Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Tuần 11 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Tám

Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Tuần 11 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Tám

TUẦN 11: GIỜ HỌC, GIỜ CHƠI

SINH HOẠT DƯỚI CỜ :

HỘI DIỄN VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG VIỆT NAM 20/11

I. MỤC TIÊU:

 Sau hoạt động, HS có khả năng:

 - HS tham gia các tiết mục văn nghệ trong ngày hội diễn một cách vui vẻ, tự giác.

II. CHUẨN BỊ:

 Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

 - Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:

 + Ổn định tổ chức.

 + Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ

 + Đứng nghiêm trang

 + Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca

 + Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ.

 + Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.

 - GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:

 + Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.

 + Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.

 + Một số hoạt động của tiết chào cờ:

 * Thực hiện nghi lễ chào cờ

 * Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần

 * Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

 * Góp phần giáo dục một số nội dung : AN toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.

 * Gợi ý cách tiến hành

 - Nhà trường tổ chức hội diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 theo kế hoạch.

 - Đại diện các lớp biểu diễn các tiết mục đã chuẩn bị.

 - HS theo dõi chương trình hội diễn.

 

doc 37 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 3830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Tuần 11 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Tám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 11
(Từ ngày 16/11/2020 Đến 20/11/2020)
Thứ,
ngày tháng năm
Buổi
Tiết
Môn
Tiết
CT
Tên bài dạy
Tên
ĐDDH
Hai
16/11
2020
Sáng
1
HĐTN
31
SHDC: Hội diễn văn nghệ chào mừng 20/11
ND: SHDC
2
Tiếng Việt
121
Bài 52: um up
3
Tiếng Việt
122
Bài 52: um up
4
Toán
31
Phép trừ trong phạm vi 6 (tiết 1)
T.số, T. dấu
Chiều
1
Đạo đức
11
Bài 6: Em tự giác làm việc của mình (tiết 1)
Tranh, ảnh
2
Ô.L (TViệt)
51
Ôn luyện bài 52
3
Âm nhạc
11
GVBM
Ba
17/11
2020
Sáng
1
Tiếng Việt
123
Bài 53: uôm 
2
Tiếng Việt
124
Bài 53: uôm 
3
TN &XH
21
Bài 6: Noi em sống (tiết 3)
Tranh, ảnh
4
TViệt (T. viết)
125
Tập viết (sau bài 52, 53)
Chiều
1
Ô.L (Toán)
21
Ôn tiết 31
2
Ô.L (TViệt)
52
Ôn luyện Bài 53
3
Ô.L (TViệt)
53
Ôn luyện Bài 53
Tư
18/11
 2020
Sáng
1
Tiếng Việt
126
Bài 54: ươm ươp
2
Tiếng Việt
127
Bài 54: ươm ươp
3
Toán
32
Phép trừ trong phạm vi 6 (tiết 2)
T.số, T. dấu
4
Ô.L (TViệt)
54
Ôn luyện bài 54
Chiều
1
HĐTN
32
HĐGD: Giờ học, giờ chơi
Tranh,ảnh
2
Mĩ thuật
11
GVBM
3
GDTC
21
GVBM
Năm
19/11
2020
Sáng
1
Tiếng Việt
128
Bài 55: an at
2
Tiếng Việt
129
Bài 55: an at
3
TN & XH
22
Bài 7: T/hành q/sát cuộc song x/quanh (t1)
Tranh, ảnh
4
Toán
33
Luyện tập
T.số, T. dấu
Chiều
1
TViệt (T.viết)
130
Tập viết (sau bài 54, 55)
2
Ô.L (TViệt)
55
Ôn luyện bài 55
3
Ô.L (Toán)
22
Ôn tiết 32,33
Sáu
20/11
2020
Sáng
1
Tiếng Việt
131
Bài 56: Kể chuyện Sói và Sóc
2
Tiếng Việt
132
Bài 57: Ôn tập
3
GDTC
22
GVBM
4
HĐTN
33
SHL: 
ND: SHL
Ngày dạy: Sáng Thứ hai, ngày 16/ 11/ 2020
Môn: Hoạt động trải nghiệm
Tiết 1 – Tiết CT 31
TUẦN 11: GIỜ HỌC, GIỜ CHƠI
SINH HOẠT DƯỚI CỜ : 
HỘI DIỄN VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG VIỆT NAM 20/11
I. MỤC TIÊU: 	
 Sau hoạt động, HS có khả năng: 
 - HS tham gia các tiết mục văn nghệ trong ngày hội diễn một cách vui vẻ, tự giác.
II. CHUẨN BỊ:
 Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
 - Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:
 + Ổn định tổ chức.
 + Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
 + Đứng nghiêm trang
 + Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
 + Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ.
 + Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
 - GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
 + Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
 + Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
 + Một số hoạt động của tiết chào cờ: 
 * Thực hiện nghi lễ chào cờ
 * Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
 * Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
 * Góp phần giáo dục một số nội dung : AN toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
 * Gợi ý cách tiến hành
 - Nhà trường tổ chức hội diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 theo kế hoạch. 
 - Đại diện các lớp biểu diễn các tiết mục đã chuẩn bị.
 - HS theo dõi chương trình hội diễn.
Môn: Tiếng Việt
Tiết 2 + 3 – Tiết CT 121 + 122
Bài 52: um up
I. MỤC TIÊU:
 - Nhận biết các vần um, up; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần um, up.
 - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần um, vần up.
 - Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Bà và Hà.
 - Viết đúng các vần um, up và các tiếng chum, búp (bê) (trên bảng con).
II. CHUẨN BỊ: 
 - Tranh ảnh để minh họa cho các từ ngữ
 - 4 thẻ viết từ ngữ ở BT đọc hiểu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV cho HS đọc lại các âm ,vần, từ ngữ đã học.
 - GV nhận xét.
3. Bài mới:
 ** Giới thiệu bài: vần um, vần up.
 ** Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
 + Dạy vần um
 - Cho HS đọc từng chữ u, m, vần um. 
 * Phân tích vần um. 
 - Đánh vần: u - mờ - um / um.
 - Cho HS nói: chum. / Phân tích tiếng chum. 
 - Đánh vần: chờ - um - chum / chum. 
 - Đánh vần, đọc trơn lại: u - mờ - um / chờ - um - chum / chum.
 + Dạy vần up (như vần um)
 - Đánh vần, đọc trơn: u - pờ - up / bờ - up - bup - sắc - búp / búp bê.
 * Củng cố: HS nói 2 vần mới học: um, up, 2 tiếng mới học: chum, búp.
 ** Luyện tập
 * Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần um? Tiếng nào có vần up?)
 - Cho HS đọc (cá nhân, cả lớp) đọc từng từ ngữ dưới hình: chùm nho, cúp, tôm hùm,...
 - GV giải nghĩa: cúp (đồ mĩ nghệ, dùng làm giải thưởng trong thi đấu thế thao); mũm mĩm (béo và tròn trĩnh, trông thích mắt).
 - Cho HS tìm tiếng có vần um, vần up, nói kết quả.
 - GV chỉ từng từ , Cả lớp: Tiếng chùm (nho) có vần um. Tiếng cúp có vần up,...
 - Cho HS nói thêm 3- 4 tiếng ngoài bài có vần um (chụm, cúm, khum, trùm, xúm,...); vần up (chụp, đúp, húp, núp,...).
 ** Tập viết (bảng con - BT 4)
a) Cả lớp nhìn bảng đọc các vần, tiếng: um, up, chum, búp bê.
 b)Viết vần: um, up
 - GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn. Chú ý chiều cao các con chữ (2 li), nối nét giữa u và m. 
 Làm tương tự với van up (p cao 4 li).
 - Cho HS viết: um, up (2 lần)
 - Viết: chum, búp (bê) (t/tự như b) 
 - GV viết mẫu, hướng dẫn: Viết ch trước (h cao 5 li), vần um sau. / Viết chữ b (cao 5 li), van up sau, dấu sắc đặt trên u.
 - GV cùng HS nhận xét
- HS hát
- HS đọc lại các âm ,vần, từ ngữ đã học.
- HS đọc
- HS phân tích
- HS đánh vần
- HS nói
- HS đánh vần
- HS đánh vần, đọc trơn
- HS thực hiện
- HS nói
- HS đọc (cá nhân, cả lớp) đọc từng từ ngữ dưới hình: chùm nho, cúp, tôm hùm,...
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS tìm, nêu kết quả: vần um (chụm, cúm, khum, trùm, xúm,...); vần up (chụp, đúp, húp, núp,...).
- HS đọc
- HS theo dõi và lắng nghe
- HS viết ở bảng con: um, up (2 lần)
- HS viết: chum, búp (bê).
Tiết 2
 ** Tập đọc (BT 3)
 - GV giới thiệu bài Bà và Hà kể về bạn Hà chăm chỉ giúp bà làm nhiều việc.
 - GV đọc mẫu. Sau đó, hỏi: Bà nói: “Hà của bà ngộ quá! Em hiểu “ngộ quá ” là thế nào? 
 + Luyện đọc từ ngữ:
 - GV giải nghĩa: tủm tỉm (cười không mở miệng, chỉ cử động đôi môi một cách kín đáo).
 + Luyện đọc câu: GV: Bài có 6 câu. / GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ.
 + Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân / từng cặp).
 - Cho HS tìm, đọc tiếng trong bài có vần um: um tùm, tủm (tỉm); up: giúp, búp (bê).
 - Cho HS thi đọc tiếp nối 2 đoạn (mồi đoạn 3 câu); thi đọc cả bài. (Quy trình đã hướng dẫn),
 + Tìm hiểu bài đọc
 - GV nêu yêu cầu; chỉ từng từ ngữ cho cả lớp đọc.
 - Cho HS làm bài trên VBT. /1 HS nói kết quả (GV giúp HS ghép từ ngữ trên bảng lớp). Cả lớp đọc lại: a - 2) Hà chăm chỉ giúp bà. / b - 1) Bà ngắm Hà, tủm tỉm.
 - GV: Những việc làm nào của Hà cho thấy Hà rất chăm chỉ? 
 - GV: Qua bài đọc, em thấy bạn Hà có đức tính gì đáng quý?
4. Củng cố, dặn dò: 
 - GV cho HS đọc lại bài và học
 - GV dặn HS về nhà xem trước bài 53 (uôm).
 - Nhận xet tiết học.
- HS lắng nghe
- Nom Hà rất hay, ngộ nghĩnh và đáng yêu.
- HS luyện đọc chăm chỉ, giúp, xếp đồ, um tùm, chữa mũ, búp bê, ngắm, chăm chú, tủm tỉm, ngộ quá
- HS thực hiện
- HS thực hiện đọc nối tiếp
- HS thực hiện
- HS thực hiện thi đọc nối tiếp
- HS thực hiện
- HS thực hiện ghép từ ngữ trên bảng lớp
 - Hà giúp bà xếp đồ ở tủ, nhổ đám cỏ um tùm ở ngõ, giúp bà xâu kim.
- Hà chăm chỉ, ngoan ngoãn giúp bà làm nhiều việc trong nhà để bà đỡ vất vả.
- HS đọc lại bài và học
Môn: Toán
Tiết 4 – Tiết CT 31
Bài: Phép trừ trong phạm vi 6 (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
 - Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
 - Biết cách tìm kết quả một phép trừ trong phạm vi 6.
 - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một sổ tình huống gắn với thực tế.
 - Phát triến các NL toán học:NL giải quyết vấn đề, toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
II. CHUẨN BỊ:
 - Các que tính, các chấm tròn.
 - Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 6.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV cho HS làm bài vào bảng con, bảng lớp.
 - GV nhận xét.
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài
 - Cho HS quan sát bức tranh trong SGK- Nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh liên quan đến phép trừ. Chẳng hạn:
 + Có 4 cái bánh. An ăn 1 cái bánh. Còn lại bao nhiêu cái bánh?
+ Ngồi quanh bàn có 5 bạn, 2 bạn đã rời khỏi bàn. Còn lại bao nhiêu bạn?
 - GV làm tương tự với tình huống: Có 5 cốc nước cam. Đã uống hết 3 cốc. Còn lại 2 cốc chưa uống.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
 - GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt các thao tác sau:
 - GV để biết còn lại bao nhiêu con chim (hay chấm tròn) ta thực hiện phép trừ 6 - 4.
 - GV cho HS thực hiện tương tự với tình huống “cốc nước cam” và nói kết quả phép trừ 5 - 3 = 2.
 * Củng cố kiến thức mới.
 - GV nêu một số tình huống khác.
- HS hát
- HS thực hiện:
 3 – 1 = 3 – 2 = 2 – 1 = 
 4 – 1 = 4 – 2 = 3 – 1 =
- HS thực hiện lần lượt các hoạt động (theo cặp hoặc nhóm bàn):
- HS quan sát bức tranh trong SGK - Nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh liên quan đến phép trừ. Chẳng hạn:
- HS đếm rồi nói: Còn 3 cái bánh.
- HS đếm rồi nói: Còn lại 3 bạn đang ngồi quanh bàn.
- HS chia sẻ trước lóp: đại diện một số bàn, đứng tại chỗ hoặc lên bảng, thay nhau nói một tình huống có phép trừ mà mình quan sát được.
6 – 4 = 2 5 – 3 = 2
- HS quan sát tranh vẽ “chim bay” trong khung kiến thức.
HS nói: 6 - 4 = 2.
- HS thực hiện tương tự với tình huống “cốc nước cam” và nói kết quả phép trừ 5 - 3 = 2.
- HS đặt phép trừ tương ứng
 - GV hướng dẫn HS tìm kết quả phép trừ theo cách vừa học rồi gài kết quả vào thanh gài.
 - Cho HS tự nêu tình huống tương tự rồi đố nhau đưa ra phép trà (làm theo nhóm bàn).
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1: Số?
 - Cho HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài (HS cỏ thể dùng các chấm tròn và thao tác đếm lùi để tìm kết quả phép tính).
Bài 2: Tính 
Cá nhân HS tự làm bài 2: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài.
Bài 3: Số?
- Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe một tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lóp.
Ví dụ: Có 3 miếng bánh. Chú chuột ăn mất 1 miếng bánh. Hỏi còn lại mấy miếng bánh? Phép tính tương ứng là: 
3 - 1 = 2 
 - GV khuyến khích HS tập kể chuyện theo mỗi phép tính để thành một câu chuyện.
D. Hoạt động vận dụng
 - GV yêu cầu HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6.
4. Củng cố, dặn dò:
 - Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6 để hôm sau chia sẻ với các bạn.
 - Nhận xét tiết học.
- HS tìm kết quả phép trừ theo cách vừa học rồi gài kết quả vào thanh gài.
- HS thực hiện
1. Số?
4 – 3 = ? 6 – 1 = ?
6 – 3 = ? 5 – 4 = ?
HS đổi vở, đặt và trả lời câu hỏi để kiểm tra các phép tính đã thực hiện. 
- HS chia sẻ trước lớp.
2. Tính:
Cá nhân HS tự làm bài 2
2 – 1 = 4 – 2 = 4 – 4 =
3 – 2 = 4 – 1 = 5 – 5 =
5 – 1 = 6 – 5 = 6 – 6 =
3. Số?
- HS quan sát tranh. 
- HS chia sẻ trước lóp.
- HS nói: Phép tính tương ứng là: 
3 - 1 = 2.
- HS làm tương tự với các trường hợp còn lại.
- HS tập kể chuyện theo mỗi phép tính để thành một câu chuyện.
- HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6.
- HS trả lời
Ngày dạy: Chiều Thứ hai, ngày 16/ 11/ 2020
Môn: Đạo đức
CHỦ ĐỀ: TỰ GIÁC LÀM VIỆC CỦA MÌNH
Tiết 1 – Tiết CT 11 
Bài 6: Em tự giác làm việc của mình
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU:
 Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:
 - Nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà, ở trường.
 - Giải thích được vì sao phải tự giác làm việc của mình.
 - Tự giác làm việc của mình ở nhà, ở trường.
II. CHUẨN BỊ:
 - Sách giáo khoa Đạo đức 1.
 - Một số đạo cụ để đóng vai.
 - Giẻ lau bảng, chổi, ki hốt rác,...
 - Mầu “Giỏ việc tốt”.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1 – Tiết CT 11 
A. Khởi động
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV hỏi: Khi bị ốm em sẽ hói với ai?
 - Em đã tự chăm sóc bản mình như thế nào?
 - GV nhận xét.
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài
 - GV tổ chức cho HS chơi trò “Nhìn hành động, đoán việc làm”.
Cách chơi:
+ HS tham gia chơi được chia thành 2 đội (mồi đội 5 HS). Những HS còn lại làm cổ động viên.
+ Lần lượt mỗi thành viên của hai đội mô phỏng thao tác hành động khi thực hiện một việc gì đó (quét nhà, rửa bát, lau bàn,...). Đội kia quan sát và đoán đúng việc làm mà đội bạn vừa mô phỏng.
Luật chơi:
+ Mỗi lần đoán đúng một hành động, việc làm được 1 điểm.
+ Đội sau không được lặp lại hành động mà đội trước đã thực hiện.
+ Đội nào có tổng số điểm cao hơn, đội đó chiến thang..
 - GV nhận xét và giới thiệu bài mới.
B. Khám phá
Hoạt động 1: Tìm hiểu những việc cần tự giác làm ở nhà và ở trường
 * Cách tiến hành:
 - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát tranh ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 30 và nêu những việc các bạn trong tranh đang làm.
 - GV gợ ý và gọi một số HS mô tả việc làm mà các bạn trong tranh đang thực hiện.
 - GV yêu cầu HS làm việc nhóm và đại diện trả lời câu hỏi:
 + Theo em, các bạn trong tranh cảm thấy như thế nào sau khi tự giác làm việc của mình?
 + Em nên tự giác làm những việc nào?
 + Vì sao em nên tự giác làm việc của mình?
 * GV kết luận: Em cần tự giác làm việc của mình để không làm phiền người khác, mang lại niềm vui cho mình và được mọi người quý trọng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các cách để làm tốt việc của mình	
 * Cách tiên hành:
 - GV yêu cầu HS quan sát tranh ở mục b SGK Đạo đức 1, trang 31, thảo luận nhóm để nêu một số cách làm tốt việc của mình.
 - GV mời một số nhóm lên trả lời; Các nhóm khác trao đổi bổ sung.
 - GV kết luận: Để làm tốt việc của mình em có thể:
 + Cùng làm việc với bạn.
 + Cùng làm việc với người lớn.
 + Tự làm việc, có sự giám sát của người lớn.
 + Nhìn người lớn làm và bắt chước theo.
 + Nhờ người lớn hướng dẫn và giúp đỡ.
- HS hát
- HS trả lời
- HS chia sẻ
- HS lắng nghe GV hướng dẫn chơi
- HS tham gia chơi được chia thành 2 đội (mồi đội 5 HS).
- HS thực hiện trò chơi
- HS hai đội mô phỏng thao tác hành động khi thực hiện một việc gì đó (quét nhà, rửa bát, lau bàn,...). Đội kia quan sát và đoán đúng việc làm mà đội bạn vừa mô phỏng.
- HS quan sát, mô tả việc làm mà các bạn trong tranh đang thực hiện
- HS mô tả việc làm mà các bạn trong tranh đang thực hiện:
+T1: Bạn đang đánh răng.
+T2: Bạn đang gấp chăn.
+T3: Bạn đang xếp sách vở vào cặp sách ở lớp học.
+T4: Bạn đang cầm chổi đế quét lớp.
+5: Hai bạn đang xếp khay bát ra xe đẩy sau khi ăn xong.
+T6: Bạn đang sắp xếp lại sách vở trên bàn học ở nhà.
- HS đại diện nhóm và trả lời câu hỏi:
- HS trả câu hỏi, HS khác nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh
- HS thảo luận nhóm chia sẻ một số cách làm tốt việc của mình 
- Chia sẻ trước lớp
Tiết 2 – Tiết CT 12
(Dạy ở tuần 12) 
C. Luyện tập
Hoạt động 1: Đóng vai xử lí tình huống
 * Cách tiến hành:
 - GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát các tranh tình huống ở mục a SGK Đạo đức 1 trang 31, 32 và nêu nội dung tình huống trong mỗi tranh.
 - GV mô tả tình huống:
 + Nội dung tình huống 1: Việt đến nhà Minh để cùng học bài. Thấy Minh đang bọc vở, Việt bảo: Tớ bọc vở hộ cậu, còn cậu làm bài cho tớ. Minh sẽ ứng xử như thế nào?
 + Nội dung tình huống 2: Hai chị em Hạnh được mẹ phân công: Hạnh quét nhà, chị rửa cốc. Vì mải xem phim nên Hạnh nhờ chị làm hộ. Chị của Hạnh sẽ ứng xử như thế nào?
 - GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai một tình huống theo câu hỏi: Nếu em là bạn trong mồi tình huống, em sẽ làm gì?
 - GV mời các nhóm lên đóng vai thể hiện cách ứng xử.
 - GV nêu câu hội thảo luận sau mỗi tình huống đóng vai:
 + Theo em, cách ứng xử của bạn trong tình huống phù họp hay chưa phù hợp?
 + Em có cách ứng xử nào khác không?
 - GV định hướng cách giải quyết:
 + Tình huống 1: Em nên từ chối lời đề nghị của Việt và khuyên Việt nên tự làm bài tập của mình, không nên nhờ người khác làm hộ.
 + Tình huống 2: Em khuyên Hạnh nên tự quét nhà trước, sau đó mới xem ti vi.
Hoạt động 2: Tự liên hệ
 * Cách tiến hành:
 - GV yêu cầu HS chia sẻ theo nhóm đôi các câu hỏi:
 + Em hãy kể cho các bạn nghe về những việc em đã tự giác làm.
 + Em cảm thấy như thế nào khi tự giác làm việc của mình?
 - GV mời một số em lên chia sẻ trước lớp.
 - GV tuyên dương, động viên các bạn đã tự giác làm được nhiều việc ở nhà và ở trường.
(Tiết 3 – Tiết CT 13)
(Dạy ở tuần 13)
Hoạt động 3: Thực hành
 * Cách tiến hành:
 - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS: sắp xếp bàn ghế, lau bảng, sắp xếp khu vực tủ sách của lớp.
 - GV luôn quan sát, hướng dẫn và điều chỉnh các thao tác, hành động của các em cho đúng và đảm bảo vệ sinh cá nhân.
 - GV hướng dẫn HS bình chọn, nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.
 ** Vận dụng
 + Vận dụng trong giờ học:
 - GV giao nhiệm vụ cho nhóm HS: xây dựng kế hoạch chăm sóc bồn hoa, cây cảnh của lớp.
 + Vận dụng sau giờ học:
 - GV yêu cầu học sinh thực hiện những việc cần tự giác làm trong học tập, sinh hoạt hằng ngày ở nhà, ở trường.
.- GV hướng dẫn HS tự đánh giá bằng cách: Thả chiếc lá hoặc cánh hoa vào “Giỏ việc tốt”.
 - GV yêu cầu 1 - 2 HS nhắc lại các nhiệm vụ.
4. Củng cố, dặn dò:
 - GV gọi 1 - 2 HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này?
 - GV tóm tắt lại nội dung chính của bài: Em hãy tự làm những việc của mình trong học tập vả sinh hoạt hằng ngày, không nên ỷ lại vào người khác. Khi tự giác làm việc của mình, em sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.
 - GV hướng dần HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 33.
 - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dưong những HS, nhóm HS học tập tích cực.
- HS quan sát tranh
- HS nêu nội dung của mỗi tình huống
- HS thảo luận, chuẩn bị đóng vai theo sự phân công.
-HS đóng vai
- HS trình bày ý kiến:
+ Tình huống 1: Em nên từ chối lời đề nghị của Việt và khuyên Việt nên tự làm bài tập của mình, không nên nhờ người khác làm hộ.
 + Tình huống 2: Em khuyên Hạnh nên tự quét nhà trước, sau đó mới xem ti vi.
- HS làm việc , chia sẻ trong nhóm đôi
- HS kể cho các bạn nghe về những việc em đã tự giác làm.
- HS chia sẻ trước lớp
- HS thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công
- HS tham gia bình chọn
- HS thảo luận để phân công nhiệm vụ, thời gian thực hiện, cách tiến hành,... chăm sóc bồn hoa, cây cảnh của lớp.
- HS vận dụng thực hành
- HS ghi nhớ và thực hiện nhiệm vụ
+ Cùng bạn chăm sóc bồn hoa, cây cảnh của lớp.
+ Hằng ngày, tụ giác làm việc của mình ở nhà và ở trường: học tập, trực nhật lớp; làm việc nhà phù hợp với khả năng.
+ Nhắc nhở bạn tự giác làm việc của mình
- HS trả lời
- Lắng nghe, ghi nhớ
- HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 33.
Môn: Âm nhạc
Tiết 3
(GVBM)
Ngày dạy: Sáng Thứ ba, ngày 17/ 11/ 2020
Môn: Tiếng Việt
Tiết 1 + 2 – Tiết CT 123 + 124
Bài 53: uôm
I. MỤC TIÊU:
 - Nhận biết vần uôm; đánh vần, đọc đúng tiếng có vần uôm.
 - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần uôm.
 - Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Quạ và chó.
 - Viết đúng các vần uôm và các tiểng buồm, (quả) muỗm (trên bảng con).
II. CHUẨN BỊ:
 - Tranh ảnh để minh họa cho các từ ngữ
 - 4 thẻ viết từ ngữ ở BT đọc hiểu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
 - GV cho vài HS đọc lại bài Bà và Hà (bài 52); HS trả lời câu hỏi: Em học được ở bạn Hà những đức tính gì?
 - GV nhận xét.
3. Bài mới:
 ** Giới thiệu bài: vần uôm.
 ** Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
 - Cho HS nhận biết: uô, m; đọc: uôm. 
 - Phân tích vần uôm. 
 - Đánh vần: uô - mờ - uôm / uôm.
 - Cho HS nói: buồm. / Phân tích tiếng buồm. Đánh vần: bờ - uôm - buôm - huyền - buồm / buồm.
 - Đánh vần, đọc trơn: uô - mờ - uôm / bờ - uôm - buôm - huyền - buồm / buồm.
* Củng cố: HS nói vần mới học: uôm, tiếng mới học: buồm.
 ** Luyện tập
 * Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần uôm? Tiếng nào có vần um?)
 - GV chỉ từng từ. 
 - Giải nghĩa: quả muôm (quả giống xoài nhưng nhỏ hơn, có vị chua); sum họp (tụ họp ở một chỗ một cách vui vẻ); um tùm (cây cối rậm rạp, dày đặc - cây cối um tùm trái nghĩa với thưa thớt), nhuộm (làm cho màu thấm đều vào vải và được giữ lại).
 - Cho HS tìm tiếng có vần uôm, vần um. 
 - GV chỉ từng tiếng, cả lớp đọc: Tiếng (quả) muỗm có vần uôm... Tiếng sum có vần um,...
 - Cho HS tìm tiếng ngoài bài có vần uôm. 
 ** Tập viết (bảng con - BT 4)
 - GV yêu cầu HS nhìn bảng đọc các vần, tiếng: uôm, buồm, quả muôm.
 - Cho 1 HS đọc, nói cách viết vần uôm. 
 - Cho 1 HS đọc, nói cách viết chữ ghi tiếng: buồm (viết b trước - cao 5 li, vần uôm sau, dấu huyền đặt trên ô) / muỗm (viết m trước, vần uôm sau, dấu ngã đặt trên ô).
 - GV vừa viết vần uôm vừa hướng dẫn: viết uô trước, viết m sau; các con chữ đều cao 2 li.
 - GV cùng HS nhận xét
- HS hát
- HS đọc lại bài cũ và trả lời câu hỏi
- HS đọc
- HS phân tích
- HS đánh vần uô - mờ - uôm / uôm
- HS nói
- HS đánh vần, đọc trơn uô - mờ - uôm / bờ - uôm - buôm - huyền - buồm / buồm.
- HS nói: uôm, tiếng mới học: buồm.
- HS đọc
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS tìm, nêu kết quả
- HS đọc
- HS đọc, nói cách viết vần uôm. 
- HS đọc, nói cách viết chữ ghi tiếng: buồm
- HS lắng nghe
- HS viết bảng con vần: uôm (2 lần). 
Tiết 2
** Tập đọc (BT 3)
 - GV chỉ hình minh hoạ, hỏi: Quan sát tranh, các em thấy gì?
 - GV: Quạ đang ngậm trong mỏ một khổ (miếng) mỡ to. Nó nhìn xuống một chú chó dưới mỏm đá. Chó nhìn quạ. Không rõ chúng nói với nhau những gì. Các em hãy lắng nghe câu chuyện.
 - GV đọc mẫu.
 + Luyện đọc từ ngữ:
 + Luyện đọc câu
 - GV: Bài đọc có 9 câu. 
 - GV chỉ từng câu, yêu cầu HS đọc vỡ. Chỉ liền 2 câu: “A, ca sĩ ... mê li lắm”. Quạ há to mỏ: Quà, quà...”
 - Cho HS đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 câu ngắn) (vài lượt).
 - Cho HS thi đọc tiếp nối 2 đoạn (5 câu / 4 câu); thi đọc cả bài.
 + Tìm hiểu bài đọc
 - GV nêu yêu cầu; chỉ từng từ ngữ cho HS đọc.
 - Cho HS làm bài trong VBT. 1 HS làm bài nối ghép trên bảng lớp, đọc kết quả. Cả lớp đọc: a - 2) Quạ ngậm khổ mỡ ở mỏ. b - 1) Chó nghĩ kế để quạ há mỏ ra.
 - GV: Chó và quạ, ai khôn, ai ngốc? 
4.Củng cố, dặn dò: 
 - GV yêu cầu HS đọc lại bài.
 - GV dặn HS về nhà xem trước bài 54 
 - Nhận xét tiết học.
- Quạ đen đang ngậm một miếng mồi. Dưới mỏm đá có một chú chó đang nhìn lên quạ.
- HS luyện đọc từ: mỏm đá, ngậm khổ mỡ, nghĩ kế, cuỗm, giả vờ, mê li lắm, há to mỏ, bộp, nằm kề mõm chó, tợp.
- HS luyện đọc câu: 
- HS đọc nối tiếp câu
- HS thi đọc 
- HS lắng nghe
- HS làm vào vở BT
- HS: Chó khôn, quạ ngốc. Chó ở dưới đất mà lấy được miếng mỡ từ mỏ quạ ở trên cao. Quạ ngốc, ưa nịnh đã mắc mưu chó.
- HS đọc lại bài.
Môn: Tự nhiên và xã hội
Tiết 3 – Tiết CT 21
Bài 6: Nơi em sống (tiết 3)
(Đã soạn ở tuần 10)
Môn: Tiếng Việt
Tiết 4 – Tiết CT 125
Bài: Tập viết (sau bài 52, 53)
I. MỤC TIÊU:
 Viết đúng um, up, uôm, chum, búp bê, buồm, quả muỗm - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét.
II. CHUẨN BỊ:
 Bảng phụ viết viết sẵn các vần, tiếng cần luyện viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV cho HS viết lại các vần, các từ ở bài 48, 49.
3. Bài mới:
 ** Giới thiệu bài:
 - GV nêu yêu cầu của bài học.
 ** Luyện tập
 - Cho cả lớp đọc: um, up, uôm, chum, búp bê, buồm, quả muôm.
 + Tập viết: um, chum, up, búp bê.
 - GV cho 1 HS nhìn bảng, đọc; nói cách viết, độ cao các con chữ.
 - GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn cách viết. Chú ý độ cao các con chữ, cách nối nét, để khoảng cách, vị trí đặt dấu thanh (búp bê).
 - GV yêu cầu HS viết trong vở Luyện viết 1, tập một. 
+ Tập viết: uôm, buồm, quả muỗm (như mục b). HS viết các vần, tiếng; hoàn thành phần Luyện tập thêm.
4. Củng cố, dặn dò :
 - GV tuyên dương, khen thưởng những học sinh viết nhanh, viết đúng, viết đẹp.
 - Nhắc nhở, động viên những học sinh chưa viết xong tiếp tục hoàn thành.
 - Nhận xét tiết học.
- HS hát
- HS viết lại các vần: ôm, ôp, ơm, ơp,
các từ: tôm, hộp sữa, cơm, tia chớp
- HS đọc: um, up, uôm, chum, búp bê, buồm, quả muôm.
- 1 HS nhìn bảng, đọc; nói cách viết, độ cao các con chữ.
- HS lắng nghe
- HS viết vào vở 
Ngày dạy: Sáng Thứ tư, ngày 18/ 11/ 2020
Môn: Tiếng Việt
Tiết 1 + 2 – Tiết CT 126 + 127
Bài 54: ươm ươp
I. MỤC TIÊU:
 - Nhận biết vần ươm, vàn ươp; đánh vần, đọc đủng tiếng có các vần ươm, ưop.
 - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ươm, vần ưop.
 - Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Ủ ấm cho bà.
 - Viết đúng các vần ươm, ươp; các tiếng bươm bướm, quả mướp (trên bảng con).
II. CHUẨN BỊ:
 - Tranh ảnh để minh họa cho các từ ngữ
 - 2 bộ đồ chơi để 2 nhóm thi giúp thỏ chuyển cà rốt về kho.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV gọi vài HS đọc bài Quạ và chó (bài 53); và HS trả lời câu hỏi: Chó đã nghĩ ra kế gì để lấy được miếng mỡ từ mỏ quạ?
 - GV nhận xét.
3. Bài mới:
 ** Giới thiệu bài: vần ươm, ươp.
 ** Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
 + Dạy vần ươm
 - Cho HS nhận biết: ươ - mờ - ươm. 
 - Phân tích: vần ươm gồm âm ươ đứng trước, âm m đứng sau. 
 - Đánh vần: ươ - mờ - ươm / ươm.
 - Cho HS nói: bươm bướm / bướm. Phân tích tiếng bướm.
 - Đánh vần: bờ - ươm - bươm - sắc - bướm / bướm. 
 - Đánh vần, đọc trơn: ươ - mờ - ươm / bờ - ươm - bươm / bờ - ươm - bươm - sắc - bướm / bươm bướm.
 + Dạy vần ươp (như vần ươm)
 - Đánh vần, đọc trơn: ươ - pờ - ươp / mờ - ươp - mươp - sắc - mướp / quả mướp.
 * Củng cố: HS nói 2 vần mới học: ươm, ươp, 2 tiếng mới học: bướm, mướp.
 ** Luyện tập
 * Mở rộng vốn từ (BT 2: Giúp thỏ đem cà rốt về hai nhà kho cho đúng)
 - GV nêu yêu cầu: Giúp thỏ chuyển đúng cà rốt về kho vần ươm, kho vần ươp.
 - GV chỉ từng củ cà rốt, HS đọc: lượm, cườm,... Giải nghĩa: cườm (hạt nhỏ làm bằng thuỷ tinh, đá,... màu sắc đẹp, xâu thành chuồi để làm đồ trang sức).
 - Cho HS làm bài trong VBT (dùng bút nối từng củ cà rốt về kho).
 - GV gắn 2 bộ đồ chơi lên bảng lớp, mời 2 HS thi chuyển nhanh cà rốt về kho, nói kết quả. Đính tranh lên bảng nội dung BT, 1 HS nói kết quả, GV dùng kĩ thuật vi tính chuyển giúp từng củ cà rốt về kho. Cả lớp nhắc lại: Tiếng lượm có vần ươm... Tiếng ướp có vần ươp...
 ** Tập viết (bảng con - BT 4)
 - Cho cả lớp nhìn bảng đọc các vần, tiếng vừa học: ươm, ươp, bướm, mướp.
 + Viết: ươm, ươp
 - Cho 1 HS đọc, nói cách viết vần ươm. GV viết mẫu, hướng dẫn: Viết ươ trước, m sau; các con chừ ư, ơ, m đều cao 2 li. Làm tưong tự với vần ươp.
 + Viết: bưóm, mướp (như mục b)
 - GV vừa viết mẫu, vừa hướng dẫn. Chú ý: bướm - b cao 5 li, dấu sắc đặt trên ơ / mướp - m cao 2 li, p 4 li, dấu sắc đặt trên ơ.
 - Cho HS viết bảng con: 
 - GV nhận xét.
- HS hát
- HS đọc bài Quạ và chó (bài 53); và trả lời câu hỏi
- HS đọc
- HS phân tích vần ươm gồm âm ươ đứng trước, âm m đứng sau.
- HS đánh vần ươ - mờ - ươm / ươm.
- HS nói
- HS đánh vần
- HS đánh vần, đọc trơn: ươ - mờ - ươm / bờ - ươm - bươm / bờ - ươm - bươm - sắc - bướm / bươm bướm.
- HS đánh vần, đọc trơn: ươ - pờ - ươp / mờ - ươp - mươp - sắc - mướp / quả mướp.
- HS thực hiện
- HS nói: ươm, ươp, 2 tiếng mới học: bướm, mướp.
- HS đọc
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS tìm, nêu kết quả
- HS đọc
- 1 HS đọc, nói cách viết vần ươm. 
- HS lắng nghe
- HS viết bảng con: ươm, ươp (2 lần).
- HS theo dõi
- HS viết ở bảng con: bươm bướm, (quả) mưóp.
Tiết 2
 ** Tập đọc (BT 3)
 - GV chỉ hình, giới thiệu bài ủ ấm cho bà nói về tình cảm bà cháu.
 - GV đọc mẫu.
 + Luyện đọc từ ngữ:
 + Luyện đọc câu
 - GV: Bài có 6 câu.
 - GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ. Đọc liền 2 câu cuối.
 + Luyện đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 câu cuối) (cá nhân / từng cặp).
 - GV cho HS Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (mỗi đoạn 3 câu); thi đọc cả bài.
 + Tìm hiếu bài đọc
 - Cho HS đọc từ ngữ ở mỗi vế câu. HS làm bài trên VBT.
 - GV cho 1 HS đọc kết quả (GV dùng phấn nối các ý trên bảng). Cả lớp đọc: a - 2) Mẹ mua cho bà tấm nệm ấm. / b - 1) Mi ôm bà ngủ để ủ ấm cho bà.
 - GV: Theo em, khi được cháu ôm, ủ ấm, bà cảm thấy thế nào? 
 - GV: Em nghĩ gì về bạn Mi? 
4. Củng cố, dặn dò:
 - GV yêu cầu HS đọc lại bài.
 - Dặn HS về nhà đọc lại bài và xem trước bài 55.
 - Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
- HS luyện đọc từ ngữ: gió mùa, tấm nệm, tướp, ôm bà ngủ, thì thầm, bếp lửa, đỏ đượm.
- HS luyện đọc câu
- HS thi đọc bài
- HS thực hiện làm bài trong vở BT
- HS đọc
- HS: Bà cảm động vì cháu ngoan ngoãn, hiếu thảo, biết yêu thương bà.
- HS:Bạn Mi rất yêu thương bà. Mi rất ngoan, giàu tình cảm. Mi rất ngoan ngoãn, hiếu thảo, nghĩ ra sáng kiến ủ ấm cho bà.
- HS đọc lại bài.
Môn: Toán
Tiết 3 – Tiết CT 32
Bài: Phép trừ trong phạm vi 6 (tiết 2)
(Đã soạn ở ngày thứ hai )
Môn: Ôn luyện (tiếng việt)
Tiết 4 – Tiết CT 32
Bài: Ôn luyện bài 54
Nội dung
SGK
(Trang)
Ghi nhớ
- Rèn kĩ năng đọc cho HS.
- HS đọc được các tiếng, từ có vần ươm, ươp.
- Rèn kĩ năng viết cho HS.
100
101
HS nhớ và đọc đúng các vần ươm, ươp
Ngày dạy: Chiều Thứ tư, ngày 18/ 11/ 2020
Môn: Hoạt động trải nghiệm
Tiết 1 – Tiết CT 32
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: GIỜ HỌC, GIỜ CHƠI
I. MỤC TIÊU: 	
 Sau hoạt động, HS có khả năng: 
 - Nhận biết được những việc nên làm vào giờ học, những việc nên làm vào giờ chơi và thực hiện những việc làm đó. 
 - Có kĩ năng tự điều chỉnh hành vi của bản thân khi tham gia các hoạt động học tập, sinh hoạt hằng ngày một cách khoa học, hợp lí để bảo vệ sức khoẻ.
II. CHUẨN BỊ:
 Tranh ảnh minh hoạ cho bài học. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (3 phút)
 + Ổn định:
 + Kiểm tra bài cũ:
- GV hỏi: Khi gặp thầy, cô em sẽ ứng xử như thế nào?
 - GV nhận xét.
 + Giới thiệu bài:
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)
Hoạt động 1: Đóng vai
* Cách tiến hành:
 - GV nêu yêu cầu: Chia lớp thành các nhóm 4 HS. Mỗi nhóm sẽ quan sát tranh một tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí phù hợp.
 - GV tổ chức cho HS quan sát tranh và nêu nội dung tình huống.
 Tình huống 1: Mẹ mua cho Tú một quả 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_sach_canh_dieu_tuan_11_n.doc