sánh hai số cho HS thực hành.
Đạo đức:
BÀI 4 SẠCH SẼ, GỌN GÀNG
I. Mục tiêu:
 Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:
- Nêu được những việc làm chăm sóc bản thân như: vệ sinh răng, miệng, tóc, cơ thể; ăn mặc chỉnh tề để sạch sẽ, gọn gàng. 
- Giải thích được vì sao phải sạch sẽ, gọn gàng. 
- Tự làm được một số việc vừa sức để bản thân luôn sạch sẽ, gọn gàng. 
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Máy tính, ti vi, SGK điện tử
Học sinh: Sách giáo khoa, VBT 
III. Các hoạt động dạy học. 
A. Khởi động
- GV tổ chức cho HS hát hoặc nghe bài hát “Thật đáng yêu” - Nhạc và lời: Nghiêm Bá Hồng. 
- GV nêu câu hỏi: Vì sao bạn nhỏ trong bài hát lại đáng yêu?
- HS trả lời câu hỏi. GV nhận xét và giới thiệu bài mới. 
B. Khám phá
Hoạt động 1: Quan sát tranh
Mục tiêu: HS xác định được ai là người sạch sẽ, gọn gàng. 
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát ưanh ở mục a SGK Đợỡ đức 1, trang 19 và xác định ai là người sạch sẽ, gọn gàng. 
HS thực hiện nhiệm vụ. 
GV mời một số HS trình bày ý kiến. 
GV kết luận: Bạn trong tranh 2 là người sạch sẽ, gọn gàng vì: tóc được chải gọn, quần áo sạch sẽ. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu những biểu hiện của sạch sẽ, gọn gàng
Mục tiêu: HS nêu được những biểu hiện của sạch sẽ, gọn gàng. 
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS nêu những biểu hiện của sạch sẽ, gọn gàng. 
GV mời một số HS lên trình bày. 
GV kết luận: Những biểu hiện của người sạch sẽ gọn gàng: chân, tay, mặt,. . . luôn sạch; tóc được chải gọn; quần áo chỉnh tề, sạch sẽ. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu những việc cần làm để sạch sẽ, gọn gàng
Mục tiêu: HS nêu được những việc cần làm để luôn sạch sẽ, gọn gàng và lợi ích của những việc làm đó. 
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh ở mục c SGK Đạo đức 1, trang 20 và trả lời các câu hỏi:
Bạn trong mỗi tranh đang làm để sạch sẽ, gọn gàng?
Những việc làm đó nên được thực hiện vào lúc nào?
Những việc làm đó có ích lợi gì?
HS thực hiện nhiệm vụ. 
GV mời một số HS đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến. 
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở rộng: Ngoài những việc làm trên, em còn biết những việc làm nào khác để luôn sạch sẽ, gọn gàng?
GV mời HS trả lời câu hỏi. 
GV kết luận:
Tranh 1: Bạn đang đánh răng, cần đánh răng ít nhất hai lần/ngày, sau khi thức dậy buổi sáng và trước khi đi ngủ. Đánh răng để cho răng không bị sâu, miệng luôn sạch. Tranh 2: Bạn đang rửa mặt. cần rửa mặt thường xuyên sau khi ngủ dậy, khi vừa đi ngoài đường về nhà để mặt luôn sạch, không bị đau mắt. . . 
Tranh 3: Bạn đang chải đầu. cần chải đầu sau khi ngủ dậy, trước khi đi học, và những lúc tóc bị rối để tóc luôn mượt, gọri và đẹp. 
Tranh 4: Bạn mặc quần áo đi học và soi gưoug. cần mặc chỉnh tề trước khi đi học, đi ra ngoài đường hay tham gia các hoạt động chung để luôn sạch sẽ, gọn gàng và đẹp. 
Tranh 5: Bạn đang thắt dây giày, cần thắt dây giày mồi khi đi giày hay khi dây giày bị tuột để đảm bảo an toàn, không bị ngã khi di chuyển. 
Tranh 6: Bạn đang rửa tay sau khi đi vệ sinh, cần rửa tay thường xuyên: trước khi ăn, sau khi đi học hoặc đi chơi về, sau khi đi vệ sinh,. . . để tay luôn sạch, phòng tránh các bệnh về đường tiêu hoá. 
Tranh 7: Bạn đang tắm. cần tắm ít nhất một lần/ngày để cơ thể sạch sẽ, thơm tho, không mắc các bệnh về da. 
Tranh 8: Bạn đang cắt (bấm) móng tay. cần cắt (bấm) móng tay khi móng tay mọc dài để tay luôn sạch, không làm xước da. 
C. Luyện tập
Hoạt động 1: Nhận xét tranh
Mục tiêu:
HS xác định được những việc không nên làm đế bản thân sạch sẽ, gọn gàng. 
HS được phát triển kỹ năng tư duy phê phán. 
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát các tranh ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 21 và nêu những việc không nên làm. Vì sao?
HS thực hiện nhiệm vụ. 
GV mời một số HS đại diện các nhóm trình bày ý kiến. 
GV kết luận: Những việc không nên làm để sạch sẽ, gọn gàng. 
+ Đùa nghịch trong vũng nước bẩn. Vì quần áo sẽ bị bẩn, nước bẩn có thể bắn vào mắt, da gây ngứa, bệnh ngoài da. 
+ Vừa đi học về, lấy tay bốc thức ăn. Vì bốc thức ăn khi chưa rửa tay sẽ dễ bị giun, sán, dễ nhiễm các bệnh về đường tiêu hoá. 
+ Bôi tay bẩn vào áo, tóc để rối, bù xù. Vì tay bẩn mà bôi lên áo sẽ làm cho áo bẩn, mất vệ sinh, tóc để rối thì không gọn gàng, sạch, đẹp. 
Lưu ý: Khi gọi các nhóm lên trình bày, có thể cho mồi nhóm nhận xét một tranh để nhiều nhóm được tham gia. Sau mồi ý kiến nhận xét của nhóm trình bày, có thể hỏi ý kiến bổ sung của các nhóm khác. 
Hoạt động 2: Xử lí tình huống
Mục tiêu:
HS có kĩ năng ứng xử phù hợp trong một số tình huống cụ thể để bản thân sạch sẽ, gọn gàng. 
HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề. 
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát các tranh tình huống ở mục b SGK Đạo đức 1, trang 22 và lựa chọn cách xử lí tình huống trong môi tranh. 
+ Tình huống 1: Trên đường đi học về, Hùng ăn kem làm dính bẩn ra tay và áo. Nếu đi cùng Hùng, em sẽ khuyên bạn như thế nào?
+ Tình huống 2: An đã bước ra cửa để đi học, tóc vẫn rối, bù xù. Chị của An nhắc: Tóc An rối kìa. Neu em là An, em sẽ làm gì?
HS thực hiện nhiệm vụ. 
GV mời một số nhóm lên trình bày cách xử lí tình huống. 
GV nêu câu hỏi mở rộng:
Theo em, cách ứng xử của nhóm bạn đã phù hợp hay chưa phù hợp?
Em có cách ứng xử nào khác không?
HS trình bày ý kiến. 
GV định hướng cách giải quyết:
+ Tình huống 1: Em nên khuyên bạn, không nên vừa đí vừa ăn ngoài đường, vì mất vệ sinh, bị bẩn tay và quần áo. 
+ Tình huống 2: An nên cảm ơn chị vì đã nhắc và vào chải tóc cho gọn gàng rồi mới đi học. 
Lưu ý:
GV có thể thay hai tình huống trong SGK bằng các tình huống khác cho phù hợp thực tế nhà trường và văn hoá địa phương. 
Tên các nhân vật trong tình huống có thể thay đổi cho phù hợp. 
Lựa chọn linh hoạt cách phân chia nhiệm vụ cho các nhóm HS. Ví dụ:
+ Cho tất cả các nhóm thực hiện lần lượt từng tình huống. 
+ Giải quyết cùng một lúc 2 tình huống bằng cách: cho một nửa số nhóm giải quyết tình huống 1, một nửa còn lại giải quyết tình huống 2. 
Có thể cho HS đóng vai để trình bày kết,quả thảo luận. 
Hoạt động 3: Thực hành
Mục tiêu: HS rèn luyện được một số kì năng tự chăm sóc bản thân để sạch sẽ, gọn gàng. 
Cách tiến hành:
GV làm mẫu hoặc cho HS xem video c,lij) VC các kĩ năng chải tóc, thắt dây giày, cắt móng tay. 
GV mời một số HS mô tả lại cách thực hiện các kĩ năng chải tóc, thắt dây giày, cắt móng tay. 
GV yêu cầu HS thực hiện các kĩ năng chải tóc, thắt dây giày, cắt móng tay theo nhóm đôi. 
HS thực hiện nhiệm vụ: một bạn làm, một bạn nhận xét và ngược lại. 
GV nhận xét, đánh giá khi HS thực hiện xong nhiệm vụ. 
Lưu ý:
GV có thể linh hoạt lựa chọn các kĩ năng chăm sóc bản thân đế sạch sẽ, gọn gàng cho phù hợp với thực tế. Ví dụ như: rửa mặt, rửa tay. 
Trong quá trình HS thực hiện, GV luôn quan sát, hướng dẫn và điều chỉnh các thao tác, hành động của HS cho đúng và đảm bảo an toàn. 
Hoạt động 4: Tự liên hệ
Mục tiêu: HS kể lại được những việc đã làm để luôn sạch sẽ, gọn gàng. 
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS chia sẻ theo nhóm đôi các câu hỏi:
Em hãy kể cho các bạn nghe về những việc em đã làm để bản thân luôn sạch sẽ, gọn gàng. 
Em cần làm thêm những việc gì để luôn sạch sẽ, gọn gàng?
HS thực hiện nhiệm vụ. 
GV mời một số nhóm lên chia sẻ trước Lớp. 
GV khen những nhóm đã làm được nhiều việc để bản thân luôn sạch sẽ, gọn gàng. 
D. Vận dụng
Vận dụng trong giờ học: Tố chức “Ngày hội sạch sẽ, gọn gàng”. 
Mục tiêu:
HS thực hiện được những việc làm để sạch sẽ, gọn gàng. 
HS được phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
Cách tiến hành: Tô chức “Ngày hội sạch sẽ, gọn gàng”:
1/ Chuẩn bị:
Hình thức và nội dung
Hình thức:
Các nội dung được diễn ra qua các cuộc thi. 
Các cuộc thi được tiến hành theo đội, mỗi đội 5 HS, tên đội do nhóm tự đặt. Các đội tự lựa chọn các thành viên tham gia từng nội dung thi. 
Nội dung:
Thi các kĩ năng (30 điểm): chải tóc, rửa tay theo quy trình, thắt dây giày. 
+ Mỗi đội cử 1 thành viên tham gia. 
+ Các đội thi cùng thực hiện qua 3 chặng: rửa tay theo quy trình, chải tóc, thắt dây giày. 
+ Thời gian tối đa cho 3 chặng thi: 10 phút. 
Mỗi kĩ năng thực hiện đúng, nhanh, sáng tạo được 10 điểm. 
Thi “Ai sạch sẽ, gọn gàng?” (60 điểm). Thời gian cho mỗi phần thi là 7 phút. + Thi trình diễn trang phục đến trường (20 điểm): HS lựa chọn trang phục đến
trường phù họp, gọn gàng, có tính thẩm mĩ và trình diễn tự nhiên, sáng tạo. 
+ Thi năng khiếu (20 điểm): HS thể hiện năng khiếu qua các tiết mục hát, múa, vẽ tranh theo chủ đề; chải, tết các kiểu tóc,. . . 
+ Thi ứng xử (20 điểm): Mỗi đội sẽ giải quyết một tình huống liên quan đến việc sạch sẽ, gọn gàng. 
Thời gian: 1 tiết. 
Địa điểm: tại Lớp học. 
Cơ sở vật chất phục vụ:
GV chuẩn bị: câu hỏi cho phần thi ứng xử; một sổ đạo cụ dự phòng như giày, lược; máy tính, âm thanh, các bản nhạc để lồng vào các phần thi và phần thưởng (nếu có) để tăng độ vui tươi và hấp dẫn cho ngày hội. 
HS chuẩn bị: giày, lược, trang phục đến trường, các đạo cụ cho phần thể hiện năng khiếu. 
2/ Tiến trình
GV ổn định lớp học, sắp xếp các khu vực cho các đội tham gia thi. 
GV giới thiệu về mục đích, ý nghĩa của ngày hội. 
GV tổ chức cho HS thực hiện/nghe/xem clip bài dân vũ “Rửa tay”. 
HS lần lượt thực hiện các nội dung thi theo kế hoạch đã được chuẩn bị. 
GV tuyên dương, trao phần thưởng (nếu có) cho các đội thắng cuộc. 
Vận dụng sau giờ học:
GV yêu cầu học sinh thực hiện những việc để bản thân luôn sạch sẽ, gọn gàng. 
HS thực hiện nhiệm vụ:
+ Kiểm tra vệ sinh cá nhân: mặt, tay, chân, quần áo, đầu tóc,. . . trước khi vào lớp. 
+ Đánh răng, rửa mặt; tắm, gội; chải tóc; chỉnh trang quần áo, giày, dép trước khi đi học, đi chơi,. . . 
GV hướng dân HS tự đánh giá băng cách thả chiêc lá hoặc cánh hoa vào “Giỏ việc tốt”. 
GV yêu cầu 1 - 2 HS nhắc lại các nhiệm vụ. 
E. Tổng kết bài học
GV gọi 1- 2 HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này?
GV hướng dẫn HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức. l, trang 23. 
GV nhận xét, đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS, nhóm HS học tập tích cực. 
Sáng thứ 3 ngày tháng năm 2020
Bài 17 gi k
(2 tiết)
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nhận biết âm và chữ cái gi, k; đánh vần, đọc đúng tiếng có mô hình âm đầu gi / k + âm chính.
Nhìn chữ, tìm đúng tiếng có âm gi (gi), âm k (cờ).
Nắm được quy tắc chính tả: k + e, ê, i / c + a, 0, ô, ơ,...
Đọc đúng bài Tập đọc Bé kể.
Biết viết các chữ gi, k và các tiếng giá (đỗ), kì (đà) (trên bảng con).
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Tiết 1
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
KIỂM TRA BÀI CŨ:
GV kiểm tra 2 HS đọc bài Ghế cả lớp viết bảng con: ghế gỗ.
GV nhận xét
DẠY BÀI MỚI
GiỚi thiệu bài: âm và chữ cái gi, k.
GV chỉ tên bài (chữ gi), nói: gi (phát âm giống di). 
GV chỉ tên bài (chữ k), nói: k (ca).. GV giải thích: Đây là âm cờ, được viết bằng chữ ca. Để khỏi lẫn với âm cờ viết bằng chữ c (cờ), ta đánh vần theo tên chữ cái là ca.
GV giới thiệu chữ K in hoa.
Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
Âm gi, chữ gi
GV đưa lên bảng lớp hình ảnh và từ giá đỗ, hỏi : Đây là gì? 
GV: Giá đỗ là một loại rau làm từ hạt đỗ nảy mầm.
GV: Trong từ giá đỗ, tiếng nào có âm gi? (Tiếng giá).
GV chỉ từ giá. 
Âm k, chữ k: GV giới thiệu hình ảnh kì đà (một loài thằn lằn cỡ to, sống ở nước, da có vảy, ăn cá); viết: kì đà. 
Luyện tập
Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có chữ gi? Tiếng nào có chữ k?) (như những bài trước)
GV chỉ từng từ, cả lớp đọc: kể, giẻ, kẻ,...
GV chỉ từng từ (in đậm), cả lớp: Tiếng kể có k. Tiếng giẻ có gi...
Quy tắc chính tả (BT 3: Ghi nhớ)
GV giới thiệu quy tắc chính tả c / k: Cả 2 chữ c (cờ) và k (ca) đều ghi âm cờ. Bảng này cho các em biết khi nào âm cờ viết là c; khi nào âm cờ viết là k.
GV chỉ sơ đồ 1: Khi đứng trước e, ê,	i, âm cờ viết là k. 
GV chỉ sơ đồ 2: Khi đứng trước các chữ khác (a, o, ô,	ơ,...),	âm cờ viết là	c. HS (cáCá nhân, cả lớp): cờ - a - ca - sắc - cá / cờ - o	- co - hỏi - cỏ / cờ	- ô - cô / cờ - ơ - cơ	- huyền -
cờ...
Tập đọc (BT 4)
GV chỉ hình ảnh mâm cỗ trong bữa giỗ; hỏi: Mâm cỗ có những món ăn gì? (Mâm cỗ có giò, xôi, gà, giá đỗ, nem, canh, món xào). GV: Các em cùng đọc bài xem bé Lê kể gì về mâm cỗ.
GV đọc mẫu.
Tiết 2
Luyện đọc từ ngữ (đánh vần, đọc trơn): bi bô, bé kể, giã giò, giá đỗ.
Luyện đọc câu
GV: Bài có 6 câu (GV đánh số TT từng câu trên bảng).
GV chỉ từng câu.
. Chỉ liền 2 câu (Đó là bé kể: Dì Kế giã giò.), liền 2 câu (Bé bi bô: “Dì... giò... ”).
).
Thi đọc đoạn, bài (theo cặp, tổ). Cuối cùng, 1 HS đọc cả bài, cả lớp đọc đồng thanh. (Chia bài làm 2 đoạn đọc: 3 câu / 3 câu).
* Cả lớp nhìn SGK, đọc lại 2 trang bài 17.
Tập viết (bảng con - BT 5)
GV vừa viết từng chữ, tiếng vừa hướng dẫn:
Chữ gi: là chữ ghép từ hai chữ g và i. Viết g trước, i sau.
Chữ k: cao 5 li; gồm 1 nét khuyết xuôi, 1 nét cong trên, 1 nét thắt và 1 nét móc ngược.
Tiếng giá (đỗ): viết gi trước, a sau, dấu sắc đặt trên a.
Tiếng kì (đà): viết k trước, i sau, dấu huyền đặt trên i.
Củng cố, dặn dò: gọi hs đọc lại bài đã học.Về nhà luyện viết chữ.gi,k
HS viết bảng con
HS (cá nhân, cả lớp): gi.
HS: ca
HS quan sát
-Giá đỗ
-HS nhận biết: gi, a, dấu sắc; đọc: giá. Cả lớp: giá.
-Phân tích tiếng giá. / HS (cá nhân, tổ, cả lớp): gi - a - gia - sắc - giá / giá đỗ.
HS nhận biết: Tiếng kì có âm k (ca). /Phân tích tiếng kì: có âm k (ca), âm i và dấu huyền đứng trên i. / Đánh vần, đọc trơn: ca - i - ki - huyền - kì / kì đà.
-HS trao đổi nhóm đôi: tìm tiếng có gi, có k; làm bài trong VBT; báo cáo.
HS nói thêm tiếng có gi (gian, giàn, giao, giáo,...); có k (kì, kê, kém, kiên,...).
HS (cá nhân, cả lớp):ca - e - ke
- hỏi - kẻ / ca - ê - kê - hỏi - kể / ca - i - ki -	huyền - kì.
HS (cá nhân, cả lớp) nhìn sơ đồ, nói lại quy tắc chính tả: k + e, ê, i / c + a, o, ô, ơ,. ..
HS cả lớp đọc thầm, rồi đọc thành tiếng (1 HS, cả lớp)
Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2-3 câu ngắn) (cá nhân, từng cặp).
HS đọc: gi, k, giá đỗ, kì đà. đà.
HS theo dõi, quan sát
HS viết: gi, k (2 lần). Sau đó viết: giá (đỗ), kì (đà).
Tự nhiên và xã hội
BÀI 4. LỚP HỌC CỦA EM ( 3 tiết )
I.MỤC TIÊU
* Về nhận thức khoa học:
 - Nói được tên lớp học và một số đồ dùng có trong lớp học .
 - Xác định được các thành viên trong lớp học và nhiệm vụ của họ .
 - Kể được tên các hoạt động chính trong lớp học ; nêu được cảm nhận của bản thân khi tham gia các hoạt động đó .
 * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
 - Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về lớp học , các thành viên và hoạt động trong lớp học . - Biết cách quan sát , trình bày ý kiến của mình về lớp học , hoạt động ở lớp học .
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
- Làm được những việc phù hợp để giữ lớp học sạch , đẹp . 
- Thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng cẩn thận , đúng cách đồ dùng học tập trong lớp
.II. CHUẨN BỊ:
 - Các hình trong SGK . - VBT Tự nhiên và Xã hội 1 .
 - Phiếu tự đánh giá cá nhân .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
 Giới thiệu lớp học của em 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (3 phút)
- Ổn định: GV cho HS nghe và hát theo lời bài hát : Lớp chúng mình
 ? Bài hát nói với em điều gì về lớp học
- Hát
- Giới thiệu bài:
+ Bài hát nói đến tình cảm và sự đoàn kết giữa các thành viên trong lớp . Hôm nay , chúng ta sẽ tìm hiểu và chia sẻ về lớp học của mình . 
.
- Lắng nghe
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)
Hoạt động 1. Tìm hiểu lớp học của bạn An 
* Mục tiêu 
- Kể được tên các thành viên và đồ dùng trong lớp học bạn An . Biết cách quan sát , trình bày ý kiến của mình về các thành viên và đồ dùng trong lớp học . 
* Cách tiến hành:
Bước 1 : Làm việc theo cặp
 - HS quan sát các hình ở trang 28 , 29 trong SGK 
GV hỏi: + Lớp bạn An có những ai ? Họ đang làm gì ? 
+ Trong lớp có những đồ dùng gì ? Chúng được sắp đặt như thế nào ? 
Bước 2 : Làm việc cả lớp
GV yêu cầu đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp . 
HS khác nhận xét , bổ sung câu trả lời . 
-HS quan sát
-HS tìm hiểu và làm việc theo cặp
-Đại diện trình bày kết quả
+ Lớp bạn An có thầy / cô giáo và các bạn HS . Thầy / cô giáo hướng dẫn HS học tập , HS hát , vẽ , ...
 + Trong lớp bạn An có nhiều đồ dùng như : bảng , bàn ghế GV và HS , quạt trần , tủ đồ dùng , ... 
* GV kết luận hoàn thiện các câu trả lời.
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng.
*Mục tiêu: 
Nêu được tên lớp học và một số đồ dùng trong lớp học của mình . 
- Xác định được các thành viên trong lớp học và nhiệm vụ của họ . 
- Đặt được các câu hỏi đơn giản về lớp học và các thành viên trong lớp học . 
Hoạt động 2 : Giới thiệu về lớp học của mình
* Cách tiến hành
 Bước 1 : Làm việc theo cặp
 - Yêu cầu HS giới thiêu về lớp học HS đặt câu hỏi , HS kia trả lời . GV hướng dẫn HS đặt câu hỏi:
+ Nêu tên lớp học của chúng mình .
+ Lớp học có những đồ dùng gì ? Chúng được sắp đặt như thế nào ? 
+ Nói về các thành viên trong lớp học ( tên và nhiệm vụ chính của họ ) . 
HS giới thiệu với bạn về lớp học của mình.
+ HS thay nhau hỏi và trả lời
-Hai thành viên chính trong lớp học là GV và HS , Nhiệm vụ chính của GV là dạy học , nhiệm vụ chính của HS là học tập 
Bước 2 : Làm việc cả lớp
 -GV yêu cầu đại diện một số cặp lên hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp . HS khác nhận xét , bổ sung . GV bình luận , hoàn thiện các hỏi và câu trả lời của HS . 
- GV hỏi cả lớp : Các em đã làm gì để giữ gìn đồ dùng trong lớp học ?
 - Một số HS trả lời , HS khác bổ sung 
 -GV gợi ý và hoàn thiện câu trả lời . 
- HS làm yêu cầu 1 , 2 của Bài 4 ( VBT ) . 
HS thay nhau hỏi và trả lời
-Đế giữ đồ dùng trong lớp học , HS sắp xếp đồ dùng đúng chỗ ; lau chùi và bảo quản đồ dùng , không viết , vẽ bậy lên đồ dùng , sử dụng đồ dùng đúng cách ; ... 
-HS làm Bài tập
- GV kết hợp với HS nhận xét phần giới thiệu
GDTC: 
Bài 3: DÀN HÀNG NGANG, DỒN HÀNG NGANG.
(3 tiết)
I. Mục tiêu bài học
1.Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:
- Tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.
- Tích cực tham gia các trò chơi vận động và có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi.
2. Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự xem trước cách thực hiện dàn hàng ngang và dồn hàng ngang trong sách giáo khoa. 
- Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi.
2.2. Năng lực đặc thù:
- NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.
- NL vận động cơ bản: Biết khẩu lệnh và cách thực hiện dàn hàng ngang và dồn hàng ngang.
Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện. Thực hiện được dàn hàng ngang và dồn hàng ngang. 
II. Địa điểm – phương tiện 
- Địa điểm: Sân trường 
- Phương tiện: 
+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phụ thể thao, còi phục vụ trò chơi. 
+ Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.
 III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu. 
- Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt (tập thể), tập theo nhóm.
IV. Tiến trình dạy học
Nội dung
LV Đ
Phương pháp, tổ chức và yêu cầu
Hoạt động GV
Hoạt động HS
I. Phần mở đầu
Nhận lớp
Khởi động
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối,... 
- Trò chơi “ nhảy đúng nhảy nhanh”
II. Phần cơ bản:
Hoạt động 1
* Kiến thức.
- Dàn hàng ngang
- Dồn hàng ngang
*Luyện tập
Tập đồng loạt
Tập theo tổ nhóm
Thi đua giữa các tổ
* Trò chơi “lò cò tiếp sức”, “ đứng ngồi theo lệnh”.
Hoạt động 2
*Kiến thức
Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
*Luyện tập
Hoạt động 3
*Kiến thức
Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
*Luyện tập
III.Kết thúc
* Thả lỏng cơ toàn thân. 
* Nhận xét, đánh giá chung của buổi học. 
 Hướng dẫn HS Tự ôn ở nhà
* Xuống lớp
5 – 7’
2 x 8 N
16-18’
2 lần 
4 lần 
1 lần 
3-5’
4- 5’
Gv nhận lớp, thăm hỏi sức khỏe học sinh phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
- Gv HD học sinh khởi động.
- GV hướng dẫn chơi
Cho HS quan sát tranh
Hô khẩu lệnh và thực hiện động tác mẫu
GV làm mẫu động tác kết hợp phân tích kĩ thuật động tác.
- GV hô - HS tập theo Gv.
- Gv quan sát, sửa sai cho HS.
- Yc Tổ trưởng cho các bạn luyện tập theo khu vực.
- GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ.
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi. 
- Cho HS chơi thử và chơi chính thức. 
- Nhận xét tuyên dương và sử phạt người phạm luật
Nhắc lại cách dàn hàng ngang, dóng hàng, dóng.
Tổ chức giảng dạy như hoạt động 1
Nhắc lại cách dàn hàng ngang, dóng hàng, dóng.
Tổ chức giảng dạy như hoạt động 1
- GV hướng dẫn
- Nhận xét kết quả, ý thức, thái độ học của hs.
- VN ôn bài đã học và chuẩn bị bài sau. 
Đội hình nhận lớp 
 - Cán sự tập trung lớp, điểm số, báo cáo sĩ số, tình hình lớp cho GV.
- Đội hình HS quan sát tranh
HS quan sát GV làm mẫu
- Đội hình tập luyện đồng loạt. 
ĐH tập luyện theo tổ
 GV 
- Từng tổ lên thi đua - trình diễn 
€€€€ ----------
€€€€ ----------
 €
HS thực hiện thả lỏng
- ĐH kết thúc
Buổi chiều thứ 3 Ngày tháng năm 2020
Bài 18	kh m
(2 tiết)
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Nhận biết âm và chữ cái kh, m; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có kh, m.
Nhìn chữ, tìm đúng tiếng có âm kh, âm m.
Đọc đúng bài Tập đọc Đo bẻ.
Biết viết trên bảng con các chữ và tiếng: kh, m, khế, me.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
 Tiết 1
KIỂM TRA BÀI CŨ
2 HS đọc bài Tập đọc Bé kể (bài 17).
DẠY BÀI MỚI
Giới thiệu bài: GV chỉ tên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_sach_canh_dieu_tuan_4_nam_hoc_2020_2021.doc