Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Tám

Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Tám

TUẦN 10: LỚP HỌC SẠCH ĐẸP

SINH HOẠT DƯỚI CỜ :

THI ĐUA GIỮ GÌN TRƯỜNG, LỚP SẠCH, ĐẸP

I. MỤC TIÊU:

 Sau hoạt động, HS có khả năng:

 - Biết được kế hoạch của nhà trường, của Đội về phát động phong trào thi đua giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp.

 - Thực hiện được các công việc cụ thể hằng ngày để góp phần giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp.

 - Có ý thức và thái độ tích cực, tự giác tham gia giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp.

 II. CHUẨN BỊ:

 - Ghế cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

 - Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:

 + Ổn định tổ chức.

 + Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ

 + Đứng nghiêm trang

 + Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca

 + Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ.

 + Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.

 - GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:

 + Thời gian của tiết chào cờ: là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.

 + Ý nghĩa của tiết chào cờ: giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.

 + Một số hoạt động của tiết chào cờ:

 * Thực hiện nghi lễ chào cờ

 * Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần

 * Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

 * Góp phần giáo dục một số nội dung : AN toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.

 * Gợi ý cách tiến hành:

 - GV Tổng phụ trách hoặc Liên đội trưởng thông báo phát động phong trào thi đua giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp. Nội dung phát động phong trào thi đua gồm: - Chủ đề của phong trào thi đua: “Thi đua giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp hướng tới kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11”.

 - Mục đích phát động phong trào thi đua: HS làm được nhiều việc tốt thiết thực và ý nghĩa để giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp.

 - Thời gian thực hiện: Phong trào thi đua cao điểm diễn ra trong thời gian từ ngày phát động đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11. Phong trào tiếp tục được duy trì trong suốt thời gian sau đó.

 - Các hoạt động cụ thể của cá nhân và tập thể để tham gia phong trào : quét dọn, vệ sinh lớp học, các khu vực trong trường học như: khu vực sân chơi, khu vực nhà đa năng, khu hiệu bộ, khu vệ sinh, khu vườn trường, kê xếp bàn ghế, dùng học tập; bỏ rác đúng nơi quy định.

 - Xây dựng kế hoạch tham gia phong trào: cá nhân tự xây dựng kế hoạch của bản thân để tích cực tham gia phong trào, cả lớp thảo luận để xây dựng kế hoạch chung tham gia phong trào.

 

doc 32 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 4391
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Tám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 10
(Từ ngày 09/11/2020 Đến 13/11/2020)
Thứ,
ngày tháng năm
Buổi
Tiết
Môn
Tiết
CT
Tên bài dạy
Tên
ĐDDH
Hai
09/11
2020
Sáng
1
HĐTN
28
SHDC: Thi đua g/gìn trường, lớp sạch, đẹp
ND: SHDC
2
Tiếng Việt
109
Ôn tập giữa hoc kì I 
3
Tiếng Việt
110
Ôn tập giữa hoc kì I
4
Toán
28
Luyện tập
T.số, T. dấu
Chiều
1
Đạo đức
9
Chăm sóc bản thân khi bị ốm (Tiết 2)
Tranh, ảnh
2
Ô.L (TViệt)
46
Ôn luyện
3
Âm nhạc
10
GVBM
Ba
10/11
2020
Sáng
1
Tiếng Việt
111
Ôn tập giữa hoc kì I 
2
Tiếng Việt
112
Ôn tập giữa hoc kì I 
3
TN &XH
19
Bài 6: Nơi em sống (tiết 1)
Tranh, ảnh
4
TViệt (T. viết)
113
Ôn tập giữa hoc kì I
Chiều
1
Ô.L (Toán)
19
Ôn tiết 28
2
Ô.L (TViệt)
47
Ôn luyện 
3
Ô.L (TViệt)
48
Ôn luyện
Tư
11/11
 2020
Sáng
1
Tiếng Việt
114
Ôn tập giữa hoc kì I 
2
Tiếng Việt
115
Ôn tập giữa hoc kì I 
3
Toán
29
Khối hộp chủ nhật – Khối lập phuong
Cac h/khối
4
Ô.L (TViệt)
49
Ôn luyện
Chiều
1
HĐTN
29
HĐGD theo chủ đề: Lớp học sạch đẹp 
Tranh,ảnh
2
Mĩ thuật
10
GVBM
3
GDTC
19
GVBM
Năm
12/11
2020
Sáng
1
Tiếng Việt
116
Ôn tập giữa hoc kì I 
2
Tiếng Việt
117
Ôn tập giữa hoc kì I 
3
TN & XH
20
Bài 6: Nơi em sống (tiết 2)
Tranh, ảnh
4
Toán
30
Làm quen với phép trừ - Dấu trừ
T.số, T. dấu
Chiều
1
TViệt (T.viết)
118
Ôn tập giữa hoc kì I
2
Ô.L (TViệt)
50
Ôn luyện
3
Ô.L (Toán)
20
Ôn tiết 29,30
Sáu
13/11
2020
Sáng
1
Tiếng Việt
119
Ôn tập giữa hoc kì I 
2
Tiếng Việt
120
Ôn tập giữa hoc kì I 
3
GDTC
20
GVBM
4
HĐTN
30
SHL: Chia sẻ về việc giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp
ND: SHL
Ngày dạy: Sáng Thứ hai, ngày 09/11/2020
Môn: Hoạt động trải nghiệm
Tiết 1 – Tiết CT 28
TUẦN 10: LỚP HỌC SẠCH ĐẸP
SINH HOẠT DƯỚI CỜ : 
THI ĐUA GIỮ GÌN TRƯỜNG, LỚP SẠCH, ĐẸP
I. MỤC TIÊU: 
 Sau hoạt động, HS có khả năng: 
 - Biết được kế hoạch của nhà trường, của Đội về phát động phong trào thi đua giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp.
 - Thực hiện được các công việc cụ thể hằng ngày để góp phần giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp. 
 - Có ý thức và thái độ tích cực, tự giác tham gia giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp.
 II. CHUẨN BỊ:
 - Ghế cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
 - Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:
 + Ổn định tổ chức.
 + Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
 + Đứng nghiêm trang
 + Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
 + Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ.
 + Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
 - GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
 + Thời gian của tiết chào cờ: là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
 + Ý nghĩa của tiết chào cờ: giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
 + Một số hoạt động của tiết chào cờ: 
 * Thực hiện nghi lễ chào cờ
 * Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
 * Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
 * Góp phần giáo dục một số nội dung : AN toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
 * Gợi ý cách tiến hành:
 - GV Tổng phụ trách hoặc Liên đội trưởng thông báo phát động phong trào thi đua giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp. Nội dung phát động phong trào thi đua gồm: - Chủ đề của phong trào thi đua: “Thi đua giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp hướng tới kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11”.
 - Mục đích phát động phong trào thi đua: HS làm được nhiều việc tốt thiết thực và ý nghĩa để giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp.
 - Thời gian thực hiện: Phong trào thi đua cao điểm diễn ra trong thời gian từ ngày phát động đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11. Phong trào tiếp tục được duy trì trong suốt thời gian sau đó. 
 - Các hoạt động cụ thể của cá nhân và tập thể để tham gia phong trào : quét dọn, vệ sinh lớp học, các khu vực trong trường học như: khu vực sân chơi, khu vực nhà đa năng, khu hiệu bộ, khu vệ sinh, khu vườn trường, kê xếp bàn ghế, dùng học tập; bỏ rác đúng nơi quy định.
 - Xây dựng kế hoạch tham gia phong trào: cá nhân tự xây dựng kế hoạch của bản thân để tích cực tham gia phong trào, cả lớp thảo luận để xây dựng kế hoạch chung tham gia phong trào.
Môn: Tiếng Việt
Tiết 2 + 3 – Tiết CT 109 + 110
Bài: Ôn tập giữa học kì I
(Ôn các âm đã học từ bài 1 đến bài 18)
I. MỤC TIÊU:
 - HS đọc dược các chữ cái và âm, các dấu thanh, các tiếng và một số câu có chữ cái và âm đã học từ bài 1 đến bài 18.
 - Viết được các tiếng có chữ cái và âm đã học từ bài 1 đến bài 18.
II. CHUẨN BỊ:
 - Các chữ cái và âm, một số từ có âm đã học từ bài 1 đến bài 18.
III. CÁC HOẠTĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 2 - Tiết CT 109
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV y/cầu HS đọc và viết các âm, các tiếng.
 - GV nhận xét.
3.Bài mới:
 * Giới thiệu bài
a) Đọc:
 - GV ghi lên bảng các chữ cái và âm cùng các dấu thanh từ bài 1 đến bài 18
 - GV chỉ định từng chữ cái và âm theo thứ tự, yêu cầu HS đọc theo. 
 - GV chỉ không theo thứ tự ngẫu nhiên và cho HS đọc theo yêu cầu của GV.
 - GV ghi một số tiếng lên bảng và yêu cầu HS phân tích và đọc 
 - GV ghi một số từ lên bảng và yêu cầu HS đọc.
 - GV nhận xét.
 b) Viết:
 - GV đọc một số chữ cái và âm yêu cầu HS viêt vào bảng con.
- HS hát
- HS đọc các âm, các tiếng: a, c, o, ô 
ca, co, cô, cơ 
(Ôn các âm đã học từ bài 1 đến bài 18)
- HS đọc: a, c, o, ô, ơ, d, đ, e, ê, l, b, g, h, i, ia, gh, gi, k, kh, m.
- HS đọc theo yêu cầu của GV.
- HS đọc: ca, co, cô, cơ
 da, do, dô, dơ, de, dê, di, dia.
 đa, đo, đô, đơ, đe, đê, đi, đia.
 la, lo, lô, lơ, le, lê, li, lia.
 ba, bo, bô, bơ, be, bê, bi, bia.
- HS đọc: cổ cò, lá cò, cá cờ, cờ đỏ 
- HS viêt vào bảng con: 
d, đ, l, b, g, gh,..... 
lê la, bé li, bí đỏ .
Tiết 3 - Tiết CT 110
c) Luyện đọc
 - Cho HS đọc lại các chữ cái và âm
 - GV tếp tục cho HS ghép và đọc tiếp
Có thể y/cầu HS ghép thêm dấu thanh
 - GV cho HS đọc một số tiếng có âm đã học.
 - GV luyện cho HS đọc lại một số câu
 - GV cho HS viết câu vào bảng con.
 - GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
 - GV cho HS đọc lại các chữ cái và âm, một số tiềng có vần vừa ôn.
 - Dặn HS về nhà đọc lại các chữ cái và âm vừa ôn.
 - Nhận xét tiết học.
: a, c, o, ô, ơ, d, đ, e, ê, l, b, g, h, i, ia, gh, gi, k, kh, m.
- HS ghép và đọc
ga, go, gô,
ghe, ghê, ghi, 
gia, gio, giô, giơ 
ke, kê, ki
- HS đọc: 
cá kho, giỏ cá, bia đá, gà gô, kì đà, 
- HS đọc lại một số câu
Bờ đe có cỏ, bờ đê có dê.
Bà ở ghế đá bế bé
Cò mò cá ở hồ 
- HS viết câu vào bảng con
Bố bế bé Hà
- HS đọc lại các chữ cái và âm, một số tiềng có vần vừa ôn.
Môn: Toán
Tiết 4 – Tiết CT 28
Bài: Luyện tập
I. MỤC TIÊU:
 Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
 - Củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 10.
 - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
 - Phát triến các NL toán học:NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
II. CHUẨN BỊ:
 - Các thẻ phép tính như ở bài 1.
 - Một số tình huống đơn giản đẫn tới phép cộng trong phạm vi 10.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV cho HS làm bài vào bảng con.
- GV nhận xét
3. Bài mới:
 - GV giới thiệu bài
 - Cho HS chia sẻ các tình huống có phép cộng trong thực tể gắn với gia đình em. Hoặc chơi trò chơi “Đố bạn” đề ôn tập Bảng cộng trong phạm vi 10.
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1: Tìm k/quả của mỗi phép tính
 - Cho HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài (thể hiện trong các thẻ ghi phép tính).
Bài 2: Tính nhẩm:
 - Cho HS làm bài 2: Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài (HS có thể tính nhẩm hoặc dùng Bảng cộng trong phạm vi 10 để tính).
Bài 3. Số?
 - Cho HS quan sát các ngôi nhà và số ghi trên mỗi mái nhà để nhận ra các phép tính trong ngôi nhà có kết quả là số ghi trên mái nhà. 
- GV chốt lại cách làm. GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.
Bài 4: Nêu các phép cộng có k/quả là 10 từ những thẻ số sau: 
 - Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ cách giải quyết vấn đề nêu lên qua bức tranh. 
a)Vấn đề đặt ra là: Tìm hai số để khi cộng lại ta được kết quả là 10, nghĩa là: Nếu chọn trước một số thì cần tìm số còn lại sao cho cộng hai số ta được kết quả là 10. Dựa vào Bảng cộng trong phạm vi 10 đế tìm số còn lại. Ví dụ: Nếu chọn số 9 thì số còn lại là 1; nếu chọn số 5 thì số còn lại phải là 5.
b) Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. 
 Vỉ dụ: Trong hộp có 5 chiếc bút màu. Bạn Lan bỏ thêm vào 3 chiếc. Trong hộp có tất cả bao nhiêu chiếc bút màu?
C. Hoạt động vận dụng
HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10.
4. Củng cố, dặn dò
 - Bài học hôm nay, các em biết thêm được điều gì?
 - về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn.
 - Nhận xét tiết học.
- HS hát
- HS làm bài vào bảng con:
 7 + 2 = 8 + 2 = 5 + 3 =
 1 + 9 = 5 + 5 = 7 + 3 =
10 + 0 = 9 + 0 = 8 + 0 =
1. Tìm k/quả các phép cộng nêu trong bài (tr 50)
- HS thực hiện
2. HS tính nhẩm để tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài.
 7 + 1 = 9 + 1 = 9 + 0 =
 5 + 4 = 4 + 4 = 0 + 8 =
 8 + 2 = 2 + 7 = 0 + 10 =
3. Số?
HS lựa chọn số thích họp trong mỗi dấu ? của từng phép tính sao cho kết quả mỗi phép tính đó là số ghi trên mái nhà, ví dụ ngôi nhà ghi sô 7 có các phép tính: 
 7 9 10
 5 + 2; 8 + 1 6 + 4
 4 + ?; 3 + ? 5 + ?
 6 + ? . 3 + ?
4. 
Chia sẻ trong nhóm.
- HS tìm hai số để khi cộng lại ta được kết quả là 10, nghĩa là: Nếu chọn trước một số thì cần tìm số còn lại sao cho cộng hai số ta được kết quả là 10.
a) 9 0 6 8 2 
 10 1 4 5 7 5
 ? + ? = 10	
b) Nêu phép tính thích hợp với tranh vẽ
- HS xem tranh và chia sẻ trước lớp.
Thực hiện phép cộng 5 + 3 = 8. Có 8 chiếc bút màu.
- Vậy phép tính thích hợp là 5 + 3 = 8.
- HS trả lời
Ngày dạy: Chiều Thứ hai, ngày 09/11/2020
Môn: Chăm sóc bản thân khi bị ốm (tiết 2)
Tiết 1 – Tiết CT 10
(Đã soạn ở tuần 9)
Môn: Âm nhạc
Tiết 3 
(GVBM)
Ngày dạy: Sáng Thứ ba, ngày 10/11/2020
Môn: Tiếng Việt
Tiết 1 + 2 – Tiết CT 111 + 112
Bài: Ôn tập giữa học kì I
(Ôn các âm đã học từ bài 19 đến bài 34)
I. MỤC TIÊU:
 - HS đọc dược các chữ cái và âm, các tiếng và một số câu có chữ cái và âm đã học từ bài 19 đến bài 34.
 - Viết được các tiếng có chữ cái và âm đã học từ bài 19 đến bài 34.
II. CHUẨN BỊ:
 - Các chữ cái và âm, một số từ có âm đã học từ bài 19 đến bài 34.
III. CÁC HOẠTĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 2 - Tiết CT 111
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV y/cầu HS đọc và viết các âm, các tiếng.
 - GV nhận xét.
3.Bài mới:
 * Giới thiệu bài
a) Đọc:
 - GV ghi lên bảng các chữ cái và âm cùng các dấu thanh từ bài 19 đến bài 34
 - GV chỉ định từng chữ cái và âm theo thứ tự, yêu cầu HS đọc theo. 
 - GV chỉ không theo thứ tự ngẫu nhiên và cho HS đọc theo yêu cầu của GV.
 - GV ghi một số từ lên bảng và yêu cầu HS đọc.
 - GV nhận xét.
 b) Viết:
 - GV đọc một số chữ cái và âm yêu cầu HS viêt vào bảng con.
- GV nhận xét.
- HS hát
- HS đọc các âm, các tiếng: , i, ia, gh, gi, k, kh, m 
 lá cò, cá cờ, cờ đỏ 
Ôn các âm đã học từ bài 19 đến bài 34
- HS đọc: n, nh, ng, ngh, p, ph, qu, r, t, th, tr, ch, u, ư, ua, ưa, v, y.
- HS đọc theo yêu cầu của GV.
- HS đọc: nhổ cỏ, ca nô, bí ngô, phở bò, xẻ gỗ, thả cá, quả thị, cà chua, y tá
- HS viêt vào bảng con: 
 nh, ng, ngh, ph, qu, th, tr, ch, ua, v, y.
củ từ, ti vi, xe ca 
Tiết 3 - Tiết CT 112
c) Luyện đọc
 - Cho HS đọc lại các chữ cái và âm
 - GV tếp tục cho HS đọc các từ
- GV luyện cho HS đọc lại một số câu
 - GV cho HS viết câu vào vào vở.
 - GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
 - GV cho HS đọc lại các chữ cái và âm, một số tiềng có vần vừa ôn.
 - Dặn HS về nhà đọc lại các chữ cái và âm vừa ôn.
 - Nhận xét tiết học.
n, nh, ng, ngh, p, ph, qu, r, t, th, tr, ch, u, ư, ua, ưa, v, y.
- HS đọc
Nhà nghỉ, cà phê, rổ cá, thợ mỏ, lá thư, quả dừa, cà chua, á traquà quê 
- HS đọc lại một số câu
Nhà bà có gà gô.
Thỏ rủ rùa thi đi bộ
Mẹ bé Lê là y tá. Bố bé Hà là thợ nề 
- HS viết câu vào vào vở.
Nghỉ hè bé Lê ở nhà bà,
- HS đọc lại các chữ cái và âm, một số tiềng có vần vừa ôn.
Môn: Tự nhiên và xã hội
Tiết 3 – Tiết CT 19
Bài 6: Nơi em sống
(3 tiết)
 I. MỤC TIÊU:
 * Về nhận thức khoa học:
 - Giới thiệu được một cách đơn giản về quang cảnh làng xóm , đường phố và hoạt động của người dân nơi HS đang sống của công việc đó cho xã hội.
 - Nêu được một số công việc của người dân trong cộng đồng và đóng góp 
 - Nhận biết được bất kì công việc nào đem lại lợi ích cho cộng đồng đều đáng quý . 
 * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
 - Biết cách quan sát và cách đặt câu hỏi khi quan sát các hình trong bài học để phát hiện ra cảnh quan tự nhiên, vị trí của một số nơi quan trọng ở cộng đồng. 
 - Sử dụng được những từ phù hợp để mô tả nội dung của các hình trong bài học, qua đó nhận biết được các hoạt động sinh sống của người dân trong cộng đồng. 
 * Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
 - Nêu và thực hiện được một số việc HS có thể làm để đóng góp cho cộng đồng địa phương. 
 - Bày tỏ được sự gắn bó, tình cảm của bản thân với làng xóm hoặc khu phố của mình. 
II. CHUẨN BỊ:
 - Các hình trong SGK . 
 - VBT Tự nhiên và Xã hội 1 ,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1 
Quang cảnh nơi em sống
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Khởi động (3 phút)
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV y/cầu HS kể lại một số hoạt động chính ở trường.
 - Cho HS kể một số đồ dùng cần thiết để sử dụng ở trường.
 - GV nhận xét.
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài
 - GV cho HS nghe bài hát “Quê hương tươi đẹp”.
B. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)
KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nơi sống của bạn An 
 * Cách tiến hành
Bước 1 : Làm việc cả lớp 
 - GV Hướng dẫn HS về cách quan sát một bức tranh: quan sát tổng thể rồi mới quan sát chi tiết 
- GV hỏi:
+ Bức tranh vẽ về đề tài / chủ đề gì ?
+ Kể tên các yếu tố tự nhiên và các công trình xây dựng ở nơi bạn An sống được thể hiện trong bức tranh .
+ Trường học của bạn An được đặt ở vị trí nào trong bức tranh ?
+ Bưu điện , trạm y tế xã ở đâu ? 
+ Người dân ở đây có thể mua bán thực phẩm , hàng -
+ Trường học của bạn Hà có những khu vực nào , phòng học nào ?
+ Chúng ở đâu ? 
+ Bạn An đã nói gì về nơi sống của mình ?
Bước 2 : Làm việc theo cặp
 - GV yêu cầu HS lần lượt hỏi và trả lời câu hỏi dựa vào kết quả làm việc ở bước 1
 - GV cùng HS nhận xét 
 Bước 3 : Làm việc cả lớp 
 - Yêu cầu một số cặp HS chia sẻ các câu hỏi được đặt ra để khai thác kiến thức về nơi sống của bạn An và những điểm nổi bật về nơi sống của bạn An và tình cảm của An với nơi bạn sống .
 - GV nhận xét , kết luận . 
 * GV kết luận hoàn thiện các câu trả lời.
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nơi sống của bạn Hà 
* Cách tiến hành
 Bước 1: Làm việc theo cặp
 - Yêu cầu HS vận dụng các câu hỏi quan sát tổng thể và quan sát chi tiết bức tranh vẽ nơi sống của bạn Hà , một HS hỏi, HS khác trả lời . Sau đó đổi lại 
Bước 2: Làm việc cả lớp
 - GV cho HS xung phong đặt câu hỏi với cả lớp về nơi sống của bạn Hà và được chỉ định HS khác trả lời ; nếu HS này trả lời đúng sẽ có quyền đặt câu hỏi cho HS khác (tiếp tục như vậy cho đến khi xác định được quang cảnh và hoạt động của con người nơi bạn Hà sống qua việc quan sát tranh).
 - GV kết hợp với HS nhận xét.
- HS hát
- HS kể lại một số hoạt động chính ở trường.
- HS kể một số đồ dùng cần thiết để sử dụng ở trường.
- HS nghe hát
- HS quan sát
- HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi
- HS lần lượt thực hiện
- HS chia sẻ
- HS khác góp ý, nhận xét .
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- HS thực hiện
Tiết 2 – Tiêt CT 20
Quang cảnh nơi em sống (tiếp theo)
(Dạy ở ngày thứ năm)
 - Ổn định:
 - GV c cho HS làm các câu 2, 3 của Bài 6 (VBT) để kiểm tra bài cũ. 
 - Giới thiệu: Tiết học này các em sẽ tìm hiểu về nơi sống của mình.
KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 3: Tìm hiểu về nơi sống của em
* Cách tiến hành
 Bước 1 : Làm việc theo cặp 
 - Yêu cầu HS tìm hiểu về nơi sống của bạn bằng cách hỏi đáp 
 - Nhà bạn ở đâu? (Nêu rõ số nhà, tên xóm, thôn, xã, huyện, tỉnh hoặc phố, phường, quận, tỉnh/thành phố).
 - Theo bạn, nơi chúng mình sống có giống với nơi sống của bạn An hay bạn Hà không? Giống ở chỗ nào? 
 - Gia đình bạn thường mua thức ăn, đồ uống ở đâu?
 - Ngày nghỉ , bạn thường được bố mẹ đưa đi chơi ở đâu? 
 - GV y/cầu HS nói về tình cảm của bạn đối với nơi bạn sống 
Bước 2 : Làm việc cả lớp 
 - GV cho HS đặt câu hỏi với cả lớp về cảnh vật và hoạt động của con người ở nơi các em đang sống và được chỉ định HS khác trả lời; nếu HS nảy trả lời đúng sẽ có quyền đặt câu hỏi cho HS khác (tiếp tục như vậy cho đến khi HS hết câu hỏi). 
 - GV cùng HS nhận xét bổ sung.
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Hoạt động 4: Đóng vai “Hướng dẫn viên du lịch” 
* Cách tiến hành 
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
 - GV yêu cầu HS sắp xếp những tranh ảnh của nhóm và xây dựng nội dung giới thiệu về nơi sống của mình . 
 - HD HS đóng vai “ Hướng dẫn viên du lịch" 
 - GV theo dõi hướng dẫn 
Bước 2 : Làm việc cả lớp
 - Yêu cầu các nhóm lần lượt đóng vai “Hướng dẫn viên du lịch” để giới thiệu nơi sống của mình
 - GV cùng HS nhận xét , đánh giá .
- Một HS đặt câu hỏi, HS kia trả lời . Sau đó đổi lại 
(Nêu rõ số nhà, tên xóm, thôn, xã, huyện, tỉnh hoặc phố, phường, quận, tỉnh/thành phố).
- HS có thể giới thiệu một địa điểm nổi bật mà bạn thích đến đó (hoặc được nhiều người trong cộng đồng hay khách du lịch thích đến đó) .
- HS nói về tình cảm của bạn đối với nơi bạn sống
- HS thực hiện
- HS thảo luận theo nhóm: Nhóm trưởng củng các bạn tập hợp , sắp xếp
- Nhóm cử ra một hoặc hai, ba bạn cùng đóng vai “Hướng dẫn viên du lịch" dựa trên những tranh ảnh của nhóm đã sưu tầm được và phân công nhau trình bày từng nội dung .
- Các nhóm lần lượt đóng vai 
- Cả lớp bình bầu xem nhóm nào sau tầm được nhiều tranh ảnh, sắp xếp đẹp, giới thiệu được điểm nổi bật về cảnh vật và hoạt động của con người cũng như thể hiện được tình cảm của các em đối với nơi sống của mình . 
Tiết 3
Con người nơi em sống
(Dạy ở thứ ba, tuần 11)
Hoạt động 5: Tìm hiểu về công việc của người dân và đóng góp của công việc đó cho cộng đồng nơi em sống
* Cách tiến hành 
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- GV yêu cầu HS quan sát hình và trả lời các câu hỏi trang 48 ( SGK ) .
 (1) Nói tên công việc của những người trong các hình .
 (2) Công việc của họ có đóng góp gì cho cộng đồng? 
(3) Hãy nói về công việc của những người trong gia đình và công việc của những người xung quanh em . 
 - GV theo dõi HD HS 
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp .
- GV cùng HS nhận xét, bổ sung câu trả lời . 
- GV kết luận: Tất cả mọi công việc đem lại lợi ích cho cộng đồng đều quan trọng và đáng quý. Những người làm bác sĩ , làm công an hay thu gom rác hoặc bán hàng , làm GV hay nhân viên bảo vệ, ... đều là những người hỗ trợ, giúp đỡ cộng đồng nơi chúng ta sống để làm cho cuộc sống của chúng ta được khoẻ mạnh , an toàn , tiện lợi , sạch sẽ , vệ sinh và tốt đẹp hơn . 
- GV yêu cầu HS đọc lời nói của con ong trang 48 (SGK) 
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Hoạt động 6: Việc em có thể làm để đóng góp cho nơi sống của mình 
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp
 - GV yêu cầu HS quan sát hình trang 49 và trả lời câu hỏi trong SGK : Các bạn trong hình đã làm gì để đóng góp cho cộng đồng ?
 - GV theo dõi HD HS 
 Bước 2 : Làm việc cả lớp
 - GV yêu cầu HS trình bày kết quả làm việc trước lớp .
 - GV cùng HS khác nhận xét , bổ sung câu trả lời . 
Bước 3 : Làm việc cá nhân . 
 - GV yêu cầu HS nghĩ ra ba việc em có thể làm để đóng góp cho nơi sống của mình và viết vào “ Bản cam kết ” theo mẫu (Xem Phụ lục 3).
 - GV cùng HS tham gia nhận xét
C. Hoạt động nối tiếp.
 - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
4. Củng cố, dặn dò: 
 - GV yêu cầu HS kể lại nơi mà em đang sống.
 - Dặn HS về nhà xem lại bài, chuẩn bị cho tiết học hôm sau.
 - Nhận xét tết học.
- HS quan sát các hình ở trang 48 (SGK) trong SGK và thực tế trả lời các câu hỏi
- Các thành viên quan sát chia sẻ thống nhất trong nhóm.
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp . 
+ Thầy ( hoặc cô giáo ) của em và những cán bộ công nhân viên trong trường giúp đỡ em trong học tập và các hoạt động khác ở trường ,
 + Có (hoặc chú) bác sĩ khám và chữa bệnh cho em khi em bị ốm . 
+ Cô ( hoặc chủ ) công an bắt kẻ trộm và bảo vệ chúng ta .
+ Những người bán hàng, bán cho chúng ta những thứ mà chúng ta cần . 
+ Những người thợ xây, xây nhà cho chúng ta ở. 
+ Những cô, chú công nhân dọn vệ sinh môi trường giúp cho đường phố luôn sach se. 
+ Những người nông dân trồng trọt, chăn nuôi cung cấp lương thực cho chúng ta .
- HS đọc lời nói của con ong trang 48 
(SGK)
- HS từng cặp 2 em thảo luận chia sẻ, thống nhất
- HS trình bày
- HS tham gia nhận xét 
- HS thực hiện, HS sử dụng bút màu để trang trí bản cam kết của mình 
- HS đem trưng bày bản cam kết của mình trước lớp .
- Lắng nghe
- HS kể lại nơi mà em đang sống.
Môn: Tiếng Việt (Tập viết)
Tiết 4 – Tiết CT 113
Bài: Ôn tập giữa học kì I
(Viết lại các chữ cái và âm)
I. MỤC TIÊU:
 Rèn kĩ năng viết đúng cho HS: 
 - HS nhận biết độ cao của từng con chữ và viết đúng theo mẫu.
 - HS nhận khoản cách giữa các con chữ trước khi viết.
II. CHUẨN BỊ:
 - GV chuẩn bị bài viết mẫu
 - HS chuẩn bút, vỏ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV cho HS viết lại một số chữ cái và âm vào bảng con.
3. Bài mới:
 * giới thiệu bài
 - GV treo bài viết mẫu lên bảng yêu cầu HS đọc. 
 - GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn quy trình viết 
 + Chữ: a, o, ô, ơ, e, ê, i, u, ư, m, n, có độ cao 2 ô li.
 + Chữ: r, s có độ cao 2,5 ô li, t có độ cao 3 ô li.
 + Chữ: d, đ, p, q có độ cao 4 ô li.
 + Chữ: l, b, h, k, g, y có độ cao 5 ô li.
 - GV cho HS viết một số chữ vào bảng con
 - GV nhận xét chỉnh sữa cho HS.
 - GV hướng dẫn lại quy trình và cho HS viết vào vở.
 - GV theo dõi uốn nắn.
 - GV nhận xét bài viết của một số HS.
4. Củng cố, dặn dò:
 - Cho HS nêu lại độ cao của một số con chữ: o, a, c, t, d, h, k, g, y 
 - Dặn HS về nhà tiêp tục luyện viết các chữ cái và âm.
 - Nhận xét tiết học.
- HS hát
- HS viết lại một số chữ cái và âm vào bảng con. b, d, I, m, k, gh, nh .
- HS đọc: a, c, o, ô, ơ, d, đ, e, ê, l, b, g, h, i, ia, gh, gi, k, kh, m, n, nh, ng, ngh, p, ph, qu, r, t, th, tr, ch, u, ư, ua, ưa, v, y.
- HS theo dõi
- HS viết một số chữ vào bảng con: b, g, h, , gh, gi, k, kh, ngh, p, ph, qu, r, t, 
- HS thực hành viết vào vở.
- HS nêu lại độ cao của một số con chữ: o, a, c, t, d, h, k, g, y 
Ngày dạy: Sáng Thứ tư, ngày 11/11/2020
Môn: Tiếng Việt (Tập viết)
Tiết 1 + 2 – Tiết CT 114 + 115
Bài: Ôn tập giữa học kì I
(Ôn các vần đã học từ bài 36 đến bài 42)
I. MỤC TIÊU:
 - HS đọc đúng các vần cùng các tiếng từ đã học từ bài 36 đến bài 42.
 - Đọc dược một số bài tập đọc.
 - Viết đúng các vần từ bài 36 đến bài 42.
II. CHUẨN BỊ:
 Các vần đã học từ bài 36 đến bìa 42.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1– Tiết CT 114 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Cho HS đọc lại các chữ cái và âm, một số từ ngữ.
 - GV nhận xét.
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài
 - GV viết lên bảng các vần đã học tữ 36 đến bài 42.
 - GV chỉ cho HS đọc các vần theo thứ tự và không theo thứ tự cho HS đọc.
 - GV cho HS phân tích một số vần.
 - GV viết một số từ ngữ lên bảng và yêu cầu HS phân tích và đọc.
 - GV nhận xét.
 - GV cho HS viết bảng con
 - GV nhận xét.
- HS hát
- HS đọc lại các chữ cái và âm, một số từ ngữ.
- HS theo dõi và đọc: 
- HS đọc theo chỉ dẫn của GV
am, ap, ăm, ăp, âm, âp, em, ep, êm, êp,
- HS phân tích và đọc:
xe lam, múa sạp, chăm chỉ, cặp da, lấm tấm, cá mập, xem ti vi, lễ phép, ghế đệm, lúa nếp 
- HS viết am, ap, ăm, ăp, âm, âp, cá mập, ghế đệm, lúa nếp
Tiết 2 – Tiết CT 115
* Luyện đọc:
 - GV yêu cầu HS đọc lại nội dung bài ở tiết 1.
 - GV luyện cho HS đọc một số câu văn và tìm vần đã ôn trong câu.
 - GV viết lên bảng một số câu và yêu cầu HS đọc.
 - GV đọc mẫu và cho HS đọc theo.
 - GV nhận xét chỉnh sữa.
 - GV yêu cầu HS viết câu.
 - GV viết mẫu và yêu cầu HS viết vào vở.
 - GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
 - GV chỉ cho HS đọc lại bài.
 - Dặn HS về nhà đọc lại bài ôn.
 - Nhận xét tiết học.
- HS đọc lại nội dung bài ở tiết 1
- HS đọc các câu và tìm vần đang ôn.
 + Bé Hà tập đi xe đạp.
 + Bé Lê xem cá mập ở ti vi.
 + Gà mẹ rất chăm chỉ.
 + Bố bé Lê thả cá chép.
 .
- HS đọc đòng thanh, cá nhân 
- HS viết vào vở.
 Ở quê nhà rất là ấm áp.
- HS đọc lại bài.
Môn: Toán
Tiết 3 – Tiết CT 29
Bài: Hình hộp chữ nhật – Khối lập phương
I. MỤC TIÊU:
 Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
 - Có biểu tượng về khối hộp chữ nhật, khối lập phương.
 - Nhận biết được các đồ vật trong thực tế có dạng khối hộp chữ nhật, khối lập phương.
 -Thông qua việc lắp trình bày ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời về các hình đà học, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học.
 - Phát triển các NL toán học:NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán.
II. CHUẨN BỊ:
 - Một số đồ vật có dạng khối hộp chữ nhật, khối lập phương.
 - Một số khối hộp chữ nhật, khối lập phương bằng gỗ hoặc bằng nhựa màu sắc khác nhau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - GV cho HS làm các bài tập vào bảng con.
 - GV nhận xét.
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài
 - GV y/cầu HS thực hiện theo nhóm, HS đặt các đồ vật đã chuẩn bị lên bàn, các bạn trong nhóm cầm đồ vật, chia sẻ hiểu biết về hình dạng cùa đồ vật đó.
B.Hoạt động hình thành kiến thức
1. Cho HS thực hiện lần lượt các thao tác sau dưới sự hướng dẫn của GV:
 - GV hướng dẫn HS quan sát một khối hộp chữ nhật, xoay, lật, chạm vào các mặt của khối hộp chữ nhật đó và nói: “Khối hộp chữ nhật”.
2. GV cho HS thực hành theo nhóm yêu cầu: xếp riêng đồ vật thành hai nhóm (các đồ vật dạng khối hộp chữ nhật, các đồ vật có dạng khối lập phương).
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1: HS thực hiện theo cặp:
 - Cho HS xem tranh và nói cho bạn nghe đồ vật nào có dạng khối hộp chữ nhật, đồ vật nào có dạng khối lập phương. Chắng hạn: Tủ lạnh có dạng khối hộp chữ nhật, con súc sắc có dạng khối lập phương.
Bài 2: a) Cho HS tự đếm số khối hộp chữ nhật, khối lập phương ở mỗi hình vẽ. 
b) Cho HS suy nghĩ, sử dụng các khối hộp chữ nhật, khối lập phương để ghép thành các hình như gợi ý hoặc các hình theo ý thích. Mời bạn xem hình mới ghép được và nói cho bạn nghe ý tưởng ghép hình của mình.
 - GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn.
D. Hoạt động vận dụng
Bài 3: Thực hiện theo cặp hoặc theo nhóm: Kể tên các đồ vật có dạng khối hộp chữ nhật, khối lập phương trong thực tế.
4. Củng cố, dặn dò:
 - Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?
 - Về nhà, em hãy quan sát xem những đồ vật nào có dạng khối hộp chữ nhật, những đồ vật nào có dạng khối lập phương để hôm sau chia sẻ với các bạn.
 - Nhận xét tiết học.
- HS hát
- HS làm các bài tập vào bảng con:
 5 + 4 = 4 + 5 = 4 + 4 =
 7 + 2 = 2 + 8 = 1 + 9 =
 0 + 7 = 8 + 0 = 10 + 0 =
- HS lấy ra một nhóm các đồ vật có hình dạng và màu sắc khác nhau.
- HS lấy ra một số khối hộp chữ nhật với màu sác và kích thước khác, nói: “Khối hộp chữ nhật”.
- HS cầm hộp sữa có dạng khối hộp chữ nhật nói: “ Hộp sữa có dạng khối hộp chữ nhật
- HS thực hiện thao tác tương với khối lập phương.
- HS có thể kể thêm các đồ vật xung quanh lớp học có dạng khối hộp chữ nhật, khối lập phương.
- HS thực hiện đếm số khối hộp chữ nhật, khối lập phương ở mỗi hình vẽ.
Chia sẻ kết quả. Chắng hạn: Chiếc bàn gồm 5 khối hộp chữ nhật; Con ngựa gồm 10 khối lập phương và 4 khối hộp chữ nhật.
- HS thực hiện
- Chia sẻ trước lớp.
- HS trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe
Môn: Ôn luyện (T Việt)
Tiết 4 – Tiết CT 49
 (Ôn lại nội dung bài tiết 114, 115)
Ngày dạy: Chiều Thứ tư, ngày 11/11/2020
Môn: Hoạt động trải nghiệm
Tiết 1 – Tiết CT 29
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ:
LỚP HỌC SẠCH, ĐẸP
I. MỤC TIÊU: 	
 Sau hoạt động, HS có khả năng: 
 - Thực hiện được một số công việc vệ sinh lớp học để giữ gìn lớp học sạch, đẹp như: quét dọn, sắp xếp bàn ghế, đồ dùng học tập. 
 - Có ý thức và trách nhiệm trong việc giữ gìn lớp học gọn gàng, sạch, đẹp. 
II. CHUẨN BỊ:
 - Sơ đồ lớp học, bút sáp màu.
 - Dụng cụ quét dọn: giẻ lau, chổi, hót rác, thùng rác. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (3 phút)
 + Ổn định:
 + Giới thiệu bài:
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)
Hoạt động 1: Thực hành vệ sinh lớp học.
 * Cách tiến hành:
 - GV tổ chức cho HS thảo luận, phân công việc giữ gìn vệ sinh lớp học theo gợi ý:
+ Nhóm quét phòng học. 
+ Nhóm lau bảng, cửa kính, vệ sinh tường. 
+ Nhóm lau bàn ghế
+ Nhóm kê xếp, vệ sinh khu để giày dép, mũ nón. 
 - GV tổ chức cho các nhóm tiến hành lao động theo sự phân công.
 - GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
 - GV tổ chức cho HS tự đánh giá việc giữ gìn vệ sinh lớp học của cá nhân và cả lớp.
 *GV kết luận.
 - Vệ sinh lớp học gọn gàng, sạch sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động dạy và học của cả thầy và trò.
 - Mỗi thành viên trong lớp đều có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh lớp học sạch, đẹp.
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng.
Hoạt động 2: Sắp xếp bàn ghế và đồ dùng học tập.
 * Cách tiến hành :
 - GV tổ chức cho mỗi HS tự kê xếp bàn ghế, sắp xếp đồ dùng học tập cá nhân gọn gàng, ngăn nắp. 
 - Cho HS quan sát, hỗ trợ và đánh giá việc sắp xếp của các bạn trong nhóm, trong lớp về việc sắp xếp đồ dù

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_sach_canh_dieu_tuan_10_n.doc